22-8-1972

Cô Gái Mỹ Bảo Vệ Việt Nam

Nhân Chuyến Thăm Chính Thức Việt Nam Của Tổng Thống Mỹ Obama

Hoàng Hữu Phước, MIB

25-5-2016

Bản dịch tiếng Việt của Hoàng Hữu Phước về lời phát biểu tiếng Anh trên Đài Phát Thanh Hà Nội ngày 22-8-1972:

*********

Tôi là Jane Fonda.

Trong chuyến thăm hai tuần của tôi đến nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tôi đã có cơ hội đến thăm rất nhiều nơi và trò chuyện với rất nhiều người từ tất cả các tầng lớp xã hội: công nhân, nông dân, sinh viên, nghệ sĩ và vũ công, nhà sử học, nhà báo, nữ diễn viên điện ảnh, chiến sĩ, nữ dân quân, thành viên của hội phụ nữ, nhà văn.

Tôi đến thăm Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Tầm Xuân, nơi nuôi tằm và kéo tơ. Tôi đã đến thăm một nhà máy dệt, một nhà trẻ ở Hà Nội. Ngôi Văn Miếu tuyệt đẹp là nơi tôi xem những điệu múa truyền thống và nghe các bài hát kháng chiến. Tôi cũng xem một vỡ ba lê không thể nào quên về các du kích quân huấn luyện ong ở Miền Nam tấn công quân địch. Những con ong do các nữ vũ công thể hiện và họ đã múa hay.

Trong bóng râm của Văn Miếu, tôi thấy diễn viên nam và nữ của Việt tập dượt màn thứ nhì của vỡ thoại kịch Các Con Trai Của Tôi của  Arthur Miller, làm tôi rất cảm động – trước sự thực rằng nơi đây các nghệ sĩ đang dịch thuật và diễn các vỡ kịch của Mỹ trong lúc đất nước của họ đang bị các nhà đế quốc Mỹ dội bom.

Tôi yêu mến ký ức về những cô gái dân quân mặt đỏ hây hây trên nóc nhà máy của họ, động viên các chị em của mình khi cất tiếng ngợi ca bầu trời trong xanh của Việt Nam – những phụ nữ dịu dàng và thơ mộng, có giọng hát cũng  rất đẹp, nhưng khi máy bay Mỹ dội bom lên thành phố các cô trở thành những chiến binh tinh nhuệ biết bao.

Tôi trân trọng cách mà một nông dân sơ tán khỏi Hà Nội đã không do dự nhường cho tôi,  một người Mỹ, chỗ trú bom cá nhân tốt nhất  trong khi bom Mỹ rơi sát đó. Thật ra thì đứa con gái của ông đã cùng tôi núp chung trong hầm trú bom ấy đã ôm lấy nhau và áp gò má vào nhau. Đó là trên đường tôi trở về từ Nam Định, nơi tôi đã chứng kiến sự tàn phá có hệ thống các mục tiêu dân sự như bệnh viện, chùa chiền, nhà máy, nhà dân, và các hệ thống đê điều.

Khi tôi rời Hoa Kỳ cách nay hai tuần, Nixon đã một lần nữa nói với người dân Mỹ rằng ông đang hạ nhiệt chiến tranh, nhưng trong các đường phố đổ nát của Nam Định, lời nói của ông ngân vang những nham hiểm của kẻ sát nhân thực sự. Và cũng giống như cô bé Việt Nam tôi đang ôm đã bấu chặt vào tôi – và tôi đã áp sát gò má của mình vào gò má của cô bé ấy – tôi nghĩ đây có lẽ là một cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam, song bi kịch lại là của Mỹ.

Một điều mà tôi đã học được vượt qua cái bóng của sự nghi ngờ kể từ khi tôi đã ở đất nước này là Nixon sẽ không bao giờ có thể phá vỡ tinh thần của những người dân nước này; ông sẽ không bao giờ có thể biến Việt Nam, cả miền Bắc và miền Nam, thành tân thuộc địa của Hoa Kỳ bằng cách ném bom, bằng cách xâm lược, bằng cách tấn công bằng bất kỳ cách nào. Người ta chỉ có đi vào các vùng nông thôn và lắng nghe những người nông dân mô tả cuộc sống họ đã có trước cách mạng để hiểu tại sao mỗi quả bom ném xuống càng củng cố quyết tâm chống lại của họ. Tôi đã nói chuyện với nhiều nông dân và họ đã nói về những ngày khi cha mẹ của họ đã phải bán thân để làm gia nhân cho giới chủ, trong khi có rất ít trường học và có rất nhiều người mù chữ, thiếu thốn về chăm sóc y tế, một khi họ không làm chủ cuộc sống của mình.

Nhưng giờ đây, mặc cho bom rơi, mặc cho tội ác xảy ra qua quyết tâm của Richard Nixon chống lại họ, những người dân này sở hữu đất đai của mình, xây dựng trường học của mình, trẻ em học hành, nạn mù chữ đang bị xóa sổ,  không có tệ nạn mại dâm như đã có dưới thời  thuộc địa của Pháp. Nói cách khác, người dân đã nắm lấy sức mạnh, và đang làm chủ cuộc sống của mình.

Và sau 4000 năm đấu tranh chống lại thiên nhiên và ngoại xâm – và trong 25 năm cuối cùng, trước cách mạng, chống chủ nghĩa thực dân Pháp – tôi không cho rằng nhân dân Việt Nam lại nhượng bộ bằng bất kỳ cách nào, thể thức hay hình thức, đối với nền độc lập tự do của đất nước họ, và tôi cho rằng Richard Nixon nên làm tốt hơn qua việc đọc lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thơ ca của họ, nhất là thơ ca sáng tác bởi Hồ Chí Minh.

*********

Nội dung trên được dịch từ nguyên văn bản báo cáo tiếng Anh gởi Ủy Ban An Ninh Nội Địa của Quốc Hội Hoa Kỳ, liên quan đến “tội” Đến Các Vùng Thù Địch, mang ký hiệu HR16742 từ ngày 19-25/9/1972, trang 761.

Jane Fonda khi trở về Mỹ đã bị lên án là kẻ phản quốc, bị đặt “nickname” là Hanoi Jane, bị bêu rếu mỉa mai bằng cách quen thuộc mang tính toàn cầu của “đâu là bộ mặt thật”, bị báo chí đưa ảnh cô chụp chung với các bộ đội phòng không bên cạnh khẩu cao xạ từng bắn rơi các chiến đấu cơ Hoa Kỳ khiến dư luận đặc biệt là thân nhân các quân nhân Mỹ tử trận tại Việt Nam phẫn nộ công kích cô, v.v.

Khi báo chí Mỹ viết rằng các tù binh chiến tranh Mỹ bị giam tại “Hanoi Hilton” tức Hỏa Lò phải chịu đựng sự tra tấn dã man như theo lời kể của phi công Roger Ingvalson, cô Jane Fonda đã gọi những tù binh chiến tranh được trao trả về Mỹ ấy là “những kẻ đạo đức giả và dối trá” (hypocrites and liars) rồi nói thêm rằng các vị ấy không phải là những người đã bị tra tấn, không phải bị bỏ đói, không phải bị tẩy não. 16 năm sau, dưới sức ép ghê gớm của Tổng thống Ronald Reagan, Jane Fonda đã phải lên tiếng xin lỗi các cựu tù binh chiến tranh và gia đình của họ về những nỗi đau mà cô đã gây nên nơi họ.

Khi trả lời phỏng vấn của Tạp chí Wall Street năm 1995, kẻ đào tẩu Bùi Tín còn mắng Jane Fonda và John Kerry là những con rối của Xô-viết.

Qua Thế Kỷ XXI, với sự thật lịch sử, chứng minh của chân lý, đà tiến của công nghệ và tiến trình dân chủ tự do của Hoa Kỳ, Jane Fonda đã trả lời phỏng vấn năm 2005 của đài CBS rằng cô không hối tiếc gì về việc cô đã thăm Bắc Việt năm 1972, khẳng định đó chẳng là việc mà tôi phải xin lổi cả (“It’s not something that I will apologize for”).

Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 5 năm 2016 đã nhắc đến lịch sử Việt Nam và thơ ca Việt Nam trong phát biểu của Ông.

Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 5 năm 2016 có sự tháp tùng của Ngoại Trưởng John Kerry.

Trong cơ chế quyền lực cao nhất của Hoa Kỳ, Ông Obama ở vị trí số một và Ông Kerry ở vị trí số hai.

Sự nhắc đến lịch sử Việt Nam và thơ ca Việt Nam của Ông Obama và những bước sải chân của Ông Kerry trên đường phố Thành phố Hồ Chí Minh khiến tất cả những người Việt Nam thực sự yêu nước nhớ đến lời nhắn nhủ của Jane Fonda.

Và lời mắng chửi của Bùi Tín đối với Jane Fonda người đoan chính và can đảm nhất của nước Mỹ dám đến Bắc Việt thời chiến tranh dưới mưa bom của Mỹ và John Kerry người quyền lực thứ nhì của Hoa Kỳ đã từng là tù binh chiến tranh ở Hỏa Lò đến Việt Nam thời hậu chiến vì sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam và gỡ bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, đã cho thấy Bùi Tín cùng những con tương cận luôn có những phát ngôn có giá trị như thế nào, nghĩa là chuyên bôi nhọ những con người vĩ đại và luôn ngợi ca thứ phản nghĩa của con người vĩ đại.

Screen Shot 05-25-16 at 01.53 PMScreen Shot 05-25-16 at 01.54 PMScreen Shot 05-25-16 at 01.58 PM

Jane Fonda đã chiến thắng. Vietnam. Victory.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Both comments and trackbacks are currently closed.