Monthly Archives: May 2016

Học Sinh Và Vấn Đề Giỏi Môn Việt Sử

(Bài viết đã đăng trên Emotino tháng 11-2011)

Hoàng Hữu Phước, MIB

31-5-2016

Trong tiếng Việt, từ “vấn đề” có khi được dùng khi có “vấn đề”, nhất là khi đó là vấn đề tiêu cực. Việc học môn Lịch Sử là việc học bình thường như mọi môn học khác; song, khi nói “vấn đề học Sử” mà không dùng “việc học Sử” thì ắt đã có nội hàm tiêu cực. Vậy “việc” học Sử đã gặp phải “vấn đề” gì và do đâu, là nội dung phân tích từ những trải nghiệm thực tế, thực tình, thực tâm, thực sự sau. Nhưng trước khi vào nội dung chính, nhất thiết cần làm rõ ý nghĩa ở đây là danh từ của Sài Gòn trước 1975 đã đúng hơn và chính xác hơn khi gọi là Việt Sử (từ lớp 6 đến lớp 11) và Thế Giới Sử (lớp 11 và 12), trong khi cứ gọi như hiện nay là Sử thì rốt cuôc chẳng ai biết cái “nhà sử học” XYZ nào đó ở Việt Nam là chuyên gia về Sử gì, chưa kể có rất nhiều thứ Sử ở thế giới tư bản siêu cường hiện đại nên có rất nhiều danh xưng chuyên gia cao cấp chuyên ngành hàn lâm chẳng hạn như Sử Gia Hàng Không, Sử Gia Hàng Hải, Sử Gia Vũ Khí, Sử Gia Thời Phục Hưng, Sử Gia Hội Họa, Sử Gia Thế Chiến II, Sử Gia Chiến Tranh Việt Nam, v.v., như đã nêu trong các bài viết khác trong bảng tham khảo dưới bài viết này.

Người Dạy Việt Sử

Trước tiên, sử gia, giáo sư Việt Sử, hay giáo viên Việt Sử, là những vị có những tài năng kiệt xuất như bác cổ thông kim (uyên bác tinh túy xưa, tinh thông tinh hoa mới, từ đó hiểu biết sâu rộng về những gì cần thiết cấp bách cho việc chấn hưng đạo lý và văn hóa dân tộc, phát triển thật cao ngành Việt Sử học của nước nhà, giải mã làm sáng tỏ các vấn nạn lịch sử, và đề đạt các gợi ý xây dựng đất nước cho nhưng nhà quản trị chuyên môn), tinh tường ngoại ngữ (và cổ ngữ như Tiếng Nôm, tiếng Phạn,v.v., để nghiên cứu tài liệu nước ngoài về Việt Sử và Thế Giới Sử, cũng như để giao lưu với các học giả hàn lâm nước ngoài về Việt Sử), biết lo trước cái lo của người dân (từ nhận thức sâu sắc về vô vàn bài học lịch sử của quốc gia và thế giới mà nghiệm ra đâu là điều tối cần thiết có giá trị sống còn đối với sự an nguy của tổ quốc và đời sống ấm no hạnh phúc của nhân dân để có các kiến giải qua các công trình nghiên cứu hàn lâm), cùng phong cách sống triết nhân (do đã thấm nhuần biến vi xoay vần thời cuộc của các triều đại lịch sử nhân loại trong Thế Giới Sử, và hiểu biết thấu đáo lẽ huyền vi của tạo vật, của trung hiếu tiết nghĩa, v.v.).

Cá nhân một “thầy” dạy Việt Sử dù không tài năng, kém nhân cách, cũng không làm phương hại đến việc học của học sinh, khi cá nhân đó lạc lõng trong cộng đồng các sử gia chân chính và các “thầy” dạy Việt Sử đúng nghĩa. “Thầy” Lê Trọng Phỏng, giáo sư Việt Sử trường trung học Pétrus Trương Vĩnh K‎ý lừng danh của Sài Gòn, khi dạy môn Thế Giới Sử ở trường tư thục Tân Việt hay đem theo cái tẩu hút thuốc làm từ lõi ngô (cùi bắp) Mỹ, khoe với lớp đã mua khi du học tại Hoa Kỳ, nói rằng nó cứng hơn đá, là một trong vô số thứ quà lưu niệm tuyệt diệu nhất trên đời chỉ có ở Hoa Kỳ mà bất kỳ ai đến Mỹ không thể không mua, và vừa gỏ chiếc tẩu ấy lên bàn vừa lên giọng bài xích Liên Xô, kể chuyện tiếu lâm rằng Stalin do hối hận vì đã rút súng lục của Mỹ bắn chết vợ do bà này lắm mồm điêu ngoa, nên đặt làm tấm bia ghi dòng chữ “anh rất tiếc thương hiền phụ” để rồi sau đó một tuần cặp bồ với một phụ nữ khác, rồi bảo Hồng Quân khắc lên bia mộ thêm vài chữ “đến độ không thể sống một mình”. “Thầy” Lê Trọng Phỏng không làm hỏng học trò vì chưa bao giờ có vấn nạn đa số thí sinh thi tú tài hay đại học thời Việt Nam Cộng Hòa có điểm zero môn Sử, vì học sinh nhìn thấy trước mắt họ không phải thầy giáo Việt Sử Lê Trọng Phỏng, mà là một kẻ mất tư cách do “tài năng” và “phong cách” đối nghịch với toàn bộ các thầy dạy Việt Sử họ đã học suốt 12 năm từ tiểu học đến tú tài II. Thái độ của học trò lớp ấy là vào giờ ra chơi đã tụ năm tụ ba gọi “Thầy” ấy là “thằng cha ba xạo”.

Nếu những “tài năng” và “phong cách” là điều mà nếu tất cả các sử gia, các “nhà sử học”, và các giáo viên Việt Sử đều có, ắt đã không khiến “việc” học Việt Sử biến thành “vấn đề” vì bản thân các sử gia, các “nhà sử học”, và các giáo viên Việt Sử là hiện thân của tài năng và phong cách triết nhân, đầy hấp dẫn cuốn hút sự thán phục, kính trọng, được học sinh noi theo, biến học sinh chưa giỏi trở thành giỏi, và học sinh giỏi trở thành giỏi hơn về môn Việt Sử. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp chính là thí dụ lý tưởng, điển hình, đúng nghĩa của một giáo viên dạy môn Sử Ký tức Việt Sử.

Sách Việt Sử

Điểm tiếp theo là về tài liệu dạy Việt Sử. Người viết bài này và bao người cùng trang lứa đã biết yêu nước Việt Nam ngay từ bậc tiểu học nhờ được học môn Sử K‎ý từ sách giáo khoa được in công phu trên giấy thượng hạng, có hình vẽ màu chân thực, nghiêm túc, thật đẹp, với lời văn trau chuốt, với bìa giấy dày mặt phủ giả da và có giòng chữ tiếng Việt ở bìa sau “Sách do Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa biên soạn, được in theo chương trình viện trợ của Cơ Quan USAID Hoa Kỳ”. Mỗi bài trong quyển sách – thí dụ lớp 3 chẳng hạn – dài 3 trang, với trang đầu tiên là tựa bài và hình vẽ màu tuyệt đẹp, còn phần nội dung Việt Sử thì mỗi bài bắt đầu từ ngay dưới của hình vẽ với font chữ lớn cỡ 16, kéo dài hết trang tiếp theo và kết thúc ở trang thứ ba, đặc biệt là cuối bài bao giờ cũng là hai câu thơ trích từ văn học Việt Nam của chính bậc danh nhân của thời đại lịch sử của bài Việt Sử ấy, chẳng hạn bài Việt Sử về Đặng Dung, vị tướng Nhà Trần đã quên mối thù nhà để theo phò vị vua đã nghe lời xu nịnh xử trảm cha mình (tức trung thần Đặng Tất), hết lòng chống giặc ngoại xâm đền nợ nước, giữ yên bờ cõi Việt, đã cùng Trần Quý Khoách, Nguyễn Cảnh Dị và Nguyễn Súy tuẫn tiết khi cuộc tập kích Trương Phụ bất thành bị Tướng Minh này bắt sống giải về Yên Kinh, và tôi vẫn còn nhớ thuộc lòng hai câu thơ dùng làm đoạn kết của bài Sử ấy:

          Thù trả chưa xong, đầu đã bạc

          Dưới trăng bao độ tuốt gươm mài

để rồi sau vài chục năm kiếm tìm do các bài Sử ấy đã không ghi xuất xứ đoạn thơ trích dẫn, tôi mới nhờ internet của ngày nay mà biết được hai câu thơ đó từ nguyên tác nào của Đặng Dung, và đã cố gắng diễn dịch thêm cho đầy đủ thành một bài thơ Đường Luật của riêng mình (nhưng có dùng hai câu thơ trên đã thuộc lòng hơn nửa thế kỷ qua) như sau:

Wordpress Học Sinh Việt Nam Và Vấn Đề Giỏi Môn Su (1)Wordpress Học Sinh Việt Nam Và Vấn Đề Giỏi Môn Su (2)Wordpress Học Sinh Việt Nam Và Vấn Đề Giỏi Môn Su (4)Wordpress Học Sinh Việt Nam Và Vấn Đề Giỏi Môn Su (3)

 

Những bài khác như về Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lảo, Võ Tánh, Phan Đình Phùng, v.v., cũng được soạn theo cùng chuẫn mực ấy, tức là với sự công phu, sự hiểu biết của những nhà chuyên nghiệp, và tấm lòng của những người yêu công việc, yêu Việt Sử, yêu nước, từ người viết, người vẽ, người sắp chữ, đến người lựa chọn loại nguyên vật liệu in ấn và người cắt xén đóng bìa thành phẩm. Từng quyển sách Việt Sử như thế cho học sinh tiểu học đã hình thành không những trí nhớ thật lâu, niềm tự hào dân tộc thật cao, và cung cách Việt thật vững, đến độ nội dung bài Việt Sử rất khó phai mờ trong tâm khảm học trò, còn niềm tự hào dân tộc thì cao vời vợi đến độ biết bao học sinh trở nên bài ngoại tức chống lại cả cái quốc gia Mỹ đã bỏ tiền tài trợ in nên các quyển sách Việt Sử tuyệt đẹp ấy, vì lòng mong muốn nước Việt Nam phải vinh danh hùng mạnh như tâm huyết của các bậc hùng anh của tất cả các triều đại, không muốn nước nhà nằm dưới ách đô hộ hay cai trị của ngoại bang. Nói vậy để nhìn lại xem các quyển sách Việt Sử cho bậc tiểu học của ta bấy lâu nay đã được soạn như thế nào, có công phu trau chuốt không, và có truyền tải được cái hào khí oai hùng cực cao của dân tộc xuyên suốt liên tục từ thời lập quốc hay không, nhất là có sự điểm tô bằng thơ ca đặc biệt từ các tác phẩm lừng danh của các danh nhân lịch sử của đúng từng thời kỳ đang nói đến chưa.

Riêng đối với nội dung Việt Sử còn nhất thiết phải tính đến một sự thật khác là đã có theo trình tự phân bổ trước trước sau sau chưa. Nhiều sinh viên của tôi nhiều năm trước nói rằng phần Việt Sử liên quan đến cách mạng Việt Nam gọi là Lịch Sử Đảng đã học rất nhiều ở Trung Học, trở thành nội dung chính để thi Tú Tài, vậy mà lên Đại Học lại học y như vậy dưới tên môn khác, biến nội dung này thành nhàm chán ở đại học, gây tác động tiêu cực đến nhận thức của những công dân sắp ra “phục vụ” đất nước. Ngoài ra, trong thời gian dài từ sau ngày giải phóng phần Việt Sử của Việt Nam Cộng Hòa thời kỳ chiến tranh chưa được nghiên cứu, thu thập, đối chứng, biên dịch tham khảo, biên soạn để đưa vào chương trình học Việt Sử, khiến khoảng trống này dễ bị lấp đầy bởi các thông tin sai lệch từ các nguồn không chính thống mà học sinh có thể đọc thấy nhan nhản trên internet.

Phim Tài Liệu Lịch Sử

Vài năm trở lại đây, tivi có những “công trình” phim tài liệu kể truyện lịch sử, với những hình vẽ, những hoạt họa, những âm thanh như đang có xung trận với tiếng vó ngựa, gươm đao, và lời thuyết minh cùng bảng hiện chữ. Ai sẽ là khán giả xem các chương trình đó? Và người xem có thích thú xem? Mà nếu có chịu xem thì có nhớ nội dung “công trình” ấy? Trên đài Discovery có chiếu những phim tài liệu lịch sử do chính Discovery thực hiện, thí dụ phim về Cổ La Mã, Cổ Hy Lạp, về thời hoàng đế này, bà hoàng nọ của Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, v.v. Trong mỗi phim như vậy, họ có thuê diễn viên đóng vai các nhân vật lịch sử (không có lời thoại của các nhân vật vì không phải phim truyện), vận trang phục cổ đại mà các nhà nghiên cứu của họ đã dày công tìm tòi, phục dựng, và nếu về những trận đánh kinh hồn thì tất nhiên họ sử dụng kỹ thuật vi tính tân kỳ để tái lập các trận thủy chiến hay tượng chiến, v.v., y như thật, khiến không những khán giả say mê theo dõi mà người dân của từng quốc gia có lịch sử được Discovery dựng phim tài liệu cũng tự hào với thế giới. Việt Nam ta chỉ có một con đường duy nhất để làm phim tài liệu về Việt Sử: đó là tìm đến Discovery. Không có họ, ta chẳng bao giờ có phim tài liệu về trận thủy chiến kinh thiên động địa Bạch Đằng Giang, trận Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa, Khởi Nghĩa Bà Triệu, Bà Trưng, Hội Nghị Diên Hồng, Phù Đổng Thiên Vương, v.v., hay những thành trì được phục dựng sống động, chính xác, y như thật, v.v., để người Việt và phần còn lại của nhân loại xem, học, nhớ, ngưỡng mộ. Phim tài liệu lịch sử không bao giờ là việc Việt Nam có thể tự thực hiện. Phim tài liệu lịch sử đừng bao giờ là phim hoạt hình.

Kết Luận

Nói tóm lại, vấn đề học sinh Việt Nam có học giỏi môn Việt Sử hay không sẽ tùy vào các yếu tố sau:

1- Giáo viên Việt Sử phải có trình độ tri thức rất cao (vì Sử không chỉ là những sự kiện, những con số ngày-tháng-năm, mà bao trùm cả các biến vi về văn hóa, phong tục, tôn giáo, xung đột, giao thoa, hòa nhập, tan tách, chủng tộc, triết học, triết lý sống, v.v., của nước nhà, của lân bang, và của thế giới), văn hóa rất cao (do nắm vững và hiểu biết hết các biến vi ấy), được học sinh yêu quý và kính phục vì thầy cô thực sự không ngừng có các công trình nghiên cứu Việt Sử có giá trị chuyên ngành, vinh danh Việt Sử chứ không phải uể oải dạy, tích cực nhấn chìm Việt Sử xuống dưới lớp bụi dày của lãng quên và hư mất.

2- Sách giáo khoa Việt Sử phải chuyên nghiệp cao: được biên soạn công phu, tư liệu chính xác, trình bày tuyệt hảo cả về lối hành văn, bố cục và hình vẽ (hay ảnh chụp) minh họa mỹ thuật cao. Đặc biệt chương trình Sử phải trải dài 7 năm trung học theo các bước cơ bản gồm từ Việt Sử (lớp 6 đến lớp 10) tiến đến Thế Giới Sử (lớp 11 và lớp 12), với các lưu ý rằng:

– Việt Sử phải dạy từ đầu đến cận đại tức đến cuối triều đại nhà Nguyễn.

– Do đặc thù Việt Nam, tất nhiên có thêm phần Lịch Sử Đảng cho lớp 11 và lớp 12. Lịch Sử Đảng không nằm trong Việt Sử, vì các lý do như (a) theo hàn lâm, một sự việc chỉ được ghi vào lịch sử sau một thời gian nhiều chục năm qua một quy trình thu thập tư liệu toàn thế giới, nghiên cứu, tổng hợp, biên dịch, phân tích, tranh biện, nên cách tốt nhất và duy nhất đúng là gọi giai đoạn của chiến tranh giải phóng thống nhất đất nước là Lịch Sử Đảng như từ trước đến nay; và (b) nếu giai đoạn ấy được chính thức ghi vào Việt Sử thì bắt buộc phải ghi luôn phần lịch sử Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ khi phần về Việt Nam Cộng Hòa được thu thập tư liệu toàn thế giới, nghiên cứu, tổng hợp, biên dịch, phân tích, tranh biện xong, thì mới cùng với Lịch Sử Đảng được chính thức ghi vào Việt Sử, những cũng chỉ đến năm 1975, vì khoảng thời gian từ 1975 đến nay chưa được ghi vào Lịch Sử do chưa đủ thời gian theo yêu cầu hàn lâm và chưa qua quy trình nghiêm ngặt như đã nêu trên. Hoặc tốt nhất là việc tích hợp ấy của Lịch Sử Đảng và Lịch Sử Việt Nam Cộng Hòa vào Việt Sử là dành cho các lớp Khoa Sử ở đại học, thay vì ở cấp trung học. Nếu Việt Sử ở trung học viết đến 1975, và nếu cả Lịch Sử Đảng và Lịch Sử Việt Nam Cộng Hòa đều được đưa vào sử sách, thì sẽ không còn môn Lịch Sử Đảng trừ phi đó là môn nghiên cứu chuyên sâu ở đại học cho các học vị thạc sĩ Việt Sử và tiến sĩ Việt Sử.

– Phần thế giới sử cho lớp 11 và 12 nêu khái quát từ thời các đế quốc cổ đại, khái quát về Đệ Nhất Thế Chiến, tập trung vào Đệ Nhị Thế Chiến do sau đó thế giới hiện tại được định hình. Còn Thế Giới Sử cho thời gian từ cuối Đệ Nhị Thế Chiến cho đến khi kết thức chiến tranh Việt Nam – nếu như Việt Nam đã có thu thập tư liệu toàn thế giới, nghiên cứu, tổng hợp, biên dịch, phân tích, tranh biện – thì cũng chỉ nên đưa vào môn Thế Giới Sử ở Đại Học.

3- Phim tài liệu lịch sử Việt Nam phải đạt yêu cầu hấp dẫn không những học sinh và phụ huynh học sinh, mà còn phải là công cụ truyền bá lịch sử Việt Nam ra nước ngoài, nghĩa là phải do các hãng phim lớn về làm phim tài liệu lịch sử của nước ngoài như Discovery thực hiện bằng tiếng Anh, có ghi phụ đề tiếng Việt, chứ không phải ngược lại.

Tổng hợp các ý tóm tắt trên: môn Việt Sử là môn học cực kỳ quan trọng. Không xem trọng môn Việt Sử, không có lực lượng giáo viên Việt Sử tài hoa ở trung học, không có các “nhà sử học” miệt mài cống hiến duy chỉ cho nghiên cứu Việt Sử, không dành ngân sách thật cao để có thể đáp ứng các nhu cầu thật cao đối với tài liệu và quảng bá lịch sử Việt ra thế giới, thì xem như đã chấp nhận việc học môn Việt Sử nơi học sinh sẽ luôn có “vấn đề”.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Kính mời tham khảo thêm:

Thế Nào Là Sử Gia

900 Năm Hùng Khí Thần Uy 30/12/1075-30/4/1975

Hồ Chí Minh – Cách Mạng Tháng Tám – Giải Phóng Miền Nam

Hội Chứng “Đổi Mới Tư Duy”

Cựu Nhà Giáo Hoàng Hữu Phước Viết Bức Tâm Thư Gởi Nhà Giáo Hiện Tại Và Tương Lai

Lời Khuyên Dành Cho Học Sinh

Lời Khuyên Dành Cho Du Học Sinh Việt Nam

Học Sinh Việt Nam Và Vấn Đề Giỏi Môn Việt Văn

Học Sinh Việt Nam Và Vấn Đề Giỏi Môn Anh Văn

Học Sinh Và Vấn Đề Giỏi Môn Việt Văn

Bài Viết Sẻ Chia Cùng Giáo Viên Môn Văn Học

Hoàng Hữu Phước, MIB

30-5-2016

Nhân “lời khuyên” dành cho cô giáo môn Văn có bằng cấp thạc sĩ, tôi xin đăng lại bài viết sau đã post trên Emotino năm 2011. Kính mời bạn đọc tham khảo.

Học Sinh Và Vấn Đề Giỏi Môn Văn

Hoàng Hữu Phước, MIB

11-11-11

hoawcjNhân có bạn hỏi tôi về bài thơ tếu về Trung Quốc đăng trong bài viết “Trung Quốc: Trả Lời Hai Câu Hỏi Nhạy Cảm Của Độc Giả Emotino” post trên Emotino tháng 10 vừa qua, vì sao thỉnh thoảng thấy tôi chêm thơ tôi viết kiểu Đường của Tàu mà không là lục bát của Việt (tôi đáp vì tôi không “cảm nhận” được cái hay của lục bát và vì tôi thích Đường luật ở chỗ nó buộc ta phải chỉ trong ngần ấy câu với 8 dòng mỗi dòng 7 chữ phải nói kỳ hết những điều muốn nói – tức là “cô đọng hình thức và súc tích nội dung), tôi chợt nhớ đến một chủ đề đã lâu chưa có thời gian để viết: đó là vấn đề giỏi môn Việt Văn của học sinh. Cần nói rõ là sau ngày giải phóng, cách bỏ những từ của Sài Gòn như Việt Văn (đổi thành Văn), bỏ các phân loại Cổ Văn và Kim Văn, nhưng chêm vào mấy cách dùng từ chế biến kỳ lạ như “thể loại văn bản” thay thế “văn xuôi”, lấy mấy bài báo làm đoạn văn đọc thêm trong các sách giáo khoa Văn trong khi bản thân các vài báo vừa không là thể loại văn xuôi của văn học vừa không đạt yêu cầu sau thời gian vài chục năm để có giá trị văn học vừa là một thể loại riêng cho cấp đại học, v.v., là những việc làm hoàn toàn sai của ngành giáo dục. Vì vậy, tôi trong bài này vẫn ghi rõ ràng rành mạch là Việt Văn để phân biệt với môn Anh Văn hoặc Pháp Văn hay Hoa Văn, v.v.,  (đang được gọi bình dân hóa là môn Tiếng Anh, vì người ta lẽ ra nên tiếp tục dùng các nhóm từ như: nói tiếng Anh, viết tiếng Anh, học Anh Văn).

Trước hết, như đã nói ở nhiều bài viết rằng tôi có thói quen trữ lưu những bút tích của Thầy Cô và người thân (tức người trong gia đình và …người yêu), do ảnh hưởng của Ba Má tôi, nhất là Má tôi luôn qu‎ý trọng các tờ giấy có chữ Tàu vì cho rằng đó là chữ thánh hiền, không tôn trọng chữ thì làm sao tạo lập sự nghiệp được từ chữ, nên ắt Chị Hai Hoàng Thị Ngọc Sương của tôi đang sống bên Mỹ cũng không ngờ là tôi vẫn còn giữ các báu vật của Chị (tức những “thành tích biểu”, bằng danh dự toàn niên 7 năm trung học, và bút tích của các Thầy Cô của Chị mà Chị trao lại cho tôi giữ hộ trước khi cùng chồng lên đường sang Mỹ cách nay 20 năm) nên hôm nay có thể post “người thật, việc thật, đồ thật” mẫu giấy bài tập sau của Chị, mà tôi muốn mời bạn lưu ý đến lời phê của Thầy giáo (hay Cô giáo) trước khi cho điểm 18/20 (trước 1975 ở Sài Gòn áp dụng thang điểm cao nhất là 20):

Bài làm của Hoàng Thị Ngọc Sương, Lớp 11C10

Ngày Thứ ba, 16-11-1971

Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú, Đường Luật, Luật Trắc, Vần Bằng

Nắng Hè

   Nhớ những ngày xưa buổi nắng hè

   Ra ngồi chơi ở bóng cây me

   Rung rinh lá rụng đầy sân cỏ

   Xào xạc chim bay khắp rặng tre

   Thấp thoáng bóng dừa in dưới nước

   Xa xa vịt ngỗng chạy le te

   Mây chiều vương vấn bên đồi núi

   Lẳng lặng ngồi nghe trẻ hát vè.

 

Lời bình của Thầy (hay Cô):

   Ý đượm tình quê quá dịu dàng

   Nghe hồn dân tộc đã mang mang

   Chừ muôn kiếp trước còn mơ tưởng

   Thoáng một làn hương rất ngỡ ngàng

Wordpress_Học Sinh Việt Nam Và Vấn Đề Giỏi Môn Văn

Ý nghĩa toát lên từ trang giấy ố vàng trên gồm:

1) Thầy Cô dạy Việt Văn: luôn chứng tỏ bản thân mình không những cũng là (hoặc có tài ngang bằng) các nhà văn, nhà thơ mà còn có những rung động và xúc động trước những áng văn thơ, ngay cả khi đó là sáng tác non nớt của học trò. Việc dạy về thơ, cho bài tập về nhà làm để học sinh sáng tác (chủ yếu muốn học trò phải bộc lộ cho bằng được cái “riêng” của học trò theo sự “thăng hoa” của riêng học trò, từ đó phát triển tính tự chủ, tự lập, sáng tạo trong học tập, tức là khởi điểm cho tính cách nghiên cứu sau này) theo đúng niêm luật, rồi chấm điểm với kiểu viết lời bình bằng một khổ thơ theo kiểu 7 chữ cứ như phân nửa dỡ dang của một bài Đường Luật khác, với nội dung tùy theo bài tập sáng tác của mỗi học trò đem lại người chấm những cảm xúc nào, khiến mỗi học sinh có được các tác phẩm thật hay của Thầy Cô, thêm thán phục Thầy Cô, từ đó thêm yêu môn Việt Văn và thêm giỏi Việt Văn.

2) Học trò học Việt Văn: luôn học Việt Văn như học tất cả các môn học khác, nghĩa là với sự yêu thích, bất kể mục tiêu nhắm đến của cuộc đời phía trước có là Đại học Văn Khoa hay Đại học Y Khoa, chỉ bởi vì Việt Văn là tâm hồn, Việt Văn là con người, Việt Văn là trí hóa, Việt Văn là nền tảng cho sự tiếp cận và tiếp thu mọi tri thức khác, và Việt Văn là phương tiện diễn đạt cốt lõi của các khoa học khác, kể cả các ngoại ngữ khác. Đó là đặc điểm về Việt Văn mà học trò nếu nắm bắt được ắt không thể không thành công khi ra đời đối mặt với cuộc tìm kế sinh nhai, nẽo sinh tồn, và đường sinh sống.

3) Sách giáo khoa môn Việt Văn: Thế nhưng, không phải đơn giản cứ nói học trò “nắm bắt” là cứ tự mà “nắm bắt”, muốn “nắm” gì thì nắm, muốn “bắt” gì thì bắt, vì tất cả tùy thuộc vào chương trình dạy, cách dạy, và bản thân người dạy – tức Thầy Cô giáo môn Việt Văn.

Nếu thực sự hiểu giá trị của và xem trọng chính trị, người ta đã không đem nội dung chính trị vào chương trình Việt Văn quá sớm. Tư tưởng chính trị dành cho những bộ óc trưởng thành hoặc cận trưởng thành, vì thế nên dành lồng chính trị – tức các tác phẩm sáng tác trong thời kỳ chiến tranh bởi lực lượng cách mạng Việt Nam – vào chương trình Việt Văn của các lớp 11, 12.

Ở cấp trung học cơ sở, nên để học trò chạm đến duy chỉ những áng văn thơ trác tuyệt và mang tính kế thừa trước trước sau sau, nghĩa là nếu thơ (tức văn vần) thì tiến dần dần từ những tác phẩm khuyết danh hay hữu danh của người xưa, từ khuôn phép như Nguyễn Công Trứ “phải có danh gì với núi sông”, đến tác phẩm của người không xưa, khoái hoạt, như Trần Tế Xương, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, v.v.; còn nếu là văn (tức văn xuôi) thì vẫn y như vậy, nghĩa là bắt đầu bằng những trích đoạn từ các tác phẩm từ thời Pháp Thuộc đến thời cận đại, bao gồm cả Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh, v.v. Sử dụng tài liệu học và tham khảo theo cách này để học trò bị cuốn hút bởi cái đẹp của văn phong, cái vững của tình tiết, và cái thần của diễn tả nội tâm cùng phong cảnh, dù cho đó là nền cũ lâu đài bóng Tịch Dương, hay Thằng Nỡm đang chạy tung tăng nhặt lá bàng, hay hai tai và đuôi vắt chéo lên mông màu xanh lá mạ. Và qua sự giảng dạy điêu luyện của Thầy Cô cùng sự bắt đầu các buổi trần thuyết mà tiếng Việt hiện đại gọi là thuyết trình, học trò càng thêm “tâm phục khẩu phục” với Việt Văn, thích thú Việt Văn, hình thành nhân cách con người từ Việt Văn từ rất sớm, và càng thêm yêu nước.

Nếu để học trò thấy Thầy Cô như cái máy dạy theo giáo án, nghĩa là nếu Thầy Cô có nghỉ phép và giao cho Thầy Cô khác dạy thế, thì nội dung dạy giống y nhau, thời lượng các bước lên lớp y nhau, cùng nhau không có bài văn bài thơ mẫu của Thầy Cô, và cùng nhau sử dụng bài mẫu trong sách giáo khoa giống nhau cấp độ toàn quốc, thì vẫn sẽ có những học trò giỏi Việt Văn theo điểm số có thể đi thi viết những bài văn đoạt giải này giải nọ nhưng thiếu nét riêng của sự vượt ra ngoài chiếc hộp tư duy và chưa chắc trong cuộc sống thực đã có thể viết được một lá thư cho Cha, một đơn khiếu nại giúp Mẹ, hay một đơn xin việc xuẩt sắc, và một bức thư tình đầy chất văn học, văn hóa, nhân văn, nhân bản tầm nhân loại, nói gì đến việc trở thành những nhà văn lớn ngấp nghé giải Nobel Văn Chương. Chưa kể, không phải tất cả các học sinh đều giỏi Việt Văn như nhau, cứ như đã rèn xong thủ pháp cho chính mình cho cuộc đời trước mặt bản thân sắp lao vào, cũng như cho nhân cách của từng em.

Văn là người.

Văn là nhân cách.

Văn là trình độ.

Văn là tất cả.

Vì vậy, học Việt Văn đúng cách, người ta làm việc đúng cách, nghiên cứu khoa học đúng cách, thể hiện tình yêu đúng cách dù cho đối tượng là một người hay cả một quốc gia. Cá tính mỗi người mỗi khác, tự thân bùng nổ hoặc tự thân lặng trầm, tự thân thế tục hay tự thân hướng thượng, mà mỗi người có quyền tự do thể hiện cho riêng mình; song tất cả nếu đã lớn lên từ Việt Văn đúng cách thì cách hành sử sẽ như nhau khi đối với tha nhân.

Dạy Việt Văn đúng cách sẽ làm những công dân tương lai của xã hội làm việc đúng cách, nghĩa là nếu Thầy Cô dạy Việt Văn có thực tài của một nhà thơ nhà văn, Thầy Cô dạy Toán có thực tài của một nhà toán học (qua các bài nghiên cứu thường xuyên trên các tạp chí chuyên đề), thì Dược sĩ tương lai cũng sẽ thực sự là những dược sĩ (có những công trình nghiên cứu vang dội về thuốc trị bệnh), cứ thế mà cả dân tộc tiến nhanh đúng hướng sánh vai với hào kiệt năm châu.

Vấn đề là Thầy Cô dạy Việt Văn có được phép (và đủ tầm) để dạy Việt Văn đúng cách hơn và người học trò học Việt Văn có được cho phép đễ học Việt Văn đúng cách hơn.

Hãy nhìn một bác sĩ giỏi, tận tâm, giữ trọn lời thề y học, ta có thể sẽ nhận ra dáng dấp một học trò xưa đã học Việt Văn đúng cách hơn, từ những Thầy Cô dạy Việt Văn đúng cách hơn.

Hãy nhìn một công nhân vệ sinh quét dọn rác tươm tất, lịch sự với mọi người, ta có thể hiểu đó là một học sinh xưa đã học Việt Văn đúng cách hơn từ Thầy Cô dạy Việt Văn đúng cách hơn dù cuộc đời đã không được thuận lợi dễ dàng để có thể đi trọn đường học vấn.

Hãy nhìn một người bình thường dừng xe ở vạch trắng khi đèn đỏ trời đang mưa lưu lượng xe không đông và bóng dáng cảnh sát thì không thấy, ta có thể hiểu đó là hiện thân của một học sinh ngày xưa đã học Việt Văn đúng cách hơn từ Thầy Cô dạy Việt Văn đúng cách hơn.

Hãy nhìn một học sinh cá biệt, bùng nổ, lúc trưởng thành trở nên người nghiêm túc, có lý tưởng, có trách nhiệm, có lòng yêu nước chân chính, và vì cộng đồng, tha nhân, ta có thể biết ngay đó là từ thành quả của việc học Việt Văn đúng cách hơn từ Thầy Cô dạy Việt Văn đúng cách hơn.

Hãy nhìn những doanh nhân biết trọng danh dự quốc gia, biết gìn chữ tín, và biết vì lợi ích của người dân, vươn cao thoát được sự khinh miệt của thế nhân thủ cựu, ta có thể hiểu đó là hiện thân của những học sinh ngày xưa đã học Việt Văn đúng cách hơn từ Thầy Cô dạy Việt Văn đúng cách hơn.

Cứ nhìn một quan chức tuy không cai được thuốc lá, không cai được rượu, nhưng vẫn luôn nói « Không ! »  với hối lộ, tham ô, nhũng nhiễu, quan liêu, hạch sách dân lành, ta có thể biết vị quan ấy là học sinh xưa đã được học Việt Việt Văn đúng cách hơn từ Thầy Cô dạy Việt Văn đúng cách hơn.

Khi đọc những nội dung email hay tin nhắn nghiêm túc chỉnh chu trang trọng từ những người lạ hay những người chào hàng, ta có thể biết người lạ ấy là những học sinh xưa đã được học Việt Văn đúng cách hơn từ Thầy Cô dạy Việt Văn đúng cách hơn.

Và khi đọc báo thấy tin về những chiến sĩ sống nhiều chục năm ngồi tắm nước ngọt trong thau để tái dùng nước tắm ấy cho việc khác trên nhà giàn trơ trọi giữa biển khơi để minh định chủ quyền vùng lãnh hải quốc gia, ta có thể hiểu đó là những học sinh xưa đã được học Việt Văn đúng cách hơn từ Thầy Cô dạy Việt Văn đúng cách hơn.

Học sinh đã giỏi hơn về môn Việt Văn? Vâng, kết quả điểm số cao môn Việt Văn của những năm học khiến ta có thể tạm hài lòng rằng các em sẽ không thi rớt môn Việt Văn, không gây ra sự cố bẽ bàng đớn đau vô phương cứu chữa như đối với môn Sử.

Song, ta có thể yên tâm nhiều hơn nếu nhân cách các em đã thực sự bừng sáng rõ nét nhờ Việt Văn. Mà đó là trọng trách duy nhất của những thầy giáo cô giáo môn Việt Văn đúng nghĩa thực sự tài hoa.

Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Kính mời tham khảo thêm :

Cựu Nhà Giáo Hoàng Hữu Phước Viết Bức Tâm Thư Gởi Nhà Giáo Hiện Tại Và Tương Lai

Lời Khuyên Dành Cho Học Sinh

Lời Khuyên Dành Cho Du Học Sinh Việt Nam

Tôi Và Thầy Nguyễn Quang Tô

Tôi Và Cô Trương Tuyết Anh

Tôi Và Thầy Lê Văn Diệm

Khiêm Tốn

Đại Học

Định Tính Và Định Lượng Tuổi Trẻ

Đất nước mình ngộ quá phải không anh

Để Đoạt Giải Nobel Văn Chương

Hoàng Hữu Phước, MIB

29-5-2016

Screen Shot 05-29-16 at 12.45 PM 001

A) Kẻ Bận Rộn

Tôi có thói quen hay tìm đọc những bài báo nước ngoài, những tác phẩm nước ngoài, về những đề tài tôi đã biến thành thói quen tìm tòi từ những năm đại học để có tư liệu và kiến thức phục vụ công việc một giảng viên Anh Văn, đó là về quân sự, vũ khí, thế giới sử, triết sử, tôn giáo, chính trị, môi trường sinh thái, cổ sinh vật học, và văn học nước ngoài. Những nội dung này của thói quen ấy gần đây càng trở nên vừa dễ dàng vừa ít tốn kém nhờ vào phương tiện internet và các công cụ kiếm tìm online. Song, cũng chính vì sự dễ dàng ấy mà tôi chẳng có thời gian để đọc bất kỳ những gì trái lề trái lẽ trái đạo của bất kỳ ai.

Thời gian trong ngày có hạn nên tôi lại có thêm một thói quen khác để phục vụ thói quen trên, đó là chẳng quan tâm đọc những bài viết chê bai Việt Nam bằng tiếng Việt hay tiếng Anh của người trong nước hay người ngoài nước viết, do nội dung toàn bộ các chủ đề chê bai của các bài viết ấy đều nằm gọn trong sự hiểu biết của tôi, chẳng hạn khi cựu giám đốc Sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh nhân buổi tiếp xúc cử tri của tổ đại biểu số 1 gồm ông Trương Tấn Sang, Tiến sĩ Trần Du Lịch, và tôi, tại Quận 3 cuối năm 2011 cầm micro lớn tiếng chống tôi rồi gởi cho cả ba người bức thư mà theo ông nêu rõ các lý do chính đáng cần phải có Luật Biểu Tình, thì tôi phải trung thực thú thật rằng do biết hết các kiểu lập luận tung hê ý nghĩa của Luật Biểu Tình của bất kỳ ai trên toàn thế giới, tôi đã để bức thư còn trong phong bì niêm kín ấy nơi nào mà đến nay tôi cũng chẳng rõ. Tôi chỉ biết rõ một điều là khi ông ấy tại vị, ông ấy vì giữ ghịt lấy chiếc ghế quyền lực mà chẳng mở mồm đề nghị Nhà Nước sớm cho ra Luật Biểu Tình bao giờ, cũng như chẳng hề viết dự thảo Luật Biểu Tình giúp Nhà Nước đẩy nhanh tiến độ ra Luật Biểu Tình, và ông chẳng làm gì để Thành phố Hồ Chí Minh không còn tầy huầy các vụ khiếu kiện kéo dài hàng thập kỷ của người dân.

Gần đây, các nhà giáo là học trò tôi có cho tôi biết tin cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền Thành phố Hồ Chí Minh đã gởi 8 thỉnh cầu đên bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ, tôi cũng không đọc nội dung mà học trò tôi chuyển bằng email đến, chẳng qua vì tôi có thể hiểu tất cả các thỉnh cầu có thể có cho nền giáo dục Việt Nam, nên dù rất kính trọng cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền, tôi vẫn không quan tâm dành thời gian để đọc xem 8 thỉnh cầu ấy gồm những gì.

Và trước cái gần đây ấy, tôi cũng được các học trò cho biết về vụ một giáo viên Văn ở tỉnh nào đó có bằng cấp Thạc sĩ đã đăng một bài thơ lên Facebook mang tựa đề Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh. Tôi cũng theo phong thái cố hữu là sau khi rối rít cảm ơn các em đã không ngừng báo cáo các sự việc diễn ra trong xã hội dân sự, tôi lại tiếp tục tìm đọc trau giồi kiến thức chứ chẳng xem bài thơ đó theo thể nào, gồm mấy câu, gieo vần có chuẩn không. Tôi không cần xem nội dung vì chẳng lẽ tôi lại chưa nắm hết tất tần tật những gì mà những kẻ bất tài vô dụng thường càm ràm ca cẩm về đất nước Việt Nam, về Đảng Cộng Sản Việt Nam, về Chính phủ Việt Nam, về con người Việt Nam, nhất là mới có những sự cố mới tinh xảy ra như tin tức tivi loan tải? Đối với tác giả bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh, tôi có các ý kiến sau, mà tôi biết chắc chắn rằng nếu cô giáo tác giả ấy đọc được bài viết này của tôi sẽ có cơ may tuyệt diệu trở thành văn tài đất Việt đoạt giải Nobel Văn Chương, vì đẳng cấp Thạc Sĩ tại một quốc gia hám chuộng hư danh như Việt Nam luôn máy móc mặc định Tiến Sĩ giỏi hơn Thạc Sĩ, Thạc Sĩ giỏi  hơn Cử Nhân, và ai có mấy cái bằng cấp đại học và trên đại học sẽ tự động trở thành “trí thức”, thì hơn ai hết cô giáo Văn có bằng Thạc Sĩ như tác giả Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh lẽ nào không thuộc hàng ngũ đại tài hiếm hoi của ngành giáo không những bản thân sẽ đoạt Nobel Văn Chương mà còn khiến môn Văn trở thành ngành học mũi nhọn ở Việt Nam nhiều nghìn năm văn vật này.

B) Một Ngày Trong Đời

Cuối năm học lớp Nhất (nay là lớp 5) trường Tiểu học Phan Đình Phùng ở Quận 3 Sài Gòn, tôi đoạt giải thưởng toàn niên hạng nhất, với danh dự là Trưởng Đội dự thi Đố Vui Để Học trên Đài Truyền Hình Sài Gòn (tương tự như Đường Lên Đỉnh Olympia của VTV hiện nay) đã cùng các bạn khác là Tống Kim Lan (nay ở Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Sơn Hải (nay ở Hoa Kỳ) thắng đội nữ sinh áo đầm hồng của trường Hồng Bàng, tôi thấy trong núi phần thưởng ôm về nhà có quyển truyện dịch của tác phẩm Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denisovich mà lời nói đầu cho biết tác giả là Alexander Solzhenitsyn của Nga Sô (cách Sài Gòn gọi Liên Xô) đã trốn khỏi Nga Sô và được nhận giải Nobel Văn Chương cho tác phẩm ấy. Tác phẩm dày cộm đó bắt đầu câu truyện vào sáng sớm khi các tù nhân lũ lượt ra công trường lao động khổ sai và kết thúc vào buổi chiều tà trong cùng ngày hôm ấy khi các tù nhân lê lết trong tuyết giá trở lại trại giam, cho thấy mức độ khủng khiếp của chỉ một ngày thôi đã ra sao trong suốt thời gian lao động chung thân tại địa ngọc trần gian đó.

Thế nhưng, nay với phương tiện internet, tôi biết bảy chi tiết quan trọng từ thông tin nội khối tư bản phương Tây rằng (a) sự cứng rắn tuyệt đối thời Stalin là có thật do bàn tay sắt có thật đã phát huy tác dụng tối đa có thật trong cai trị đất nước để có thể đơn thương độc mã thật sự đánh thắng Đức Quốc Xã, Phát Xít Ý, và Quân Phiệt Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến; (b) bản thân Alexander Solzhenitsyn chỉ huy một cánh quân Hồng Quân chiến đấu trên các chiến trường chính trong Đệ Nhị Thế Chiến với 2 lần được thưởng huy chương và một Huân Chương Sao Đỏ năm 1944; (c) bản thân Alexander Solzhenitsyn từng bị tù đày từ 1945 đến 1953 tại trại Karaganda ở Bắc Kazakhstan do viết lách chống đối, gọi Stalin là Lão Già Râu Kẽm; (d) sau khi mãn hạn tù đày, Alexander Solzhenitsyn dự theo kinh nghiệm bản thân viết nên tác phẩm Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denisovich để tả lại những hà khắc tại trại lao động mà bản thân ông đã kinh qua, và bản thảo này đã được lãnh đạo Cộng Sản Nga là Nikiti Khrushchev duyệt cho phép in ấn phát hành; (e) Alexander Solzhenitsyn được trao giải Nobel Văn Chương năm 1970 cho tác phẩm Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denisovich nhưng ông chỉ gửi bài phát biểu nhận giải chứ quyết định không đi nhận giải tại Stockholm vì sợ bị cấm trở về nước; (f) Alexander Solzhenitsyn bị lên án là kẻ thù của quốc gia, bị tước quốc tịch, và bị trục xuất khỏi Liên Xô năm 1974 sang Tây Đức và trở về Nga năm 1994 khi Liên Xô tan rả; và (g) tác phẩm Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denisovich được nước Anh dựng thành phim nhưng bị nước Phần Lan cấm chiếu.

Screen Shot 05-29-16 at 11.25 PM

Như vậy, không như tuyên truyền hoàn toàn xằng bậy của Việt Nam Cộng Hòa, Alexander Solzhenitsyn (a) không đào thoát trốn khỏi Liên Xô, (b) không bị Cộng Sản “đì” vì viết Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denisovich mà tác phẩm này được chính lãnh tụ cứng rắn Khrushchev cho phép ấn hành, (c) bản thân rất sợ không được cho ở lại đất nước Liên Xô, (d) bản thân không đến Stockholm nhận giải Nobel nên không có chuyện buộc phải sống lưu vong vì Liên Xô phong tỏa đường về, (e) bản thân là người yêu nước chiến đấu trên mặt trận lửa đạn kinh hoàng của Thế Chiến II dưới quân lệnh nghiêm ngặt khủng khiếp của Stalin và có chứng kiến những sự hành quyết quân thù mà sau đó các địa điểm mồ chôn đều được kiểm chứng, và (f) bản thân là tù nhân của trại cải tạo lao động khét tiếng mà bản án còn ghi sau mãn án lưu đày viễn xứ sẽ bị quản thúc suốt đời nơi vùng sâu vùng xa biên cương Kok-Terek.

Bài học kinh nghiệm và lời khuyên cho cô giáo Thạc sĩ tác giả Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh cùng những ai quan tâm nhắm đến giải Nobel Văn Chương từ câu chuyện về văn hào Alexander Solzhenitsyn là:

Nếu muốn sáng tác rùm beng một vụ việc “tiêu cực” hoặc “đáng sợ” hay “đáng tởm” ở Việt Nam chẳng hạn như vụ “cá thối” thì bản thân cô giáo thạc sĩ nên có thâm niên bản thân hành nghề săn bắt cá, có thực tế bản thân bần cùng khốn khổ do hết nẻo sinh nhai do cá chết sạch mà nhà nước cộng sản Việt Nam chẳng ra tay cứu tế chẩn bần, có thực tế bản thân bị hỗn bệnh tức bệnh hỗn hợp của tịt mũi, tắt tiếng, sưng họng, loét ruột và tiêu chảy vì ăn cá chết ngay tại vùng biển bị nhiểm độc hóa chất ấy, có thực tế bản thân từng nhiều lần được nhà nước trao tặng huy chương vì sự nghiệp bảo vệ môi sinh, có thực tế bản thân yêu đất nước rất sợ bị tước quốc tịch Việt Nam để phải sang Mỹ lưu vong, v.v. Và chỉ cần hội đủ các điều ấy – cộng với việc nhờ một nhà dịch thuật tài hoa nào đó không rõ có ở Việt Nam không để chuyển tải bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh ra tiếng Anh thơ ca hàn lâm – thì bảo đảm Giải Nobel Văn Chương không thể nào rơi khỏi tay cô giáo Văn có bằng cấp thạc sĩ ấy.

Do chỉ lo sáng tác toàn tưởng tượng, đơm đặt về đất nước, về chế độ cộng sản, hoặc nêu những sự thật có mức độ tiêu cực bình thường nước nào chẳng có, nên các “nhà văn” hầu như chỉ viết lên những chi tiết điên khùng như chuyện anh bộ đội sau chiến tranh về ôm hít chiếc quần xì-líp phụ nữ, thậm chí nhai nuốt chiếc quần ấy, như sự bung ra của dồn nén tình dục mà đời sống khắc khổ khiến các chiến sĩ giải phóng quân nào cũng bị ức chế hóa điên, chứ không như các chiến sĩ Cộng Hòa lành mạnh tinh thần vì mỗi lần xả trại là đến ngay các khu vực như Ngã Ba Chú Ía tấp nập cung cấp dịch vụ giải quyết sinh lý với giá cả phải chăng cho những anh hùng chống Cộng bảo vệ quê hương. Cũng vì vậy mà tất cả – xin nhắc lại là tất cả – những cái gọi là “tác phẩm” văn thơ mang hơi hướm tấn công tiêu cực hay “hiện thực phê phán” xuất phát từ Việt Nam đều là thứ thậm chí không có được ngay cả cái danh dự được nằm trong sọt rác của ban xem xét giải Nobel Văn Chương mà chỉ cung cấp cho giới chống Cộng có tư liệu bằng vàng để hả hê cười nhạo chế độ Cộng sản Việt Nam, cười nhạo nhiều chục triệu người dân Việt Nam đang sống tự hào tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nghĩa là ngoài sự được ngợi ca bởi những kẻ thù của chế độ và những kẻ không bao giờ nằm trong danh sách những nhà xuất bản danh tiếng hàn lâm toàn cầu, các “tác phẩm” ngay cả có được in ra ở nước ngoài thì cũng chỉ phục vụ một bộ phận không lớn những người gốc Việt hoặc những người ngoại quốc tò mò, rồi quyển này quyển nọ cũng tự động xếp hàng tuần tự trước sau nghiêm chỉnh bước lùi hết vào quên lãng.

C) Trong Trại Tập Trung

Screen Shot 05-29-16 at 03.57 PM

Ngoài sự thật mang tính trải nghiệm bắt buộc phải có của người cầm bút bình thường – huống hồ cô giáo có học vị Thạc sĩ – như đã dẫn chứng qua trường hợp của nhà văn cộng sản Nga Alexander Solzhenitsyn, cô giáo dạy Văn có bằng cấp Thạc sĩ đã hoàn toàn không đọc các tác phẩm văn học nào của nước ngoài để hiểu tính nhân văn nhân đạo luôn là chuẩn mực cao nhất, quyết định sự sinh tồn miên viễn của một tác phẩm với thời gian. Chỉ cần đọc các nhật ký viết trong các trại tập trung Đức Quốc Xã của những bé gái mà ngay cả mộng ước được trở thành cô giáo cũng bốc hơi trong lò thiêu diệt chủng, nói gì đến chuyện được ăn học thành tài, có bằng thạc sĩ, được sống với nghề giáo trong một đất nước hòa bình, ổn định, hào hùng như cô giáo dạy Văn có bằng thạc sĩ nhà ta.

Hãy tìm đọc các quyển nhật ký được viết trên những tờ giấy vàng bẩn được các đoàn quân giải phóng của Mỹ và Liên Xô moi ra được từ những hốc kẹt trong vách tường, như của các cô bé Helga Weiss, Helga Deen, Regina Honigman, Miriam Watternberg, Irena Gluck, Renia Knoll, Halina Nelken, Elsa Binder, Luthka Leiblich, Ilya Gerber, Tamara Lazerson, Gertrude Schneider, mà đặc biệt là Ann Frank, v.v., hay của các cậu bé Alexander Mayer, Dawid Sierakowiak, Dawid Rubinowicz, Yitskhok Rudashevski, Gabik Heller, v.v., để biết rằng sự bất tử của các “tác phẩm” ấy là do (a) được viết nên một cách chân phương chân thật chân chất chân thiết chân thành bởi những người thực sự trong cuộc, thực sự nếm trải mà kết cuộc thực sự của sự nếm trải thực sự đó là thân thể héo hắt trơ xương trần truồng của họ chất chồng trong các lò hơi ngạt; (b) được viết nên với sự trong sáng yêu đời dù trong hàng rào kẽm gai của lao động khổ sai đói lạnh khi chưa bị kêu xếp hàng để tiến đến lò thiêu; (c) nội dung toàn là những sự thật được kiểm chứng qua số liệu kinh hoàng của núi răng bọc vàng nhổ từ các đầu lâu mà các sĩ quan Đức Quốc Xã thu gom; và (d) nội dung về những sự kinh hoàng giống nhau dù được lén viết bởi những bé khác nhau tại các trại tập trung khác nhau ở nhiều nước khác nhau mà quân đội Đức chiếm đóng.

Screen Shot 05-29-16 at 03.54 PM

Bài học kinh nghiệm và lời khuyên cho cô giáo Thạc sĩ tác giả Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh cùng những ai quan tâm nhắm đến giải Nobel Văn Chương, từ những nhật ký của các em bé mà tuổi thơ đã bị giằng ra khỏi tay mẹ cha, bị vất ném vào chốn địa ngục trần gian, chỉ biết yêu cuộc sống của mỗi ngày còn nhìn thấy xung quanh, là: hãy cứ sáng tác các bài thơ bài viết bươi móc các thối hôi của các thùng rác nếu như khẳng định rằng (a) bản thân không thể viết gì tốt hơn, (b) bản thân hiểu rõ nước nào cũng có những thùng rác, và (c) bản thân viết để đừng quên từ vựng tiếng Việt và chỉ để trữ lưu cho cá nhân chứ không để tung lên mạng xã hội vì đã có sự hiểu biết rằng người nghèo khổ có thể bới thùng rác để tìm thứ vẫn còn hữu dụng chứ chỉ có kẻ vô giáo dục mới lấy các rác ấy đi vất khắp hẽm các đường phố như ném một thứ gì đó tiêu cực lên không gian mạng vậy.

Bài học kinh nghiệm và lời khuyên cho cô giáo Thạc sĩ tác giả Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh cùng những ai quan tâm nhắm đến giải Nobel Văn Chương từ những nhật ký của các em bé mà tuổi thơ đã bị giằng ra khỏi tay mẹ cha, bị vất ném vào chốn địa ngục trần gian, chỉ biết yêu cuộc sống của mỗi ngày còn nhìn thấy xung quanh, còn là: nếu thực sự người ta có linh hồn thì các cô bé cậu bé ấy ắt sẽ ngạc nhiên không thể hiểu vì sao trong lúc các em vẫn yêu đời, vẫn làm thơ ngợi ca cuộc sống, vẫn cố kiếm màu để vẽ các cảnh vật xung quanh, thì các bác các chú các cô các dì các mợ ở Việt Nam ăn ngon, mặc đẹp, đi xe tốt, giải trí đủ đầy, tiện nghi thừa mứa, lướt web kết bạn bốn phương tám hướng, học hành tới nơi tới chốn, có người thân ở gần, có đồng bào ở quanh, được dân chủ tự do mà vẫn không nhìn thấy bất kỳ cái gì hay cái gì đẹp ở quanh mình.

Screen Shot 05-29-16 at 03.49 PM 001Screen Shot 05-29-16 at 03.49 PM 002

D) Gương Báu Ngàn Xưa

Ngoài sự thật mang tính trải nghiệm bắt buộc phải có của người cầm bút bình thường – huống hồ cô giáo có học vị Thạc sĩ – như đã dẫn chứng qua trường hợp của nhà văn cộng sản Nga Alexander Solzhenitsyn, cùng các em bé tận dụng những ngày trước khi bị ném vào lò hơi ngạt để tập tành làm nhà văn, cô giáo dạy Văn có bằng cấp Thạc sĩ và những người như cô giáo đã hoàn toàn không đọc các tác phẩm của các danh nhân thuộc gương báu ngàn xưa của lịch sử Việt Nam.

Đặng Dung trong hoàn cảnh cha của ông là Đặng Tất bị vua (tức…“chế độ” quân chủ) xử trảm, nhưng ông vẫn ra giúp vua cứu nước, và khi cất tiếng ngâm bi tráng “Thù trả chưa xong, đầu đã bạc; Dưới trăng bao độ tuốt gươm mài”, Ông đã nói “thù” với nghĩa “thù” quân xâm lược, với nỗi lòng khắc khoải muộn phiền tuổi tác chất chồng mà vẫn chưa giúp vua hoàn tất đại cuộc bảo vệ quê hương. Đó là nghĩa khí nghĩa dũng nghĩa nhân của bậc hiền nhân quân tử Việt Nam. Đó là cung cách sống của tất cả những người Việt Nam có giáo dục.

Bài học kinh nghiệm và lời khuyên cho cô giáo Thạc sĩ tác giả Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh cùng những ai quan tâm nhắm đến giải Nobel Văn Chương từ những gương báu của ngàn xưa của các danh nhân lịch sử Việt Nam mà Đặng Dung làm biểu tượng là:  không phút giây nào đặt danh dự nước nhà thấp hơn sự ngẫu hứng cá nhân, thấp hơn quyền lợi cá nhân, thấp hơn định kiến cá nhân, và thấp hơn chủ quan cá nhân.

Alexander Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn Chương vì tác phẩm Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denisovich nói lên sự thật mà bản thân ông thực sự trải nghiệm, được lãnh đạo Liên Xô công nhận giá trị, được đất nước cộng sản của ông nhìn nhận giá trị, từ đó lan ra thế giới. Ông không là kẻ hèn hạ viết vớ va vớ vẩn lén lút gởi ra nước ngoài cho những kẻ chống lại đất nước của ông.

Cô giáo dạy văn có bằng cấp thạc sĩ – tuy không rõ bằng thạc sĩ về cái gì – ắt không khó khăn để hiểu bức thông điệp ngắn gọn gởi đến cô qua bài viết không ngắn gọn ở trên, đó là sự kỳ vọng rằng trình độ của cô sẽ giúp cô hiểu vấn đề, thi thố tài năng để cho ra đời những áng văn thơ ngợi ca cuộc đời, làm bật ra được những tốt đẹp mà người đời chưa nhận ra được, để làm cho học trò của cô yêu môn Văn, giỏi môn Văn nhờ thán phục thực tài của cô, giúp môn Văn trở thành môn đỉnh của các anh tài nước Việt, củng cố cho học thuyết của tôi rằng muốn giỏi ngoại ngữ trước hết phải giỏi Văn tiếng Việt, và chẳng thể yêu nước nếu không giỏi Văn tiếng Việt.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Giới thiệu vài bài đọc thêm:

Cái Sai Của Văn Học Hiện Thực Phê Phán 23-11-2015

Tuyệt Thực 02-7-2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 26-10-2013

Thế nào là Tự Do – Dân Chủ 24-3-2014

Việt Nam: Đất Nước Kính Yêu Của Tôi – Cánh Phụng Hoàng Vút Bay Cao Từ Ngày 30-4-1975 Rực Lửa – Bài Viết Song Ngữ Anh & Việt 01-9-2014

Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Nói Về Đối Lập 06-4-2015

Bức Ảnh Tổng Thống Obama “Ăn Bún Chả” Là Tác Phẩm Xạo

Hoàng Hữu Phước, MIB

28-5-2016

biahanoi_JVVB

Nguồn ảnh: Internet

Tựa đề bài viết này là nội dung bình phẩm nghe đâu của một ông nhà báo Brazil và của mấy thằng Tàu ở Trung Quốc.

Ông nhà báo Brazil nêu ý kiến trên trang mạng quái gì đấy, và ông không có mặt ở Việt Nam để đưa tin về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Thống Obama, có lẽ vì tòa soạn của ông nhà báo không phải là thứ gì ghê gớm hoặc ông nhà báo không phải là nhà báo gớm ghê.

Mấy thằng Tàu ở Trung Quốc khi bình phẩm như trên thì rõ mười mươi chúng vẫn còn là hạng bần cùng.

Ở Việt Nam, con cái dòng dõi thế phiệt trâm anh có giáo dục cấp cao từ cha mẹ cao cấp – dù đang giàu có cực kỳ hay đang “nghèo ta vui cảnh nghèo” cực khổ – thì sự tinh tế lịch sự luôn được đặt lên hàng đầu đối với khách đến nhà là người ngoài, nhất là người ngoại quốc. Cách hành xử như vậy giống như khuôn đúc cách hành xử của giới quý tộc Ăng-lê. Khi ở bàn ăn, nếu một vị khách vô ý làm đổ nước súp ra bàn thì những người cùng ăn sẽ ngay lập tức vờ như không thấy, nói ngay chuyện trên trời dưới đất gì đấy để khuấy động tiếng cười đánh lạc hướng làm người sơ ý hay vụng về ấy không phải ngượng ngùng, còn người ngồi bên cạnh sẽ kín đáo vừa nhìn hưởng ứng sự diễn trò của người khác vừa nhẹ nhàng rút khăn tay của mình ra và lẳng lặng đưa qua người vụng về ấy. Người viết bài này trong một lần cùng Ông Trương Tấn Sang, Tiến sĩ Trần Du Lịch tiếp xúc cử tri, đã chăm chú nhìn tập trung lắng nghe một cử tri phát biểu nhưng đã nhẹ nhàng kín đáo lấy ra một gói khăn tissue để chìa qua dưới gầm bàn cho Ông Trương Tấn Sang vì nghe tiếng ông ho hen, sổ mũi.

Vì vậy, một giả định phù hợp nhất cho bức ảnh Tổng Thống Obama “Ăn Bún Chả” sẽ là:

– Khi nhận được kế hoạch “ăn bún chả”, bộ phận an ninh tiến hành kiểm tra bảo đảm an ninh tuyệt đối, trên giăng thiên la, dưới bày địa võng, triệt hạ ngay cả một con kiến con muỗi cố ý hay vô tình hẻo lánh xâm nhập, báo cho chủ nhân biết sẽ có các đại gia đến nên chủ quán phải dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng tinh tươm hơn nữa, phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối, ngoài ra còn “động viên” chủ quán rằng các đại gia này khi hài lòng với chất lượng món ăn và cung cách phục vụ sẽ còn trở lại thường xuyên hơn và đông hơn đem lại nguồn lợi lớn cho chủ quán. Chưa kể đầu bếp lừng danh cũng đã đặt trước bữa ăn nên càng làm chủ quán phấn khởi.

– Khi nhận được lịnh xác nhận “chiến dịch ăn bún chả” bắt đầu, bộ phận an ninh lập tức tiến vào kiểm tra giấy tờ các thực khách, đề nghị các thực khách hãy vì thể diện quốc gia mà tuyệt đối không được nhìn chòng chọc vào hai vị khách sắp đến, không được liếc nhìn họ, không được đưa máy ảnh hay phone lên chụp hình họ, vì nếu xảy ra việc họ làm rớt đũa hay đổ nước mắm lênh láng ra bàn thì phải chăng các thực khách sẽ phản ứng tự nhiên là bật cười (làm thượng khách ngượng ngùng) hoặc chạy ào lại giúp đỡ (làm cận vệ Mỹ phản ứng phản xạ nhanh hơn tia chớp rút vũ khí ra khống chế)?

Thế nên, diễn giải cho bức ảnh tuyệt vời ấy là (a) bộ phận tổ chức đã làm công tác tư tưởng rất tuyệt vời về văn hóa và quốc thể, (b) các thực khách may mắn có mặt ngày hôm ấy đã hành xử rất tuyệt vời răm rắp tuân theo các yêu cầu của các cán bộ an ninh, (c) sự răm rắp tuân theo của các thực khách đã tăng thêm tính tuyệt vời cho bức ảnh đang muốn lột tả sự thật rằng Tổng Thống Obama đã hòa mình tuyệt vời vào đám đông bình dân biến mọi việc như bình thường không còn khoảng cách với những người bình thường, (d) sự răm rắp tuân theo của các thực khách đã tăng thêm tính tuyệt vời cho bức ảnh đang muốn lột tả sự thật rằng ngay cả người Việt Nam có thu nhập thấp cũng cực kỳ lịch sự khi tập trung cho thú vui ẩm thực và không bất lịch sự soi mói ngắm nghĩa người “nước ngoài”, và (e) qua tất cả những điều này cho thấy một điều tuyệt vời khác rằng những người bình dân thu nhập bình thường đến ăn tại một quán bé tí bình dị  lại là những người phi thường khi hành xử y như những nhà quý tộc Ăng-lê chứ không phải như mấy thằng Tàu nhà quê ở Trung Quốc.

Chỉ có kẻ nghèo đói thất học mới thèm thuồng bữa ăn 2 ngàn USD. Chỉ có kẻ nhà quê mới luôn cầm trên tay chiếc IPhone dù đang đi bộ ngoài đường, lái xe hai bánh, hay đang tiến vào toilet. Và bọn Tàu ở Trung Quốc không có khả năng trí tuệ để biết chúng ở tận cùng đáy xã hội loài người sang cả.

Người Việt Nam là như vậy đấy: sẽ lịch sự một cách quý phái với người nước ngoài, không nhòm miệng người nước ngoài, không trừng trừng nhìn người nước ngoài.

Nhưng người Việt Nam sẽ nhòm miệng bọn Tàu Trung Quốc để xem chúng ăn gì mà ngu mà ác thế, sẽ trừng trừng mắt nhìn bọn Tàu Trung Quốc để cảnh giác xem chúng có đang sắp động thủ ném ám khí gì chăng hoặc sửa soạn cướp chiếm gì chăng.

Chưa kể bọn Tàu Trung Quốc đâu phải là “con người” .

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

22-8-1972

Cô Gái Mỹ Bảo Vệ Việt Nam

Nhân Chuyến Thăm Chính Thức Việt Nam Của Tổng Thống Mỹ Obama

Hoàng Hữu Phước, MIB

25-5-2016

Bản dịch tiếng Việt của Hoàng Hữu Phước về lời phát biểu tiếng Anh trên Đài Phát Thanh Hà Nội ngày 22-8-1972:

*********

Tôi là Jane Fonda.

Trong chuyến thăm hai tuần của tôi đến nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tôi đã có cơ hội đến thăm rất nhiều nơi và trò chuyện với rất nhiều người từ tất cả các tầng lớp xã hội: công nhân, nông dân, sinh viên, nghệ sĩ và vũ công, nhà sử học, nhà báo, nữ diễn viên điện ảnh, chiến sĩ, nữ dân quân, thành viên của hội phụ nữ, nhà văn.

Tôi đến thăm Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Tầm Xuân, nơi nuôi tằm và kéo tơ. Tôi đã đến thăm một nhà máy dệt, một nhà trẻ ở Hà Nội. Ngôi Văn Miếu tuyệt đẹp là nơi tôi xem những điệu múa truyền thống và nghe các bài hát kháng chiến. Tôi cũng xem một vỡ ba lê không thể nào quên về các du kích quân huấn luyện ong ở Miền Nam tấn công quân địch. Những con ong do các nữ vũ công thể hiện và họ đã múa hay.

Trong bóng râm của Văn Miếu, tôi thấy diễn viên nam và nữ của Việt tập dượt màn thứ nhì của vỡ thoại kịch Các Con Trai Của Tôi của  Arthur Miller, làm tôi rất cảm động – trước sự thực rằng nơi đây các nghệ sĩ đang dịch thuật và diễn các vỡ kịch của Mỹ trong lúc đất nước của họ đang bị các nhà đế quốc Mỹ dội bom.

Tôi yêu mến ký ức về những cô gái dân quân mặt đỏ hây hây trên nóc nhà máy của họ, động viên các chị em của mình khi cất tiếng ngợi ca bầu trời trong xanh của Việt Nam – những phụ nữ dịu dàng và thơ mộng, có giọng hát cũng  rất đẹp, nhưng khi máy bay Mỹ dội bom lên thành phố các cô trở thành những chiến binh tinh nhuệ biết bao.

Tôi trân trọng cách mà một nông dân sơ tán khỏi Hà Nội đã không do dự nhường cho tôi,  một người Mỹ, chỗ trú bom cá nhân tốt nhất  trong khi bom Mỹ rơi sát đó. Thật ra thì đứa con gái của ông đã cùng tôi núp chung trong hầm trú bom ấy đã ôm lấy nhau và áp gò má vào nhau. Đó là trên đường tôi trở về từ Nam Định, nơi tôi đã chứng kiến sự tàn phá có hệ thống các mục tiêu dân sự như bệnh viện, chùa chiền, nhà máy, nhà dân, và các hệ thống đê điều.

Khi tôi rời Hoa Kỳ cách nay hai tuần, Nixon đã một lần nữa nói với người dân Mỹ rằng ông đang hạ nhiệt chiến tranh, nhưng trong các đường phố đổ nát của Nam Định, lời nói của ông ngân vang những nham hiểm của kẻ sát nhân thực sự. Và cũng giống như cô bé Việt Nam tôi đang ôm đã bấu chặt vào tôi – và tôi đã áp sát gò má của mình vào gò má của cô bé ấy – tôi nghĩ đây có lẽ là một cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam, song bi kịch lại là của Mỹ.

Một điều mà tôi đã học được vượt qua cái bóng của sự nghi ngờ kể từ khi tôi đã ở đất nước này là Nixon sẽ không bao giờ có thể phá vỡ tinh thần của những người dân nước này; ông sẽ không bao giờ có thể biến Việt Nam, cả miền Bắc và miền Nam, thành tân thuộc địa của Hoa Kỳ bằng cách ném bom, bằng cách xâm lược, bằng cách tấn công bằng bất kỳ cách nào. Người ta chỉ có đi vào các vùng nông thôn và lắng nghe những người nông dân mô tả cuộc sống họ đã có trước cách mạng để hiểu tại sao mỗi quả bom ném xuống càng củng cố quyết tâm chống lại của họ. Tôi đã nói chuyện với nhiều nông dân và họ đã nói về những ngày khi cha mẹ của họ đã phải bán thân để làm gia nhân cho giới chủ, trong khi có rất ít trường học và có rất nhiều người mù chữ, thiếu thốn về chăm sóc y tế, một khi họ không làm chủ cuộc sống của mình.

Nhưng giờ đây, mặc cho bom rơi, mặc cho tội ác xảy ra qua quyết tâm của Richard Nixon chống lại họ, những người dân này sở hữu đất đai của mình, xây dựng trường học của mình, trẻ em học hành, nạn mù chữ đang bị xóa sổ,  không có tệ nạn mại dâm như đã có dưới thời  thuộc địa của Pháp. Nói cách khác, người dân đã nắm lấy sức mạnh, và đang làm chủ cuộc sống của mình.

Và sau 4000 năm đấu tranh chống lại thiên nhiên và ngoại xâm – và trong 25 năm cuối cùng, trước cách mạng, chống chủ nghĩa thực dân Pháp – tôi không cho rằng nhân dân Việt Nam lại nhượng bộ bằng bất kỳ cách nào, thể thức hay hình thức, đối với nền độc lập tự do của đất nước họ, và tôi cho rằng Richard Nixon nên làm tốt hơn qua việc đọc lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thơ ca của họ, nhất là thơ ca sáng tác bởi Hồ Chí Minh.

*********

Nội dung trên được dịch từ nguyên văn bản báo cáo tiếng Anh gởi Ủy Ban An Ninh Nội Địa của Quốc Hội Hoa Kỳ, liên quan đến “tội” Đến Các Vùng Thù Địch, mang ký hiệu HR16742 từ ngày 19-25/9/1972, trang 761.

Jane Fonda khi trở về Mỹ đã bị lên án là kẻ phản quốc, bị đặt “nickname” là Hanoi Jane, bị bêu rếu mỉa mai bằng cách quen thuộc mang tính toàn cầu của “đâu là bộ mặt thật”, bị báo chí đưa ảnh cô chụp chung với các bộ đội phòng không bên cạnh khẩu cao xạ từng bắn rơi các chiến đấu cơ Hoa Kỳ khiến dư luận đặc biệt là thân nhân các quân nhân Mỹ tử trận tại Việt Nam phẫn nộ công kích cô, v.v.

Khi báo chí Mỹ viết rằng các tù binh chiến tranh Mỹ bị giam tại “Hanoi Hilton” tức Hỏa Lò phải chịu đựng sự tra tấn dã man như theo lời kể của phi công Roger Ingvalson, cô Jane Fonda đã gọi những tù binh chiến tranh được trao trả về Mỹ ấy là “những kẻ đạo đức giả và dối trá” (hypocrites and liars) rồi nói thêm rằng các vị ấy không phải là những người đã bị tra tấn, không phải bị bỏ đói, không phải bị tẩy não. 16 năm sau, dưới sức ép ghê gớm của Tổng thống Ronald Reagan, Jane Fonda đã phải lên tiếng xin lỗi các cựu tù binh chiến tranh và gia đình của họ về những nỗi đau mà cô đã gây nên nơi họ.

Khi trả lời phỏng vấn của Tạp chí Wall Street năm 1995, kẻ đào tẩu Bùi Tín còn mắng Jane Fonda và John Kerry là những con rối của Xô-viết.

Qua Thế Kỷ XXI, với sự thật lịch sử, chứng minh của chân lý, đà tiến của công nghệ và tiến trình dân chủ tự do của Hoa Kỳ, Jane Fonda đã trả lời phỏng vấn năm 2005 của đài CBS rằng cô không hối tiếc gì về việc cô đã thăm Bắc Việt năm 1972, khẳng định đó chẳng là việc mà tôi phải xin lổi cả (“It’s not something that I will apologize for”).

Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 5 năm 2016 đã nhắc đến lịch sử Việt Nam và thơ ca Việt Nam trong phát biểu của Ông.

Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 5 năm 2016 có sự tháp tùng của Ngoại Trưởng John Kerry.

Trong cơ chế quyền lực cao nhất của Hoa Kỳ, Ông Obama ở vị trí số một và Ông Kerry ở vị trí số hai.

Sự nhắc đến lịch sử Việt Nam và thơ ca Việt Nam của Ông Obama và những bước sải chân của Ông Kerry trên đường phố Thành phố Hồ Chí Minh khiến tất cả những người Việt Nam thực sự yêu nước nhớ đến lời nhắn nhủ của Jane Fonda.

Và lời mắng chửi của Bùi Tín đối với Jane Fonda người đoan chính và can đảm nhất của nước Mỹ dám đến Bắc Việt thời chiến tranh dưới mưa bom của Mỹ và John Kerry người quyền lực thứ nhì của Hoa Kỳ đã từng là tù binh chiến tranh ở Hỏa Lò đến Việt Nam thời hậu chiến vì sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam và gỡ bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, đã cho thấy Bùi Tín cùng những con tương cận luôn có những phát ngôn có giá trị như thế nào, nghĩa là chuyên bôi nhọ những con người vĩ đại và luôn ngợi ca thứ phản nghĩa của con người vĩ đại.

Screen Shot 05-25-16 at 01.53 PMScreen Shot 05-25-16 at 01.54 PMScreen Shot 05-25-16 at 01.58 PM

Jane Fonda đã chiến thắng. Vietnam. Victory.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Hoa Kỳ Chiếm Cảm Tình Của Việt Nam Trong Bối Cảnh Trung Quốc Tăng Trưởng Kinh Tế Và Tăng Cường Gây Hấn Ở Biển Đông

Nhân Chuyến Thăm Chính Thức Việt Nam Của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama

Hoàng Hữu Phước, MIB

24-5-2016

Bài trước tôi cung cấp bản dịch một bài viết trên Perspective của nhà báo Mỹ James Borton khi ông có mặt ở Hà Nội để viết về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama. Từ trước đến nay tôi trả lời các câu hỏi của James Borton toàn bằng email, song thay vì email Việt-Mỹ vượt không gian Thái Bình Dương như trước thì nay là lần đầu tiên email Mỹ-Việt vượt không gian từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bài viết trên tờ Washington Times vài ngày trước khi Air Force One đáp xuống Nội Bài, James Borton có trích đăng ý kiến của tôi về sự “xoay trục” riêng của Việt Nam, và bản dịch tiếng Việt của tôi như dưới đây có thể cung cấp cho bạn đọc sự so sánh giữa những quan ngại hoặc lối mòn tư duy và những kết quả thực sự đã hình thành sau khi Tổng Thống Obama đặt chân đến Việt Nam. Kính mời bạn đọc tham khảo.

*********

Hoa Kỳ Chiếm Cảm Tình Của Việt Nam Trong Bối Cảnh Trung Quốc Tăng Trưởng Kinh Tế Và Tăng Cường Gây Hấn Ở Biển Đông

James Borton – viết riêng cho Thời Báo Hoa Thịnh Đốn, ngày Thứ Tư 18 Tháng 5, Năm 2016.

HÀ NỘI – Từ các quầy hàng trên phố nhộn nhịp  quanh hồ Hoàn Kiếm cho đến khách sạn Motropole kiểu Pháp thực dân, thủ đô Việt Nam đang phô bày sự sầm uất hối hả mang tính thương hiệu của mình trong thời gian cận kề chuyến thăm ba ngày mang tính bước ngoặt của Tổng thống Obama bắt đầu từ Thứ Hai.

Trong khi Việt Nam, một đất nước dạn dày qua chiến tranh, lúc không thể lựa chọn các lân bang của mình thì chắc chắn có thể chọn những bạn bè của mình. Là những kẻ thù một thời không đội chung trời bị hằn nặng bởi một lịch sử đẫm máu và bi thảm, Washington và Hà Nội ngày càng sẻ chia những lợi ích chiến lược chồng chéo nhau có thể chuyển hướng quỹ đạo hợp tác an ninh trong vùng Biển Đông đang tranh chấp.

Các nhà phân tích cho rằng trong sáu tháng tại vị cuối cùng của mình, Ông Obama dự định sẽ nêu rõ Việt Nam là một trung tâm của sự “xoay trục” về Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Mỹ, bao gồm chuyến thăm Việt Nam như một phần của chuyến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G-7 ở Nhật Bản – lần tham dự thứ tám và cũng là lần tham dự cuối cùng của Ông dưới cương vị Tổng Thống – khai mạc ngày 26 tháng 5.

Ông không quan tâm đến việc giới lãnh đạo Việt Nam có thể cảm thấy không thể tiếp tục hoàn tất công việc do đã bị thay thế vào năm tại vị cuối cùng của Ông. Về cơ bản, Tòa Bạch Ốc thừa nhận rằng chuyến đi này là cơ hội cuối cùng của Ông Obama để thắp lên ánh sáng đối với một ưu tiên đã được thảo luận nhiều nhưng cũng đã bị trì hoãn quá lâu – sự thay đổi trọng tâm của Mỹ từ vùng Trung Đông hỗn loạn sang phía đang vừa là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới vừa là nơi đang trong tiến trình trở thành đấu trường nổi bật tiếp theo cho sự cạnh tranh của các siêu cường.

Hai thập kỷ sau khi bình thường hóa thương mại, Mỹ và Việt Nam đang gắn kết nhau hơn do sự trổi lên về kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc, đặc biệt là các đòi hỏi chủ quyền ngày càng quyết đoán hơn của Bắc Kinh ở Biển Đông. Một thước đo của sự gần gũi gia tăng: các tin phát ra của báo chí Việt Nam cho biết phái đoàn Hoa Kỳ, bao gồm các cố vấn của tổng thống, các đội an ninh và các đại diện của các tập đoàn doanh nghiệp tư nhân, lên đến hơn ngàn người.

Đối với chuyến đầu tiên đến Sân bay quốc tế Nội Bài, một vị khách sẽ thấy dấu hiệu những ảnh hưởng của Mỹ ở khắp nơi. Ngay bên ngoài thủ đô, nơi các máy bay B-52 của Mỹ từng tiến hành những đợt oanh tạc lớn nhất, lại là một nhà máy  mới của hãng xe Ford. Gần đó là những bảng quảng cáo cao ngất giới thiệu Nike – một trong những công ty sử dụng đông lao động nhất Việt Nam. Các chủ nhân đất nước đón tiếp Ông Obama cũng sẽ tổ chức quốc yến để thiết đãi Ông trong thời gian Ông ở Việt Nam.

Trong khi vấn đề an ninh và nhân quyền có thể chi phối chương trình nghị sự chính thức, vẫn có đồn đoán tại Đồi Capitol và giữa các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ rằng Ông Obama có thể đảo ngược hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đã qua nhiều thập niên của Mỹ, một trong những tàn tích cuối cùng của thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Thượng Nghị Sĩ Bang Maryland Ông Benjamin L. Cardin, đảng viên cao cấp của Đảng Dân Chủ thuộc Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế của Thượng Viện, cho biết trong một email rằng ông đã “bày tỏ với chính phủ rằng chúng ta phải quan tâm đảm bảo bất kỳ việc bán vũ khí tiềm năng nào cũng phù hợp với mối quan hệ song phương của chúng ta và hỗ trợ ổn định khu vực. ”

Một đề xuất có thể xảy ra đối với việc giảm bớt hoặc bãi bỏ lệnh cấm vận có thể được thể hiện bằng sự đáp ứng của Hà Nội trước yêu cầu của Hải Quân Mỹ cho được tiếp cận nhiều hơn với Vịnh Cam Ranh, một tiền đồn chủ chốt của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam mà hiện nay có thể cho phép tiếp cận cực kỳ quan trọng trong trường hợp có xảy ra khủng hoảng ở Biển Đông.

Mặc dù bạo lực vẫn tiếp diễn ở Trung Đông và sự không chắc chắn từ sự đấu đá tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ, Ông Obama và các quan chức của Ông được cho là rất quan tâm đến việc trấn an các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương – trong đó Việt Nam là đầu tàu – rằng Mỹ sẽ duy trì các cam kết đối với khu vực. Điều đó bao gồm việc triển khai đến 60% lực lượng hải quân Hoa Kỳ.

Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam đang tìm kiếm sự bảo đảm từ Washington rằng Mỹ sẽ cân bằng việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Đại Hội lần thứ 12 tổ chức vào tháng Giêng đã chọn vị Tổng Bí Thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng thay vì nhà cải cách Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng làm lãnh đạo đảng. Ngoài ra, cựu lãnh đạo công an Trần Đại Quang được đưa lên làm Chủ Tịch Nước. Điều này có thể gây quan ngại cho nhiều người ở Phương Tây vốn cho rằng sự việc có thể là dấu hiệu cho sự hướng về quyền lực và gia giảm các quyền tự do.

Song, Ông Hoàng Hữu Phước, một nghị sĩ Quốc Hội, lại khẳng định rằng “Không bao giờ có việc Việt Nam sẽ giảm đà cải cách kinh tế và chính trị, cũng như không bao giờ có việc ngưng sự chuyển hướng của riêng mình về phía Mỹ để quay sang Trung Quốc.”

Trung Quốc so với Hoa Kỳ

Ảnh hưởng mạnh về kinh tế cùng quyền lực mềm ngày càng gia tăng của Trung Quốc mang tính một hấp lực, nhưng các cuộc đàm phán với các quan chức ở Việt Nam lại nêu bật lên rằng lãnh đạo Đảng của Việt Nam thích duy trì sự độc lập của mình và không muốn đi vào quỹ đạo của bất kỳ quốc gia nào, dù đó là Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Hà Nội đã nhiệt tình tìm các đầu tư của Mỹ và đã ký vào thỏa thuận thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương của Ông Obama – thỏa thuận rõ ràng không bao gồm Trung Quốc – mặc dù TPP đòi hỏi phải có cải cách nhiều hơn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp nhà nước, tính minh bạch, và quyền con người.

Lãnh đạo Ngũ Giác Đài Tướng Ashton Carter và các cố vấn của ông đang tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn từ Việt Nam như họ đã đẩy nhanh số lượng các tập trận không chiến đấu vào thời điểm leo thang căng thẳng trong khu vực. Việc Trung Quốc xây dựng các hòn đảo trên các rạn san hô, bố trí các hệ thống radar tiên tiến ở quần đảo Trường Sa, và tên lửa đất đối không cùng chiến đấu cơ ở quần đảo Hoàng Sa đã làm tiến xa hơn và sâu sắc hơn sự hợp tác quân sự Mỹ-Việt.

Sau vụ Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014 đưa một dàn khoan dầu của Tổng Công Ty Khai Thác Dầu Trung Quốc CNOOC tại nơi Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình, chính quyền Obama, trong một cử chỉ mang tính biểu tượng, đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí, cho phép Hà Nội mua các tàu tuần duyên của Mỹ, một động thái được Chủ Tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Đảng Cộng Hòa John McCain ủng hộ.

Hà Nội đã sử dụng các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông để thúc đẩy quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ

Vào tháng rồi, Đại sứ Phạm Quang Vinh trong diễn văn tại Texas đã phát biểu rằng “Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và tin rằng yếu tố rào cản này của quá khứ cần được loại bỏ để phản ánh việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ của chúng ta bắt đầu từ hai thập kỷ trước đây và mức độ hiện tại của quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta.”

Và tại một buổi điều trần mới đây của Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ, khi trình ra các bản đồ cho thấy khả năng tấn công của các chiến đấu cơ Trung Quốc đánh vào toàn vùng Biển Đông, phía bắc Philippines và Việt Nam, ông Carter cho biết ông ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và đẩy mạnh việc bán các khí tài quốc phòng. Các lực lượng Hoa Kỳ đã hỗ trợ xây dựng năng lực các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Việt Nam như Cảnh Sát Biển và Lực Lượng Giám Sát Đánh Bắt Cá của Việt Nam.

“Các gắn bó về quốc phòng và an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã phát triển như kết quả của sự hội tụ các quan ngại về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông” như lời Carlyle A.Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, phát biểu tại Học Viện Quốc Phòng Úc.

Nhưng chính phủ chuyên chế của Việt Nam cùng các ghi nhận có vấn đề về nhân quyền có thể là những hòn đá cản ngăn những mối quan hệ chặt chẽ hơn.

Murray Hiebert, lãnh đạo cấp cao và phó giám đốc Chương Trình Đông Nam Á của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, cho rằng:  “Một trong những yêu cầu hàng đầu của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là cải thiện môi trường nhân quyền. Tình hình đã được cải thiện rất nhiều trong thập niên qua, nhưng Washington ước tính vẫn còn khoảng 100 blogger cùng các nhà hoạt động dân chủ đang bị giam giữ.”

*********

Những quan ngại và dè dặt như của Murray Hiebert đối với cái gọi là rào cản khả dĩ làm lu mờ một sự bình thường hóa quan hệ hoàn toàn và triệt để của Mỹ đối với Việt Nam, cuối cùng đã được minh chứng là không còn cơ sở qua tuyên bỗ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí Mỹ đã áp đặt chống Việt Nam trong 50 năm qua.

Đó là sức mạnh của địa-chính trị.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Source of Origin: James Borton. 18-5-2016. Obama Woos Vietnam amid China’s Economic Rise, South China Sea Aggression. http://www.washingtontimes.com/news/2016/may/18/obama-woos-vietnam-amid-chinas-economic-rise-south/

Tham khảo: Loạt bài viết nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama

James Borton, “Commentary: Managing the South China Sea Commons through Science Policy,” Perspectives 10, 2016, Taipei: South China Sea Think Tank. Bản dịch tiếng Việt của Hoàng Hữu Phước trong bài viết tựa đề: Vấn Nạn Thực Sự Nhãn Tiền Trên Biển Đông – Tội Ác Của Trung Quốc, đăng ngày 23-5-2016 tại https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2016/05/23/van-na%CC%A3n-thu%CC%A3c-su%CC%A3-nha%CC%83n-tien-tren-bie%CC%89n-dong-to%CC%A3i-ac-cu%CC%89a-trung-quoc/

Hoàng Hữu Phước, 11-5-2016. Trang Sử Chưa Được Tiết Lộ Về Hoa Kỳ. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2016/05/11/trang-su-chua-duoc-tiet-lo-ve-hoa-ky/

Hoàng Hữu Phước, 15-5-2016. Arms Embargo – Vấn Đề Hoa Kỳ Cấm Vận Vũ Khí Việt Nam. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2016/05/15/arms-embargo-van-de-hoa-ky-cam-van-vu-khi-viet-nam/

Hoàng Hữu Phước, 20-5-2016. Biển Đông Có Phải Là East Sea? https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2016/05/20/bien-dong-hay-bien-hoa-nam/

Hoàng Hữu Phước, 22-5-2016. Việt Nam Kiện Trung Quốc Ra Tòa Án The Hague. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2016/05/22/vie%CC%A3t-nam-kie%CC%A3n-trung-quoc-ra-toa-an-the-hague/

Lại Thu Trúc, 14-5-2016. Công Dân Việt Nam Lại Thu Trúc Đã Gởi Thư Cho Tổng Thống Hoa Kỳ Obama. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2016/05/17/cong-dan-viet-nam-goi-thu-cho-tong-thong-obama/

Vấn Nạn Thực Sự Nhãn Tiền Trên Biển Đông – Tội Ác Của Trung Quốc

Nhân Chuyến Thăm Chính Thức Việt Nam Của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama

Hoàng Hữu Phước, MIB

23-5-2016

Trong bài trước, tôi có nới về những nhiêu khê kéo dài nhiều năm của mỗi vụ kiện tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Tòa án Trọng Tài Thường Trực của The Hague, cùng những hiểm nguy tiềm tàng: đó là những diễn biến khó lường của cả quá trình xét xử dài lâu và hành động manh động thiếu kềm chế của các bên liên quan có thể làm bùng nổ chiến tranh. Song, còn một vấn đề nghiêm trọng khác, thực tế nhãn tiền đó là sự hủy hoại sinh thái của Biển Đông từ những hoạt động của Trung Quốc trong “cơi nới”, cải tạo các đảo chìm đảo nổi, mà thời gian càng kéo dài của mỗi vụ xét xử càng dẫn đến sự hủy diệt không bao giờ có thể cứu vãn được nữa của Biển Đông. James Borton có một bài viết nêu lên một vấn đề cấp bách thiết thực dù không bao giờ có thể thực hiện được trong đời sống thực. Tuy nhiên, nội dung bài viết như lời cảnh báo nghiêm túc về một sự việc nghiêm trọng đến nỗi dù cho đến khi phán quyết của The Hague cuối cùng cũng buộc Trung Quốc rút hoàn toàn khỏi Biển Đông một cách hòa bình thì cái mà ta và các nước ở Biển Đông nhận được chỉ là một biển chết.

James Borton là giảng sư tại Viện Walker tại Đại học South Carolina, Hoa Kỳ, và là thành viên ngoại quốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Sài Gòn tại Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh. Ông đồng thời là một nhà báo lão luyện, đặc biệt viết chuyên trang về Biển Đông nhiều năm nay, cũng như là tác giả nhiều quyển sách. Trong chuyến sang Việt Nam tháng 5 này  để viết bài về chuyến thăm Việt Nam chính thức của Tổng Thống Obama, Ông có gởi tôi một bài viết về Biển Đông như lâu nay đã nhiều lần gởi tôi các bài viết khác của Ông. Tôi xin được gởi đến các bạn bản tôi dịch sang tiếng Việt như sau, để chúng ta nhận diện thêm những quan ngại khác nơi các nhà hải dương học đối với môi trường Biển Đông bị tác động bởi những tác hại nhãn tiền gây ra từ các hoạt động “cơi nới”, cải tạo đảo của Trung Quốc.

*********

Bình luận: Quản lý Các Điểm Chung Của Biển Đông Thông Qua Chính Sách Khoa Học

James Borton

Perspective, số 10 năm 2016

Suy thoái môi trường vẫn là trung tâm của các đối thoại khoa học về Biển Đông như nhiều nhà khoa học biển lên tiếng báo động về những hậu quả môi trường từ các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại đấy. Những vấn đề phải đối mặt với biển rộng lớn, sâu, và dường như cũng khó lường như bản thân biển vậy, và sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề của sự axit hóa, tổn thất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, và sự phá hủy các rạn san hô trở nên cấp bách. Điều quan trọng là hợp tác khoa học quốc tế của các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới để cùng nhau cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những thông tin cần có để đưa ra các quyết định có trách nhiệm về Biển Đông.

Biển Đông (viết tắt là SCS tức South China Sea) là ngôi nhà của những rạn san hô đa dạng nhất thế giới, nhưng những hình ảnh vệ tinh gần đây của khu vực này đã cho thấy có sự phá hủy nhanh chóng của các rạn san hô ấy. Nguyên nhân của sự hủy diệt đang diễn ra ở mức độ của một cảnh tượng tội ác môi trường rộng lớn là do các hoạt động cải tạo đảo mà Trung Quốc (viết tắt là PRC tức People’s Republic of China) thực hiện để cố gắng biến các rạn san hô thành các đảo hầu củng cố tuyên bố mở rộng chủ quyền của mình. Việc cải tạo này dẫn đến hậu quả là sự đa dạng sinh học trở nên ít đi và lượng cá chẳng còn nhiều để nuôi sống sự gia tăng dân số của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền.

Tại Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, các nhà phân tích đang đánh giá tiến độ hiện tại của Trung Quốc trong leo thang quân sự hóa tại các đảo san hô và đảo đá tại vùng đang tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi vấn đề quân sự hóa vẫn là một vấn đề quan trọng, thì an ninh môi trường đang định hình các đối thoại mới về những thiệt hơn và những thách thức đang nổi lên trong vùng biển tranh chấp này.

Paul Berkman, nhà hải dương học trước đây lãnh đạo Chương Trình Địa Chính Trị Bắc Băng Dương tại Viện Nghiên Cứu Scott Polar, đã cung cấp một định nghĩa riêng về an ninh môi trường rằng: “Đó là một cách tiếp cận tích hợp để đánh giá và ứng phó với những rủi ro cũng như những cơ hội được tạo ra bởi sự thay đổi trạng thái của môi trường.”

Sự gắn kết của chính sách và khoa học là điều cần thiết để vạch hướng qua các vùng biển địa chính trị nguy hiểm. Khái niệm về ngoại giao khoa học không phải là một mô hình mới. Nó bao gồm sự hợp tác và khéo léo giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nơi chúng phát sinh. Như vậy, hợp tác khoa học quốc tế có thể tạo ra một cầu nối một cách hiệu quả giữa nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách, như một nguồn lực mềm.

Chỉ thông qua cùng nhau hợp tác liệu sẽ có kỳ  vọng nào trong thực hiện một nền kinh tế xanh có thể giải quyết sự khan hiếm thông qua việc tận dụng hiệu quả các giải pháp khoa học, từ đó phân phối cho tất cả các bên liên quan nhiều lợi ích thu được từ Biển Đông. Sự thành công của bất kỳ nỗ lực nào như thế sẽ phụ thuộc vào đối thoại khoa học đối với cả các nhà lãnh đạo chính trị và người dân tất cả các nước có nêu yêu sách về Biển Đông. Các đại dương của chúng ta là một phần của những điểm chung trên toàn cầu và cần được quản lý và bảo vệ bởi tất cả các bên.

Kiến Thức Tập Thể

Điều này đặc biệt đúng về kiến thức tập thể cần có về các rạn san hô – thứ kiến thức đã kéo dài hơn 150 năm qua từ tác phẩm của Charles Darwin cho đến các nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà khoa học hải dương như Nguyễn Chu Hồi và Edgardo Gomez đã cho rằng sức khỏe của các rạn san hô là một yếu tố quan trọng trong các vấn đề chính sách công như có nguồn thực phẩm, chống bão tố, và giữ gìn bản sắc văn hóa của các cộng đồng ven biển. Cả hai nhà khoa học nói trên đến từ những quốc gia có yêu sách về Biển Đông bị thách thức bởi Trung Quốc – vị đến từ Việt Nam và người kia từ Philippines – và công trình của họ  nâng cao nhận thức về cách mà các rạn san hô giúp bồi dưỡng sự đa dạng của các sinh loài vốn nhiều hơn cả các chủng loài của các khu rừng mưa nhiệt đới. Các rạn san hô cung cấp chỗ ở, thực phẩm, và nơi sinh sản cho khoảng từ 35.000 đến 60.000 chủng loài trên toàn thế giới. Nếu không có các rạn san hô, cá trở nên không còn nơi cư ngụ và không có chốn để sản sinh.

Vì thế rõ ràng rằng hoạt động khai hoang phá hoại đã tạo nên sự ít đi của cá để nuôi sống dân số ngày càng tăng của các quốc gia nêu yêu sách. Ngày nào cũng có số lượng càng gia tăng các tàu thuyền đánh cá và ngư dân ra khơi kiếm tìm thực phẩm cho đồng bào của họ, nhưng họ cũng ngày càng được sử dụng như là công cụ của chính phủ của họ để thử nghiệm các tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp. Kết quả là, các ngư dân tìm thấy chính mình trên tiền phương của trận chiến sinh thái mới này. Các tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang được đấu bởi các tàu đánh cá bị buộc phải ra xa hơn ngoài khơi do sự cạn kiệt của nghề cá ven biển.

Đang lờ mờ hiện ra một cuộc khủng hoảng lương thực, và bất kỳ nỗ lực nhằm cân bằng lợi ích kinh tế với an ninh ở Biển Đông sẽ đòi hỏi có sự đáp ứng phối hợp ở nhiều cấp từ các nhà khoa học, những người có lịch sử tham gia vào hợp tác nghiên cứu và đã nhận diện được các vấn đề về năng suất bền vững và an ninh môi trường trong khu vực.

Đáp Ứng Phối Hợp

Tại một hội nghị chuyên đề được tổ chức mới đây tại Trung Tâm Đông-Tây ở Thủ Đô Washington, giáo sư Hohn McManus của Trường Đại Học Miami, một nhà sinh học biển chuyên gia về các rạn san hô của Biển Đông, đã kêu gọi một tuyên bố khoa học chung đòi hỏi một lệnh cấm vì môi trường đối với việc nạo vét. Ông đã hoàn thành những khảo sát môi trường tại các rạn san hô bị suy thoái ở quần đảo Trường Sa, mà kết quả nghiên cứu củng cố sự cần thiết phải có sự can thiệp của khoa học.

“Có những quan ngại an ninh toàn cầu liên quan đến sự hủy hoại,” Giáo sư McManus phát biểu. “Nó đủ rộng khắp để làm giảm trữ lượng cá tại khu vực phụ thuộc nhiều nhất vào cá này trên thế giới.”

Chuyên gia về rạn san hô không biết mệt mỏi này từ lâu đã tranh luận cho việc thành lập một “công viên hòa bình” trên biển, và các môi giới cho một thỏa thuận quản lý tài nguyên chung bao gồm một bộ quy tắc ứng xử và đóng băng các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ. McManus tin rằng việc này sẽ bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng sống còn hiện đang lâm cảnh rủi ro.

Việc phá huỷ và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển ở Trường Sa gây hại cho tất cả các nước có yêu sách chủ quyền. Công dân từ khu vực, những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các cuộc tấn công môi trường trên biển và các dãi san hô mỏng manh của họ, phải liên kết với nhau để tạo ra một cái gì đó giống như Mạng Hành Động Vì Rạn San Hô tương tự như các Mạng Hành Động Về Rừng Mưa Nhiệt Đới toàn cầu.

Đã đến lúc tập hợp các nhà khoa học có trình độ cao nhất có kinh nghiệm nghiên cứu Biển Đông đa dạng sinh học và bền vững môi trường Biển Bông để tham gia vào một diễn đàn chính sách khoa học. Việc cộng tác của họ có thể dẫn đến sự phát triển thành công một Ủy Ban Khoa Học Biển Đông. Mô hình của một cơ quan như vậy có thể tương thích như Hội Đồng Cực Bắc đã được thành lập vào năm 1996 để phối hợp chính sách ở Bắc Cực giữa các quốc gia có liên quan và được xem như là một nền tảng cho các nhà khoa học chia sẻ nghiên cứu. Cơ quan dưới sự lãnh đạo của khoa học theo đề xuất này cũng nên được hình thành bên ngoài sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc để cho phép nó tự do hơn trong hoạt động và bảo vệ nó thoát khỏi quyền phủ quyết của Trung Quốc.

Kết quả là, cơ chế mạnh mẽ này của các khoa học gia hàng hải Biển Đông có thể truyền cảm hứng cho các nước thành viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) để hợp tác trong quản lý tài nguyên biển trong khu vực bằng cách phát ra lời kêu gọi chính thức đòi có một lệnh cấm việc có thêm những việc cải tạo đầy tai hại. Giáo sư  McManus nêu rõ các bước cần thiết để tập hợp các nhà khoa học để các dữ kiện khoa học có thể được cùng trình bày khúc chiết.

“Tôi cho rằng thay vì lập ra ngay một Ủy ban, sẽ  tốt hơn nếu trước hết khuyến khích Trung Quốc mời các nhà nghiên cứu quốc tế cho một hội thảo về một trong những hòn đảo mới của họ,” Giáo sư  McManus đề nghị trong phát biểu riêng như vậy. “Nếu điều đó không tác dụng thì có thể thực hiện đối với các đảo hay rạn san hô như Taiping (của Đài Loan), Trường Sa (của Việt Nam) hoặc Thitu (của Philippines).”

Can Thiệp Vào ASEAN

Trong khi hợp tác ASEAN về một sáng kiến quản lý tài nguyên biển trong khu vực dựa trên các dữ liệu khoa học vững chắc sẽ là một bước tiến, khả năng một nỗ lực như vậy có thể được khởi sự sớm vào bất cứ lúc nào đã bị giáng một đòn gần đây khi Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Wang Yi tuyên bố ngày 23 tháng 4 rằng Trung Quốc đã đạt được một sự đồng thuận bốn điểm về vấn đề Biển Đông với Brunei, Campuchia, và Lào. Đại diện từ bốn quốc gia quả quyết rằng các tranh chấp lãnh thổ “không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN như một toàn thể,” như đã được ghi lại bởi Hãng Tin Nhà Nước Trung Quốc Xinhua. Thỏa  thuận này được thực hiện để loại vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của ASEAN và đảm bảo rằng chủ đề này đã không được thảo luận tại diễn đàn đa phương ấy.

Theo cựu Tổng Thư Ký ASEAN Ong Keng Yong khi phát biểu tại diễn đàn Cộng đồng ASEAN tại Jakarta ngày 25 tháng 4, thỏa thuận lên tới bốn quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của ASEAN. Ông bày tỏ sự ngạc nhiên, vì Campuchia và Lào chẳng quốc gia nào thuộc nhóm các quốc gia có yêu sách trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đã trở thành một quyền lực nước ngoài khống chế cả hai nước ấy, nắm ảnh hưởng tài chính và chính trị quan trọng ở Phnom Penh và Vientiane.

Những Cố Gắng Của Trung Quốc

Một trở ngại khác cho việc thành lập một sáng kiến quản lý tài nguyên biển trong khu vực dựa trên khoa học là một sáng kiến như vậy sẽ bao gồm luôn các nhà khoa học từ Trung Quốc mà nhiều người trong số họ dính dáng đến những nỗ lực xây dựng đảo của chính quyền của họ ở Biển Đông và bất đồng hoàn toàn với các nhà khoa học như McManus về những thiệt hại bị cáo buộc đang được thực hiện. Thí dụ như tiến sĩ Wu Shicun, chủ tịch và nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên Cứu Biển Đông tại Haikou, tuyên bố rằng, để bảo vệ hệ sinh thái của khu vực, Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật xanh để sử dụng trước, trong, và sau khi tiến hành việc cải tạo ở Biển Đông.

Khi được hỏi về tác động của việc nạo vét đối với các rạn san hô Biển Đông, Wu nói trong một phỏng vấn qua email rằng “Trung Quốc thực hiện các dự án xây dựng trên mặt phẳng rạn san hô phía trong nơi về cơ bản thì san hô đã chết. Trung Quốc tập hợp đất xốp cho việc tạo đảo trên các lưu vực đầm bằng phẳng vốn không phù hợp cho sự phát triển của san hô.

“Trung Quốc đã thông qua ‘mô phỏng tự nhiên’, áp dụng một loại mới của ‘nạo vét cắt hút và phương pháp cải tạo đất’, và đã chú ý đến sự lan ra của các trầm tích nổi trong quá trình xây dựng của mình”, Wu tuyên bố.

Song, sự khẳng định này là không phù hợp với những gì đã được chứng kiến đang diễn ra, với việc ngư dân Trung Quốc đã bị phát hiện sử dụng cánh quạt dài gắn với thuyền tiện ích để chặt nát các rạn san hô, chuẩn bị cho việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo.

Chính sách khoa học biển đòi hỏi sự bảo tồn và những thực hành bền vững để bảo vệ sự hình thành các thành rạn san hô. Theo Jon Barnett, “nguyên nhân và hậu quả của các ‘xung đột tài nguyên’ là mối quan tâm truyền thống của quan hệ quốc tế và chúng cho biết một cách mạnh mẽ luận cứ về xung đột môi trường” như lời ông viết trong quyển Ý Nghĩa Của An Ninh Môi Trường.

Điều này không phải để cho rằng Trung Quốc không có nhiều nhà khoa học tài giỏi về rạn san hô, những người chắc chắn nhận ra rằng đó là vì lợi ích tốt nhất của Bắc Kinh khi bảo vệ các rạn san hô, duy trì nghề cá bền vững, và cuối cùng là tận dụng du lịch sinh thái thân thiện với môi trường một khi căng thẳng hạ nhiệt. Tuy nhiên, đối với vận động môi trường như vậy để có bất kỳ tác động vào hoạch định chính sách, các nhà khoa học phải được tự do không bị nhà nước đe dọa và có thể trình bày những phát hiện dựa trên kết quả thực tế, ngay cả khi những phát hiện này chống lại vị thế của chính phủ. Các nhà khoa học ở Trung Quốc chỉ đơn giản là chưa được ở mức độ ấy.

Bị Ghi Hình

Một bộ phim BBC gần đây phát sóng chuyên đề những hoạt động phá hoại cao của các ngư dân Trung Quốc đánh bắt sò khổng lồ tại một rạn san hô giữa đảo Thitu và Tieshi Jiao. Do không có tên nhận dạng cho rạn san hô này, nó được gọi là Rặng San Hô Checkmark dựa theo hình thể của nó.

Victor Robert Lee là người đầu tiên khi viết trên The Diplomat tiết lộ rằng các ngư dân Trung Quốc đã neo đậu tàu thuyền nhỏ lại với nhau tạo thành vòng cung rộng rồi khởi động các cánh quạt để đào sâu xuống cát làm bật lên những con sò khổng lồ. Hình ảnh vệ tinh đã xác nhận các hoạt động của hàng trăm những “thuyền cắt xé” như thế trên Rạn san hô Checkmark, dẫn đến việc có những khu vực rộng lớn nơi cát và san hô chết chất chồng thành những rặng cao hình vòng cung.

Tại chương trình Trung Tâm Đông Tây tổ chức vào ngày 03 tháng 5, McManus trình bày các phim slide và phim video được quay chụp khi lặn tự do chỉ mới hai tháng trước đó qua các bãi bằng của rạn san hô ở Thitu, Checkmark, và Tieshi. Bằng chứng hình ảnh này đã xác nhận rằng cát và san hô chết đã thực sự chất đống thành các rặng cao không có dấu hiệu của sự sống.

Hơn thế nữa, hình ảnh vệ tinh chụp lại quần đảo Trường Sa cho thấy rằng đối với mỗi đảo đá xây dựng mới của Trung Quốc, những chiếc thuyền máy cắt đã được hoạt động trên các rạn san hô trước khi xây dựng.

Những đầu cắt này đã xay xới lên cả san hô chết và san hô sống cùng các chất nền cơ bản của chúng. Như vậy, có vẻ như rằng khi các nhà khoa học rạn san hô được yêu cầu đánh giá mỗi điểm tiềm năng, họ đã trung thực báo cáo rằng san hô đã chết. Kiểu nạo vét tàn sát này là những gì các nhà khoa học tin rằng đã cấu thành một cảnh tượng tội ác đối với môi trường tương đương như tội hủy diệt môi trường.

“Những khu vực rạn san hô sống này ắt hẳn đã bị tàn diệt khi cát và phù sa từ việc nạo vét và việc xây dựng đảo bị thoát ra ngoài rồi phủ chụp lên chúng, giống như đang xảy ra xung quanh những chiếc thuyền máy cắt,” McManus phát biểu như thế.  “Phải mất cả ngàn năm một rạn san hô tại các khu vực này mới tạo nên được khoảng một mét sỏi, cát và phù sa, và vì vậy mà những nơi chúng đã bị nạo vét coi như vĩnh viễn không còn như trước nữa.”

Trong khi những thiệt hại từ tàu cắt bắt sò khổng lồ cuối cùng có thể được phục hồi, trong ngắn hạn, thì  khối lượng tuyệt đối của hoạt động này đe dọa làm giảm việc cung cấp ấu trùng cá và nguy cơ tuyệt chủng địa phương đối với hầu hết các vùng bờ biển đánh bắt quá mức của Biển Đông. Thiệt hại về môi trường này biến thành việc lượng cá ít đi không thể nuôi sống dân chúng trong khu vực, làm trầm trọng thêm vấn nạn an ninh lương thực vốn đã gia tăng.

Các rạn san hô là thánh địa của Biển Đông. Đã đến lúc cần thêm nhiều người dân tham gia đồng lòng tập hợp xung quanh các nhà khoa học biển để họ có thể tham gia vào hợp tác khu vực và quản lý đại dương để đem lợi ích cho tất cả trước khi quá muộn.

*********

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Nguồn:

James Borton, “Commentary: Managing the South China Sea Commons through Science Policy,” Perspectives 10, 2016, Taipei: South China Sea Think Tank.

Ghi chú:

Phần dịch tiếng Việt “tàu cắt” hay “thuyền cắt xé” là do ngay trong bản chính tiếng Anh thì từ “cutter boat” cũng được để trong ngoặc kép với ngụ ý ám chỉ nghĩa đen trụi trần của từ cutter nghĩa là máy cắt như một cách chơi chữ, tận dụng từ tiếng Anh cutter boat chỉ một thứ thuyền buồm nhỏ nhưng cấu tạo từ có chữ cutter là cắt. Tác giả James Borton quả đã rất sâu sắc khiến người đọc hiểu ngụ ý rằng những tàu thuyền “nhỏ” của ngư dân Trung Quốc thực ra đã “cắt” xé tan nát các rạn san hô ở Biển Đông.

Việt Nam Kiện Trung Quốc Ra Tòa Án The Hague

Hoàng Hữu Phước, MIB

22-5-2016

Trước sự hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông, Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.

Trước sự hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều người dân, nhiều bài báo, thậm chí kể cả vị luật sư là nghị sĩ Quốc Hội, chưa nắm rõ quy trình cẩn trọng tối đa tại Tòa án The Hague, đều cùng lên tiếng đề nghị Chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.

Trước sự hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều người gốc Việt ở nhiều nước trên thế giới như Úc, Thụy Điển, v.v., kể cả ở Đài Loan, đã cùng bạn bè nước sở tại đã xuống đường giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mong muốn Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.

Trước sự hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều người Mỹ gốc Việt “chống Cộng” mừng rở hung hăng lấn chiếm các trang mạng “chùa” và các đài phát thanh “có tài trợ” để lập tức ra rả bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam và Đảng Cộng Sản Việt Nam “bán nước”, “làm tay sai Trung Cộng”, v.v. và v.v., mà cụ thể là một bức ảnh trên internet hình đám đông giương cờ vàng ba sọc đỏ (mà những người cộng sản trên đài phát thanh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam luôn gọi mỉa là cờ “ba que”) với tấm bảng ghi dòng chữ ngô nghê ngu xuẩn điên dại “Muốn Chống Tầu Cộng Xâm Lược Phải Diệt Việt Cộng Bán Nước” (nghĩa là muốn chống Trung Quốc “xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa” thì trước hết phải giết sạch sành sanh nhiều chục triệu người ở Việt Nam bao gồm cả quân đội Việt Nam cùng các tướng lĩnh, tất cả các đảng viên cùng gia đình của họ, tất cả đoàn viên thanh niên, và sau khi giết sạch, xác chất thành núi, máu chảy thành sông thì mấy anh “cờ ba que” sẽ về dùng núi xác và sông máu đó làm chướng ngại vật chặn đường xe tăng Trung Quốc rồi lên làm tổng thống đuổi đi vùng “tân kinh tế” những ai còn sống để lấy lại nhà cửa mà cha ông đã bỏ lại khi bại trận phải chạy ra nước ngoài), đồng thời gởi các chiếc mặt nạ có in dòng chữ “yêu nước, chống Trung Quốc” về Việt Nam cho một số người có cái để đeo lên mặt mỗi khi tụ tập đông người hoặc gây ách tắc giao thông hoặc manh động đốt phá, đòi phải kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.

Tất nhiên, đối với mấy cái trò la hét vớ vẩn của cái cộng đồng hạng bét chống Cộng ở hải ngoại thì Đảng Cộng Sản và Chính Phủ Việt Nam chẳng xem ra thể thống gì để mà quan tâm, để ý.

Tuy nhiên, đối với người dân yêu nước cùng những kiều dân vốn là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, thì trước quan tâm chính đáng đầy lòng ái quốc của họ, những bài viết và các phát biểu từ những người có trách nhiệm của quốc gia, từ những người có hiểu biết thực tế và sâu rộng về thực thi thực hành bài bản công pháp quốc tế, từ những người có tâm huyết luôn đặt an nguy quốc gia là trên hết, và từ những người có tầm nhìn chiến lược vốn luôn là thứ gien sinh học đặc thù sẵn có nơi tất cả các vị minh quân thực sự và tướng tài thực sự của Việt Nam suốt chiều dài gần 5000 năm lịch sử thực sự của Việt nam cũng như các hậu duệ thực sự chưa thoái hóa của Việt Nam thực sự, luôn là hình thức giải bày cụ thể, khoa học, chính đáng, và thích hợp hầu chứng tỏ lòng tôn trọng của họ đối với người dân yêu nước thực sự và các Việt kiều thực sự yêu nước.

Một trong những bài viết ấy nêu những chi tiết công pháp quốc tế mà thậm chí đa số các nghị sĩ xuất thân ngành luật cũng chưa hề biết đến, là bài của Tiến sĩ Bành Quốc Tuấn thuộc trường Đại Học Kinh Tế-Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Luật Pháp số thứ 9 năm 2016 mang tựa đề “Phán Quyết Điển Hình Của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye Về Giải Quyết Tranh Chấp Biển Đảo Và Bài Học Kinh Nghiệm” mà những chi tiết tổng kết cho thấy các điểm chính cực kỳ quan trọng từ một án lệ của The Hague có giá trị tham khảo như sau:

Screen Shot 05-21-16 at 01.07 PMScreen Shot 05-21-16 at 01.09 PM

 

Từ các chi tiết trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng:

1) Chính phủ Việt Nam đã đúng khi đầu tư thời gian tập trung nghiên cứu, thu thập tài liệu, nghiên cứu các tiền lệ, không chủ quan cho rằng những tài liệu đang có là đã đầy đủ thich hợp, đã có giá trị pháp lý đúng tuyệt đối, và đã có đội ngũ nhân sự chuyên gia chuyên viên cao cấp về công pháp quốc tế có khả năng trực tiếp làm việc với các luật sư và thẩm phán của The Hague bằng ngoại ngữ. Không bao giờ vội vàng đưa vụ kiện Trung Quốc ra The Hague.

2) Phán quyết của The Hague là cuối cùng, song lại không ràng buộc và tùy thuộc vào ý thức của các quốc gia thành viên trong tuân thủ phán quyết của The Hague, chứ The Hague không có cơ chế chế tài bất kỳ nếu có sự bất tuân phán quyết. Trong vụ kiện Palmas nói trên, Hoa Kỳ và Hà Lan thậm chí ký thỏa thuận đồng ý đưa vụ việc cho The Hague xử lý và cam kết tuân thủ phán quyết của The Hague. Đối với vụ kiện của Philippines tại The Hague, ngay từ đầu Trung Quốc dù là quốc gia thành viên của The Hague đã ngạo mạn tuyên bố sẽ không dự các phiên xử nếu bị triệu tập (tức được “mời”) và sẽ phủ nhận giá trị phán quyết của The Hague nếu gây bất lợi cho Trung Quốc.

3) Mỗi vụ kiện kéo dài trong vài năm, nghĩa là Việt Nam phải chuẩn bị chấp nhận tình thế rằng trong thời gian dài The Hague đang thụ lý hồ sơ, nếu có sự manh động của Trung Quốc trong cải tạo, khai thác, chiếm đóng thêm các đảo khác tại Trường Sa, thì Việt Nam phải (a) vừa đương đầu ngoại giao với các manh động ấy, (b) vừa bị trói buộc bởi tư thế thành viên nghiêm túc của The Hague tức là phải chờ đợi sự phán quyết của The Hague, (c) vừa chuẩn bị nhiều hồ sơ khởi kiện mới đối với một hay những hòn đảo mới bị Trung Quốc lấn chiếm thêm, và (d) thậm chí vừa thực hiện lệnh tổng động viên toàn quốc và áp dụng thiết quân luật để chuẩn bị chiến tranh.

4) Mỗi vụ kiện kéo dài trong vài năm, và khi có phán quyết của The Hague nhưng Trung Quốc không tuân thủ thì Việt Nam phải làm gì hay làm những gì, phải chăng sẽ bắt đầu sử dụng lực lượng đã tổng động viên vào cuộc chiến tranh cục bộ đánh chiếm lại các đảo hay tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện tổng lực chống Trung Quốc với nguy cơ những con ngựa thành Troy đánh tập kích cùng lúc từ phía Tây để hỗ trợ Trung Quốc, và sẽ đánh trả ra sao nếu Trung Quốc sử dụng vũ khí nguyên tử tiêu diệt ngay Hà Nội, Đà Nẵng, và Thành phố Hồ Chí Minh?

5) Mỗi vụ kiện kéo dài trong vài năm, và khi có phán quyết của The Hague nhưng lại công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên toàn Biển Đông, Việt Nam với tư cách vừa là thành viên nghiêm túc của The Hague vừa là nguyên đơn khởi kiện tại The Hague tức mặc nhiên phải 100% tuân thủ phán quyết của The Hague, phải chăng sẽ chấp nhận mất biển, mất toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa, vì tòa án The Hague không phải là tòa án xã phường quận thành phố tỉnh quốc gia để có thể chống án xin phúc thẩm tái thẩm giám đốc thẩm.

6) Do khả năng có xác suất của mục số 5 nêu trên, liệu Việt Nam có sẽ tiến hành trưng cầu dân ý để dân quyết định việc kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan, để nếu phán quyết theo hướng của mục số 5 thì xem như toàn dân Việt Nam đã chấp nhận cùng chịu trách nhiệm dâng đảo dâng biển cho Trung Quốc và công nhận chủ quyền của Trung Quốc, chấm dứt việc chống Trung Quốc “xâm lược”?.

7) Vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc là một cơ hội bằng vàng do Việt Nam (a) yên tâm không đơn độc khi phải đương đầu với Trung Quốc về mặt công pháp quốc tế; (b) có thời gian chuẩn bị cho chính mình từ những tài liệu thu thập được từ khắp nơi trên thế giới; (c) kết luận phán quyết của The Hague trong vụ Philippines sẽ giúp Việt Nam có kinh nghiệm phải xử lý ra sao đối với những nội dung trùng lặp đã có kết quả như ý ,cũng như đối với các nội dung trùng lặp có kết quả không như ý, đồng thời dự liệu tốt hơn đối với những nội dung không trùng lặp với vụ kiện của Philippines; và (d) kết luận phán quyết của The Hague nếu tuyệt đối đáp ứng đúng các nội dung Philippines kiện Trung Quốc, dẫn đến các phản đối, bất tuân phán quyết của The Hague, hoặc manh động của Trung Quốc tại Biển Đông làm cộng đồng quốc tế có những phản ứng mạnh mẽ, hiệu quả, có thể sẽ làm Trung Quốc hoặc bị cô lập hoặc do Trung Quốc là một trong số 117 quốc gia thành viên của The Hague sẽ phải buộc lòng tuân thủ để từ đó trở nên “biết điều” hơn trong đàm phán đàng hoàng với Việt Nam trong giải quyết cụ thể từng trường hợp của từng hòn đảo một ở Biển Đông mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền khiến sự việc của “tiền lệ” Palmas của thế kỷ XX và “tiền lệ” Biển Đông của thế kỷ XXI mang cơ chế quyết định cho các tranh chấp lãnh thổ trên toàn thế giới, nhờ đó Việt Nam vừa bảo vệ được chủ quyền biển đảo quốc gia, tránh được những xung đột chiến tranh, vừa thực hiện đúng vai trò một thủ lính của khu vực đã biết khôn khéo đặt sự an nguy toàn cục song hành với ổn định phát triển kinh tế, vì  an ninh khu vực và thế giới.

Tóm lại, 7 điểm nêu trên chứng minh Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính Phủ Việt Nam hoàn toàn đúng khi đã không vội vàng nhanh nhảu kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan.

Sự cân nhắc, đắn đo, khôn ngoan, của “Việt Cộng” luôn nhằm vào chiến thắng triệt để, cuối cùng.

Võ Nguyên Giáp đã cho đẩy đại bác lên các đỉnh đồi Điện Biên Phủ, rồi lại lịnh cho tất cả các khẩu đại bác phải được đem trở xuống, trước khi ra lịnh đẩy chúng lên trở lại và từ đó cấp tập bắn chụm xuống khống chế, tiêu diệt đại quân Pháp, chiến thắng nước Đại Pháp, tiêu diệt chủ nghĩa thực dân Pháp trên toàn thế giới.

Chính vì vậy mà “Việt Cộng” chỉ bằng một trận Điện Biên Phủ “đưa pháo vào, lại rút pháo ra, rồi đưa pháo vào, bắn” đã tiêu diệt ngay lập tức sự tồn tại hàng trăm năm của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Việt Nam.

Chính vì vậy mà “Việt Cộng” một khi đã dùng tên Hồ Chí Minh để đặt cho Chiến Dịch Hồ Chí Minh – vào năm 1975 chứ không phải trước đó – là đại thắng ngay sau một tuần, vĩnh viễn xóa tên Việt Nam Cộng Hòa trên bản đồ thế giới.

Đối đầu với một siêu cường nguyên tử mọi rợ điên dại lưu manh như Trung Quốc cùng đám lâu la của nó dù về quân sự hay tại chốn pháp đình trên bình diện quốc gia nào phải là việc hát karaoke chỉ cần cầm micro đơn giản nhấn nút kê mồm vào micro tại nghị trường hay trên vĩa hè hùng dũng kêu gào đòi đánh kẻ này kiện kẻ nọ là đã có thể giải quyết được, mà phải dùng trí lực, chí lực, tâm lực, thể lực, thế lực, tài lực, nhân lực, nội lực, ngoại lực, thời lực, và vũ lực, mà cả mười một thứ lực này đều phải là ở mức cao nhất – theo phong cách của cộng sản Việt Nam – vậy.

Võ Nguyên Giáp đã dùng “quyết chiến và toàn thắng” trong mệnh lệnh ban ra cho Chiến Dịch Hồ Chí Minh: “Thần Tốc, Thần Tốc Hơn Nữa, Táo Bạo, Táo Bạo Hơn Nữa,Tranh Thủ Từng Phút, Từng Giờ, Xốc Tới Mặt Trận, Giải Phóng Miền Nam, Quyết Chiến Và Toàn Thắng.” Võ Nguyên Giáp không dùng cụm từ cực kỳ quen thuộc của tất cả các lãnh đạo: “quyết chiến và quyết thắng” vì “quyết chiến và quyết thắng” là một khẩu hiệu mang tính động viên, kêu gọi, được dùng trong nhiều chục năm chỉ nói lên 2 thứ “lực” là chí lực và tâm lực. “Toàn thắng” là một mệnh lệnh mang tính kết quả dứt khoát, tuyệt đối, cuối cùng, nghĩa là sau khi đã có đầy đủ cả 11 thứ “lực”.

Việc kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA của The Hague ở Hà Lan phải là một “toàn thắng” kiểu Võ Nguyên Giáp.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo:

Đả Đảo Tập Cận Bình!  (bài blog đăng ngày 01-12-2015 của Nghị sĩ Hoàng Hữu Phước)

Đả Đảo Bọn Giặc Trung Quốc! (bài blog đăng ngày 30-12-2015 của Nhà viết blog  Hoàng Hữu Phước)

Biển Đông Có Phải Là East Sea?

Hoàng Hữu Phước, MIB

20-5-2016

Trong vài năm trở lại đây, từ khi Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, có nhiều người phản đối việc sử dụng từ South China Sea trong tiếng Anh để gọi Biển Đông, khiến trên tất cả các chuyến bay của Việt Nam màn hình trên máy bay cho hành khách theo dõi bản đồ hành trình đều thấy Biển Đông có tiếng Anh bị sửa thành East Sea. Đây là một việc làm không đúng.

Như đã nêu trong nhiều bài viết của tôi trên các blog trong hơn 10 năm qua, tôi luôn khẳng định rằng trong thế giới hàn lâm thế giới thì tên riêng hoàn toàn không mang ý nghĩa từ vựng thực tế, đồng thời việc dịch tên riêng tiếng nước khác ra tiếng nước mình không bao giờ là việc làm nghiêm túc, trừ phi đó chỉ là chú giải để cho biết cơ sở hoặc ý nghĩa đại khái cho việc tạo nên cái tên nào đó. Gọi nước Côte d’Ivoire là Bờ Biển Ngà là cách gọi sai của Việt Nam, vì thế giới không gọi Việt Nam là Viet South hay South Viet bao giờ. Sở dĩ có tên tiếng Anh của Côte d’Ivoire là Ivory Coast đơn giản bởi vì chính Côte d’Ivoire chọn thêm cái tên ấy bằng cách dịch nó ra tiếng Anh – đó là đặc quyền của riêng chỉ Côte d’Ivoire. Còn nước khác chỉ có quyền đặt tên khác cho Côte d’Ivoire để phục vụ riêng cho dân của chính nước mình, thí dụ Việt Nam có quyền gọi United States of America là Mỹ hay Hoa Kỳ dù “cờ” Mỹ không có hình “hoa”, Germany là Đức dù Germany chẳng dính gì đến “đạo đức”, Spain là Tây Ban Nha dù hai từ này chẳng quan hệ gì với nhau, và Côte d’Ivoire thì có thể mượn tên của một sản phẩm dược của Việt Nam là … Cốt Thoái Vương ắt cũng không là lựa chọn kém tuyệt vậy.

Các thí dụ sau nhằm làm rõ hơn lý luận:

1) Indochina có hai cách gọi ở Việt Nam là Bán Đảo Ấn Trung (với ý nghĩa Indo là Ấn Độ và China tà Trung Quốc) và Đông Dương (chẳng dính dáng gì đến tiếng Anh Indochina). Indochina do giới địa dư bản đồ hàng hải hàn lâm Âu Châu từ xưa đã đặt cho vùng đất mà họ cho là nằm giữa hai nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này chẳng bao giờ trở thành cái cớ để Ấn Độ tuyên bố phân nửa Đông Dương thuộc về Ấn Độ, còn Trung Quốc tuyên bố phân nửa còn lại thuộc Trung Quốc chỉ vì có tên nước mình trong đó để mà dân Việt Nam do sợ quá mà phải sửa Indochina thí dụ như thành…East Ocean chảng hạn thì thế giới Atlas không hiểu gì cả và chẳng biết nó ở đâu.

2) White Swan (nghĩa đen tiếng Việt: Thiên Nga Trắng) là tên tiếng Anh do người Nga gọi máy bay ném bom chiến lược siêu thanh khổng lồ Tupolev Tu-160 do chính họ chế tạo ra ấy vì nó đẹp kiêu sa lộng lẫy, song Mỹ và Khối NATO gọi nó là Blackjack ắt vì nó tàng hình không thể nhận diện trên màn radar tối đen và để phục vụ mục đích không dại gì dùng tên mỹ miều làm PR cho vũ khí chiến lược đáng gờm ấy của đối phương. Các từ tiếng Anh như White Swan hay Blackjack không phải là do dịch thuật hoặc mang ý nghĩa từ vựng nào dính dáng đến cái tên gốc tiếng Nga Tupolev cả.

3) Blow Room (nghĩa đen tiếng Việt: Phòng Thổi) được gọi là Máy Bông tại các nhà máy dệt ở Việt Nam, và không vì gọi nó là Máy Bông mà Việt Nam lại có quyền gọi nó bằng tiếng Anh là Cotton Machine (vì không phải do Việt Nam phát Minh ra máy công đoạn này trong dây chuyền kéo sợi của ngành dệt thế giới) để chẳng ai trên thế giới này hiểu cả. Chưa kể các máy khác trong nhà máy dệt còn mang những tên gọi tiếng Việt như Máy Cuộn Cúi chẳng hạn thì người ta cần phải xem catalogue để biết tiếng Anh thực sự của chúng ra sao để mà đặt mua phụ tùng chứ không thể cố dịch nghĩa của Máy Cuộn Cúi ra tiếng Anh được.

4) Fiery Cross Reef là một “đảo đá” ở quần đảo Trường Sa được đặt tên theo tên chiếc thương thuyền Fiery Cross buôn trà của Anh Quốc bị đắm ngày 04-3-1860, và do đại úy J.W.Reed của chiến hạm HMS Rifleman thuộc Hải Quân Hoàng Gia Anh khi tắp vào tiến hành khảo sát “đảo đá” năm 1867 đã phát hiện xác tàu Fiery Cross tại đấy. Việt Nam gọi đó là Đá Chữ Thập. Trung Quốc gọi là Yongshu Island. Đài Loan gọi là Yongshu Reef. Philippines gọi là Kagitingan Reef. Thế giới hàng hải gọi là Fiery Cross Reef. Tên Đá Chữ Thập. Yongshu Island, Yongshu Reef, và Kagitingan Reef đều không là dịch thuật từ tên tiếng Anh Fiery Cross Reef. Và do Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, và Philippines đều tuyên bố chủ quyền của “đảo đá” này, khi tranh chấp phải sử dụng tên Fiery Cross Reef. Nếu Việt Nam bảo Đá Chữ Thập là của ta, tên tiếng Việt của ta là quan trọng bậc nhất, từ đó ta tự động dịch ra tiếng Anh thành Cross Rock chẳng hạn thì ta thua ngay lập tức vì ta đòi chủ quyền của một Cross Rock nào đó trên hành tinh nào đó của thái dương hệ nào đó trong thiên hà nào đó thuộc vũ trụ nào đó chứ không phải đang đòi chủ quyền trên Fiery Cross Reef tại Biển Đông.

Tóm lại, giới đồ bản hàn lâm thế giới có gọi một nhóm đảo của Việt Nam là Paracel Islands thì Việt Nam cứ dùng từ Hoàng Sa trong nội bộ Việt Nam, nhưng đừng dại dột cố dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh giả dụ như Yellow Sand chẳng hạn, vì nếu gọi như thế Trung Quốc sẽ bảo rằng nó là chủ Paracel Islands chứ nó có biết Yellow Sand là cái quái gì đâu mà Việt Nam bảo nó lấn chiếm, và rằng Việt Nam nói mình là chủ của đảo ấy sao lại không biết tên tiếng Anh của nó trên Atlas thế giới. Đưa vụ việc ra tòa án quốc tế mà không dùng tiếng Anh của giới bản đồ hàn lâm thì thua ngay lập tức.

Tương tự, giới đồ bản hàn lâm thế giới gọi một nhóm đảo khác của Việt Nam là Spratly  Islands thì Việt Nam cứ dùng từ Trường Sa trong nội bộ Việt Nam, đừng dại dột cố dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh giả dụ như Long Sand vì nếu gọi như thế Trung Quốc sẽ bảo rằng nó là chủ Spratly Islands chứ nó có biết Long Sand là cái quái gì đâu mà Việt Nam bảo nó lấn chiếm, và rằng Việt Nam nói mình là chủ của đảo ấy sao lại không biết tên tiếng Anh của nó trên Atlas thế giới. Đưa vụ việc ra tòa án quốc tế mà không dùng tiếng Anh của giới bản đồ hàn lâm thì thua ngay lập tức.

Và cũng tương tự, giới đồ bản hàn lâm thế giới gọi vùng biển giữa Việt Nam và Philippines là South China Sea (nghĩa đen tiếng Việt: Biển Hoa Nam) thì Việt Nam cứ dùng từ Biển Đông trong nội bộ Việt Nam, đừng cố đặt tên tiếng Anh bằng cách dịch từ tiếng Việt sang thành East Sea vì nếu gọi như thế Trung Quốc sẽ bảo rằng nó là chủ South China Sea, còn Việt Nam đang đòi chủ quyền của East Sea tức biển ở chỗ khác, nên không hiểu tại sao Việt Nam bảo nó lấn chiếm, và rằng Việt Nam nói mình là chủ Biển Đông sao lại không biết tên tiếng Anh của nó trên Atlas thế giới, và nếu Việt Nam nói mình là chủ East Sea thì hãy đi mà gây lộn với Nhật Bản để đòi lại East Sea. Đưa vụ việc ra tòa án quốc tế mà không dùng tiếng Anh của giới bản đồ hàn lâm thì thua ngay lập tức.

Tôi khẳng định: việc các máy bay của Việt Nam dùng East Sea để làm tiếng Anh cho Biển Đông là hoàn toàn sai.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú: bài viết này bổ sung lý luận và thí dụ cho bài Biển Đông” Hay “Biển Nam Trung Hoa

Công Dân Việt Nam Lại Thu Trúc Đã Gởi Thư Cho Tổng Thống Hoa Kỳ Obama

Công Dân Lại Thu Trúc Của Việt Nam Đã Gởi Thư Cho Tổng Thống Hoa Kỳ Obama

Nhân Chuyến Thăm Chính Thức Việt Nam Của Tổng Thống Hoa Kỳ Tháng 5 Năm 2016

(có bản dịch tiếng Việt bên dưới phần nguyên tác)

Ho Chi Minh City, May 14, 2016

 

The President of The United States

The White House

1600 Pennsylvania Avenue, N.W.

Washington, DC 20500

 

Dear Mr. President:

I the undersigned Lai Thu Truc (Ms.) from Ho Chi Minh City, Vietnam, on the threshold of your visit to my country this May, wish to present to you my compliments and would like to take this opportunity to convey to you my proposals as follows.

The USA should consider to timely and completely lift the arms embargo imposed against Vietnam from 1975 extended from a previous one against North Vietnam in 1964.

The bilateral relations between the USA and Vietnam have been well-developed with obvious significant progress on many issues during the past two decades resulting in the diplomatic, economic, and educational activities, and particularly the Comprehensive Partnership Agreement between the two countries. However, the impact on Vietnam from the said arms embargo has not enabled Vietnam to improve its security capabilities, as the country is in dire need of lethal weapons for its defense purposes particularly at the non-stop aggressive actions of China in its territorial claiming in the South China Sea causing constant conflict and tension threatening not only the sovereignty and safety of many countries of ASEAN but also the commercial gateway of the world’s merchant shipping navigation.

In fact, the USA has partly lifted the said embargo for transferring to Vietnam the maritime security-related defense articles, thanks to which the maritime security capabilities of Vietnam could be but partly improved.  But Vietnam needs more than that for its coastal defense and its ground forces as tension and conflict would not arise only at sea.

Issues of say human rights may still be haunting your decision for a total lifting of the embargo; however, the cultural aspects of the differentiation in that matter, the fast progress of reforms of Vietnam, the security of the whole ASEAN, and the positive regional role of the country should be considered to justify the lifting strategically.

I hope that with your kind consideration, influence and power, the total lifting of the arms embargo against Vietnam will soon be materialized to pave the way to the uniformed strengthening of the defense capabilities of the ASEAN countries for the benefits of the region and the world.

Most respectfully,

Lai Thu Truc

Phone: 84-903380207

Email: laithutruc@myabiz.biz

Mailing Address: MYA BizCorp, 399B Truong Chinh, P14, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam

Bản dịch tiếng Việt ngày 17-5-2016 của Hoàng Hữu Phước:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 5 năm 2016

Kính gởi  Tổng Thống Hoa Kỳ

Tòa Bạch Ốc

1600 Đại Lộ Pennsylvania, Khu Tây Bắc

Thủ Đô Washington 20500

Hoa Kỳ

 

Kính thưa Tổng Thống:

Tôi ký tên dưới đây là Lại Thu Trúc ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, nhân sắp có chuyến thăm của Ngài đến đất nước tôi trong tháng Năm này, kính gởi đến Ngài lời chào trân trọng nhất và kính trình bày cùng Ngài khuyến nghị sau:

Hoa Kỳ nên xem xét gỡ bỏ kịp thời và hoàn toàn lịnh cấm vận vũ khí đã áp đặt chống Việt Nam từ 1975 sau khi gia hạn lịnh cấm đã có trước đó chống Bắc Việt năm 1964.

Quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với những tiến bộ rõ nét có ý nghĩa về nhiều mặt trong hai thập kỷ qua, dẫn đến kết quả là có những hoạt động trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và giáo dục, đặc biệt là việc ký kết Thỏa Thuận Đối Tác Toàn Diện giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, tác động của lịnh cấm vận đã không giúp Việt Nam tăng cường năng lực phòng vệ vì Việt Nam rất cần có các vũ khí sát thương phục vụ quốc phòng, đặc biệt trong hoàn cảnh Trung Quốc có các hành động không ngừng gây hấn tuyên bố chủ quyền biển đảo ở Biển Đông gây ra những xung đột căng thẳng thường xuyên đe dọa không những chủ quyền và sự an nguy của nhiều quốc gia trong khối ASEAN mà còn đối với cửa ngõ giao thương của tuyến hàng hải này của thế giới.

Trên thực tế, Hoa Kỳ đã gỡ bỏ một phần lịnh cấm vận để chuyển cho Việt Nam những khí tài liên quan đến an ninh biển, nhờ vậy mà năng lực an ninh biển của Việt Nam được nâng cao dù chỉ một phần. Song, Việt Nam cần nhiều hơn thế để phòng thủ suốt vùng duyên hải cũng như lực lượng mặt đất do các căng thẳng xung đột không chỉ có thể xảy ra ngoài biển khơi.

Những vấn đề như nhân quyền chẳng hạn vẫn làm Hoa Kỳ đắn đo việc gỡ bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận vũ khí; tuy nhiên, các khía cạnh văn hóa đối với những dị biệt trong vấn đề ấy, tiến bộ vượt bậc trong cải cách của Việt Nam, an ninh của cả khối ASEAN, cùng với vai trò tích cực của Việt Nam trong khu vực nên được xem xét đến như điều kiện đủ để tiến đến việc gỡ bỏ mang tính chiến lược lịnh cấm vận.

Tôi kính mong sự xem xét của Tổng Thống cùng ảnh hưởng và quyền lực của Ngài sẽ giúp sự gỡ bỏ lịnh cấm vận vũ khí Việt Nam sẽ sớm biến thành hiện thực, mở đường cho sự tăng cường đồng bộ về năng lực phòng thủ của các nước ASEAN vì lợi ích của khu vực và thế giới.

Kính chào trân trọng,

Lại Thu Trúc

Điện thoại: 84-903380207

Email: laithutruc@myabiz.biz

Địa chỉ thư tín: Doanh Thương MYA, 399B Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Arms Embargo – Vấn Đề Hoa Kỳ Cấm Vận Vũ Khí Việt Nam

Nhân Chuyến Thăm Chính Thức Việt Nam Của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama Tháng 5 Năm 2016

Hoàng Hữu Phước, MIB

15-5-2016

000

A) Mỹ Cấm Vận Vũ Khí Việt Nam

Mỹ đã ban hành lịnh cấm vận vũ khí Việt Nam từ ngay sau Sự Kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 tức vụ Bắc Việt hai lần liên tiếp trong 2 ngày cho ba tàu phóng ngư lôi (torpedo boat) mang phiên hiệu T-333, T-336 và T-339 lao vào tấn công khu trục hạm (destroyer) USS Maddox của Mỹ khi Maddox ở cách bờ biển những 28 hải lý, khiến Mỹ quyết định ào ạt đổ quân vào Nam Việt Nam.

Cần lưu ý trong tiếng Anh “boat” luôn hàm nghĩa nhỏ xíu, nhỏ hơn “ship”, như cách gọi “thuyền nhân” là “boat people”. Do không thể nào có bất kỳ ai trên thế giới có được ảnh chụp của tàu phóng ngư lôi của “Cộng sản Bắc Việt” nghèo nàn ra sao, bé nhỏ thế nào, cũ kỹ đến đâu, và lội nhanh hay chậm, chúng ta nên tạm xem thế nào là “Torpedo Boat” qua hình một “boat” phóng ngư lôi của Mỹ dưới đây cùng ảnh chụp một chiếc “boat” phóng ngư lôi của Liên Xô (dường như là loại Bắc Việt sử dụng), cả hai cùng xuất hiện trong Đệ Nhị Thế Chiến:

001002003

Vấn đề lạ ở chỗ dù tàu phóng ngư lôi torpedo boat luôn là loại có tốc độ cao thì (a) tàu của Bắc Việt vẫn không thể dùng làm thứ để hùng hổ tấn công, chưa kể tàu chắc chắn không bao giờ hiện đại bằng tàu phóng ngư lôi của Mỹ – như so sánh ở trên – nói gì đến khu trục hạm khổng lồ Maddox, nên tầm bắn của cả ngư lôi và súng ống không thể xa,  muốn tấn công Maddox thì tàu sẽ phải áp thật sát nghĩa là ngay cả khi manh động từ còn rất xa thì khu trục hạm Maddox cũng đã có thể bắn hạ tàu phóng ngư lôi Băc Việt dễ dàng do có tầm bắn ngư lôi và đại bác xa hơn; (b) tàu phóng ngư lôi Bắc Việt được cho là đã để lại trên thân khu trục hạm Maddox chỉ mỗi một lổ đạn súng máy chứ tàu Bắc Việt chẳng phóng quả ngư lôi nào; và (c) dù khu trục hạm Maddox có hỏa lực cực kỳ ghê gớm của đại bác và ngư lôi, Maddox vẫn như một đứa hài nhi khóc thét sợ hãi méc với mẹ là hàng không mẫu hạm Mỹ Ticonderoga và ngay lập tức sáu chiến đấu cơ phản lực Mỹ xuất kích đánh chìm một tàu phóng ngư lôi của Bắc Việt đồng thời phá hỏng hai chiếc còn lại làm 4 chiến sĩ tử thương và 6 chiến sĩ trọng thương trong khi phía Mỹ không có thương vong nào. Sau khi giả vờ bỏ chạy do bị “tấn công dữ dội”, hai ngày sau, khu trục hạm Maddox trở lại vị trí cũ với sự hộ tống của một khu trục hạm khác là chiếc Turner Joy, để rồi gây nên cuộc chiến tranh Việt Nam khi lại ngụy tạo lời cầu cứu khẩn thiết lạy xin các chiến đấu cơ xuất kích cứu nguy với lý do đã bắt được tín hiệu cho thấy Bắc Việt lại sắp sửa tấn công, khiến Mỹ ồ ạt đổ bộ vào Đà Nẳng. Sự thật về sự ngụy tạo lý do này đã được Mỹ công bố khi đến hạn cho phép giải mã hồ sơ mật của quá khứ.

Xin giới thiệu destroyer ship lừng danh thế giới: Khu trục “hạm” USS Maddox đã “bị” tàu phóng ngư lôi Bắc Việt tấn công (Maddox dài 115 mét, hai động cơ cánh quạt,  tầm hoạt động 12.000 km, nhân lực gồm 336 sĩ quan và quân nhân, trang bị 6 khẩu đại bác 120 li, 12 khẩu AA 40 li, 11 khẩu AA 20 li, 10 ống phóng ngư lôi):

004

Còn hàng không mẫu hạm USS Ticonderoga này đã không răn đe được Bắc Việt ắt do Bắc Việt có hàng triệu tàu phóng ngư lôi tràn ngập Biển Đông nên chiến đấu cơ của mẫu hạm chỉ diệt được một tàu phóng ngư lôi rồi tháo chạy về báo xin Tổng Thống Hoa Kỳ cho quân đổ bộ vào…Đà Nẵng, thay vì vào Hải Phòng nếu muốn  dạy cho Bắc Việt biết thế nào là lễ độ:

005

Như vậy, chỉ có một trong ba giả thuyết rằng (a) Bắc Việt đã đột nhiên ngu xuẩn khi đạp chiếc xích lô made-in-Vietnam húc vào chiếc xe tăng tấn công chủ lực M1A2 Abrams made-in-USA, (b) vũ khí hạng cũ của Liên Xô cho Bắc Việt mượn như tàu phóng ngư lôi nhỏ xíu Cộng Sản P4 tức P4 Komsomolets chục người vẫn có thể ra tuốt hải phận quốc tế đánh đuổi khu trục hạm tối tân khổng lồ gần 400 quân sĩ USS Maddox mà thậm chí 6 phản lực cơ chiến đấu của Mỹ oanh kích bắn hạ được có 1 tàu và làm hỏng 2 tàu Bắc Việt chứ hỏa lực hùng hậu khủng khiếp của Maddox không thể bảo vệ chính nó để làm phương hại gì đến 3 chiếc tàu nhỏ của Bắc Việt khiến dẫn đến hồ nghi rằng hải quân Mỹ sẽ không thể bảo vệ được Hoa Kỳ, và (c) Maddox đã áp sát Bắc Việt để mong bị bắn cảnh cáo và hớn hở với một lổ đạn súng máy trước khi bỏ chạy để ngụy tạo chứng cớ cho Mỹ khởi sự cuộc chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam. Tất nhiên tài liệu lịch sử của Mỹ và công trình nghiên cứu của tất cả các giáo sư Mỹ đều chứng minh “giả thuyết” cuối cùng là sự thật.

B) Vũ Khí Liên Xô

Trong chiến tranh Việt Nam, tác giả bài viết này đã nghe các chiến sĩ Cộng Hòa trú đóng ở gần trường tiểu học Phan Đình Phùng tại Quận 3 Sài Gòn cho biết họ rất sợ súng AK-47 của Việt Cộng vì khi xông trận, tiếng nổ dịu dàng “đúng chuẩn lịch sự của đề-xi-ben” của tiểu liên Mỹ M16E1 đã bị tiếng nổ chát chúa của AK47 lấn át làm họ hoảng loạn mất tinh thần chiến đấu, và AK còn lợi hại ở chỗ cỡ đạn luôn to nhỉnh hơn đạn của M16 nên súng AK có thể xài đạn M16 tịch thu được trong khi lính Cộng Hòa không sao dùng M16 để xài đạn AK họ nhặt được “trên xác cộng quân”.

Nhưng hãy nói về một vũ khí khác của Liên Xô đã lừng danh trên chiến trường Việt Nam là xe tăng T-54 tức loại xe tăng loại trung bình củ kỹ thời Đệ Nhị Thế Chiến của Liên Xô được cung cấp cho Bắc Việt:

006007

T-54 ưu việt hơn so với xe tăng Mỹ cung cấp cho Nam Việt Nam là M48 Patton

010008009

Ở trên là các so sánh phân biệt về kỹ thuật và mỹ thuật. Còn khi tác giả bài viết này còn nhỏ thì sự so sánh phân biệt lại rất đơn giản: xe tăng Việt Cộng bánh xích một tầng nên xe lùn, còn xe tăng Mỹ bánh xích hai tầng nên xe cao hơn.

C) Vũ Khí Hiện Đại Nga Hiện Đại

Vũ khí Nga cung cấp cho Việt Nam (bán chịu) tất nhiên chưa bao giờ là loại hiện đại nhất, từ súng ống, xe tăng, cho đến hỏa tiển và chiến đấu cơ Mig, v.v., vì tất cả những ưu thế quân sự của vũ khí tối tân phải được bảo mật tối đa cho mục đích quốc phòng Liên Xô. Tuy nhiên, đối với nước Nga hiện đại thì vũ khí hiện đại của Nga là nguồn thu ngoại tệ dồi dào khủng khiếp do luôn là thứ hàng hóa được ưa chuộng nhất trên thế giới do tính ưu việt của các vũ khí ấy như Nga đã phô diễn hoành tráng qua lễ duyệt binh Ngày Chiến Thắng 2015, 2016 và qua sự tham chiến chống IS hiện nay. Đặc biệt sự phô diễn xe tăng Armata T-14 tại Lễ Chiến Thắng 2015 được che đậy bớt

011.PNG

để rồi xuất hiện đường bệ tại Lễ Chiến Thắng 2016

012.PNG

đã ngay lập tức được đánh giá là chiếm lĩnh vị trí số một thế giới so với tất cả các loại xe tăng hiện đại tối tân mà bất kỳ quốc gia nào khác sản xuất. Thậm chí trước tính năng tàng hình của Armata T-14, các nhà sản xuất vũ khí Mỹ nhao nhao lên rằng Nga đã nói xạo vì xe tăng luôn phát ra âm thanh lớn, sức nóng cao và khói bụi nhiều, nghĩa là Mỹ vẫn chưa thể tìm ra phương pháp khắc phục để chế tạo được xe tăng tàng hình.

Thử so sánh với xe tăng hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là Abrams Tusk M1A2 SEP V3

013

chúng ta sẽ có thể tự đánh giá được sự ưu việt ra sao:

014015

chưa kể các loại vũ khí khủng khiếp mà Nga đã tung ra trong Lễ Chiến Thắng như Đại Pháo Tự Hành

016017

 

Và biết bao thứ vũ khí tối tân cho không quân như các chiến đấu cơ và oanh tạc cơ dòng  SU lừng danh cũng như các loại tàu chiến và tàu đổ bộ khổng lồ khác mà nhiều nước đặc biệt quan tâm đến.

018

D) Vũ Khí Mỹ – Tại Sao

Tất nhiên, mua vũ khí từ Nga sẽ đem đến Việt Nam 8 thuận lợi như về (a) giá cả, (b) tính năng ưu việt của vũ khí hiện đại Nga, (c) phương thức thanh toán, (d) sự quen thuộc trong học tập-huấn luyện với chuyên gia vũ khí Nga, (e) lòng tin sẵn có vào khí tài quân sự Nga, (f) củng cố mối quan hệ lâu bền với Nga về lĩnh vực trang bị quốc phòng, (g) có thể được chuyển giao công nghệ chế tạo – lắp ráp – sản xuất của Nga cho một số khí tài, và (h) phù hợp với xu thế chung của nhiều nước ưa chuộng khí tài quân sự Nga.

Tuy nhiên, mua vũ khí từ Nga lại đem đến Việt Nam 5 điều bất lợi như (a) những vũ khí siêu hiện đại của Nga như các dàn phóng tên lửa khủng khiếp mà Nga đã thị uy trên chiến trường Syria có giá rất cao mà Trung Quốc giàu có đã tận dụng sức mạnh tài chính cùng thời cơ bị cô lập của Nga để mua được, (b) lợi ích sống còn về kinh tế của Nga sẽ khiến Nga hạn chế hoặc từ chối bán cho Việt Nam những khí tài quân sự có thể không làm hài lòng Trung Quốc, (c) các chiến đấu cơ của Trung Quốc đều được Trung Quốc tự chế mô phỏng theo công nghệ Nga mới hơn so với các chiến đấu cơ Việt Nam hiện có, (d) các phương tiện hải quân Nga cực kỳ gây ấn tượng do kích thước khổng lồ nhưng chưa từng được kiểm chứng trên thực tế chiến trường chưa kể Nga còn đặt Pháp chế tạo hai mẫu hạm Mistral cho trực thăng tấn công và đổ bộ, và (e) việc sử dụng khí tài quân sự không tương hợp với phần còn lại của ASEAN sẽ gây khó khăn trong hợp đồng tác chiến khi vẫn có khả năng trong vài năm sắp đến khối ASEAN sẽ buộc phải biến thành một liên minh quân sự khi Trung Quốc thực hiện xâm chiếm ASEAN hoặc khi nổ ra chiến tranh khu vực có sự tham chiến của Mỹ và Nhật.

Từ các hoàn cảnh trên, việc mua khí tài quân sự của Mỹ sẽ là khả năng tốt nhất để nâng cao khả năng trước hết trong bảo vệ vùng biển, bảo vệ bờ biển, bảo vệ lòng biển và bảo vệ vùng trời trên vùng biển của Việt Nam cũng như hải phận quốc tế của ASEAN.

E) Trái Bóng Trên Sân Mỹ

Trên thực tế, trước sự bành trướng và gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông, cùng với việc nhất thiết phải bảo vệ tuyến hàng hải trên Biển Đông cực kỳ quan trọng với thương mại thế giới, Mỹ đã nới lỏng lịnh cấm vận vũ khí với Việt Nam để tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với các khí tài quân sự hải quân nhằm nâng cao khả năng của Việt Nam trong tự  bảo vệ vùng biển của mình. Song, như thế là chưa đủ, vì lực lượng mặt đất của Việt Nam còn cần được trang bị hạng nặng để bảo vệ vùng duyên hải, bờ biển, chứ không chỉ ngoài biển, chưa kể còn tính cả phòng thủ lòng biển và không phận trên biển.

Việc Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc về nhân quyền là cụ thể như trong xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới và nữ quyền, kinh doanh khu vực tư nhân, bảo hiểm y tế toàn dân, phát triển giáo dục và du học, v.v., cũng như vị trí chính thức của Việt Nam trong Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hợp Quốc, cùng với những hợp tác nhân đạo với Hoa Kỳ trong nhiều chục năm qua đối với vấn đề MIAs quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh.

Tuy nhiên, nhân quyền luôn là lý do – dù khiên cưỡng – để các cơ quan Mỹ đắn đo, kéo dài việc giở bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

Việc cấm vận vũ khí Việt Nam không có giá trị thực tiễn do

a) vũ khí chiến tranh tức lethal weapons là để Việt Nam chống giặc ngoại xâm như thực tế lịch sử chứ không thể gán ghép vào “nhân quyền” như thể Việt Nam đe dọa an ninh, dân chủ, chủ quyền của các quốc gia khác;

b) Việt Nam vẫn có thể trong suốt thời gian hiệu lực của lịnh cấm vận của Hoa Kỳ mua sắm vũ khí tối tân của Nga, kể cả phát triển hải đội tàu ngầm, và thực tế đã đánh bại Trung Quốc trong cuộc xâm lược của Trung Quốc toàn tuyền biên giới phía Bắc cũng như đánh bại cuộc xâm lược của Campuchia toàn tuyến biên giới Tây Nam bằng các vũ khí chiến tranh mua của Liên Xô;

c) Việt Nam là môt thực thể có uy tín ở ASEAN có liên quan đến sự an nguy của ASEAN mà sự cấm vận nhằm làm Việt Nam thiếu thốn các khí tài quân sự sẽ chỉ đem lại hiểm họa hiển nhiên cho ASEAN từ mối đe dọa của Trung Quốc;

d) dù cho ASEAN là một khối luôn tuyên bố không là một liên minh quân sự như NATO, vẫn có khả năng sự hợp tác quân sự sẽ phát sinh tự thân ASEAN như hệ quả tất yếu khi hiểm họa từ Trung Quốc trở thành hiện thực xâm lược, và khi đó sự đồng bộ hay chênh lệch về chất lượng và số lượng khí tài quân sự của các nước ASEAN là yếu tố quan trọng trong phòng vệ và tự bảo vệ của chính ASEAN;

e) chưa kể ngay cả khi Mỹ gỡ bỏ lịnh cấm vận vũ khí Việt Nam thì chẳng bao giờ Mỹ bán cho Việt Nam những khí tài quân sự tối tân nhất để phải đắn đo lo lắng về bí mật công nghệ quốc phòng Hoa Kỳ; và

f) Mỹ cần phải quan tâm đến sự cạnh tranh trên thị trường vũ khí từ các quốc gia sản xuất khí tài quân sự hùng mạnh như Đức, Nhật, Hàn, v.v., mà Việt Nam tất nhiên phải ưu tiên mua sắm vũ khí Mỹ để hiện thực hóa nguyên tắc ngoại giao của “có qua có lại”.

Quả bóng đang thực sự ở trên phần sân của Hoa Kỳ, và Tổng Thống Obama có cơ hội vàng trở thành người trực tiếp xử lý quả bóng ấy vì lợi ích của nước Mỹ và của dân chúng Mỹ, thay vì chuyền quả bóng ấy cho người kế nhiệm.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Trang Sử Chưa Được Tiết Lộ Về Hoa Kỳ

Nhân Chuyến Thăm Việt Nam Và Nhật Bản Của Tổng Thống Mỹ Obama

Hoàng Hữu Phước, MIB

11-5-2016

Hôm nay các phương tiện truyền thông đại chúng ở New Zealand – và tất nhiên cũng ở Việt Nam – đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam và Nhật Bản của Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ Ngài Barack Hussein Obama Đệ Nhị. Chuyến thăm này của Ngài Obama (a) một mặt làm tiu nghỉu những kẻ chống Việt đã loan tin hàm hồ láo xạo về việc hủy bỏ chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ để phản đối việc Việt Nam bầu lại Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội, và Thủ Tướng trước nhiệm kỳ – một việc hoàn toàn phù hợp Hiến Pháp Việt Nam và luật pháp Việt Nam mà tất cả các nguyên thủ của tất cả các nước trên toàn thế giới phải công khai công nhận và công khai tôn trọng, (b) một mặt tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu quốc tế và các nhà báo lão luyện trên thế giới tập trung viết về tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và Nhật Bản. Một trong vô số các bài viết ấy là của nhà báo Edu Montesanti, tác giả quyển Những Sự Dối Trá Và Tội Ác Của Cuộc Chiến Chống Khủng Bố (Lies and Crimes of “War on Terror”), phỏng vấn độc quyền Giáo sư Peter Kuzinick, công dân New York, Giáo sư Lịch Sử Đại Học Hoa Kỳ và Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Nguyên Tử Hoa Kỳ, mà tôi dịch sang tiếng Việt như dưới đây để cung cấp cho bạn đọc có thêm thông tin về một giai đoạn lịch sử không thể nào quên của nhân loại. Trong bài phỏng vấn này, Giáo sư Peter Kuzinick nói về việc thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki, về tội ác cùng các dối trá của Mỹ đàng sau cuộc chiến tranh tại Việt Nam cũng như về sự thật đằng sau cuộc xâm lược của Mỹ tại Việt Nam, và vì sao Mỹ có cuộc Chiến Tranh Lạnh với Liên Xô cũng như vì sao cuộc chiến ấy cùng truyền thông chính thống đã ảnh hưởng đến thế giới ngày nay, lợi ích từ cuộc ám sát Tỏng Thống Kennedy, chủ nghĩa đế quốc Mỹ đối với Châu Mỹ La Tinh thời Chiến Tranh Lạnh và ngày nay dưới vỏ bọc giả trá của Chiến Tranh Chống Khủng Bố và Chiến Tranh Chống Ma Túy.

*********

Edu MontesantiThưa Giáo sư Peter Kuznick, xin cảm ơn ông rất nhiều vì đã cho phép tôi được phỏng vấn ông. Trong quyển Lịch Sử Chưa Được Nói Đến Của Hoa Kỳ, ông cùng đồng  tác giả Oliver Stone có tiết lộ rằng việc ném các quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki của Tổng thống Harry Truman là không cần thiết về mặt quân sự, cùng những lý do đằng sau nó. Xin Giáo sư vui lòng bình luận về các sự nêu lên này

Peter Kuznick: Thật là thú vị khi tôi nói chuyện với những người ở nước khác thì hầu hết đều cho rằng các vụ thả bom nguyên tử là không cần thiết và không thể biện minh được, trong khi hầu hết người Mỹ vẫn tin rằng việc thả những quả bom nguyên tử ấy là hành động thực sự nhân đạo vì chúng cứu sống hàng trăm hàng ngàn người Mỹ rất có thể sẽ chết trong một cuộc xâm lược của hàng triệu người Nhật.

Đó là một ảo tưởng để tự an ủi mà nhiều người Mỹ hằng tin sâu sắc, đặc biệt nơi những bậc lão niên. Đây là một trong những huyễn hoặc sơ đẳng phát sinh từ Đệ Nhị Thế Chiến. Nó có từ sự cố ý tuyên truyền của Tổng Thống Truman, Bộ Trưởng Chiến Tranh Henry Stimson, và nhiều vị khác, những kẻ loan truyền thông tin sai lạc rằng các quả bom nguyên tử đã buộc Nhật Bản phải đầu hàng. Truman tuyên bố trong cuốn hồi ký của ông rằng các quả bom nguyên tử đã cứu sống nửa triệu người Mỹ. Tổng Thống George H.W. Bush sau đó nâng con số lên thành “nhiều triệu người”. Thực tế là vụ thả các quả bom nguyên tử đã không hề cứu sống người Mỹ cũng như không hề đóng góp đáng kể nào vào sự quyết định đầu hàng của Nhật Bản. Các quả bom nguyên tử ấy lẽ ra đã khiến kéo dài chiến tranh hơn và gây thiệt hại nhân mạng nhiều hơn cho Mỹ. (giải thích thêm của Hoàng Hữu Phước: hai quả bom nguyên tử rất có thể đã làm Nhật Bản nổi giận điên cuồng tập trung báo thù Mỹ nếu như bộ binh Nhật Bản không bị Liên Xô tiêu diệt ở Mãn Châu Quốc). Chỉ có một sự thật là chúng đã giết hàng trăm ngàn người Nhật và gây thương tích cho nhiều người hơn thế.

Theo báo cáo tháng 1 năm 1946 của Bộ Chiến Tranh Hoa Kỳ, các quan chức hàng đầu Nhật Bản đã có rất ít cuộc thảo luận về các vụ đánh bom nguyên tử, nghĩa là chúng không dẫn đến quyết định đầu hàng. Điều này mới đây đã được công nhận một cách khá gây sửng sốt bởi Bảo Tàng Quốc Gia của Hải Quân Hoa Kỳ tại Thủ đô Washington, khi báo cáo rằng “Sự tàn phá rộng lớn bởi các vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki và sự sát hại 135.000 người Nhật đã có rất ít ảnh hưởng đến quân đội Nhật Bản.”

Tuy nhiên, việc Liên Xô đem quân vào Mãn Châu Quốc đã làm Nhật Bản đổi ý. Ít người Mỹ biết rằng trong tổng số 7 vị Đô Đốc và tướng lĩnh năm sao của Mỹ đã có ngôi sao thứ năm trong cuộc chiến ấy thì đã có 6 vị nói rằng các quả bom nguyên tử hoặc không cần thiết về quân sự hoặc đáng bị lên án về mặt đạo đức hoặc cả hai. Các vị ấy gồm có Tướng Douglas MacArthur, Dwight Eisenhower, Henry “Hap” Arnold, và các Đô đốc William Leahy, Ernest King, cùng Chester Nimitz Leahy, chánh văn phòng của tổng thống Roosevelt và Truman. Vị này nói rằng các vụ đánh bom nguyên tử vi phạm “mọi chuẩn mực đạo đức Kitô giáo mà tôi từng nghe nói đến cũng như tất cả các luật thời chiến được biết đến.” Ông phát biểu rằng “Nhật Bản đã đã bị đánh bại và sắp sửa đầu hàng. Việc sử dụng các loại vũ khí man rợ này tại Hiroshima và Nagasaki không trợ giúp cụ thể nào trong cuộc chiến chống Nhật Bản của chúng ta. Là người đầu tiên sử dụng bom nguyên tử, chúng ta đã áp dụng một tiêu chuẩn đạo đức thường thấy của bọn man di thời Tiền Trung Cổ “.

Tổng thống Mỹ Eisenhower đồng ý rằng người Nhật đã bị đánh bại từ trước rồi. Tướng MacArthur nói rằng Nhật Bản lẽ ra đã đầu hàng nhiều tháng trước nếu Mỹ bảo Nhật Bản rằng Nhật Bản có thể duy trì hoàng đế của họ, cái điều mà cuối cùng Mỹ cũng đã cho phép Nhật Bản có được.

Thế thực ra đã đã xảy ra việc gì? Khoảng mùa xuân năm 1945, rõ ràng hầu hết các lãnh đạo Nhật Bản đều biết họ không thể thắng cuộc chiến tranh. Vào Tháng Hai 1945, Hoàng tử Fumimaro Konoe, cựu Thủ tướng Nhật Bản, đã viết thư cho Hoàng đế Hirohito, “Nhi thần rất tiếc phải kính bẩm với Đức Kim Thượng rằng thất bại của Nhật Bản là không thể tránh khỏi.”

Cảm nhận này cũng được thể hiện bởi Hội đồng Chiến Tranh Tối Cao vào tháng Năm 1945 khi họ tuyên bố rằng “Việc Liên Xô tham chiến sẽ giáng một đòn chí tử vào Đế Chế chúng ta” và được lặp đi lặp lại thường xuyên sau đó bởi các nhà lãnh đạo Nhật Bản.

Mỹ, vốn đã giải được bảng mật mã của Nhật Bản và đã chặn được đường dây cáp truyền tin của Nhật Bản, đã hiểu biết đầy đủ về sự tuyệt vọng ngày càng tăng của Nhật Bản muốn chấm dứt chiến tranh nếu Mỹ đồng ý cho họ “đầu hàng.” Nhật Bản đâu chỉ bị đánh bại tơi tả về quân sự, hệ thống đường sắt của Nhật cũng lâm vào cảnh bị phá huỷ còn nguồn cung cấp thực phẩm bị cạn kiệt. Đich thân Tổng Thống Mỹ Truman đã gọi bức điện thu được ngày 18 tháng Bảy là “bức điện của Nhật Hoàng yêu cầu hòa bình.” Nhà lãnh đạo Mỹ cũng biết rằng những gì Nhật Bản thật sự sợ hãi là khả năng của một cuộc xâm lược của Liên Xô mà Nhật Bản không thể nào ngăn chặn được.

Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã không biết rằng tại Hội Nghị Yalta, Stalin đã đồng ý tham chiến tại Thái Bình Dương ba tháng sau khi kết thúc cuộc chiến ở Châu Âu. Nhưng Truman biết và hiểu hết ý nghĩa của nó. Ngay từ ngày 11-4-1945, Phụ trách Cơ Quan Tình Báo Hốn Hợp thuộc Tham Mưu Liên Quân Mỹ đã báo cáo rằng “Nếu bất cứ lúc nào mà Liên Xô tham chiến, tất cả người Nhật Bản sẽ nhận ra rằng thất bại tuyệt đối là không thể tránh khỏi.”

Tại Potsdam vào giữa tháng Bảy, khi Truman nhận được xác nhận của Stalin rằng Liên Xô sắp tham chiến, Truman vui mừng và đã viết trong nhật ký của mình, “Cho bọn Nhật đi đoong khi điều đó xảy ra”. Ngày hôm sau, ông đã viết cho vợ mình rằng, “Chúng ta sẽ kết thúc chiến tranh sớm một năm, và sẽ nghĩ về bọn trẻ sẽ không bị chết. ”

Vì vậy, có hai cách để kết thúc chiến tranh mà không phải thả bom nguyên tử. Thứ nhất là phải thay đổi yêu đầu hàng vô điều kiện và thông báo Nhật Bản rằng họ có thể giữ lại hoàng đế, điều mà hầu hết các nhà làm chính sách Mỹ muốn như vậy do họ biết Nhật Hoàng là chìa khóa cho sự ổn định hậu chiến. Thứ hai là chờ cuộc xâm lược Nhật Bản của Liên Xô sẽ bắt đầu lúc nửa đêm ngày 08 tháng 8.

Chính cuộc đưa quân vào chiếm Nhật ấy mới là đòn quyết định chứ không phải bom nguyên tử, có tác dụng lâu dài và gọn hẹp hơn. Cuộc xâm lược của Liên Xô hoàn toàn làm phá sản chiến lược ketsu-go của Nhật Bản (giải thích thêm của Hoàng Hữu Phước: chiến lược Ketsu-Go tức Chiến Lược Giáng Đòn Quyết Định tiêu diệt lực lượng hải quân Hoa Kỳ trên biển để Hoa Kỳ không thể đổ bộ Nhật Bản, bằng cách ngày đêm tìm diệt các hàng không mẫu hạm Mỹ, và tăng cường phòng vệ bằng hải lục không quân để tiêu diệt bất kỳ đoàn  quân Mỹ nào lọt vào được lảnh thổ Nhật Bản). Hồng Quân Liên Xô hùng mạnh đã nhanh chóng tiêu diệt Đạo Quân Quan Đông của Nhật Bản. Khi Thủ Tướng Kantaro Suzuki được hỏi tại sao Nhật Bản cần thiết phải đầu hàng Hoa Kỳ một cách nhanh chóng, ông trả lời rằng nếu Nhật Bản chậm chân thì “Liên Xô sẽ không những chỉ chiếm Mãn Châu, Hàn Quốc, Karafuto, mà còn chiếm cả Hokkaido. Điều này nếu xảy đến sẽ phá hủy nền tảng của Nhật Bản. Chúng tôi phải kết thúc chiến tranh khi còn có thể thỏa thuận với Hoa Kỳ.” Cuộc tiến quân của Liên Xô đã thay đổi cán cân quân sự, chứ còn những quả bom nguyên tử trông khủng khiếp thế đấy đã không giúp được gì. Người Mỹ đã oanh tạc thiêu rụi các thành phố Nhật Bản trong nhiều tháng trời. Như Yuki Tanaka đã chứng minh cho thấy Mỹ đã oanh tạc thiêu rụi hơn 100 thành phố của Nhật Bản. Sự thiêu hủy đạt mức cao nhất 99,5% tại trung tâm thành phố Toyama. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã chấp nhận để Hoa Kỳ cứ quét sạch các thành phố của Nhật Bản. Hiroshima và Nagasaki chỉ là có thêm hai thành phố bị biến mất mà thôi, mặc cho mức độ tàn phá hay chi tiết khủng khiếp đến đâu. Nhưng cuộc xâm lược của Liên Xô đã chứng minh sức tàn phá sẽ còn ghê gớm hơn rất nhiều như lãnh đạo của cả Mỹ và Nhật Bản đều biết sẽ như thế.

Tuy nhiên, Mỹ muốn sử dụng bom nguyên tử làm lời cảnh báo nghiêm khắc dành cho Liên Xô về những gì đang sẵn chờ đợi họ nếu họ dám can thiệp vào kế hoạch của Mỹ đối với quyền bá chủ hoàn cầu sau chiến tranh. Đó chính xác là điều mà Stalin cùng các lãnh đạo Liên Xô ở Điện Kremlin đã nhận ra qua các vụ ném bom nguyên tử ấy. Việc sử dụng bom nguyên tử của Mỹ ít ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo Nhật Bản, nhưng nó chứng tỏ là nhân tố chính trong khởi động cuộc Chiến Tranh Lạnh. Và nó đặt cả thế giới trên một đường trượt đến sự  hủy diệt. Đã có ít nhất ba lần vào những tình huống khác nhau mà Tổng thống Mỹ Truman suýt khởi động một quá trình có thể dẫn đến sự kết thúc sự sống trên hành tinh này khi ông đã liều lĩnh dấn bươc. Khi ở Postdam, lúc nhận được báo cáo về sức mạnh của việc cho nổ thử nghiệm bom nguyên tử ngày 16 Tháng Bảy tại New Mexico, ông viết trong nhật ký của mình: “Chúng ta đã tạo ra được  quả bom khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới. Nó có thể là sự tiêu diệt trong biển lửa như tiên tri trong Thời Thung Lũng Euphrates sau Nô-Ê cùng con tàu Ark tuyệt vời của ông ấy.” Vì vậy, việc ném bom nguyên tử đã đóng góp rất ít hoặc chẳng đóng góp gì cả vào việc kết thúc chiến tranh, nhưng nó bắt đầu một quá trình tiếp tục đe dọa nhân loại với sự hủy diệt tận ngày nay – những 70 năm sau vụ ném bom. Như Stone và tôi đã nêu trong quyển Lịch Sử Chưa Được Nói Đến Của Hoa Kỳ, giết thường dân vô tội là một tội ác chiến tranh. Đe dọa nhân loại tuyệt diệt còn tồi tệ hơn thế nữa. Đó là tội ác tồi tệ nhất của mọi thời.

Edu Montesanti Trong chương về Chiến Tranh Việt Nam, có tiết lộ rằng các lực lượng vũ trang Mỹ đã tiến hành ở đất nước nhỏ bé ấy việc ném  bom với số lượng lớn hơn nhiều so với tổng số bom đã ném trong Đệ Nhị Thế Chiến. Xin Giáo sư nói rõ hơn và vui lòng cho biết vì sao việc đó lại xảy ra.

Peter Kuzinick: Mỹ ném nhiều bom chống lại đất nước Việt Nam bé nhỏ, so với số bom mà tất cả các bên đã sử dụng trong tất cả các cuộc chiến tranh trước đó trong lịch sử  – tức nhiều hơn gấp 3 lần tổng số bom mà các bên đã sử dụng trong Đệ Nhị Thế Chiến. Cuộc chiến tranh đó là sự tàn bạo tồi tệ nhất, là thí dụ tồi tệ nhất về sự xâm lược của nước ngoài, kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến. Mười chín triệu ga-lông chất diệt cỏ đầu độc nông thôn Việt Nam. Rừng rậm ba cấp xinh đẹp của Việt Nam đã biến mất một cách hiệu quả. Mỹ đã phá hủy 9.000 trong số 15.000 thôn ấp của Nam Việt Nam.

Mỹ cũng phá hủy tất cả sáu thành phố công nghiệp ở miền Bắc cũng như 28 trong số 30 thị trấn và 96 trong số 116 thị xã. Mỹ nhiều lần đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong số những người đã từng đặt vấn đề sử dụng cũng như có lúc ủng hộ việc sử dụng bom nguyên tử là Henry Kissinger. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara nói chuyện với sinh viên của tôi đã cho biết ông tin rằng 3.800.000 người Việt Nam đã chết trong chiến tranh.

Như vậy, cuộc chiến thực sự rất khủng khiếp và người Mỹ chưa bao giờ chuộc tội. Thay vì được ban cho giải thưởng Nobel Hòa bình cho việc kết thúc chiến tranh Việt Nam, Henry Kissinger phải ở trong chuồng xử án ở Hague cho tội ác chống lại loài người.

Edu Montesanti:  Xin Giáo Sư hãy nói về những kinh nghiệm của ông trong những năm 60 ở Việt Nam, và tại sao Mỹ quyết định tham gia cuộc chiến tranh chống lại quốc gia đó.

Peter Kuznick: Oliver và tôi tiếp cận chiến tranh từ những quan điểm khác nhau. Ông ấy đã bỏ học tại Đại Học Yale để tình nguyện tham gia chiến đấu tại Việt Nam. Ông bị thương hai lần và được trao tặng một anh dũng bội tinh. Tôi thì khác, từ đầu đã quyết liệt phản đối việc Mỹ xâm lược Việt Nam.

Là một sinh viên đại học năm thứ nhất, tôi bắt đầu lập một nhóm phản chiến. Tôi tích cực tổ chức chống chiến tranh. Tôi ghét chiến tranh. Tôi ghét những kẻ phải chịu trách nhiệm về chiến tranh. Tôi nghĩ rằng tất cả bọn họ là tội phạm chiến tranh và tôi vẫn cho là như vậy. Tôi đã tham dự nhiều cuộc xuống đường tuần hành chống chiến tranh và phát biểu thường xuyên tại các sự kiện công cộng. Tôi hiểu, như anh bạn của tôi là Daniel Ellsberg thích nói như thế, rằng chúng ta đã ở phía sai trái.

Mỹ đã dần dần dấn thân. Trước tiên, Mỹ tài trợ cho chiến tranh thực dân Pháp và sau đó tự mình chiến đấu sau khi người Việt đánh bại người Pháp. Tổng thống Kennedy gửi 16.000 “cố vấn”, nhưng rồi nhận ra chiến tranh là sai lầm và đã lên kế hoạch để kết thúc chiến tranh giá như ông không bị sát hại. Động cơ của Mỹ là lẫn lộn. Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà dân tộc chủ nghĩa, ông còn là một người cộng sản. Không nhà lãnh đạo Mỹ nào muốn để thua một cuộc chiến tranh vào tay những người cộng sản bất cứ tại đâu.

Điều này đặc biệt đúng sau chiến thắng của cộng sản ở Trung Quốc vào năm 1949. Nhiều người lo sợ hiệu ứng domino rằng Việt Nam sẽ dẫn đến những chiến thắng của cộng sản khắp Đông Nam Á. Điều đó sẽ khiến Nhật Bản bị cô lập và Nhật Bản cuối cùng rồi cũng sẽ quay sang khối cộng sản để tìm đồng minh và đối tác thương mại. Vì vậy, một động lực khác là địa chính trị.

Một động lực khác nữa là kinh tế. Các nhà lãnh đạo Mỹ không muốn để mất nguồn lao động giá rẻ, nguyên liệu, và các thị trường ở Đông Dương. Một lý do khác là các tổ hợp quân sự-công nghiệp tại  Mỹ – tức các ngành công nghiệp “quốc phòng” và các nhà lãnh đạo quân sự liên minh với chúng – đã được vỗ béo và phát tài từ chiến tranh. Chiến tranh là lý do tồn tại của họ, và họ thu lợi dồi dào từ chiến tranh ở cả lợi nhuận tăng cao và thăng quan tiến chức.

Vì vậy, nó là một sự kết hợp của việc duy trì tính ưu việt của Mỹ trên thế giới, bảo vệ và khai thác lợi ích kinh tế Mỹ, và một đầu óc phi lý nguy hiểm chống cộng muốn đánh bại những người cộng sản ở mọi nơi.

Edu Montesanti: Giáo sư có thể cho biết những lý do thực sự đằng sau cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô là gì?

Peter Kuznick: George Kennan, quan chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cung cấp cơ sở lý luận cho  lý thuyết ngăn chặn, đặt ra những động cơ kinh tế đằng sau Chiến Tranh Lạnh trong một bản ghi nhớ rất sáng tỏ vào năm 1948, trong đó ông nói: “Chúng ta chiếm khoảng 50% tài sản của thế giới, nhưng chỉ chiếm 6,3% dân số địa cầu…chúng ta không thể không là đối tượng của lòng ghen tị oán giận. Nhiệm vụ thực sự của chúng ta trong thời gian tới là nhằm tạo ra một mối quan hệ mẫu cho phép chúng ta duy trì vị trí quá bất bình đẳng này.” Mỹ theo đuổi công việc này. Đôi khi điều đó khiến Mỹ cần phải hỗ trợ của các chế độ độc tài tàn bạo. Đôi khi Mỹ cần phải hỗ trợ các chế độ dân chủ. Cuộc chiến xảy ra trên các bình diện văn hóa, chính trị, ý thức hệ, và kinh tế.

Henry Luce, nhà xuất bản của tạp chí Time và Life đã phát biểu năm 1941 rằng thế kỷ 20 phải là thế kỷ của Mỹ. Mỹ sẽ thống trị thế giới. Mỹ đã dấn thân để đạt được như vậy. Liên Xô, do đã từng bị xâm lược hai lần qua Đông Âu, muốn có một vùng đệm giữa họ và Đức. Mỹ đã phản đối các lĩnh vực kinh tế và chính trị nào hạn chế sự thâm nhập kinh tế của Mỹ. Mặc dù Hoa Kỳ và Liên Xô đã chưa bao giờ có chiến tranh trực tiếp với nhau, họ đã đấu với nhau trong nhiều cuộc chiến tranh do họ giật dây. Loài người đã may mắn sống sót qua thời kỳ ảm đạm này.

Edu Montesanti: Giáo sư nhận xét thế nào về  chính trị Mỹ đối với Cuba kể từ cuộc Cách Mạng Cuba, và đối với Mỹ Latinh nói chung kể từ khi Chiến Tranh Lạnh?

Peter Kuznick: Mỹ hoàn toàn kiểm soát nền kinh tế và chính trị Cuba từ những năm 1890 cho đến cuộc cách mạng năm 1959. Tổng thống Cuba Batista hỗ trợ các nhà đầu tư Mỹ. Mỹ đã can thiệp nhiều lần vào nội bộ Mỹ Latin giữa năm 1890 và năm 1933 và sau đó tái diễn trong năm 1950. Castro đại diện cho bước đột phá lớn đầu tiên của chu kỳ đó. Mỹ muốn tiêu diệt Castro và bảo đảm  không có ai khác ở Mỹ Latinh theo gương Castro. Mỹ thất bại. Mỹ đã không phá hủy được cuộc cách mạng của Castro, nhưng Mỹ đảm bảo rằng Cuba sẽ không thành công về kinh tế hay tạo ra nền dân chủ của nhân dân mà nhiều người mong mỏi.

Tuy nhiên, Cách mạng Cuba đã thành công trong những cách khác. Cuộc cách mạng đã tồn tại trong suốt Chiến Tranh Lạnh và cho đến nay. Cuba đã truyền cảm hứng cho các cuộc cách mạng Mỹ Latinh khác mặc dù các biệt đội tử thần do Mỹ đào tạo và hậu thuẫn đã tuần tra khắp lục địa sát hại hàng trăm ngàn người.

Các trường học Mỹ cho toàn Châu Mỹ đã tích cực tạo nên các lãnh đạo các thủ lãnh của biệt đội tử thần. Hugo Chavez và những vị khác theo con đường của Fidel trong truyền cảm hứng cho người dân Nam Mỹ đã không còn. Nhiều nhà lãnh đạo tiến bộ đã bị lật đổ trong những năm gần đây.

Hiện nay Dilma Rouseff đang chiến đấu để tồn tại, nhưng Evo Morales và Alvaro Garcie Linera ở Bolivia đang đứng vững tự hào và đứng trên cao để chống lại những nỗ lực của Mỹ đang muốn trở lại  thống trị và bóc lột Mỹ Latinh. Nhưng trên khắp Châu Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo tiến bộ đã hoặc bị lật đổ hoặc đang bị làm cho suy yếu bởi các vụ scandal. Các nhà tân-tiến-bộ do Mỹ hậu thuẫn đang sẵn sàng một lần nữa để cướp các nền kinh tế địa phương phục vụ lợi ích của tư bản nước ngoài và trong nước. Đó không phải là một hình ảnh đẹp. Người dân sẽ phải chịu đựng vô vàn trong khi một số ít trở nên giàu có.

Edu Montesanti: Theo nghiên cứu của Giáo sư thì ai đã giết Tổng thống John Kennedy? Những lợi ích đàng sau vụ ám sát kinh hoàng đó là gì?

Peter Kuznick: Oliver đã làm một bộ phim tuyệt vời về vụ ám sát Kennedy – Phim JKF. Chúng tôi không cho rằng chúng tôi cần phải xem xét lại những vấn đề trong cuốn sách và tài liệu của chúng tôi. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào những gì nhân loại đã mất mát khi Kennedy đã bị cướp khỏi chúng ta. Ông đã phát triển cực kỳ trong thời gian ngắn ngủi tại vị của mình.

Ông đã bắt đầu như một chiến binh thời Chiến Tranh Lạnh. Đến cuối cuộc đời, sau những bài học ông nhận ra trong hai năm đầu tiên cầm quyền và lấn cấn bởi cuộc Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba, ông mong muốn một cách tuyệt vọng kết thúc Chiến Tranh Lạnh cùng cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Nếu ông không bị giết, như Robert McNamara nói, thế giới cơ bản đã khác đi rồi. Mỹ sẽ rút khỏi Việt Nam. Chi phí quân sự sẽ giảm mạnh. Mỹ và Liên Xô sẽ đã tìm ra cách để làm việc cùng nhau. Cuộc chạy đua vũ trang sẽ được chuyển đổi thành một cuộc chạy đua hòa bình. Nhưng ông có nhiều kẻ thù trong cộng đồng quân sự và tình báo và trong khu vực quân sự của nền kinh tế. Ông cũng bị ghét bởi những kẻ phân biệt chủng tộc miền Nam, bọn Mafia, và cộng đồng Cuba-kiều lưu vong phản động. Nhưng những kẻ núp đằng sau vụ ám sát của ông có nhiều khả năng đến từ các cánh quân sự và tình báo.

Chúng tôi không biết ai đã làm điều đó, nhưng chúng ta biết quyền lợi của những ai đã được tăng cao nhờ vụ ám sát. Với tất cả các lỗ hổng trong câu chuyện chính thức như chi tiết của Ủy Ban Warren, rất khó để tin rằng Lee Harvey Oswald đã hành động một mình và rằng viên đạn ma thuật đã gây nên tất cả những gì gây ra sự tàn phá ấy.

Edu Montesanti: Giáo Sư có cho rằng chủ nghĩa đế quốc Mỹ đối với khu vực hiện nay, đặc biệt là các cuộc tấn công chống lại các nước tiến bộ, về bản chất là cùng chính sách với thời  Chiến Tranh Lạnh không?

Peter Kuznick: Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ muốn có một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới với một đối thủ thực sự có thể cạnh tranh trên toàn cầu. Như những người tân-bảo-thủ tuyên bố sau sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ thực sự muốn có một thế giới đơn cực, trong đó chỉ có một siêu cường và không có đối thủ.

Ngày nay các nước tiến bộ có ít đồng minh lớn hơn là họ đã có trong thời Chiến Tranh Lạnh. Nga và Trung Quốc tạo ra sự cân bằng nào đó với Mỹ, nhưng hai nước này không thực sự là những nước tiến bộ thách thức trật tự thế giới tư bản chủ nghĩa. Cả hai đều đang bị vướng trong các vấn đề nội bộ của họ và những bất bình đẳng.

Có vài mô hình xã hội chủ nghĩa dân chủ cho thế giới noi theo. Mỹ đã ra tay lật đổ và phá hoại hầu hết các tư duy tiến bộ và các chính phủ có tầm nhìn xa. Hugo, mặc dù có những thái quá, vẫn là một vai trò kiểu mẫu. Ông đã đạt được những điều tuyệt vời cho người dân nghèo Venezuela. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào những gì đang xảy ra tại Brazil, Argentina, Honduras, đó lại là một bức tranh rất u  buồn.

Cần có một làn sóng cách mạng mới trên khắp thế giới thứ ba với các nhà lãnh đạo mới cam kết diệt trừ tham nhũng và đấu tranh cho công bằng xã hội. Riêng tôi phấn khích trước sự phát triển gần đây ở Bolivia, dù cho đã có kết quả của cuộc bầu cử vừa qua.

Edu Montesanti: Giáo sư thấy văn hóa Chiến Tranh Lạnh ảnh hưởng thế nào đến Mỹ và xã hội thế giới ngày nay? Vai trò của chế độ Washington và phương tiện truyền thông chính thống đối với vấn đề đó?

Peter Kuznick: Các phương tiện truyền thông là một phần của vấn đề. Họ đã phục vụ cho sự xáo trộn hơn là giáo dục và khai sáng. Họ truyền bá ý tưởng rằng có những nguy hiểm và kẻ thù rình rập khắp nơi, nhưng họ không đề ra giải pháp tích cực nào. Hậu quả là người ta bị khống chế bởi sự sợ hãi và phản ứng một cách phi lý. Cựu Phó Tổng Thống Mỹ Henry Wallace, một trong những nhà thấu thị hàng đầu của Mỹ trong thế kỷ 20, đáp lại bài phát của Winston Churchill về Bức Màn Sắt năm 1946 bằng cách cảnh báo rằng: “Nguồn gốc của tất cả các sai lầm của chúng ta là sự sợ hãi … Nếu những nỗi sợ này tiếp tục, sẽ đến ngày con và cháu của chúng ta sẽ phải trả giá cho những nỗi lo sợ này với những dòng sông máu …Thoát ra khỏi nỗi sợ hãi, các quốc gia vĩ đại xử sự như loài cầm thú bị dồn vào chân tường, chỉ biết nghĩ duy mỗi đến sự được sống còn“.

Điều này cũng như vậy trên bình diện cá nhân khi người ta sẽ hy sinh tự do của mình để được an ninh lớn hơn. Chúng ta đã thấy nó đã diễn ra như thế tại Mỹ sau sự cố 9/11. Chúng ta đang thấy như vậy tại Pháp và Bỉ.

Thế giới đang chuyển động sai hướng. Sự bất bình đẳng đang gia tăng. 62 người giàu nhất thế giới bây giờ đã giàu có hơn, so với 3,6 tỷ người nghèo nhất. Đó là sự tởm lợm. Không có biện minh nào cho sự nghèo đói trong một thế giới phong phú tài nguyên đến thế. Trong thế giới này, các phương tiện truyền thông phục vụ nhiều mục đích, mà mục đích ít được họ thực thi nhất trong số đó là cung cấp và trang bị cho mọi người thông tin người ta cần có để thay đổi xã hội và thế giới.

Các phương tiện truyền thông thay vì phóng đại nỗi sợ hãi của người dân để họ sẽ chấp nhận chế độ độc tài và các giải pháp quân phiệt cho những vấn đề không cần có giải pháp quân sự, cung cấp những trò giải trí vô hồn để đánh lạc hướng mọi người quên đi vấn đề thực sự, và mê hoặc mọi người vào cơn mộng du với sự thờ ơ. Đây đặc biệt là một vấn nạn ở Hoa Kỳ, nơi nhiều người tin rằng có một nền báo chí “tự do”. Còn nơi nào có sự kiểm soát báo chí, người ta lại tiếp cận truyền thông với sự hoài nghi. Nhiều người Mỹ cả tin không hiểu các hình thức tinh tế hơn của báo chí trong xảo trá và lừa dối.

Tại Mỹ, các phương tiện truyền thông chính thống hiếm khi đưa ra quan điểm thách thức suy nghĩ truyền thống. Ví dụ, tôi liên tục nhận được lời mời phỏng vấn bởi các hãng truyền thông hàng đầu tại Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, và các nơi khác, nhưng tôi hiếm khi được báo chí tại Hoa Kỳ phỏng vấn. Các đồng nghiệp tiến bộ của tôi cũng không được mời đến những chương trình truyền thông chính thống của Mỹ. Vì vậy, đúng là có một biện pháp nhất định của tự do báo chí ở Hoa Kỳ, nhưng sự tự do ấy bị làm suy yếu không phải phần lớn tại chính phủ mà tại báo chí tự kiểm duyệt và tự bịt miệng các tiếng nói tiến bộ. Nhiều người trong phần còn lại của thế giới cũng vậy khi rất cởi mở phê phán Hoa Kỳ nhưng không thẳng thắn như thế khi chỉ trích chính sách của chính phủ của chính họ.

Edu Montesanti: Giáo sư nghĩ sao về ý kiến cho rằng “Chiến Tranh Chống Khủng Bố” và thậm chí “Chiến Tranh Chống Ma Túy” của Mỹ đặc biệt là ở Mỹ Latinh là cách Mỹ đã tạo ra để thay thế Chiến Tranh Lạnh, để mở rộng quyền lực quân sự và thống trị thế giới?

Peter Kuznick: Mỹ bác bỏ các phương pháp của chế độ thực dân cũ. Mỹ đã tạo ra một loại đế chế mới được củng cố bằng từ 800 đến 1000 căn cứ quân sự ở nước ngoài mà từ đó các lực lượng đặc biệt của Mỹ hoạt động tại hơn 130 quốc gia mỗi năm.

Thay cho các lực lượng xâm lược bao gồm các đội quân bộ binh đông đảo mà lịch sử đã chứng minh bất thành ở nước này nước nọ, Mỹ hoạt động theo những cách bí mật hơn và ít vụng về hơn. Phương pháp ưa thích của Obama trong việc giết người là sử dụng máy bay không người lái.

Có biết bao giá trị pháp lý khả nghi cho ra những kết quả đầy nghi vấn. Chác chắn chúng có hiệu quả nhất định trong giết chóc, song có biết bao bằng chứng cho thấy cứ mỗi một “tên khủng bố” bị giết là tạo ra 10 tên khác lấp vào chổ trống của y.

Cuộc Chiến Chống Khủng Bố mà Mỹ và các đồng minh đã tiến hành trong 15 năm qua đã chỉ tạo ra thêm nhiều kẻ khủng bố. Giải pháp quân sự hiếm khi hữu hiệu. Cần có các phương pháp tiếp cận khác nhau và chúng sẽ phải bắt đầu bằng việc phân phối lại các nguồn tài nguyên của thế giới để làm cho mọi người muốn sống chứ không phải muốn giết và muốn chết. Mọi người cần có niềm hy vọng.

Người ta cần có cảm nhận về kết nối. Họ cần phải tin rằng một cuộc sống tốt hơn là điều khả thi cho họ và con cái của họ. Quá nhiều người cảm thấy tuyệt vọng và xa lánh. Sự sụp đổ của mô hình Xô Viết đã để lại một chỗ hỗng. Như Marx đã cảnh báo từ lâu, Nga đã quá lạc hậu về mặt văn hóa và kinh tế để phục vụ như là một mô hình cho sự phát triển xã hội chủ nghĩa toàn cầu.

Cuộc Cách mạng Nga đã bị thử thách ngay từ đầu bởi các thế lực tư bản xâm lấn. Vấn đề nảy sinh ngay từ đầu. Sau đó, chủ nghĩa Stalin đem đến chuối những kinh hoàng. Trong phạm vi mà mô hình Xô-viết đã trở thành tiêu chuẩn thế giới cho sự thay đổi mang tính cách mạng, đã có rất ít hy vọng cho việc tạo ra một thế giới mỹ mãn. Mô hình Trung Quốc cũng không cung cấp một tiêu chuẩn tốt hơn. Cũng vì vậy mà một số người đã quay sang Hồi giáo cực đoan, đem đến cơn ác mộng của chính nó. Khi chính phủ tiến bộ tiếp tục vấp ngã, sự bá chủ của Mỹ được mạnh lên. Tuy nhiên, Mỹ đã có ít những tích cực đem đến cho thế giới. Thế hệ tương lai sẽ nhìn lại, xem cái Pax Americana tức cái Nền Hòa Bình Giữa Các Siêu Cường Dưới Quyền Mỹ này không phải là thời đại khai sáng mà là một thứ chiến tranh triền miên và sự bất bình đẳng không ngừng gia tăng.

Về nguyên tắc, dân chủ rất tốt nhưng ít thăng hoa trong thực tế. Và bây giờ với các mối đe dọa hạt nhân gia tăng và sự thay đổi khí hậu cũng đe dọa sự tồn tại tương lai của nhân loại, tương lai trở nên không còn chắc chắn. Mỹ sẽ bám vào các cuộc chiến tranh chống khủng bố và chiến tranh chống ma túy để duy trì những sự chênh lệch mà George Kennan vạch ra 68 năm trước. Nhưng đó không phải là con đường tiến lên phía trước.

Thế giới có thể nhìn chính trị nội tình Mỹ như một sự tuột dốc xuống sự điên rồ – một dấu hiệu hý hước của sự thất bại hoàn toàn của nền dân chủ Mỹ – nhưng sự thành công của Bernie Sanders người kém thế, và ngay cả những cuộc nổi dậy phản kháng trong các cơ sở của Đảng Cộng Hòa cho thấy người Mỹ đang khao khát có sự thay đổi. Cả Hillary Clinton và Đảng Cộng Hòa, với mối quan hệ gắn bó của họ với giới tài phiệt Phố Wall và các giải pháp quân sự, sẽ không đòi hỏi có sự tôn trọng bên ngoài của một số thành phần hạn chế của dân chúng.

Họ có thể giành chiến thắng, nhưng thời gian của họ bị hạn chế. Mọi người ở khắp mọi nơi đang tuyệt vọng đợi chờ câu trả lời mới, tích cực, tiến bộ. Rõ ràng là một số người như chúng ta thấy hiện nay trên khắp châu Âu, sẽ thiên về giới mỵ dân cánh hữu vào thời điểm khủng hoảng, nhưng điều này ít nhất một phần do cánh tả đã thất bại trong việc cung cấp thứ lãnh đạo mà thế giới cần đến.

Một cánh tả hồi sinh là chìa khóa để cứu lấy hành tinh này. Chúng ta đang không còn thời gian. Con đường phía trước sẽ không dễ dàng. Nhưng chúng ta có thể chiến thắng và phải chiến thắng.

*********

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Nguồn nguyên tác (original): http://www.pravdareport.com/opinion/columnists/10-05-2016/134368-peter_kuznick-0/#sthash.V2OZWB1n.dpuf

Tham khảo: Để Việt Nam Trở Thành Cường Quốc: Hão Huyền Nhật Bản

 

Nhà Giáo Mỹ

“National Teacher of the Year 2016” 

Thử Ngẫm Về Ta

Hoàng Hữu Phước, MIB

09-5-2016

Bản dịch tiếng Việt từ một email tiếng Anh:

*********

Ngày 06 tháng 5 năm 2016 lúc 2 giờ sáng

From:  …….@……gov.com

To: hhphuoc@yahoo.com

Chào Thầy:

Em là………….. và tuần này em có vinh dự thật lớn lao được vinh danh Quốc Sư  Năm 2016 của Hoa Kỳ.

Em muốn Thầy đọc email của Bộ Trưởng Giáo Dục John King gởi cảm ơn các nhà giáo trên toàn quốc. Cả Thầy và em đều biết vai trò quan trọng mà các nhà giáo đảm trách trong việc xây dựng tương lai cho đất nước, và rằng các nhà giáo nên đi đầu trong sự thay đổi có ý nghĩa vì lợi ích của học trò.

Học trò của Thầy trong nghề giáo,
……………….
From:   John King, Bộ trưởng Giáo dục
Date:   Thứ Hai 2 tháng 5, 2016
Subject: Cảm ơn các bạn nhà giáo

Bạn thân mến,

Tuần này, đất nước chúng ta công nhận và tôn vinh các nhà giáo trên toàn quốc cho những nỗ lực không mệt mỏi của họ vì học trò của chúng ta ở khắp nơi, từ các thị trấn và vùng ngoại ô, cho đến các cộng đồng nông thôn và vùng bộ tộc cùng các thành phố lớn. Các nhà giáo làm một trong những công việc đầy thách thức và hoàn chỉnh: định hình và thay đổi những cuộc đời.

Nếu bạn là một nhà giáo, hoặc nếu bạn quen biết một nhà giáo, bạn sẽ biết những thời gian dài và công sức nhà giáo đã dành ra để thiết kế những bài học đầy thách thức, hướng dẫn học trò và cung cấp thông tin phản hồi, gắn bó với bố mẹ và gia đình học trò, cộng tác với đồng nghiệp, thể hiện qua giảng dạy, và không ngừng cập nhật nghiên cứu.

Song, nhiều việc bạn cũng thực hiện lại mang tính phi vật thể – đó là củng cố ngọn lửa gần như không thể tả được nhưng không thể nhầm lẫn giữa bạn và học trò của bạn. Ngọn lửa ấy hiện hữu khi bạn nhìn thấy được tiềm năng của mỗi học trò nào bước vào qua cánh cửa của bạn, ngay cả khi học trò ấy có thể chưa nhận ra năng lực bẩm sinh của riêng mình.

Đối với tôi, tầm quan trọng của giáo viên mang tính cá nhân. Thầy Cô của tôi đã cứu cuộc đời tôi qua việc dành cho tôi sự yêu thương, sự hỗ trợ, sự an toàn, và những kỹ năng đặt nền móng cho rất nhiều những cơ hội tôi đã may mắn có được trong suốt sự nghiệp của mình trong ngành giáo dục.

Dạy học thực sự là một nghề nghiệp đặt bệ phóng cho mọi sự nghiệp. Cảm ơn các bạn đã chia sẻ với các học trò của mình niềm đam mê của bạn dành cho các ngôn ngữ, âm nhạc, văn học, toán học, khoa học, kịch nghệ, lịch sử, và vô số các môn học khác. Cảm ơn các bạn đã trao quyền cho giới trẻ của chúng ta và thúc đẩy hơn nữa công bằng xã hội bằng cách không bao giờ hài lòng cho đến khi tất cả trẻ em được tiếp cận với một nền giáo dục tuyệt hảo.

Chúng tôi hiểu rằng tiếng nói của nhà giáo là một phần quan trọng của những đối thoại ảnh hưởng đến học trò cũng như nghề giáo của bạn, và chúng tôi cam kết đảm bảo các bạn được hỗ trợ để bạn có thể hàng ngày làm tốt nhất công việc của bạn thay mặt cho trẻ em của chúng ta.

Hôm nay và từng ngày một, chúng tôi chào mừng và cảm ơn các bạn vì vai trò quan trọng các bạn đã giữ trong việc hỗ trợ học trò và tăng cường sức mạnh cho tương lai của đất nước chúng ta.

Với lòng biết ơn to lớn,

John B. King, Jr.
Bộ trưởng Giáo dục
Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ

*********

Hình thức cùng nội dung của bức email trên đã nêu bật rằng

1) Vai trò của Bộ Trưởng Giáo Dục Mỹ rất to lớn, rất thực quyền và thực uy, rất mang tính trách nhiệm cá nhân, cũng như quan trọng bậc nhất và duy nhất trong nền giáo dục Hoa Kỳ; và rằng

2) Tương tự, vai trò của nhà giáo Mỹ rất to lớn, rất mang tính trách nhiệm cá nhân trong đáp ứng các yêu cầu của nghề giáo, kể cả hai việc bình thường luôn có của không ngừng nghiên cứu cập nhật kiến thức và truyền tải được niềm đam mê học tập từ bản thân lan tỏa sang các học trò đối với tất cả các môn học.

 

Thử ngẫm và thử nghĩ:

Tại sao học trò Việt Nam không đam mê học Sử? Việt Sử và Thế Giới Sử?

Và tại sao học trò Việt Nam bị tước đoạt quyền được tiếp cận đại dương kiến thức qua việc “bị” miễn / giảm số lượng môn học và môn thi để nhóm từ “and myriad other subjects” tức “và vô số các môn học khác” vĩnh viễn không bao giờ tồn tại trong các diễn văn của lãnh đạo nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam?

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Khởi Nghiệp Entrepreneurship hay Intrapreneurship

Nhận Định Duy Nhất Đúng Về Khởi Nghiệp – Bài Viết Dành Cho Giới Trẻ Việt Nam

Hoàng Hữu Phước, MIB

04-5-2016

A- Vấn Nạn

Như đã được đề ra trong các phát biểu bởi những vị lãnh đạo nhà nước hay tại các hội thảo chuyên đề được tải đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Việt Nam đã và đang có vấn nạn về số lượng bội thực của “đào tạo” cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, số lượng gần như bằng zero những “công trình nghiên cứu” của các vị này trên các tạp chí quốc tế khoa học chuyên ngành, cũng như số tỷ lệ cao ngất ngút hàng năm về thất nghiệp của các vị này.

Từ những gì đã được đề ra trong các phát biểu bởi những vị lãnh đạo nhà nước hay tại các hội thảo chuyên đề được tải đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Việt Nam dường như đã và đang rất phấn khích đối với chủ đề “khởi nghiệp” mà nội hàm của “khởi nghiệp” bị vô tình hay cố ý nhầm lẫn để chỉ ôm gọn trong nó ý nghĩa duy nhất của “khởi nghiệp doanh nghiệp”, khiến người người sau khi nườm nượp tiến vào các trường đại học, nườm nượp giơ cao tấm bằng đại học, lại nườm nượp mơ màng nuôi mộng trở thành những nhà khởi nghiệp entrepreneur.

Như đã được tác giả bài viết này phân tích trong bài viết trước đây về chủ đề “cẩm nang khởi nghiệp”, lẽ ra người ta đã phải có sự phân định rạch ròi giữa “khởi nghiệp sự nghiệp” tức “khởi nghiệp cá nhân”, “khởi nghiệp doanh nghiệp” và “khởi nghiệp quốc gia” trước khi quảng bá hay hô hào về cái gọi là “khởi nghiệp” để giới trẻ tránh được sự lầm lạc trong ma trận mê cung mà kiếm hiệp gọi là tẩu hỏa nhập ma, vì đối với mọi con người có sự lành mạnh trong cả sức khỏe tinh thần và tâm thần thì khởi nghiệp sự nghiệp mới là điều duy nhất quan trọng cho cả cuộc đời mỗi người.

Khởi Nghiệp Sự Nghiệp còn gọi là khởi nghiệp cá nhân khi một con người có (a) tâm huyết, (b) ý chí, (c) sở thích, (d) sở trường năng lực, (e) hiểu biết thấu đáo về hoàn cảnh cụ thể của bản thân, gia đình, và xã hội, đã dựa trên tất cả năm thứ tương tự hành trang hay trang bị cần và đủ này để lập kế hoạch thích hợp ngay khi còn dưới mái trường trung học cho chính tương lai của mình. Tâm huyết cho biết ý nghĩ của bản thân đã hướng thượng ra sao đối với một lý tưởng – đặc biệt khi phạm trù “lý tưởng” chỉ có thể phát sinh, dưỡng nuôi, phát triển, và tồn tại chỉ khi người ta còn rất trẻ để từ đó hoặc thui chột biến mất theo tuổi tác hoặc thăng hoa bất kể tác động tàn phá của thời gian. Sở thích còn gắn liền với sở trường năng lực trong trường hợp sở thích đồng thời có kèm theo năng lực năng khiếu đáp ứng tương hợp với sở thích. Và hiểu biết thấu đáo về hoàn cảnh cụ thể của bản thân, gia đình, và xã hội để giúp một người đi đến quyết định lựa chọn hợp lý theo đạo lý, từ đó bản thân (a) không vướng vào tình cảnh nhẫn tâm khi buộc cả cha mẹ và anh chị em phải hy sinh để cung ứng cho mình điều kiện trèo lên bậc thang có gắn chữ “đại học” hào nhoáng hữu danh vô thực, (b) không đặt bản thân vào tình cảnh gia nhập đoàn quân thất nghiệp của tập đoàn quân cử nhân – thạc sĩ – tiến sĩ, (c) chủ động cho cuộc mưu sinh của bản thân đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội từ đó có thể cưu mang sự sống của đấng sinh thành cùng tương lai của các em mình cũng như gia đình riêng của mình.

Đặc biệt, khi một cá nhân trở nên xuất chúng với nghiệp vụ của mình – nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao đặc thù – được một công ty tầm cỡ tuyển dụng để có môi trường phát triển mạnh mẽ nhất về tài năng, người ấy có thể được gọi là một nhà khởi nghiệp sự nghiệp tức intrapreneur.

Như vậy, đâu là sự khác biệt giữa nhà khởi nghiệp entrepreneur mà quá nhiều bạn trẻ Việt Nam trong thời hiện đại mơ màng đến, và nhà khởi nghiệp intrapreneur mà hầu như chỉ có tất cả các bạn trẻ thời Việt Nam Cộng Hòa đều sống theo như thế để rồi hện nay trở thành trào lưu của các tổng công ty hùng mạnh ở Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao và y-sinh-dược học?

B- Nhận Diện Vấn Đề

1) Entrepreneurship

Khởi nghiệp Entrepreneurship là khi một nhà khởi nghiệp entrepreneur chấp nhận “lời ăn, lỗ chịu” đứng ra mở một doanh nghiệp nhỏ để làm chủ nhân doanh nghiệp ấy, trên cơ sở bản thân vững tin vào ý tưởng kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ của mình, nhất là khi ý tưởng ấy mang tính đột phá, sáng tạo, có khả năng kiến tạo lợi nhuận, dù không thể phủ nhận có sự tiềm tàng những rủi ro thất bại cho sự dấn thân này.

2) Intrapreneurship

Khởi nghiệp Intrepreneurship là khi một người tài giỏi được thuê làm việc cho một công ty lớn và công ty này cung cấp các phương tiện làm việc tối ưu và tối tân phục vụ cho việc nghiên cứu sáng tạo của người tài giỏi ấy, chấp nhận các rủi ro thất bại bất kể các đầu tư tài chính khổng lồ.

Thật ra từ ngữ nhà khởi nghiệp intrapreneur xuất hiện từ năm 1978 và trở nên phổ biến khi được giới truyền thông sử dụng năm 1985 qua phát ngôn của Steve Jobs, Chủ Tịch Apple, và chính thức được ghi vào quyển từ điển The American Heritage Dictionary of the English Language năm 1992. Nếu như entrepreneur là một doanh nhân làm chủ một doanh nghiệp nhỏ, tự lo vốn để hoặc thực hiện sáng kiến của mình hoặc chạy theo thời cùng thị hiếu của thị trường, thì intrapreneur là một doanh nhân làm việc cho một doanh nghiệp lớn để phát huy sáng kiến, sáng tạo, thực hiện biến các sáng kiến, sáng tạo ấy của mình thành những đột phá lợi nhuận cho doanh nghiệp cưu mang mình, theo sự chu cấp tài chính dồi dào của doanh nghiệp lớn ấy. Có thể nói rằng một intrapreneur là một entrepreneur nội bộ của một công ty lớn, tại đó một intrapreneur được chủ động như một entrepreneur nhưng với nguồn cung cấp tài chính dồi dào cùng nguồn nhân lực của công ty lớn ấy để thực hiện sáng kiến sáng tạo của mình cho đến khi thành công mà không bị lâm vào hoàn cảnh của entrepreneur do entrepreneur phải gánh chịu trách nhiệm về tài chính cho mọi thất bại.

Những thí dụ điển hình cho sự động viên “người tài” nội bộ trở thành intrapreneur chủ động theo đuổi dự án riêng, phát huy sáng kiến sáng tạo và thực hiện sáng kiến sáng tạo ấy bằng tiền của công ty thường được đưa ra làm dẫn chứng như tại các công ty Lockheed Martin, 3M, HP, Intel, Google, Xerox, Siemens, và Microsoft, v.v., có nơi lập hẳn một chương trình dài hạn nhằm biến 300 manager (cấp quản lý cấp cao) của họ thành những intrapreneur có khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh mới, có tiềm năng lợi nhuận cao, và thực hiện các dự án “tự tìm ra” mang tính đột phá mới lạ hấp dẫn ấy.

Tránh né rủi ro, khiếp sợ thất bại, và trừng phạt sự thất bại là những đặc thù của doanh chủ entrepreneur khiến những điều lý tưởng như phát huy sáng kiến kinh doanh của bản thân hoặc chỉ thực hiện được ở giai đoạn “khởi nghiệp doanh nghiệp” hoặc khó trở thành hiện thực hoành tráng cụ thể về sau do thiếu tài lực chịu đựng các rủi ro, thất bại. Điều này lý giải vì sao mặc cho trên lý thuyết luôn có sự ngợi ca hô hào động viên phát huy các sáng kiến sáng tạo đột phá siêu lợi nhuận tại tất cả các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp vẫn thất bại về mặt phát huy này.

C- Đặc Thù Việt Nam

Như đã nêu ở trên, dạng thức Intrapreneurship đã tồn tại đương nhiên mặc định nơi giới trẻ của Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng, vì sao hiện nay Intrapreneurship lại trở thành vấn đề thời thượng tại siêu cường Hoa Kỳ? Từ sự tồn tại đương nhiên mặc định, Intrapreneurship trở thành bài bản phát triển chuyên nghiệp mang tính thế lực trỗi vượt cạnh tranh cực cao của các đại gia tư bản do tác động tích cực của Intrapreneurship đối với sự phát triển tổ chức cùng gia tăng lợi nhuận của tổ chức qua thực tế chứng minh rằng các đại gia tư bản nào hình thành cơ cấu và cơ chế ủng hộ sự dấn thân của các doanh nhân Intrapreneur sẽ biến đại công ty thiên hẳn về Intrapreneurship và có cơ hội lớn hơn đối với sự phát triển so với các đại công ty khác có hoạt động Intrapreneurship kém được quan tâm hơn.

Tại Việt Nam Cộng Hòa, học sinh như có khả năng thiên phú trong vô thức tự thân sẵn có các trang bị của năm vũ khí như đã liệt kê ở trên trong phần A nói về Khởi Nghiệp Sự Nghiệp tức khởi nghiệp cá nhân bao gồm (a) tâm huyết, (b) ý chí, (c) sở thích, (d) sở trường năng lực, (e) hiểu biết thấu đáo về hoàn cảnh cụ thể của bản thân, gia đình, và xã hội. Từ những nhận thức mang tính vô thức này, học sinh chủ động khôn ngoan lựa chọn con đường dấn thân của mình để hoặc đi theo con đường trường kỹ thuật (mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay đã hoàn toàn sai khi hạ phẩm giá thành “trường nghề hay trường cao đẳng nghề”) từ năm học lớp 9 để nhanh chóng tốt nghiệp dấn thân cho sự nghiệp thiên năng khiếu kỹ thuật này với danh xưng đầy danh dự của các “cán sự”, hoặc tiếp tục đi theo con đường nhiêu khê mất thời gian hơn để kết thúc lớp 12 với kỳ thi Tú Tài lắm rủi ro trước khi đối mặt với kỳ thi đại học cực kỳ khó khăn, hoặc đi theo đường binh nghiệp.

Tại Việt Nam ngày nay, học sinh hầu như không còn khả năng thiên phú trong vô thức tự thân như trên, dẫn đến hiện trạng học sinh lớp 12 vẫn chưa thể khẳng định sự liên kết chặt chẽ giữa cái mình muốn trở thành gì, mình có năng lực cho cái mình muốn trở thành ấy không, xã hội có chào đón cái mình muốn trở thành ấy không, và gia cảnh có đòi hỏi mọi người phải hy sinh tất cả để mình được vào đại học – chứ không phải để mình trở thành cái mình muốn trở thành. Đại học trở thành từ ngữ duy nhất chứ không là một thành tố của các sự lựa chọn cân đong đo đếm của học sinh, do có sự xuất hiện tràn lan của các trường đại học cùng cả ngàn phân khoa đói khát sinh viên, cũng như do việc thi cử hoặc bị tầm thường hóa thành “chỉ hỏi những gì đã học trong chương trình học” thay vì kén chọn năng khiếu người tài, hoặc bị triệt tiêu không cần thi cử để “đáp ứng nhu cầu học đại học của toàn dân”. Và chính sách giáo dục như thế của nhà nước đã triệt tiêu tất cả nỗ lực của chính nhà nước trong các kế sách phát triển các “trường nghề” nhằm đáp ứng nhu cầu quá cao trong xã hội khi công nghệ kỹ thuật dù được vinh danh trong quốc sách “hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước” ngay từ ngày đầu thống nhất đất nước vẫn chưa bao giờ được đặt ở vị trí trang trọng đúng ra luôn là của nó.

Với sự khập khiểng như thế từ khâu đào tạo và cấp phát văn bằng, người thụ  hưởng – tức các học sinh – lại bị huyễn hoặc bởi các hào quang giả trá của “quản trị kinh doanh” và bởi sự ra rả mọi lúc mọi nơi về “tinh thần khởi nghiệp”, nên vô tư hăng hái trả lời phỏng vấn rằng “Em muốn trở thành Bill Gates”, rằng “Em sẽ mở doanh nghiệp”, rằng “Em muốn làm một doanh nhân”, v.v. và v.v.

Với sự khập khiểng như thế từ khâu đào tạo và cấp phát văn bằng, người thụ  hưởng – tức các học sinh – hưởng thêm lợi lộc từ sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại của tất cả các trường đại học nước ngoài (như giảm học phí, cấp học bổng bán phần, chấp nhận cho học thêm tiếng Anh sau do kém tiếng Anh, chấp nhận cho học thạc sĩ quản trị kinh doanh mà không cần phải có tối thiểu bao nhiêu năm làm việc thực tế sau tốt nghiệp đại học, v.v.) nên việc du học luôn ở trong tầm tay của đa số, dẫn đến việc trí hóa chưa kịp hoặc không thể trưởng thành khiến vừa sang nước ngoài du học đã lớn tiếng chê bai nước nhà, to giọng mắng nước nhà không biết trọng dụng nhân tài do bản thân học xong chẳng biết nước nhà có việc gì làm không và thù lao có tương xứng hay không, v.v. và v.v.

D- Kết Luận

Vì vậy, bạn trẻ hỡi, hãy là người tài để bản thân mình làm một intrapreuneur và khi đã trở thành một intrapreuneur thành công, bạn hãy lựa chọn một trong hai con đường rộng mở trước mặt:

1) Tiếp tục là một intrapreuneur ngày càng thành công hơn, danh tiếng lẫy lừng hơn; hoặc

2) Chuyển sang làm một entrepreuneur trên cơ sở đã hội đủ cùng lúc bốn yếu tố của (a) vốn liếng nghiệp vụ cao trên thương trường sau thời gian dài làm người tài khởi nghiệp sự nghiệp intrapreuneur, (b) vốn liếng uy danh cao trên thị trường sau thời gian dài làm người tài khởi nghiệp sự nghiệp intrapreuneur, (c) vốn tài chính cao trong “chiến trường” sau thời gian dài làm người tài khởi nghiệp sự nghiệp intrapreuneur, và (d) khả năng thành công gần như tuyệt đối từ ba loại vốn trên.

Tương tự bất kỳ quốc gia lành mạnh nào khác, Việt Nam cần có thật nhiều những người tài khởi nghiệp sự nghiệp intrapreuneur để làm cơ sở mang tính nền tảng cho sự phát triển các entrepreuneur thành công.

Tương tự bất kỳ quốc gia lành mạnh nào khác, Việt Nam không cần có quá nhiều người khởi nghiệp doanh nghiệp entrepreuneur trong khi xã hội đang có vấn nạn thiếu vắng các người tài khởi nghiệp sự nghiệp intrapreuneur.

Một cách lành mạnh, bạn hãy rèn luyện – dù ở Việt Nam hay ở nước ngoài – để  trở thành một người tài cho một sự nghiệp cá nhân của bạn tại một đại công ty. Cần nhớ rằng tấm văn bằng bạn đạt được dù do năng lực cao thật sự của chính bản thân bạn, thì cũng chẳng nói lên được điều gì vì “học giỏi” còn đòi hỏi thời gian “hành giỏi”, vì qua “hành” bạn mới chứng minh được năng lực của bạn trong biến tri thức thành thực tiễn hiệu quả trong một môi trường làm việc phức tạp của một tập thể đa dạng với tính cạnh tranh khắc nghiệt, tất cả minh chứng cho sự thành công của bạn để tồn tại, qua đó bạn trở thành kết quả cụ thể của một quá trình học hành thành công.

Ngay cả khi bạn học thành tài tại Việt Nam nhưng rời Việt Nam làm việc cho nước ngoài, hoặc bạn học thành tài ở nước ngoài nhưng không về Việt Nam thì đây vẫn là chuyện bình thường, đặc biệt nếu như bạn là ngôi sao về Vật Lý Nguyên Tử, Vật Lý Thiên Văn, Vật Lý Vũ Trụ, Công Kỹ Nghệ Hóa Sinh, v.v. mà ở Việt Nam bạn không thể phát huy sự nghiệp khoa học cũng như không thể có các tài trợ và phương tiện phục vụ tối ưu cho các nghiên cứu của bạn. Bạn hãy làm việc cho Cơ Quan Nghiên Cứu Vũ Trụ NASA của Hoa Kỳ. Bạn hãy làm việc cho công ty sản xuất chiến đấu cơ phản lực chiến thuật Lockheed Martin. Bạn hãy làm việc cho bất kỳ ai, miễn bạn luôn là người Việt Nam tốt lành. Thầy Trần Chung Ngọc, sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, giảng sư Vật Lý đại học Mỹ, cố vấn chính phủ Singapore, luôn là người tả xung hữu đột đơn thương độc mã tại Hoa Kỳ viết hàng ngàn bài blog bảo vệ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chống lại bất kỳ kẻ chống Việt Nam nào dù đó là thế lực phản động hay thế lực tôn giáo chống Cộng. Thầy Trần Chung Ngọc không “đóng góp” công sức giảng dạy đại học cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, không “đóng thuế” cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bạn hãy làm sao trở thành bậc kỳ tài như Thầy Trần Chung Ngọc: luôn vì đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chỉ cần như vậy thôi là bạn đã làm vinh danh đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam rồi vậy.

Hãy là một intrapreneur thành công tại một đại công ty trước khi làm một entrepreneur của một công ty nhỏ bạn ạ, vì rằng có như thế bạn với tư thế một người tài mới có nhiều cơ may thành công hơn khi quyết định “ra riêng”.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo các bài viết của Hoàng Hữu Phước:

Khởi Nghiệp:

  1. Để Việt Nam Trở Thành Cường Quốc: Khởi Nghiệp
  2. Để Việt Nam Trở Thành Cường Quốc: Hão Huyền Singapore
  3. Để Việt Nam Trở Thành Cường Quốc: Hão Huyền Nhật Bản

Người Tài:

  1. Thầy Trần Chung Ngọc: http://hhphuoc.blog.com/?p=89
  2. Nhân Tài Ư? Thật Hỡi Ơi!
  3. Lời Khuyên Dành Cho Học Sinh
  4. Lời Khuyên Dành Cho Du Học Sinh Việt Nam

Giáo Dục:

  1. Cựu Nhà Giáo Hoàng Hữu Phước Viết Bức Tâm Thư Gởi Nhà Giáo Hiện Tại Và Tương Lai
  2. Tấm Lòng Cựu Nhà Giáo
  3. Những Phân Tích Mới L‎ý Giải Vấn Nạn Bất Tương Thích Giữa Đào Tạo & Sử Dụng Nhân Lực Tình Độ Đại Học và Các Biện Pháp Cách Tân
  4. Thế Nào Là Doanh Nhân
  5. Trình Độ Thạc Sĩ – Tiến Sĩ Việt Nam
  6. Định Tính Và Định Lượng Tuổi Trẻ