Monthly Archives: February 2015

Xử Lý Đơn Thư Khiếu Tố Của Người Dân

(Bài thứ 5 trong chuỗi bài tư vấn phục vụ các ứng cử viên tự do ra tranh cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV 2016-2021)

Hoàng Hữu Phước, MIB

Tiếp theo mạch 4 bài [1] [2] [3] [4] đã viết phục vụ người dân muốn hiểu thấu đáo về sinh hoạt ở Quốc Hội và đặc biệt phục vụ các công dân – nhất là người ngoài Đảng – có mong muốn tự ra ứng cử Quốc Hội kể từ Khóa XIV (2016-2021) trở đi, hôm nay tôi xin nói về những vấn đề các bạn cần biết khi xử lý đơn thư khiếu tố của người dân.

Các Đại biểu Quốc hội tùy theo uy tín cá nhân đối với nhân dân có thể sẽ nhận được các đơn thư khiếu nại và tố cáo – gọi tắt là khiếu tố – của người dân khắp mọi miền đất nước gởi đến. Theo quy định thì các đơn thư này phải được chuyển nhanh đến các cơ quan hữu quan trực tiếp phụ trách vấn đề có liên quan đến nội dung khiếu tố để xem xét xử lý, theo biểu mẫu của Quốc Hội in sẵn trên giấy trắng dày chất lượng rất cao và rất tốn kém cho ngân sách:

 Form

Tuy nhiên, khi nhận thấy rằng biểu mẫu chuyên nghiệp như thế đã chưa từng phát huy tác dụng do (a) các khiếu tố kéo dài nhiều năm vẫn tồn đọng khá nhiều chứng tỏ các nơi nhận đơn đã phát hành vô số phiếu chuyển nhưng đã không đem lại các giải quyết dứt điểm đối với các khiếu kiện của người dân, (b) việc khiếu tố của dân nhất thiết phải được Đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ và đề ra được giải pháp kiến nghị xử lý thay vì đơn giản nhận rồi chuyền quả bóng trách nhiệm đi nơi khác, và (c) Đại biểu Quốc hội không phải là nhân viên bưu điện chỉ làm mỗi việc chuyển đơn và gởi thư đôn đốc nếu quá hạn mà vẫn không thấy cơ quan hữu quan hồi đáp kết quả xử lý, tôi đã không màng đến quy định về thời hạn chuyển đơn và tất nhiên sẽ cho người dân biết tôi cần nhiều thời gian nghiên cứu thật kỹ hồ sơ và nếu người dân muốn chuyển nhanh thì hãy cho tôi biết tôi nên trao lại cho Đại biểu Quốc hội nào khác. Tôi luôn luôn soạn thảo công văn chi tiết có kèm đề xuất giải pháp của chính tôi chẳng hạn như:

1- Để phản ảnh đến một Bộ Trưởng về ý kiến của người dân sau khi tôi trực tiếp đến nhà gặp cán bộ lão thành cách mạng diện người cao tuổi (trên 80 tuổi) Châu Diệu Ái để lắng nghe các bức xúc, ghi nhận các mong muốn, rồi về thảo ngay thư phản ảnh mà không cần có văn bản khiếu kiện có chữ ký của người dân:

 BoYTe

(Theo lời Cụ Châu Diệu Ái, Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ Trưởng Công An Đại Tướng Trần Đại Quang đã nhanh chóng có thư phản hồi gởi Cụ và hiện sự phục vụ của Bịnh Viện 30-4 đã được cải thiện đáng kể, mà tôi kỳ vọng tất cả các cơ sở y tế cả nước sẽ cùng tốt lên tương tự)

2) Để đề nghị chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh xử lý đơn khiếu tố kéo dài nhiều năm của người dân thành phố mà sự từ khước bài bản cực kỳ quen thuộc nhuần nhuyễn tại tất cả các cơ quan công quyền Thành phố Hồ Chí Minh là “không có tình tiết gì mới so với kết luận trước đây” để không xử lý gì cả

 LHQuan

3) Hoặc chuyển đến Đảng một khiếu tố của người dân một tỉnh Miền Trung vì không phải khiếu tố nào của người dân cũng hoàn toàn đúng, để lãnh đạo Đảng hoặc làm sáng tỏ để bảo vệ uy tín Đảng viên hoặc chấn chỉnh nội hàm “hiếu với dân” nơi cán bộ Đảng cấp cao

TWDang

4) Thậm chí để tránh sự chuyển đơn trùng lặp một vụ việc lại đến nhiều hơn một cơ quan xử lý, khi nội dung trên gởi đến Lãnh đạo Đảng Ngô Văn Dụ ngày 22-01-2015 thì tôi thảo công văn gởi đến lãnh đạo Chính phủ là Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 12-02-2015 với nội dung khác đi vào chi tiết như:

 Phothutuong

5) Hay chuyển đến Chủ tịch Nước một vụ kêu oan của người dân Thủ đô Hà Nội gởi đến tôi

 Chutichnuoc

Do đa số người dân viết đơn lúc bức xúc mà chưa tham khảo hướng dẫn của tôi [5] nên đơn thư thường rất dài, thiếu trọng tâm. Tôi trong nhiều trường hợp đã phải hoặc tư vấn viết lại hoặc viết hộ để từ bộ đơn dài 20 trang chỉ còn 1 trang, thí dụ như vụ khiếu tố kéo dài nhiều năm của cụ ông Lý Vĩnh Bá (trên 80 tuổi) ở Thành phố Hồ Chí Minh mà tôi đã đến tận nhà Cụ để lắng nghe trình bày, đọc hồ sơ, và soạn giúp tờ đơn sau:

LyVinhBa.

Với cách phục vụ người dân như kể trên, tôi đã được nhiều người dân gởi thư đến kêu oan, chẳng hạn trong tháng 11-2014 khi ra Hà Nội dự Kỳ họp Thứ 8, tôi đã nhận các bộ hồ sơ khiếu tố kêu oan của người dân các tỉnh Miền Bắc trong đó có các vụ kêu oan và cầu cứu của công dân Đỗ Văn Thái (ngụ tại Thôn Làng Bến, Xã Liên Hòa, Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc), công dân Nguyễn Thành Đô (ngụ tại Tổ 16B, Khu IIA, Phường Nông Trang, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ), công dân Vũ Văn Bàn (ngụ tại Thôn 83, Xã Yên Thành, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình), hay công dân Nguyễn Thị Hương (ngụ tại số 22D Phố Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội), v.v.

Tuy nhiên, như đã nêu trong bài Thực Quyền và Thực Uy [6], kết quả của các nỗ lực cá nhân lại rất hạn chế, và đây là lý do tồn đọng những vụ khiếu kiện kéo dài mà hồ sơ của người dân có độ dày nhất chẳng qua chứa kèm theo rất nhiều các phiếu chuyển đơn thư không những của Đại biểu Quốc hội mà còn của các cơ quan tiếp dân của Đảng và chính quyền các cấp. Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh  luôn có vị là luật gia hay luật sư nhưng trong nhiều năm qua đã không giúp tình hình khiếu kiện của Thành phố Hồ Chí Minh bớt nghiêm trọng hơn, thậm chí ngay trong Khóa XIII này có vị là “luật sư” nhưng thay vì tích cực đến những nơi tụ tập khiếu kiện đông người để tư vấn giúp dân thì chỉ lo đăng đàn phát biểu tại Quốc Hội đòi phải có Luật Biểu Tình và hăng hái xung phong phác thảo dự án Luật Biểu Tình. Thậm chí như trường hợp cụ ông Lý Vĩnh Bá đã nói ở trên dù Tòa Án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra thông báo thụ lý vụ án số 470/2010 TLST-ST ngày 01-11-2010 cho đến khi tôi được cụ cầu cứu phải phát văn bản ngày 20-9-2012 gởi Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh kèm  thư tay gởi Phó Chánh Án Huỳnh Ngọc Ánh là Đại biểu Quốc hội cùng khóa XIII với tôi thì cho đến nay chưa ai trong số hai vị này trả lời kiến nghị của tôi và việc xét xử vụ án vẫn đang trì trệ một cách đầy thách thức. Nội dung bức thư tay như sau:

HNAnh (1) HNAnh (2)

Do các bạn sẽ là Đại biểu Quốc hội Khóa XIV với tất cả những đổi mới liên quan đến “thực quyền và thực uy” cùng với những kinh nghiệm đối phó mà tôi đã tỏ bày ở trên, hy vọng các bạn sẽ phục vụ người dân tốt hơn tất cả các Đại biểu Quốc hội ở Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, hiệu quả hơn tất cả các Đại biểu Quốc hội ở Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, và đi vào thực chất hơn tất cả các Đại biểu Quốc hội ở Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, ngay cả khi bạn phải xử lý đơn thư khiếu tố người dân gởi đến bạn để tố cáo Đại biểu Quốc hội khác

HTLapKhieunai (6)

Những bài viết khác cho cùng chủ đề tư vấn phục vụ các ứng cử viên tự do ra tranh cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV 2016-2021 sẽ được đăng tiếp trên blog này (tiếp theo lần lượt là: Đối Phó Với Báo Chí, Tiếp Dân, Giám Sát, v.v.). Kính mời các bạn đón đọc.

Kính chúc các bạn thành công.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú:

[1] Hoàng Hữu Phước. 21-12-2014. Bài Số 1: Ra Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/12/21/ra-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi/

[2] Hoàng Hữu Phước. 24-12-2014. Bài Số 2: Phát Biểu Tại Nghị Trường Việt Nam. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/12/24/phat-bieu-tai-nghi-truong-viet-nam/

[3] Hoàng Hữu Phước. 20-01-2015. Bài số 3: Cách Soạn Bài Phát Biểu Và Thực Hiện Việc Phát Biểu Tại Quốc Hội Việt Nam. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2015/01/20/cach-soan-bai-phat-bieu-va-thuc-hien-viec-phat-bieu-tai-quoc-hoi-viet-nam/

[4] Hoàng Hữu Phước. 05-02-2015. Bài số 4: Những Vấn Đề Gặp Phải Trong Sinh Hoạt Đoàn Đại Biểu Quốc Hội. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2015/02/05/nhung-van-de-gap-phai-trong-sinh-hoat-doan-dai-bieu-quoc-hoi/

[5] Hoàng Hữu Phước. 21-20-2012. Khi Bạn Cần Khiếu Nại – Tố Cáo. http://hhphuoc.blog.com/?p=97

[6] Hoàng Hữu Phước. 26-11-2013.Thực Quyền và Thực Uy. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2013/11/26/ve-thuc-quyen-thuc-uy-2/

Tham khảo thêm:

Hoàng Hữu Phước. 29-4-2014. Đại Biểu Hoàng Hữu Phước Báo Cáo Với Nhân Dân Công Tác Nửa Đầu Nhiệm Kỳ 2011-2016. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/04/29/dai-bieu-quoc-hoi-hoang-huu-phuoc-bao-cao-voi-nhan-dan-cong-tac-nua-dau-nhiem-ky-2011-2016/ hoặc http://hhphuoc.blog.com/?p=342

Lại Thu Trúc. 30-6-2012. Phố Bolsa TV (California, USA) Phỏng Vấn Ông Hoàng Hữu Phước Trước Kỳ Họp Thứ Ba, Quốc Hội Khóa XIII. Đang lần đầu tại  http://www.emotino.com/bai-viet/19627/phobolsatv-hoa-ky-phong-van-ong-hoang-huu-phuoc và đăng lại trên http://hhphuoc.blog.com/?p=75

Lại Thu Trúc. 23-9-2012. Trách Nhiệm Đối Với Sinh Mạng Người Dân – Tầm Nhìn Và Sự Chính Trực Của Một Nhà Ái Quốc. http://hhphuoc.blog.com/?p=93

Tôi Và Thầy Nguyễn Quang Tô

Song Ngữ Việt & Anh (Bilingual: Vietnamese & English)

 Nguyen Quang To 1

Hoàng Hữu Phước, MIB

Tháng 11 năm 2011 ngay khi tôi phát biểu thành công vang dội ngăn chặn được việc hấp ta hấp tấp đề ra dự án Luật Biểu Tình, bọn nhà báo hai mang trong nước thì dựng ngay chuyện tôi mắng người Việt Nam dân trí thấp để kích động đám côn đồ hàng trăm tên gởi tin nhắn đe dọa giết tôi, đe dọa đốt nhà tôi, đe dọa nổ bom văn phòng của tôi, còn bọn hải ngoại chống Cộng dựng ngay chuyện một thằng mất dạy bá láp tự xưng là Thầy của tôi nghe tin tôi chống Luật Biểu Tình nên viết ngay bài trường thiên nói tôi đã từng là đứa học trò ngổ ngáo chuyên làm điều xằng bậy. Đại biểu Trần Du Lịch cho tôi hay tin này, còn Đại biểu Đặng Thành Tâm đưa tôi xem điện thoại di động mở web về bài của thằng “Thầy” ấy. Tôi đều dùng một câu duy nhất để trả lời hai vị ấy biết đó là “thằng mất dạy”. Như bất kỳ đấng trưởng thượng khả kính nào nắm trong tay quyền lực tối thượng của chính đạo chính tâm chính nghĩa, tôi lẳng lặng không đòi báo Tuổi Trẻ phải xin lỗi tôi công khai chuyện đã giật tít tầm bậy tầm bạ “Dân Trí Thấp” vì tôi muốn ban cho kẻ duy nhất chịu trách nhiệm về lỗi lầm không thể nào được tha thứ này là Tổng Biên Tập một ân huệ để tự đứng ra xin lỗi tôi (rất tiếc là Tổng Biên Tập đã đại ngu đánh mất cơ hội bằng vàng ấy, đã vậy sau đó còn để yên cho bọn hai mang tấn công tôi tiếp nhân vụ Tứ Đại Ngu, khiến tôi quyết định từ nay sẽ ra sức can ngăn phản đối Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh nếu có bất kỳ sự cất nhắc nào đối với vị cựu Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ sau khi hắn đã bị triệu khẩn cấp về Thành Ủy, bỏ Tuổi Trẻ như rắn không đầu), đồng thời tôi cho đăng bài viết bằng tiếng Việt về Thầy Nguyễn Quang Tô trên Emotino.com ngày 25-11-2011, xem như buộc lòng phải tung bửu bối mà tôi ngỡ sẽ dấu mãi trong hành trang một đời người. Nay tôi xin đăng lại bài viết ấy như dịp Ngày Xuân Tưởng Nhớ Đến Ơn Thầy, để bạn đọc khắp nơi biết tôi đã là học sinh như thế nào và được thọ giáo với những bậc Thầy Cô đạo cao đức trọng tuyệt diệu ra sao. Trong bài tôi có viết Thầy Cô nếu còn cũng đã ở tuổi 80 hay 90 – như một cách gián tiếp mắng thằng mất dạy dám giả danh “Thầy” tôi vì chẳng có ai 90 tuổi mà ngồi ngay vào máy vi tính tung ngay lên mạng bài viết mắng ngay người học trò ngay khi người ấy vừa mở miệng nói xong câu chống cái đề xuất vở vẩn mang tên “Biểu Tình”.

Tôi Và Thầy Nguyễn Quang Tô

Hoàng Hữu Phước

Năm ngoái tôi đã định năm nay sẽ viết một bài thật chân thiết về Nhà Giáo với sự khắc khoải về nền giáo dục nước nhà. Nhưng khi ngày Nhà Giáo của năm 2011 đến và nay đã sắp hết tháng 11 rồi mà tôi vẫn chưa sao hạ bút viết nên bài luận dài ấy. Do may mắn luôn được Thầy Cô yêu thương từ bậc tiểu học và suốt 7 năm trung học, và cũng luôn làm trưởng lớp liên tục 12 năm cho đến hết lớp Đệ Nhất (lớp 12), tôi được các Thầy Cô đáng kính tặng rất nhiều những lời động viên mà tôi giữ gìn như báu vật cho đến ngày nay. Tôi đã hình thành nên nhân cách chính mình từ đức độ tài năng của các bậc Thầy Cô ấy, cũng như từ những báu vật này. Chiến tranh đã khiến có nhiều sự chia ly, và tôi đã không còn bạn bè để nhờ kiếm tìm tin tức của Thầy Cô. Năm tháng càng qua đi, sự hy vọng nghe tin các Thầy Cô ấy càng ít dần đi, vì Thầy Cô nay đã ở tuổi 80 – 90. Tất nhiên, không phải là một mặc định rằng tất cả các Thầy Cô đều là người tốt hay đáng kính vì chúng tôi cũng đã gặp nhiều Thầy Cô không tốt và không đáng kính dạy ở các lớp khác, nhưng tôi – và các bạn học cùng lớp – đã may mắn được gặp một số Thầy Cô gương mẫu làm đuốc soi đường cho chúng tôi khắc khổ tự luyện nên người Việt Nam. Tôi hiện chỉ còn hai người bạn học chung trong thời gian 12 năm ấy tại Sài Gòn trước 1975: Hai người thời tiểu học (Trường Phan Đình Phùng, Quận 3) là Nguyễn Sơn Hải đang ở USA, và Hồ Hữu Trung đang công tác tại Sở Ngoại Vụ Tp Hồ Chí Minh. Hải đã cùng tôi và Tống Kim Lan đoạt giải đồng đội Đố Vui Để Học trên Đài Truyền Hình khi học lớp 4 (tôi là đội trưởng) thắng đội trường “Tây”, còn Trung thì cứ Chủ Nhật là được Bố Mẹ lái xe đến nhà xin Ba Má tôi cho phép chở tôi, cậu học trò nghèo, đi ăn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh và các chốn phù hoa đất Sài Thành vì Mẹ Trung muốn các con của bà gần tôi để theo lời Bà “gần đèn thì sáng”. Chúng tôi vẫn liên lạc với nhau suốt những năm trung học và lần nào gặp ai cũng tự động khoe Thầy Cô của mình mới thật tuyệt vời. Các biến động 1975 đã đẩy Sơn Hải vượt biên sang Mỹ và mất hút mọi liên lạc cho đến vài chục năm sau mới tình cờ nhận nhau tay bắt mặt mừng trên…internet. Còn Trung từ cậu học trò đẹp trai công tử nhà giàu quyền thế và học giỏi phải bỏ dỡ hành trình đại học đi kiếm sống lam lũ chốn thị thành vì Cha của Trung là Đại tá Hồ Hữu Thuận, Chủ bút Báo Tiền Tuyến của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, phải đi học tập cải tạo một thời gian, khiến Mẹ Trung bán dần đồ đạc tư  trang, và bán ngôi nhà 5 tầng trên đường Lê Lai, Quận 1. Cha Trung sau khi ra trại, có làm việc nhiều năm tại Nhà Văn Hóa Quận 1, còn Trung được nhận vào Sở Ngoại Vụ. Nhà nước Cộng sản Việt Nam thật sự có chính nghĩa khi xử sự đàng hoàng với những sĩ quan cao cấp chế độ cũ, người từng bị cho là có tội với nhân dân. Những lời nói dài dòng về người thật việc thật của những “học trò” may mắn còn nhận ra nhau ở trên là khúc dạo đầu về ý nghĩa rằng thời cuộc có đổi thay, chúng tôi vẫn nên người vì chúng tôi được học từ những bậc Thầy Cô đáng kính, mà bài viết sau về Thầy Nguyễn Quang Tô là để tỏ lòng tri ân.

Thầy Nguyễn Quang Tô có học vị cử nhân, nhưng sự xuất chúng của Thầy cứ dường như là chuyện đương nhiên của một nhà giáo, vì phải xuất chúng mới đủ tư cách dạy học trò, được học trò kính nể, được học trò tiếp nối sự nghiệp giáo dục, và được học trò noi theo trong cách sống và hình thành nhân cách. Thầy dạy tôi ở trường Nguyễn Bá Tòng, và học trò kính phục khi nghe tin Thầy đoạt Giải Thưởng Phủ Tổng Thống cho công trình dịch thuật ra tiếng Việt nguyên tác Việt Nam Vong Quốc Sử bằng chữ Nôm của Phan Bội Châu.

Ngay khi có sự xuất hiện của internet và Yahoo!360, tôi đã viết bài bằng tiếng Anh về Thầy và viết nhiều bài khác về các Thầy Cô khác trong đó có Thầy Lê Văn Diệm. Bài về Thầy Nguyễn Quang Tô có đưa đoạn dịch ra tiếng Anh của tôi từ bút phê tiếng Việt của Thầy tặng tôi như sau:

 Nguyen Quang To 2

Nguyên bản tiếng Việt trong lưu bút:

“Thầy mừng ý nghĩ của Thầy đã không sai. Thầy càng mừng hơn khi niềm tin của Thầy đã thành sự thực: sự thành công tuy “giáo bất nghiêm” nhưng không “sư chi đọa” đã có một người học sinh như Phước. Thầy chỉ nhắc Phước cần luôn nhớ lấy phương châm “kim mãn doanh” bất như “nhất kinh”, ít ra là trong đời học sinh. Thầy tin rằng Phước sẽ có một ngày mai tương xứng với tài đức. “Có đâu thiên vị người nào Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai” Nguyễn Du xưa đã nói như thế. Qua Phước, Thầy càng tin như thế Trường Nguyễn Bá Tòng Ngày học cuối cùng niên khóa 1973-1974 Tháng Qu‎ý Xuân Giáp Dần Nguyễn Quang Tô

Bản post trên Yahoo!360:

…. I am overjoyed that whatever I have envisioned of you has not failed me. I am much more overjoyed knowing that my trust in you has been materialized: that despite of my non-strict and yet-committed teaching whatever so it might be, I can still have a student like you, dear Phuoc. The only thing I wish to remind you is that you should always hold on to the guideline that a book (of knowledge) is much worthier than a trunk full of gold, at least throughout your years at school.

I strongly believe that you will have a bright future from your talents and ethical virtues.

Nguyen Du the poet laureate once said,

“God has never shown prejudice to anybody,

(And you are blessed by Him) for both ample talents and fortunate destiny”

Through you Phuoc, I much more believe you are the very one for these.

Nguyen Quang To.

Khi nhận thấy tác dụng tích cực của những lời động viên từ bậc Thầy Cô, tôi đã thực hiện y như Thầy Nguyễn Quang Tô: trong suốt thời gian dạy học hơn 10 năm, dù ở trường chính quy Cao Đẳng Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh, trường hợp tác như Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội, hay các trung tâm như Hội Nghiên Cứu & Dịch Thuật và các trường ngoại ngữ khác, tôi luôn viết rất dài bằng tiếng Anh trong lưu bút của sinh viên, học trò, học viên, để vừa bày tỏ sự trân trọng học trò, vừa cho học trò biết tấm lòng của người Thầy luôn nhận ra những mặt tích cực của học trò và muốn động viên học trò hướng thượng cho một cuộc sống tích cực với tha nhân và đất nước, và cũng vừa tạo nên một tác phẩm như một áng văn thơ làm quà tặng học trò, bất kể có bao nhiêu ngàn em chất trước mặt tôi bao nhiêu núi lưu bút học trò.

Thầy Nguyễn Quang Tô năm nay ắt đã ngoài 90 tuổi. Thấy ở hải ngoại rất trân trọng tôn vinh Thầy ngang với các bậc kỳ tài như A Nam Trần Tuấn Khải, tôi hy vọng các anh các chị là con hay cháu của Thầy sẽ đọc bài viết này để thấy di bút của Thầy, và để biết ở Việt Nam vẫn còn có người học trò năm xưa tôn thờ Thầy, kính trọng Thầy, và dù nay đã gần 60 tuổi vẫn cứ như cậu học trò nhỏ của Thầy, luôn đem theo hành trang cuộc đời những giòng chữ quý báu của Thầy để tự răn mình phải  sống tốt hơn sự kỳ vọng của Thầy.

“Tháng của Nhà Giáo Việt Nam, con kính gởi đến Thầy lòng biết ơn Thầy đã cho con được học nơi Thầy cung cách bậc trưởng thượng hiền nhân. Kính lạy báo cùng Thầy là mãi đến ngày nay con vẫn xem “kim mãn doanh bất như nhất kinh”, để tôn thờ sách thánh hiền chứ không tôn thờ trân châu bảo ngọc, để nhớ lời Thầy dặn cả rương vàng nào có sánh bằng một quyển sách.

Trong quyển sách cuộc đời, con còn lưu giữ bút tích của Thầy, Thầy ơi.”

 Nguyen Quang To 3

Học trò của Thầy,

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú: Nguyên tác tiếng Anh I and Professor Nguyen Quang To đăng trên Yahoo!3600 năm 2008. Bản tiếng Việt để đối phó với bè lũ phản động hai mang được đăng trên Emotino.com ngày 25-11-2011 (http://www.emotino.com/bai-viet/19405/toi-va-thay-nguyen-quang-to). Bản tiếng Việt đăng lại trên blog Hoàng Hữu Phước và Thầy Cô ngay sau khi web Emotino.com bị bọn phản động đánh phá ngày 12-3-2013 sau khi có bài Tứ Đại Ngu. Hiện không còn bản lưu trọn vẹn của phiên bản gốc Tiếng Anh, trừ bản nháp của đoạn ngắn sau:

Professor of Literature NGUYEN QUANG TO, South Vietnam President’s Award for the Vietnamese Translation of Phan Boi Chau’s History of the Lost Vietnam (Viet Nam Vong Quoc Su), Saigon 1972, wrote as follows in the year-end note-book of his student Hoang Huu Phuoc:

Needless to thoroughly reading the memory-notebook of yours today, I can still very well understand you dear Phuoc, from my responsibility to supervise the pupils of the Class 11C7 whom I have considered my own children.

I am overjoyed that whatever I have envisioned of you has not failed me. I am much more overjoyed knowing that my trust in you has been materialized: that despite of my non-strict and non-committed teaching whatever so it might be, I can still have a student like you, dear Phuoc. The only thing I wish to remind you is that you should always hold on to the guideline that a book (of knowledge) is much worthier than a trunk full of gold, at least throughout your years at school.

I strongly believe that you will have a bright future from your talents and ethical virtues.

Nguyen Du the poet laureate once said,

“God has never shown prejudice to anybody,

(And you are blessed by Him) for both ample talents and fortunate destiny”

Through you Phuoc, I much more believe you are the chosen one for these.

Nguyen Ba Tong High School

The last gathering day of the school year 1973-1974

NGUYEN QUANG TO

****

Tôi Và Cô Trương Tuyết Anh

 Truong Tuyet Anh 1

Hoàng Hữu Phước, MIB

Tháng 11 năm 2011 ngay khi tôi phát biểu thành công vang dội chặn đứng được việc hấp ta hấp tấp đề ra dự án Luật Biểu Tình, bọn nhà báo hai mang trong nước thì dựng ngay chuyện tôi mắng người Việt Nam dân trí thấp để kích động đám côn đồ nhiều trăm tên gởi tin nhắn đe dọa giết tôi, đốt nhà tôi, nổ bom văn phòng của tôi, còn bọn hải ngoại chống Cộng dựng ngay chuyện một thằng mất dạy bá láp tự xưng là Thầy của tôi nghe tin tôi chống Luật Biểu Tình nên viết ngay bài trường thiên nói tôi đã từng là đứa học trò ngổ ngáo chuyên làm điều xằng bậy ra sao. Đại biểu Trần Du Lịch cho tôi hay tin này, còn Đại biểu Đặng Thành Tâm đưa tôi xem điện thoại di động mở web về bài của thằng “Thầy” ấy. Tôi đều dùng một câu duy nhất để trả lời hai vị ấy biết đó là “thằng mất dạy”. Như bất kỳ đấng trưởng thượng khả kính nào trong tay nắm quyền lực tối thượng của chính đạo chính tâm chính nghĩa, tôi lẳng lặng không đòi báo Tuổi Trẻ phải xin lỗi tôi công khai chuyện đã giật tít tầm bậy tầm bạ “Dân Trí Thấp” vì tôi muốn ban cho kẻ duy nhất chịu trách nhiệm về lỗi lầm không thể nào được tha thứ này là Tổng Biên Tập một ân huệ để tự đứng ra xin lỗi tôi (rất tiếc là Tổng Biên Tập đã đại ngu đánh mất cơ hội bằng vàng ấy, đã vậy sau đó còn để yên cho bọn hai mang tấn công tôi tiếp nhân vụ Tứ Đại Ngu, khiến tôi quyết định từ nay sẽ ra sức can ngăn phản đối Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh nếu có bất kỳ sự cất nhắc nào đối với vị cựu Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ sau khi hắn đã bị triệu khẩn cấp về Thành Ủy, bỏ Tuổi Trẻ như rắn không đầu), đồng thời tôi cho đăng bài viết bằng tiếng Việt về Thầy Nguyễn Quang Tô trên Emotino.com ngày 25-11-2011, xem như buộc lòng phải tung bửu bối mà tôi ngỡ sẽ dấu mãi trong hành trang một đời người. Ngay sau đó, lục lọi thấy tôi cũng có bài viết tiếng Anh về Cô Trương Tuyết Anh trên Yahoo!360bọn chúng bèn sử dụng chiến thuật bôi bẩn theo công thức (thực)+(thực)x(hư) nghĩa là (1)+(1)x(0) lấy tên có thật cộng với sự việc có thật rồi nhân cho zero tức việc xạo để chỉ có người giỏi toán mới biết đáp số là zero còn đa số dốt toán sẽ ngỡ đó là sự thật, nên có hai yếu tố có thật là tên Cô Trương Tuyết Anh và tôi là học trò, còn yếu tố zero là sự việc tôi đã từng lạy lục xin điểm do học dốt và dọa tự tử tại nhà Cô. Tất nhiên, tôi lại phải tung bửu bối của mình ra để trừng trị đám lưu manh mất dạy dám động đến Cô Trương Tuyết Anh, nay tôi xin đăng lại bài viết ấy như dịp Ngày Xuân Tưởng Nhớ Đến Ơn Thầy Cô, để bạn đọc khắp nơi biết tôi đã là sinh viên như thế nào và được may mắn thọ giáo với những bậc Thầy Cô đạo cao đức trọng tuyệt vời ra sao.

Tôi và Cô Trương Tuyết Anh

Hoàng Hữu Phước, MIB

Truong Tuyet Anh 0

Tôi luôn cho rằng người học trò hạnh phúc nhất đó là người có được cùng lúc bốn điều tuyệt diệu gồm (1) được thọ giáo những thầy cô vừa tài giỏi nhất nước vừa có tư cách công dân và đạo cao đức trọng, (2) được trở nên giỏi như hoặc giỏi hơn các vị thầy cô này, có tư cách như hay cao hơn các vị thầy cô này và có đạo cao đức trọng như hay cao hơn các vị thầy cô này, (3) được các thầy cô tài giỏi nhất nước có tư cách công dân và đạo cao đức trọng này ca ngợi, và (4) bản thân mình còn lưu giữ các tặng vật của các thầy cô tài giỏi nhất nước có tư cách công dân và đạo cao đức trọng này để ngay khi có thể sẽ viết lưu danh thiên cổ cho các thầy cô tài giỏi nhất nước có tư cách công dân và đạo cao đức trọng này. Tôi không rõ có bao nhiêu người Việt Nam là học trò hạnh phúc theo chuẩn mực trên, nhưng tôi biết chắc chắn rằng nếu thực sự có một danh sách dày cộm những người hạnh phúc ấy thì tên tôi sẽ có trong danh sách ấy.

Thực hiện điều thứ tư ở trên sau khi sở hữu cả ba điều trước đó, tôi ngay từ khi bắt đầu có Yahoo!3600 đã viết (chỉ bằng tiếng Anh) rất nhiều bài (có kèm hình ảnh) về từng người trong thân tộc và về các vị thầy cô tài giỏi nhất nước có tư cách công dân và đạo cao đức trọng như về Thầy Nguyễn Quang Tô (trung học), Thầy Lê Văn Diệm (đại học), trong khi vài thầy cô khác thì tôi không viết do ái ngại rằng tuy người hiểu biết sẽ tấm tắc khen tôi may mắn gặp lương sư, vẫn sẽ có những kẻ ganh tỵ cho rằng tôi khoe khoang (tất nhiên là không khoác lác). Do sự cao ngạo không là độc quyền made-in-china của Tàu với tổ sư là Khuất Nguyên, người đã mắng toàn thể giòng giống dân Tàu là dơ bẩn (tức “thiên hạ đục ngầu cả, chỉ mình ta trong sạch”), tôi thuộc giòng giống Lạc Hồng qu‎ý hóa hơn dân Tàu nên đương nhiên cũng phải có đức tính cao ngạo hơn Tàu ấy, và đây là lý do chẳng bao giờ tôi phí thời gian đọc mấy bài viết vớ vẩn của những kẻ vớ vẩn công kích tôi này nọ trên internet. Song, sự đời không đơn giản như thế. Những kẻ vớ vẩn làm sao mà biết được rằng tôi đang giữ bao báu vật của các Thầy Cô, những thành tích biểu có danh sách và lời phê của tất cả các Thầy Cô của từng năm học các cấp lớp, đặc biệt là vào những năm đầu sau giải phóng ở Đại Học Văn Khoa thì Thầy Cô ban Anh Văn thời chế độ Cộng Hòa chỉ còn lại vỏn vẹn bốn Thầy và bốn Cô, và cuối cùng sau đó một hai năm là chỉ còn lại mỗi Thầy Lê Văn Diệm cùng một Cô. Trong số tám vị này, Chị tôi do học Đại Học Văn Khoa từ năm 1973 nên ắt được thọ giáo đủ các vị, còn tôi chỉ được học với hai Thầy và bốn Cô mà thôi. Trong hai thầy Nguyễn Văn Xiêm và Lê Văn Diệm, tôi chỉ viết về Thầy Diệm, vì Thầy Xiêm tôi rất khinh thường do trình độ Thầy không cao, Thầy dạy môn căn bản (Văn phạm Anh), và Thầy hay vào lớp cho bài tập rồi bỏ ra ngòai sân đi dạo cho đến khi Thầy vượt biên đi mất vào giữa năm 1976. Trong bốn Cô, tôi tôn kính ba vị, trong đó có Cô Trương Tuyết Anh. Lẽ ra hôm nay tôi không viết về Cô Anh nếu như một nhân viên cực kỳ thông minh của tôi đã không cho tôi hay rằng có kẻ nào đó chưa từng được cắp sách đến trường ắt thấy tôi nêu tên Cô Trương Tuyết Anh trong bài “Đạo Văn” trên Emotino nên mừng như bắt được vàng vì nay đã có “tên người thật” và y lập tức đẻ ra lời bù lu bù loa trên mạng rằng tôi đã khóc lóc van nài Cô Trương Tuyết Anh cho thêm điểm vì nếu bị ít điểm tôi sẽ tự tử, v.v.  Thấy bậc đạo cao đức trọng như Cô Trương Tuyết Anh và người học trò đẳng cấp cao duy nhất của Cô bị kẻ bá láp đụng đến tên tuổi, tôi cực chẳng đả phải viết về Cô với những bút phê ố vàng theo năm tháng của Cô như viết về một nhà giáo khả kính tài ba.

Thủa ấy, như một thói quen quý phái, các Thầy Cô chẳng ai tự nêu học vị ra cả, nên chúng tôi chẳng biết ai là Tiến Sĩ, ai là Thạc Sĩ, chỉ gọi chung Thầy Cô là Giảng Sư (dạy đại học) hay Giáo Sư (dạy trung học) mà thôi. Nhưng qua truyền khẩu của Chị Hai của tôi thì Cô Trương Tuyết Anh là tiến sĩ văn học Anh của Đại học Sorbonne (Pháp). Cô là người Bắc di cư. Cô nói tiếng Anh rất nhanh, líu lo, cứ như là đang nói tiếng Pháp vậy. Cô dạy tôi môn Văn Minh Anh và Văn Học Anh. Trong lớp, Cô vui vẻ, tận tình, nhưng ra khỏi lớp là Cô trầm mặc, đi thoăn thoắt về phòng giáo viên, chẳng trò chuyện với ai. Trong thời gian ngắn ngủi được học với Cô, tôi thấy Cô rất giống Thầy Lê Văn Diệm ở chỗ hai vị đánh giá cao các bùng nổ trong tư duy của tôi, chẳng hạn Thầy Diệm giảng luận bài thơ The Tide Rises, The Tide Falls của Henry Wadsowrth Longfellow để rồi khi thấy tôi bình giảng bài thơ theo chiều hướng…bánh xe luân hồi của Phật Giáo, Thầy khen và nói bên Mỹ chưa có luận án tiến sĩ nào có cái nhìn sâu sắc như thế; còn Cô Anh giảng luận ngợi khen ngôn ngữ và tình bạn vĩ đại toát lên từ một bài sonnet của Shakespeare (tôi không nhớ bài nào trong số từ bài sonnet thứ I đến bài CLIV, tức từ 1 đến 154) rồi khi thấy tôi bình giảng viết 96 trang chê bài thơ ấy hình tượng nghèo nàn, ngôn ngữ hời hợt, và mắng Shakespeare là tên bồi bút chỉ làm thơ sonnet để phục vụ các đại quan chốn cung đình để kiếm tiền chứ không có sự rung động tình cảm dành cho gia đình, bạn hữu, người thân, rồi sửa luôn thơ Shakespeare, Cô khen và nói bên Pháp chưa có luận án tiến sĩ nào phê phán Shakespeare chí lý như tôi cả.

Ngoài thí dụ tôi đã nêu trong bài “Đạo Văn”, bài làm sau sẽ cho thấy Cô Trương Tuyết Anh đã đối xử như thế nào với “hiện tượng” người sinh viên tên Hoàng Hữu Phước.

Khi học đến bài England của J.B.Priestley của phân môn Văn Minh Anh, Cô Anh cho lớp làm bài tập tại lớp với hai phần ngôn ngữ (language) và phân tích (comprehension). Phần language đơn giản với yêu cầu hãy cho hai thí dụ sử dụng tính từ có đuôi –likehai thí dụ sử dụng danh từ gốc La-Hy có đuôi –tude. Tôi tự ý sửa lại đề, viết rằng “hãy cho vài thí dụ” để viết thỏa thích đến bốn thí dụ với bốn câu có –like, thành:

– It is reported that in the impenetrable deeps of the jungle in Africa there is still a thought-to-be-extinct eel-like kind of creature.

– Mona Lisa is a famous lifelike portrait painted by Leonardo da Vinci, one of the greatest representatives of Renaissance art and of Italian culture in general.

– This unscrupulous blameworthy woman flew into a tigerlike ferocity with her impeccable husband.

– Students don’t like to live in that dilapidated old boarding-house which lacks a homelike atmosphere.

Đối với bốn câu trên, Cô Anh không phạt vì tôi dám đổi đề và viết nhiều câu hơn yêu cầu. Nhưng Cô tỏ sự ngạc nhiên về chất lượng các câu đến độ Cô phê rằng “your own sentences?” tức “em tự viết mấy câu này à?

 Truong Tuyet Anh  2

Còn đối với yêu cầu hãy viết hai câu có sử dụng danh từ có đuôi –tude, tôi lại tự động đổi đề thành …hãy viết những dòng thơ mô phỏng thể thơ Rondeau có gieo vần bằng các từ tận cùng bằng đuôi –tude, và đã sáng tác ngay tại lớp bài thơ mang tựa đề The Unchained and Chaotic Threnody mà sau này tôi đặt tên khác là O Mater Dolorosa kèm theo các chỉnh sửa từ ngữ theo bút phê gợi ý của Cô Trương Tuyết Anh:

 Truong Tuyet Anh  3

O Mater Dolorosa!

A Rondeaulike Poem by Hoang Huu Phuoc,

March 1978, Hochiminh City, Vietnam

O Mater Dolorosa what is the truth of youth

Of ugly ducklings to whom gold is of the first magnitude

Who lead the common money-chasing life with imbecility

Who sway and sway athwart amongst thunderous plaudits

Of the insane mêlee, of the multitude,

Who jump and jerk and jar and jolt and should

Be proud of themselves with false rectitude

Like omnipresent wastrels with their diablerie?

O MATER DOLOROSA !

On the labyrinth to perdition humbugs go and go without lassitude

Beset in this ridiculous world they love turpitude

And topple over into Inferno, into philosophic tranquility,

Into the opaque darkness of penalty –

That’s a melancholy weariness of platitude.

O MATER DOLOROSA !

Điều tuyệt vời của Cô Anh là ở chỗ nếu Cô không trừng phạt tôi tội sửa đề gia tăng số câu thí dụ cho –like thì đối với bài thơ trên Cô vẫn cho đủ điểm, dù trên nguyên tắc thì một bài thơ rất khác với hai câu thí dụ, nên nếu sinh viên cho hai câu đơn giản mỗi câu có một từ –tude là được đủ điểm thì lẽ ra bài thơ của tôi chỉ được hưởng ½ điểm của phần này, dù bài thơ có chứa đến sáu danh từ gốc La-Hy có đuôi (tiếp vĩ ngữ) –tude, chưa kể Cô đâu có ra đề bắt sinh viên làm thơ bao giờ vì ở Việt Nam làm gì có ai sáng tác được thơ tiếng Anh theo thể loại cổ ngoài thơ tự do! Từ đó, bài tập tại lớp hay bài thi học kỳ nào của Cô, tôi đều mặc sức bay bổng, phá cách, mỗi khi không hài lòng với câu hỏi “thấp” nào là tôi hoặc bỏ không thèm làm, hoặc tự sửa lại để nâng yêu cầu lên cao hơn rồi mới làm, và tôi biết mình ắt đã làm Cô Anh cũng như Thầy Diệm hài lòng vì chẳng bao giờ các vị cho tôi điểm thấp cả, qua đó tôi gián tiếp hiểu rằng đó mới là niềm vui tuyệt vời nhất của bậc thầy tài hoa khi thấy học trò mình thi thố tài năng thay vì học vẹt.

Từ sự trân trọng của Cô Anh và Thầy Diệm (và các Thầy Cô khác) dành cho tôi, tôi đã nhận ra thế nào là cung cách của một nhà giáo thực sự tài giỏi, thực sự có tư cách công dân, thực sự có đạo cao đức trọng, và thực sự có trách nhiệm. Cô Trương Tuyết Anh biến mất khỏi Việt Nam. Thầy Nguyễn Văn Xiêm biến mất khỏi Việt Nam. Nhưng tôi nhún vai khi nghĩ đến Thầy Xiêm, và nâng niu những trang giấy dù ố vàng, bám bụi, gián chuột cắn phá, chỉ vì trên đó là bút phê của Thầy Diệm, Cô Anh, những nhà giáo thực sự tài giỏi, thực sự có tư cách công dân, thực sự có đạo cao đức trọng, và thực sự có trách nhiệm với học trò mỗi khi đứng trên bục giảng.

Khi trở thành nhà giáo, tôi dạy học với phong thái của Thầy Diệm và Cô Anh. Tôi khuyến khích sinh viên viết tiếng Anh và nói tiếng Anh thể hiện cho được “cái tôi tư duy độc lập” của sinh viên đối với các vấn đề mà thiên hạ xúm lại lập đi lập lại những phân tích nhàm chán từ một bài viết, một tác phẩm nào đó ngay cả khi đó là những kiệt tác, thánh thư.

Số lượng tiết học và môn học tôi được học với Cô Trương Tuyết Anh không nhiều và không lâu. Thậm chí tôi không tin Cô còn nhớ đến tên tôi khi Cô rời Việt Nam vượt biên sang Mỹ. Chị Hai tôi theo chồng sang Mỹ và trở thành công dân Hoa Kỳ. Nhưng tin tức về Cô Trương Tuyết Anh vẫn biền biệt. Nếu Cô vẫn còn, ắt nay đã trên 90 tuổi, và sẽ hãnh diện rằng người học trò cao ngạo của Cô đang làm vinh danh Cô qua việc gìn giữ bút tích của Cô, chỉnh sửa thơ ca của mình theo các gợi ý của Cô .

Bài viết này vừa cung cấp cho bạn đọc thông tin về phong cách của những nhà giáo tài ba chân chính ở Sài Gòn trước 1975. Tác phong và cách hành sử tiêu cực vô trách nhiệm của các bậc thầy cô thì luôn giống nhau, bất luận thể chế chính trị, màu da, dân tộc, tôn giáo. Sự khác biệt giữa tài-ba-chân-chính với tài ba hay với chân chính là ở chỗ chỉ có nhà giáo tài-ba-chân-chính mới tạo ra được những học trò chân-chính-tài-ba.

Kính nhớ về Cô, thưa Cô Trương Tuyết Anh.

Học trò của Cô,

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú: Nguyên tác tiếng Anh I and Professor Trương Tuyet Anh đăng trên Yahoo!3600 năm 2005. Bản tiếng Việt để đối phó với bè lũ phản động hai mang được đăng trên Emotino.com ngày 22-3-2012. Bản tiếng Việt đăng lại trên blog Hoàng Hữu Phước và Thầy Cô ngày 12-3-2013 ngay sau khi web Emotino.com bị bọn phản động đánh phá sau khi có bài Tứ Đại Ngu. Hiện không còn bản lưu trọn vẹn của phiên bản gốc Tiếng Anh.

Tôi Và Thầy Lê Văn Diệm

Song Ngữ Việt & Anh (Bilingual: Vietnamese & English)

Hoàng Hữu Phước, MIB

 Le Van Diem 1

Hoàng Hữu Phước, MIB

Tháng 11 năm 2011 ngay khi tôi phát biểu thành công vang dội ngăn chặn được việc hấp ta hấp tấp đề ra dự án Luật Biểu Tình, bọn nhà báo hai mang trong nước thì dựng ngay chuyện tôi mắng người Việt Nam dân trí thấp để kích động đám côn đồ gởi tin nhắn đe dọa giết tôi, còn bọn hải ngoại chống Cộng dựng ngay chuyện một thằng mất dạy bá láp tự xưng là Thầy của tôi nghe tin tôi chống Luật Biểu Tình nên viết ngay bài trường thiên nói tôi đã từng là đứa học trò ngổ ngáo chuyên làm điều xằng bậy. Đại biểu Trần Du Lịch cho tôi hay tin này, còn Đại biểu Đặng Thành Tâm đưa tôi xem điện thoại di động mở web về bài của thằng “Thầy” ấy. Tôi đều dùng một câu duy nhất để trả lời hai vị ấy biết đó là “thằng mất dạy”. Như bất kỳ đấng trưởng thượng khả kính nào nắm trong tay quyền lực tối thượng của chính đạo chính tâm chính nghĩa, tôi lẳng lặng không đòi báo Tuổi Trẻ phải xin lỗi tôi công khai chuyện đã giật tít tầm bậy tầm bạ “Dân Trí Thấp” vì tôi muốn ban cho kẻ duy nhất chịu trách nhiệm về lỗi lầm không thể nào được tha thứ này là Tổng Biên Tập một ân huệ để tự đứng ra xin lỗi tôi (rất tiếc là Tổng Biên Tập đã đại ngu đánh mất cơ hội bằng vàng ấy, đã vậy sau đó còn để yên cho bọn hai mang tấn công tôi tiếp nhân vụ Tứ Đại Ngu, khiến tôi quyết định từ nay sẽ ra sức can ngăn phản đối Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh nếu có bất kỳ sự cất nhắc nào đối với vị cựu Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ sau khi hắn đã bị triệu khẩn cấp về Thành Ủy, bỏ Tuổi Trẻ như rắn không đầu), đồng thời tôi cho đăng bài viết bằng tiếng Việt về Thầy Nguyễn Quang Tô trên Emotino.com ngày 25-11-2011, xem như buộc lòng phải tung bửu bối mà tôi ngỡ sẽ dấu mãi trong hành trang một đời người. Ngay sau đó, tôi đăng thêm bài tiếng Việt về Cô Trương Tuyết Anh mà năm 2005 tôi đã đăng bản tiếng Anh trên Yahoo!3600 . Và tôi cũng chuyển tải sang tiếng Việt bài viết về Thầy Lê Văn Diệm đăng ngay sau khi bọn phản động đánh phá trang web Emotino.com. Nay tôi xin đăng lại bài viết ấy như dịp Ngày Xuân Tưởng Nhớ Đến Ơn Thầy Cô, để bạn đọc khắp nơi biết tôi đã là sinh viên như thế nào và được thọ giáo với những bậc Thầy Cô đạo cao đức trọng tuyệt diệu ra sao.

Tôi Và Thầy Lê Văn Diệm

Hoàng Hữu Phước, MIB

Tiến sĩ Lê Văn Diệm là Giảng sư Văn Chương Mỹ tại Đại Học Huế và Đại Học Văn Khoa thuộc Viện Đại Học Sài Gòn trước 1975 và tại Đại Học Văn Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh sau 1975, ngôi trường sau này được đặt lại với cái tên xoàng xĩnh đáng thương hại “Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn” theo kiểu bình dân mà những người Việt Nam mới sính dùng trần trụi, chẳng hạn Cửa Hàng Ăn Uống (thay vì Quán Ăn, Nhà Hàng, Snackbar hay Restaurant) hay Đại Học Mở Bán Công (thay vì dùng một cái tên quý phái như Đại Học Mạc Đĩnh Chi hay một cái tên trung dung như Đại Học Trân Châu, v.v.). Thầy còn là giảng sư thỉnh giảng bộ môn Văn Chương Anh Mỹ tại các đại học Hoa Kỳ trước 1975. Năm 1996, Thầy được Đại Học Boston Hoa Kỳ mời sang Mỹ trong 10 tháng để biên soạn và hiệu đính giáo trình giảng dạy Văn Học Anh Mỹ.

Trong vòng kiềm tỏa đầy hỗn loạn của một môi trường trong đó hầu hết các cán bộ giảng dạy bước chân lên sân khấu giảng đường hoặc chỉ để viết tháo dăm ba chữ gì đấy cho bài tập Anh Văn lên bảng rồi bỏ ra đứng tựa lưng vào cửa, mắt lim dim mơ mơ màng màng thả hồn phiêu lãng theo những kế hoạch vĩ đại đào thoát khỏi quê hương để trở thành hạng mà giới truyền thông phương Tây chế tác tên gọi “thuyền nhân” không chút vẻ vang; hoặc để đột nhiên cầm micro nói to tuôn ra lửa bỏng và suối lệ của lòng ái quốc mang hơi cách mạng chống cuộc xâm lăng của bè lũ Bắc Kinh cuối những năm tám mươi và hăng hái khóc lóc xung phong đòi ra chiến trận dù đang ở lứa tuổi năm mươi cộng; Giảng sư Diệm vẫn giữ cốt cách quý phái, thực hiện thiên chức nhà giáo của mình với đầy đủ tính chuyên nghiệp ở mức độ cực cao tuyệt hảo: trong khi các vị khác một cách vô hồn cào cấu lên bài làm của sinh viên với những tick và tick và tick – tức ngoáy đánh dấu những k‎ý hiệu V chứng tỏ ta đây đã đọc đến đây đến đấy rồi cứ đếm các dấu tick đỏ dơ dáy đó mà cho điểm, tất nhiên bài có điểm cao là bài ít có mấy ký hiệu bùa chú đỏ ấy – thì Giảng sư Diệm cần cù chi li bút phê viết bằng tiếng Anh những lời phê bình sâu sắc, những chỉnh sửa, những đề nghị, bất kể đó là chỗ sai (sửa lại cho đúng) hay chỗ đúng (vẫn sửa lại cho tuyệt vời hơn), ngõ hầu giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng viết luận văn Anh, và bài viết hay nhất, được Thầy cho điểm cao nhất (AA+) là bài nào “bị” Thầy viết đỏ lòm chi chít, tức những bài quá hay, quá tuyệt đến độ Thầy phải bỏ công ra biến nó thành tuyệt tác, như thể người sinh viên viết giỏi được Thầy chỉ giáo để thành một văn hào. Với giọng nói lắp bắp cà lăm trời sinh, Giảng sư Diệm giảng bài kiểu ứng khẩu, phân tích các bài thơ văn như bài thơ Nàng Quạ của Edgar Allan Poe, Hoàng Thủy Tiên của William Wordsworth, Diễn Văn Đọc Tại Gettysburg của Abraham Lincoln, hay thi phẩm Sóng Thoái Triều Dâng của  Henry Wadsworth Longfellow, và bao áng văn thơ kiệt tác khác, mà những lời uyên bác hùng biện trong ý tưởng của Thầy đã khiến sinh viên khó có ai cưỡng lại được sức cám dỗ của lòng mong muốn thấm nhuần tất cả – à, ý tôi là được Thầy truyền thụ bí kiếp.

Đối với tôi, Tiến sĩ Lê Văn Diệm là vị giảng sư tài ba duy nhất tôi kính mang ơn sâu nghĩa nặng. Vào thời buổi bao cấp gian khó của cuối những năm bảy mươi của thế kỷ trước, khi nguồn thực phẩm Nhà Nước phân phối cho cư dân Thành phố Hồ Chí Minh có giới hạn, biết tôi là một hàn sĩ phải nuôi cả gia đình đông người gồm cha mẹ già yếu và một đàn em bằng cách vừa đi học vừa đi dạy kèm lớp sinh viên năm thứ nhất và dạy kèm cả những người sắp là “thuyền nhân”, nhiều hôm Thầy đứng núp sau thân cây to trước Đài Truyền Hình chờ tôi đạp xe ra khỏi trường là Thầy ném vào giỏ trước xe của tôi một bao nào là vài ký bột mì, vài ký ngũ cốc, cùng những nhu yếu phẩm tiêu chuẩn như 10 gram bột ngọt, một ống kem đánh răng nhỏ, 50 gram đường tinh luyện, v.v., rồi bỏ đi, dáng gầy cao lêu nghêu, hai tay chắp sau lưng, dường như sợ bị lãnh đạo Khoa, lãnh đạo trường, và đồng nghiệp bắt gặp rồi kết tội Thầy là tiểu tư sản không thèm nhận phần lương thực Nhà Nước cấp phát. Và cũng nhiều lần Thầy vào thư viện trường, nhìn quanh xem tôi có đang ngồi đâu đó với mấy quyển bách khoa toàn thư khổng lồ nặng chình chịch hay không, rồi vờ như chú mục đọc các bảng tin từ từ tiến gần đến bàn tôi đang tra cứu, Thầy nhanh nhẹn ném một túi to toàn những sách tiếng Anh quý hiếm, có khi là quyển từ điển Webster, trước khi tiến thẳng ra cửa, dáng cao gầy, hai tay chắp sau lưng, dường như sợ bị bắt gặp bởi những vị mà ao ước lớn lao duy nhất của cuộc đời họ là ném tôi, một sinh viên hippie bất trị, ra khỏi Đại Học Văn Khoa. Đây là những việc trong số biết bao điều Thầy dành riêng chỉ cho tôi. Tiến sĩ Lê Văn Diệm: nhà trí thức tuyệt vời với trái tim vàng, vị Giảng sư đã bảo tôi quỳ xuống trên gối trái, hai tay đặt trên gối phải theo phong cách nhà qu‎ý tộc Ăng-lê trong Điện Buckingham, rồi Thầy đặt thanh bảo kiếm lên vai phải rồi vai trái của tôi để phong cho tôi tước Văn Vương Thi Bá của Ban Anh Văn trường Đại Học Văn Khoa thủa ấy.

 Le Van Diem 2

Khi đến một nhà thờ Công Giáo trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, dự lễ tang của Thầy, buổi sáng vẫn còn đang ngái ngủ, tôi có gặp hai nữ tu em ruột của Thầy, đã ở chăm sóc Thầy những năm cuối cuộc đời Thầy. Nước mắt tuôn trào, ôm lấy áo quan của Thầy, tôi thấy mình là thằng học trò vất đi. Tôi dành mọi thời gian cho công việc, thức khuya dậy sớm, nhưng chỉ dành ít phút cho Thầy với thì thoảng một lá thư qua đường bưu điện, mỗi năm một giỏ hoa sang trong đặt ở Mẫu Đơn trên Đại Lộ Nguyễn Huệ, chứ nào có đến thăm Thầy. Một thập niên sau ngày tốt nghiệp, có lần tôi và vợ tôi – cả hai đều là sinh viên của Thầy – đến thăm Thầy, mang theo hoa và quà Tết. Khi các nữ tu em gái của Thầy kêu to ở ngưỡng cửa: “Anh ơi, có học trò đến nè”,  tôi nghe tiếng Thầy nói lắp bắp, run rẩy, yếu ớt, bằng tiếng Việt, từ sau tấm rèm trước cửa phòng Thầy: “Phải Phước không? Chắc là Phước! Chớ có ai tới thăm anh đâu, lúc còn đi dạy cũng không, mà sau khi về hưu cũng không. Chỉ có Phước mới là người nghĩ đến ông già này thôi. Nè, pha trà cho anh đãi khách nhe!” Thầy thật là vĩ đại, vì tôi không thấy bạn học cũ nào của tôi ở đám tang Thầy – cũng có lẽ do tôi là kẻ đến sau cùng, hoặc do họ có lý do bận họp hành ở đâu đó ngoài vùng phủ sóng. Chỉ có Trời mới biết thực hư.

“…Ngày lại sáng, song có còn đâu nữa

Biển đã đưa người lữ khách dạt bờ.

Và sóng thoái lùi trước ngọn triều dâng.”

Phụ trách giảng dạy Luận Văn Anh và Văn Chương Anh tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi cần cù chi li bút phê viết bằng tiếng Anh những lời phê bình, những chỉnh sửa, những đề nghị, bất kể đó là chỗ sai (sửa lại cho đúng) hay chỗ đúng (vẫn sửa lại cho tuyệt vời hơn) trên những bài tiểu luận của sinh viên. Tôi đã trở thành Giảng Sư Lê Văn Diệm đối với học trò tôi; song, lại khiến toàn ban lãnh đạo Khoa và đa số giáo viên ghét bỏ. Trưởng Ban Anh Văn (Cô Thu Thủy) và Tổ Trưởng Công Đoàn Khoa Ngoại Ngữ (Thầy Tấn Phát, giáo viên Anh Văn) phê phán tôi một cách ngu xuẩn và buồn cười rằng việc tôi ghi nhận xét khắp nơi trong từng trang bài viết của sinh viên đồng nghĩa với việc tôi xúc phạm sinh viên, còn việc tôi sửa bài tập cho sinh viên có nghĩa tôi khuyến khích sinh viên học tập thụ động (sinh viên tự làm bài tập, tự mình phải biết mình sai chỗ nào, tự mình tìm cách sửa sai, mới là học…chủ động). Trần Duy, một trong những sinh viên xuất sắc của tôi, rất giỏi viết văn tiếng Anh và sáng tác thơ ca tiếng Anh dưới sự dìu dắt của tôi, đã cùng gia đình đi Hoa Kỳ, mãi mãi không quay về Việt Nam, không tài nào hiểu được vì sao dưới mái trường đại học xã hội chủ nghĩa, những Thầy Cô có bằng Cao Học MA của Mỹ trước 1975 lại xử sự như thế với tôi, và vì sao tôi vẫn điềm nhiên vui vẻ giảng dạy nhẫn nhục chịu đựng sự tra tấn xằng bậy như thế hàng thập niên. (Chỉ có một cô giáo cùng khoa hiểu lý do vì sao tôi vui vẻ tích cực giảng dạy: tôi là học trò Thầy Lê Văn Diệm. Cô giáo này cũng là học trò Thầy Lê Văn Diệm. Và cô sau đó trở thành mẹ ruột của con ruột tôi.)

Le Van Diem 3

Tôi rất tự hào và thấy mình cực kỳ may mắn có được cơ hội học hỏi nơi Giảng sư Lê Văn Diệm cả về kiến thức và đạo đức nghề nghiệp, được Thầy đánh giá cao, được Thầy chăm sóc, được ở gần Thầy là chuyên gia kiệt xuất duy nhất về Anh Văn ở Việt Nam, và được trở thành truyền nhân duy nhất của Thầy đối với những phân môn cao cấp mà Thầy đã từng dạy ở các đại học Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tôi mang ơn Trời Phật đã ban cho tôi phúc lành được gần những con người kiệt xuất để trải nghiệm một thế giới có thực của hạnh phúc và niềm tin yêu vào cuộc sống.

Tôi đã có được niềm vinh dự độc tôn được Giảng sư Lê Văn Diệm của Việt Nam đánh giá cao trong cuộc đời này.

Học trò của Thầy,

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú:

1) Trước 1975 tại Việt Nam Cộng Hòa, các danh xưng sau được mặc nhiên sử dụng mà không do sự công nhận hay phong ban bởi Nhà Nước:

Dạy tiểu học: Giáo viên

Dạy trung học: Giáo sư

Dạy đại học: Giảng sư.

Đối với tôi, Thầy Lê Văn Diệm là Giảng Sư, Tiến Sĩ.

Đối với sinh viên của tôi, họ luôn gọi tôi là Professor Hoàng Hữu Phước vì họ cho rằng từ “teacher” và “giáo viên” là dành để gọi tất cả các giáo viên Anh Văn tất cả các cấp ở Việt Nam, không phải dành cho tôi, còn “giáo sư” là của Nhà Nước.

2) Nguyên tác tiếng Anh I and Professor Le Van Diem đăng trên Yahoo!3600 năm 2005. Bản tiếng Việt được đăng trên Emotino.com ngày 16-10-2010. Bản tiếng Việt đăng lại trên blog Hoàng Hữu Phước và Thầy Cô ngày 12-3-2013 ngay sau khi web Emotino.com bị bọn phản động đánh phá sau khi có bài Tứ Đại Ngu. Nguyên văn tiếng Anh bản chính thức hiện không còn, chỉ còn bản nháp với nội dung chưa chỉnh sửa như sau:

Doctor Le Van Diem was Professor of American Literature at Hue University and at the Faculty of Letters (or Dai Hoc Van Khoa) of the University of Saigon before 1975, and thereafter at the Hochiminh City Faculty of Letters, which was renamed to the HCMC University in 1978. At present it is under the pitifully-poorly-coined name of the University of Social Sciences & Humanity, the common way of new Vietnamese people who prefer displaying the stark-nakedness of lingual components, e.g. Cua Hang An Uong (instead of Quan or Snack-bar, or Restaurant), Dai Hoc Mo-Ban Cong (instead of using a noble or neutral name e.g. Mac Dinh Chi University or Pearl College, or the like).

Trapped in a turmoil environment of most of the teaching team coming to the stage of auditorium just to scribble down onto the chalk board some English exercises, then standing leaning against the door with dreamy eyes and wandering mind on some master plans to flee the country under the notorious coinage of boat people by the mass media of the Western world; or to deliver surprisingly ardent-plus-sobbing speeches of revolutionary patriotism against the Beijing invaders of the last half of the nineteen eighties and to ardently volunteer with tears and sobbing to go to the battlefronts at the age of late fifties plus, Professor Diem remained a noble gentleman performing the professionalism of his profession in a really professional manner: whilst others senselessly scratched out of words and phrases on students’ paper work with a tick and a tick and a tick then counting red dirty scratching to give marks (of course, good marks for paper having less red out-scratching), he industriously toiled to make comments, write correction, give suggestion to all – regardless of whether it was of correct or incorrect wordings – to help improve the English composition writing skill of his students (of course, the work full of densely noted comments and correction in red being given the best marks, i.e. the AA+, by him). With a natural stuttering voice, Professor Diem spoke impromptu about his analysis of Edgar Allan Poe’s The Raven, William Wordsworth’s Daffodils, Abraham Lincoln’s Gettysburg Address, and Henry Wadsworth Longfellow’s The Tide Rises, the Tide Falls, among many others, so profoundly eloquently that students could not resist the temptation to have all details of his speeches well absorbed – well, I mean instilled into.

Personally speaking, Doctor Le Van Diem is the only talented professor I sincerely owe my gratitude to. At the tough time of the late nineteen-seventies when the food subsidy program could hardly provide sufficient stuff to the city dwellers, knowing I was a poor student supporting a huge family of ailing parents and kid brother and sisters by tutoring freshman classes and to-be boat people, he many a time hid himself behind a big tree in front of the HCMC Television Company, waiting for me to come out from the university just to timely throw into the front basket of my mini-bicycle a bag of say one or two kgs of ground wheat, an equivalent quantity of some grains, and other items, e.g. 10gms of MSG, a small toothpaste tube, and 50gms of RE sugar, and the like, before trudging away with his two hands behind his back, for fear of being seen by the revolutionary managers and colleagues and labeled by them the bourgeois who did not need the food offered free from the government. He also many a time went to the university’s library to cast a look around to check if I was there behind piles of old dusty bulky hard-cover encyclopedia, and then pretending to read some posters on the wall he slowly came closer to my desk and “threw” to me his bag full of valuable English books and sometime a Webster dictionary or the like, before going straight to the exit, probably for fear of being seen by any of his colleagues whose only wish in life was to “throw” me out of the university for my being a hippy of an adamant heart. These are some amongst other unique cares reserved to only me by Professor Le Van Diem, the very nice and kind intellectual with a heart of gold, and the noble professor who dubbed me the King of Composition of the English Department of the then Faculty of Letters.

When I came to his funeral at a church on the Nguyen Dinh Chieu Street of Distrct 1, HCMC, the morning was still slumberously snoring. I met his two sisters, the kind Christian nuns who were with Dr Diem almost all those last years of his life. Touching his coffin with tears rolling down over my cheeks, I felt much regretful. I could burn candles at both ends for business but could only send him some letters or flowers once a while instead of coming to meet him more often. A decade after my graduation, once my wife and I came to his house for the first time in my life with some New Year gifts and flowers. As his sisters calling him from the door “Diem! Here come your students“, he spoke out with a trembling ailing voice from behind the curtain to his own room: “Is that Phuoc? It should be him! Not any student has visited me before or from my retirement! Phuoc is the only student who thinks of me and who can make a visit to this old man! Give me tea for my guest, Sis! Please!”. He was so great indeed: I did not see any of my old classmates at his funeral, probably I was the late comer, or whether they took an excuse for some urgent meetings, only God knows.

“…The day returns, but nevermore

Returns the traveler to the shore.

And the tide rises, the tide falls.”

Teaching English Composition and Literature at the HCMC Teachers’ College, I toiled to give comments, corrections, and suggestions to my students’ essays. I became another Professor Le Van Diem in the eyes of the students; however, such performance irritated both the dean and some  colleagues. The Head of the English Department Ms Thu Thuy and the Head of Labour Union of the Foreign Languages Department Mr. Tan Phat foolishly ridiculously blamed me for what they named as my terrible wrongdoings: writing correction into the work of the students meant I did not respect them, and providing corrections or suggestions to the exercises meant I made students passive with their studying. Tran Duy, one of the best students of mine, was excellent in English writing and even composed poems in English under my encouragement and tutoring. He went to the USA for good with his family, failing to understand why the college full of teachers well decorated with US Master Degrees behaved like that to me and why I was still trying to suffer nonsensical torture for nearly a decade unnecessarily.

I am proud and feel lucky to have a unique opportunity to learn from Professor Le Van Diem, both from his knowledge and from his ethical conducts of the profession; to be highly evaluated and taken care of by him, the only expert of the English language in Vietnam; and to become a man as his only descendant of the tough subjects he ever taught at universities.

I wish to thank God for bestowing on me His blessings to live among many excellent people to experience a real world of happiness and trust in life.

It is my sincerely exclusive pride to be highly evaluated by Professor Le Van Diem of Vietnam.

Hoang Huu Phuoc, MIB

Khiêm Tốn

Hoàng Hữu Phước, MIB

 Khiem Ton

Tôi thụ hưởng một nền giáo dục Tây học, theo một ngành thiên hẳn về Tây học khi tài liệu tham khảo toàn học Tây, và trong những ngành nghề mà tôi làm chuyên gia lại có cả ngành thuần Tây là nhân sự. Thế nên tổi hiểu rất rất rõ một điều về đức tính trung thực của người bản lĩnh theo phong cách Tây. Từ nhỏ, qua tài liệu tiếng Anh tôi đã biết khi dự phỏng vấn tuyển dụng, ứng viên Âu Mỹ phải cho người phỏng vấn biết rõ mình có khả năng gì, có thể làm lợi nhuận của công ty gia tăng bao nhiêu phần trăm sau bao nhiêu tháng, v.v., và thậm chí các cẩm nang dạy viết tiếng Anh cũng có những mẫu thư xin việc nêu những nội dung mang tính khẳng định ấy. Điều kỳ lạ là nhiều người Việt Nam cho rằng sự khẳng định đầy chuyên nghiệp của tôi là biểu hiện của sự không khiêm tốn, trong khi tôi chào thua trước kiểu vĩ nhân cực kỳ phóng đại nổ đại bác mà nhiều người Việt sử dụng như “sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu và nhận bất cứ sự phân công nào của tổ chức.” Vài năm đầu sau giải phóng, khi tôi làm hồ sơ tốt nghiệp đại học để nhận phân công, anh lớp trưởng mà tôi đã giúp viết giùm luận án để anh ấy chính thức trở thành giảng viên đại học (tôi không là đoàn viên cộng sản nên dù thầy cô đề nghị giữ tôi lại dạy đại học, trường vẫn không chịu vì không yên tâm với một sinh viên hippie ngoài Đảng ngoài Đoàn như tôi) giật mình khi đọc giòng chữ tôi viết trong hồ sơ (rằng tôi chỉ có một khả năng hạn hẹp duy nhất là dạy Anh Văn từ hệ cao đẳng trở lên, và chỉ có thể dạy hạn hẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh) nên muốn đền ơn tôi bằng cách chạy xin bộ hồ sơ mới rồi tìm tôi năn nỉ tôi viết lại theo kiểu vĩ nhân cực kỳ phóng đại nổ đại bác để lãnh đạo trường không kiếm cớ cho tôi thất nghiệp dài dài vì cái tội học xong mà chẳng … đa tài, phụ lòng Nhà nước. Nhưng tôi nói với anh ấy là tôi không phải vĩ nhân, tôi chỉ làm được mỗi một việc cỏn con “dạy Anh văn hệ từ hệ cao đẳng trở lên” để giúp nước mà thôi, và do đó không dám bỏ đức khiêm nhường để nhận láo rằng mình có thể làm bất kỳ việc gì. Anh ấy chào thua, buồn rầu bỏ đi, và sau đó tôi được Tổ Chức Chính Quyền phân công về dạy ở…Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh do trường này làm đơn xin tôi sau khi đọc hồ sơ bảng điểm của tôi (cùng lúc đó Sở Công An cũng xin tôi về làm công tác an ninh tình báo sau khi đọc hồ sơ rất “thành thật, chân chất, và …cực kỳ khiêm tốn” của tôi). Còn anh ấy được cho đi nước ngoài học, lấy bằng thạc sĩ hay tiến sĩ, về làm lãnh đạo khoa.

Như vậy, bạn thấy đấy, tôi là người trung thực kiểu Tây. Tôi thậm chí còn dạy con tôi rằng khiêm tốn đồng nghĩa với dối trá và tránh né gánh nặng trách nhiệm. Giỏi mà nói mình không giỏi, thế chẳng dối trá là gì, chẳng nhát gan là gì, và chẳng bị đánh rớt bởi những đại gia cỡ Donald Trump là gì. Giỏi mà không nói gì cả, chẳng xung phong nhận các việc gai góc để người khác lao lung còn mình thảnh thơi, thế chẳng né tránh trách nhiệm là gì.

Khiêm tốn đích thực không thể là vấn đề ngoại vi mà là nội tại.

Khi bạn khiêm tốn nội tại, bạn không bao giờ hài lòng với chính mình, tự thấy mình vẫn còn thua kém nên bạn cứ phải học, phải học thêm, học thêm mãi. Khi bạn khiêm tốn nội tại, mỗi khi nghe ai ngợi khen bạn, bạn sẽ chỉ cảm ơn một cách nghiêm trang với nụ cười biết ơn – theo đúng phong cách Tây – rồi nói lảng qua chuyện khác, không nói thêm điều gì có liên quan đến cái kỳ tích mà nhờ nó bạn vừa được khen ấy.

Khi bạn khiêm tốn ngoại vi, bạn chỉ đợi có người khen là bạn lập tức nói câu chót lưỡi đầu môi rằng “có gì đâu, tôi còn phải học hỏi nhiều” cùng nội dung vĩ nhân như “thì tôi chỉ biết làm tốt mọi nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo phân công mà thôi” kèm nội dung rộng-lượng-lễ-độ-kéo-dính-chùm như “cũng nhờ có lãnh đạo luôn động viên, chỉ đạo sát sao, giúp đỡ tận tình” với nụ cười mãn nguyện rồi khai thác thêm các chi tiết liên quan đến kỳ công mà nhờ nó bạn vừa được khen. Khi bạn khiêm tốn ngoại vi, bạn rất vui vẻ khi những người xuất sắc hơn bạn giở cùng chiêu thức “có gì đâu, tôi còn phải học hỏi nhiều” vì khi họ nói như thế, bạn tự nhiên có được cơ hội sánh ngang bằng với họ dưới mắt mọi người.

Tôi dạy học trò của tôi tiếng Tây, trung thực kiểu Tây, tiếp thu mọi cái hay của Tây để làm việc cho Tây hầu kiếm thật nhiều tiền phục vụ Việt Nam và đem sự kính trọng của Tây về cho người Việt, không được xài ngôn ngữ…vĩ nhân kiểu Việt để tránh bị Tây cho rằng mình là siêu nhân superman học nhiều quá nên bị hâm hóa tửng tửng, và khiêm tốn kiểu nội tại theo định nghĩa và định hướng của tôi, nhờ vậy đa số các em đang là những công dân Việt Nam thành đạt, chân chính, không tì vết, được lãnh đạo các công ty nước ngoài nể trọng.

Tóm lại, thưa bạn, tôi không sợ bị cho là không khiêm tốn. Học trò tôi, những công dân đáng kính ấy, luôn nhớ tôi là “anh Thầy” duy nhất mỗi khi gặp câu hỏi hóc búa của sinh viên luôn trả lời (bằng tiếng Anh bình dân đơn giản) rằng “nội dung này Thầy chưa từng nghiên cứu nên mấy em cho Thầy vài ngày tìm tài liệu rồi trả lời vào tuần sau nghen”, trong khi các Thầy Cô khác thì quát lên (bằng tiếng Anh hàn lâm phức tạp) rằng “hãy ngồi xuống, xử sự cho đàng hoàng, sao lại phá phách hỏi tào lao làm mất thì giờ của lớp!”.

Chắc bạn đồng ý với tôi là một khi đã trả lời như trên với sự tôn trọng học trò và với cung cách người phải học, phải học thêm, phải học thêm mãi, tôi sao lại phải sợ bị cho là không khiêm tốn.

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” như lời dạy thiếu niên Việt Nam năm 1961, thiết nghĩ các bạn cần biết một sự thật là Người đã không nêu từ “khiêm tốn” trong năm 1961 ấy mà phải đợi đến năm 1965 từ ngữ ấy mới được bổ sung vào. Nhiều vị cố gắng giải thích nào là Hồ Chủ Tịch thêm vào cho đủ 6 chữ cân đối toàn nội dung của 3 cụm (Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm), nào là Hồ Chủ Tịch thêm vào vì sợ thiếu nhi tự mãn với các kỳ tích đạt được trong thi đua yêu nước sẽ ngưng không phấn đấu nữa. Tôi nghĩ khác, rằng Hồ Chủ Tịch là bậc uyên bác ngôn ngữ tiếng Việt nên làm gì có sự e sợ tức cười như thế, mà ắt sự đắn đo suy nghĩ lâu của Người là do ái ngại ý nghĩa dễ nhầm lẫn của “khiêm tốn” vốn là từ chỉ dành riêng cho người lớn có trình độ hiểu biết cao chứ không phải của trẻ em, và sự chỏi nhau của “khiêm tốn” với “thật thà, dũng cảm”, vì rằng khiêm tốn khiến người ta không dám nói thật về cái giỏi của mình, mà như thế là nói dối tức không “thật thà”, và nhát gan tức không “dũng cảm” nhận mình giỏi; rằng khiêm tốn còn khiến người ta luôn nói mình chưa giỏi khiến toàn bộ công sức giáo dục của Đảng và Nhà nước hóa ra chỉ đào tạo ra những thế hệ công dân không bao giờ giỏi hay sao?

Thật thà khiến người ta nói sự thật rằng mình yếu kém. Thật thà khiến người ta nói sự thật rằng mình xuất sắc.

Dũng cảm khiến người ta dám nói sự thật rằng mình yếu kém. Dũng cảm khiến người ta dám nói sự thật rằng mình xuất sắc.

Chỉ có người trưởng thành có học thức mới phân biệt được rằng “khiêm tốn” là nhận thức ngầm tự thân để bản thân luôn không ngừng phấn đấu hoàn thiện hơn, còn “thật thà, dũng cảm” là sự thể hiện ra bên ngoài, vì thế “khiêm tốn” là cái không thể nghe được, và ai phát âm ra những lời nói khiêm tốn nghĩa là đang hiểu sai về khiêm tốn.

Không ngừng học tập nâng cao tri thức và học hỏi từ người khác ngay cả khi đó là học trò hay nhân viên dưới quyền hoặc người dân nghèo ít học, đó là tư cách người có tâm khiêm tốn và tầm cao khiêm tốn của bậc đạt nhân quân tử đại trượng phu. Khi nhận mình yếu kém hay giỏi giang, đó là thể hiện lòng tự trọng, tính chân thật, và sự dũng cảm của người đoan chính.

Tôi tin chắc rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có liên hệ đến tiếng Anh và tiếng Pháp nên có sự đắn đo suốt 5 năm trước khi quyết định dùng từ khiêm tốn làm lời khuyên bổ sung vào vế chót, ắt với sự tin tưởng rằng những nhà giáo, những đoàn viên thanh niên sẽ biết cách giải thích cặn kẽ cho thiếu nhi và thiếu niên để rèn khiêm tốn nội tại sớm hơn trẻ em nước ngoài. Phân tích thêm trong tiếng Anh bạn sẽ thấy người phương Tây hiểu rất rõ về xảo ngôn và trung ngôn nên tạo ra hai từ modestyhumility khác nhau, trong khi tiếng Việt chỉ có mỗi một từ khiêm tốn (tức khiêm nhường). Modesty là sự thể hiện ra bên ngoài, giả vờ không biết mình giỏi hoặc cố tình nói thấp bản thân mình xuống nhằm mục đích hấp dẫn người khác ngợi khen mình thêm nhiều hơn, và trong nhiều trường hợp là để không trung thực với người khác, nên modesty dính với cách ăn nói, cách ăn mặc và cách ứng xử. Modesty là cái để xã hội nhìn thấy, qua đó đánh giá mỗi một con người, trong khi humility là nhận thức tự thân và có khi rất khắc nghiệt với bản thân, ép bản thân phải lao tâm khổ tứ tìm học cái hay của người khác (y hệt như câu nói của Lenin), vì  kính trọng và tôn trọng người khác. Tuy hiện nay ngay cả người Âu Mỹ vẫn chưa phân định rõ ràng sự khác biệt giữa khiêm tốn modestykhiêm tốn humility, nhiều nhân vật tên tuổi như C.S. Lewis vẫn khuyên hãy khiêm tốn humility vì nết này đánh bật khiêm tốn modesty. Ý lớn gặp nhau: tôi nhiều chục năm nay đã nói với học trò và con cháu về khiêm tốn nội tạikhiêm tốn ngoại vi  là những từ do tôi chế ra, nay nếu gán khiêm tốn nội tại cho humilitykhiêm tốn ngoại vi cho modesty ắt là cách dịch không phải là không thích hợp.

Nhờ khiêm tốn, tôi đã ép mình không ngừng học tập để thật thàdũng cảm nói rằng các nhà biện thuyết giáo sư nước ngoài vào Việt Nam thuyết trình đã nói sai ra sao.

Nếu bạn gặp người nào khiêm tốn ăn nói kiểu nội tại tôi vừa nêu trên, bạn hãy hỏi thăm vì ắt họ hoặc là học trò ruột của tôi hoặc là học trò ruột của học trò ruột của tôi hoặc là học trò ruột của học trò ruột của học trò ruột của tôi, vì thầy nào trò nấy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú: Bài viết này đăng lần đầu trên mạng Emotino.com ngày 10-10-2011 (http://www.emotino.com/bai-viet/19329/khiem-ton-tra-loi-cau-hoi-nhay-cam-cua-doc-gia-emotino) và đăng lại trên blog Hoàng Hữu Phước Và Thầy Cô ngày 12-3-2013 (http://hoanghuuphuocteachers.blog.com/2013/03/12/khiem-t%e1%bb%91n/) .

Lời Khuyên Dành Cho Du Học Sinh Việt Nam

– Thông Qua Các Bậc Phụ Huynh –

HHP 2015

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Có một thực tế là phàm những người làm chính sách giáo dục đã chưa từng là học sinh giỏi, chưa từng là sinh viên giỏi, chưa từng là thầy giáo giỏi nên các cách tân giáo dục cứ luôn như vẫn thạch hoặc vần vũ trên không gian cao rộng muôn đời không giáp mặt địa cầu hoặc lấy địa cầu làm tầm ngắm cho những cuộc hẹn mang tầm cỡ hủy diệt ngày Tận Thế.

Có một thực tế là phàm những người làm chính sách giảng dạy ngoại ngữ và phương pháp học ngoại ngữ đã chưa từng là học sinh giỏi ngoại ngữ, chưa từng là sinh viên giỏi ngoại ngữ, chưa từng là thầy giáo giỏi ngoại ngữ nên các sách lược cứ được tung ra, các phương pháp học cứ được đề ra, các cách tân phương pháp giảng dạy cứ được rặn ra mà trình độ tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của học sinh, sinh viên đang học, sinh viên đã ra trường, và giáo viên ngoại ngữ cứ luôn là dấu hỏi khổng lồ cao muôn trượng đầy nhức nhối của toàn xã hội.

Có một thực tế là phàm những người đã từng là học sinh giỏi, sinh viên giỏi, thầy giáo giỏi nếu theo chuẩn mực đạo đức nước ngoài thì phải luôn tự nói lên tất tần tật cái giỏi của mình để cung cấp cho thiên hạ những tư vấn cỡ bậc thầy, song tại Việt Nam sẽ bị bè lũ thiển cận nội địa dù sính ngoại lai cũng xúm lại gán cho những từ ngữ của nào là “tự cao tự đại”, “nổ hơn đại bác”, hoặc “không có đức khiêm nhường”, mà không hiểu thế nào là khiêm nhường khiêm tốn khiêm cung [1] khiến xã hội ngày càng có nhiều bọn dốt nát tỏa ánh hào quang ngời rạng của đức khiêm tốn, còn kẻ có thực tài thì chỉ biết lẳng lặng lén lút lầm lũi lạc loài trao đổi thông tin kinh nghiệm qua email với đôi ba học sinh hiếu học thần phục và người có hiểu biết thuần thục về cái sự đời vốn to hơn phong phú hơn và hoành tráng hơn cái lá đa.

Tôi nay có may mắn đã từng là học sinh giỏi [2], sinh viên giỏi [3] [4], thầy giáo giỏi, luôn thần phục phong cách giáo dục nước ngoài nên cũng chiếu theo chuẩn mực đạo đức nước ngoài đòi hỏi phải luôn tự tin tự trọng tự nói lên tất tần tật cái giỏi của mình để thuyết phục tha nhân, nhân đầu năm mới khai bút đầu xuân, nhân đất nước Việt Nam ngày càng cường thịnh và ngày càng có nhiều học sinh sinh viên xuất dương du học, xin có đôi lời thực lòng về kinh nghiệm thực tiễn rất dễ thực thi và mang lại thành công cực lớn khi thực hiện lúc thực sự dưới mái trường đào tạo của các trường trung học và đại học danh tiếng Mỹ Âu.

Ôn cố tri tân. Trước khi nói đến cái mới – không hẳn mới tinh, mà đơn giản chỉ vì chưa hề được bất kỳ người Việt nào nói đến trong nhiều trăm năm qua trước tác giả bài viết này – cũng nên nhắc đến chuyện cũ tức là về cái anh chàng sinh viên Ngô Di Lân [5] vốn tiêu biểu cho hầu như đa số các du học sinh và du sinh viên Việt Nam nghĩa là cứ như gã nhà quê lần đầu ra phố thị, thấy cái gì cũng tấm tắc, trầm trồ.

Một đứa cháu của tôi vừa sang Mỹ định cư năm 2014, đã “hốt hoảng” cắm đầu cắm cổ học hành dù khét tiếng ở Việt Nam là cà lơ phất phơ ham vui hơn ham học. Cái lý do của sự hốt hoảng ấy là vì cô giáo lớp 10 tại California đã giới thiệu cháu tôi như sau:

Này cả lớp! Yên lặng nào! Cô xin giới thiệu đây là bạn XYZ, mới từ Việt Nam sang và trở thành học sinh chính thức của lớp ta kể từ hôm nay. Mấy đứa phải cố học lên, vì ở nước Mỹ này nơi nào có học sinh Việt Nam là nơi đó mất đứt các giải thưởng học tập hàng đầu cho học sinh đó! Phải nhớ lấy và cố lên!

Cháu tôi đã nhanh chóng đứng đầu lớp và sau hai tháng học tập đã trở thành … trợ giảng phụ đạo giúp cô giáo kèm mấy nhóc Mỹ trắng Mỹ đen và Mỹ cà phê sữa! Người Việt nào cũng nói: “Đúng là đất Mỹ thật tuyệt! Qua bển là mấy đứa học giỏi thiệt!” Tôi lại nói khác – như đã luôn nói và viết như thế nhiều chục năm qua – rằng người Việt có thế mạnh về sâu, Âu Mỹ có thế mạnh về rộng. Sở trường của dân Việt đến từ cách giáo dục trên cơ sở “học thuộc lòng” (không phải như thiên hạ nói sai là “từ chương” mà tôi sẽ viết trong bài khác) tức là cách luyện trí nhớ ngay từ thủa mới cắp sách đến trường. Thế nên ở Việt Nam học sinh học theo lối cũ đã tiến xa hơn rất nhiều các bạn cùng trang lứa ở Âu Mỹ vốn không coi trọng cách học mà người ta gọi sai đầy ác ý là “học vẹt”. Nhờ ưu thế luyện trí sâu này mà ngay khi hòa nhập vào môi trường giáo dục Âu Mỹ, học sinh và sinh viên Việt Nam phát huy năng lực nhanh khủng khiếp khi tiếp cận cái học rộng, nắm bắt nhanh và nhớ nhanh, nắm bắt nhiều và nhớ nhiều giúp khi thể hiện qua bài kiểm tra hay bài thi sự bao quát rộng và thâm thúy sâu trong khi học sinh và sinh viên bản xứ vẫn phát huy cái rộng như từ thủa nhỏ mà kém độ sâu của tư duy, khiến kết quả học tập cứ lẹt đẹt theo sau học sinh và sinh viên gốc Việt. Tiếc là trật tự thế giới sẽ lại như cũ, nghĩa là khi giáo dục Việt Nam tự vả vào mặt mình cổ hủ, tự nguyền rủa mình lạc hậu, tự mắng mỏ mình “học vẹt”, tự phủ nhận sở trường để chạy theo sở đoản, thậm chí chấm dứt cho điểm bằng số trong khi có kẻ thất phu hô hào bỏ bớt vài lớp trung học tiến tới bỏ luôn thi cử vào đại học, thì chỉ vài năm nửa thôi sẽ chẳng còn cô giáo nào ở California đem sự xuất hiện của một học sinh Việt Nam ra hù dọa học sinh bản xứ và tứ xứ! Nói tóm lại, lời khuyên thứ nhất là: hãy ghi nhớ rằng chính nhờ cách học đặc thù ở Việt Nam mà bạn sẽ là bậc kỳ tài trên đất Mỹ, còn nếu lúc ở Việt Nam bạn học trường Quốc Tế từ nhỏ thì có sang Mỹ học tiếp thì bạn cũng chỉ sẽ là tầm tầm bậc trung mà thôi, không hù dọa ai được cả.

Lời khuyên thứ hai là bạn nên nhớ rằng các giáo sư nước ngoài rất coi trọng các phản biện. Trong lúc các giáo sư Mỹ là tác giả của nhiều pho sách công trình khảo cứu hàn lâm (ở nước ngoài, giáo sư nào chẳng vậy) hừng hực say sưa giảng về BoP tức Đáy Kim Tự Tháp, tức đại đa số dân nghèo trên thế giới trong Kim Tự Tháp thu nhập toàn cầu, tức là khu vực mà giới kinh doanh nên chú trọng để làm giàu vì chỉ cần bán một que kem giá 1 USD sẽ thu được tỷ tỷ USD; tôi đã phát biểu rằng đó có phải hay ho gì, vì rằng tỷ tỷ người túng thiếu suy dinh dưỡng thiếu vệ sinh lại ăn que kem 1USD là điều không người khôn ngoan nào khuyên làm, và rằng tranh bán kem với mấy anh túng quẫn vấn xà-rông bán kem dạo khiến mất luôn thu nhập còm của anh ta cũng như xóa sổ luôn mấy cơ sở làm kem nơi công nhân trần trùng trục chân trân dẫm đạp lên mẻ kem thô sơ sắp ra lò thì nào có vẻ vang gì mà các nhà tư bản lại cho thành học thuyết cho chương trình thạc sĩ kinh doanh quốc tế. Đó là hành động bất lương, không đáng cho một đại gia như công ty XYZ ấy phải làm mà lại đưa thành “case study” để truyền bá ngợi ca. Gần như ngay lập tức, vị giáo sư Mỹ ấy đã tiến đến chỗ ngồi của tôi để đề nghị cho phép Ông được sử dụng ý kiến của tôi để nêu trong một tác phẩm sắp viết của ông ấy. Tất nhiên, tôi bằng lòng, không đặt vấn đề tác quyền, vì tôi là người Việt, mà người Việt giỏi hùng biện như tôi thì nhiều hơn cả lá xanh trên cành xuân sắc. Hãy đả phá tất cả những học thuyết nào thuộc chương trình của bạn, và bạn đừng ngạc nhiên nếu bài thi của bạn vẫn đạt yêu cầu dù bạn không may bị ốm nặng chỉ viết nổi mỗi một câu trả lời cho đề thi sáu bày câu.

Lời khuyên thứ ba là bạn nên nhớ rằng nhà trường nước ngoài rất coi trọng các nhận xét bất thuận của bạn vì đó có thể là những ý tư vấn tuyệt hảo miễn phí vốn có mệnh giá hàng trăm ngàn USD. Hầu như chẳng ai biết một sự thật là giới tư bản đánh giá cực cao tác phẩm Tư Bản Luận của Karl Marx cũng như các học thuyết của phe cộng sản. Nhờ tác phẩm ấy và nhờ các học thuyết cộng sản, giới tư bản đã nhanh chóng và khôn ngoan áp dụng sửa sai để hoàn thiện xã hội tư bản chủ nghĩa, đem lại nhiều quyền lợi cho người lao động để triệt tiêu mầm mống thiên cộng, và thậm chí có quốc gia tư bản ở Châu Âu được mang danh là đất nước xã hội chủ nghĩa thực sự vì có cuộc sống lý tưởng tất cả vì nhân dân, cho nhân dân, mà tất cả các nước mang danh xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa đang tồn tại trên toàn thế giới không sao xây dựng được. Nghĩa là bạn hãy tìm ra cho bằng được những điều thực sự hay nơi hệ thống giáo dục Việt Nam, chương trình giáo dục Việt Nam, phương pháp giảng dạy Việt Nam, phương pháp học tập Việt Nam, để phục vụ cho một phát biểu của bạn hay một tiểu luận của bạn nơi đất khách quê người. Đồng thời, bạn phải bỏ công nghiên cứu thật kỹ chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập nơi ngôi trường (và của đất nước) bạn sắp đến học, để xem có những khiếm khuyết gì, cần thêm bớt điều gì để hoàn thiện. Bạn sẽ được tôn trọng, tôn vinh, vì tầm cỡ tư vấn của bạn. Nếu bạn từng bỉu môi khinh miệt kiểu “học vẹt” lúc còn ở Việt Nam, thì bạn đừng làm ngoại nhân bỉu môi khinh miệt bạn đã “học vẹt” tức học thuộc lòng những ngợi ca, những tốt đẹp của ngôi trường (và đất nước) mà bạn vừa nhập học vốn đăng đầy dẫy trên web của họ mà họ cho rằng đương nhiên tốt đẹp vì đã bỏ bao tiền để có được các tư vấn phát triển trường lớp, chương trình. Bill Gates không cần nghe lời khen của bạn đối với Windows mới của y; song, y sẽ nhảy nhổm lên xin được lắng  nghe bạn nhả ngọc phun châu nếu bạn phát hiện một lỗi dù nhỏ dù tày trời của sản phẩm mới toanh ấy của y. Khi ai cũng dè bỉu giáo dục Việt Nam, bạn hãy cho thế giới biết đâu là cái hay của nền giáo dục ấy. Khi ai cũng ngợi ca giáo dục Âu Mỹ, bạn hãy cho thế giới biết đâu vẫn còn là yếu điểm mà họ phải vượt qua để hoàn thiện và gia tăng tính cạnh tranh vì rằng họ không cạnh tranh với Việt Nam hay với cộng sản mà họ phải đè bẹp đối thủ của họ tức là các trường đại học tài danh khác trên chính đất nước của họ tại Âu hay tại Mỹ.

Lời khuyên thứ tư là lời khuyên tóm tắt: đừng quê mùa như Ngô Di Lân. Má tôi chỉ học đến lớp Ba hay Bốn, biết đọc, biết ký tên, không viết được nhưng cầm kim chỉ trên tay là thêu tên các con cực đẹp trên khăn tay hay trên túi áo học trò. Má tôi không có cử nhân, chẳng biết thạc sĩ, và mơ hồ về tiến sĩ. Nhưng Má tôi là người vợ tuyệt vời của Ba tôi, và là người mẹ tuyệt vời của chúng tôi mà bản thân tôi vẫn cho rằng người phụ nữ Việt Nam nên được như Má tôi. Việt Nam cũng vậy, và Việt Nam là một đất nước tuyệt vời. Các bạn phải nhận ra những điều tốt đẹp ấy, theo cách đặc biệt của bạn. Tôi sẽ không nói về Má tôi theo kiểu để thiên hạ dè bỉu “mèo khen mèo dài đuôi”. Bạn sẽ không nói về Việt Nam theo kiểu để thiên hạ chống Cộng dè bỉu “học vẹt từ tuyên truyền”. Tôi nói về Má tôi vì tôi có lòng tự hào thật sự. Bạn hãy nói về Việt Nam vì bạn có lòng tự hào thật sự, mà thiếu cái thực sự ấy thì toàn bài viết này không giúp ích gì được cho bạn cả đâu.

Tôi sẵn sàng giúp các bạn sửa chữa, góp ý cho các bài viết hay tài liệu chuẩn bị đem chuông đi đánh xứ người của các bạn – ngay khi các bạn cần đến. Chỉ cần viết thư cho tôi (có ghi kèm địa chỉ email của bạn) tại Văn Phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh ở 2bis Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ nhận được email phúc đáp “có bảo mật” của tôi (xin đừng gởi email trước, vì nhiều chục năm nay tôi luôn xóa ngay tất cả các email của người lạ trừ phi người lạ ấy gởi từ địa chỉ email công ty của người ấy hay cơ quan của người ấy ở Việt Nam hay từ nước ngoài, và thậm chí tôi còn phải kiểm tra trang web của công ty hay cơ quan mà địa chỉ email ghi, trước khi quyết định có mở email ra đọc hay không).

Chúc các bạn thành công trong việc trở thành những người Việt Nam được kính trọng tại nước ngoài.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú:

[1] Hoàng Hữu Phước. 10-10-2011.  Khiêm Tốn. http://hoanghuuphuocteachers.blog.com/2013/03/12/khiem-t%e1%bb%91n/

[2] Hoàng Hữu Phước. 25-11-2011. Tôi Và Thầy Nguyễn Quang Tô. http://hoanghuuphuocteachers.blog.com/2013/03/12/toi-va-th%e1%ba%a7y-nguy%e1%bb%85n-quang-to

[3] Hoàng Hữu Phước. 22-3-2012. Tôi Và Cô Trương Tuyết Anh. http://hoanghuuphuocteachers.blog.com/2013/03/12/toi-va-co-tr%c6%b0%c6%a1ng-tuy%e1%ba%bft-anh/

[4] Hoàng Hữu Phước. 16-10-2010. Tôi Và Thầy Lê Văn Diệm. http://hoanghuuphuocteachers.blog.com/2013/03/12/toi-va-th%e1%ba%a7y-le-van-di%e1%bb%87m/

[5] Hoàng Hữu Phước. 07-3-2014. Về Cái Sự Trăn Trở Của Sinh Viên Ngô Di Lân. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/03/07/ve-cai-su-tran-tro-cua-sinh-vien-ngo-di-lan

2014 in review

The WordPress.com stats helper monkeys prepared a 2014 annual report for this blog.

Here’s an excerpt:

The concert hall at the Sydney Opera House holds 2,700 people. This blog was viewed about 17,000 times in 2014. If it were a concert at Sydney Opera House, it would take about 6 sold-out performances for that many people to see it.

Click here to see the complete report.

Cảm Ơn Báo Chí

Hoàng Hữu Phước, MIB

Tết năm mới là lúc để nhìn lại thời gian qua để thốt lời cảm ơn dành cho những người đã hoặc tốt với mình hoặc tốt với xã hội hoặc cả hai. Báo chí của lĩnh vực truyền thông tất nhiên thuộc phạm trù của xã hội, do xã hội, và vì xã hội – mà bất cứ cá nhân nào cũng là thành tố cấu thành xã hội nên một cá nhân bất kỳ tỏ lòng biết ơn đến báo chí luôn là việc bình thường, lành mạnh, và phù hợp với đạo đức thuần Việt.

Báo chí của thời đại mới ôm cả báo chí online, báo chí blog, và báo chí tự nguyện, chí nguyện, trí nguyện, tâm nguyện, chứ không chỉ là báo tờ, báo giấy.

Kính cảm ơn nhà báo blog Lê Lan Hương của Google Tiên Lãng – Tự Hào Việt Nam, (http://googletienlang2014.blogspot.com) đã luôn là nguồn bài viết thời sự chính luận cập nhật nóng hổi về các vấn đề luật pháp quốc gia và quốc tế dành cho bất kỳ ai quan tâm đến sự thật và không gì khác hơn ngoài sự that.

Kính cảm ơn nhà báo blog Nguyễn Thanh Tùng của Đôi Mắt (nay đã phát triển thành trang mạng hoành tráng Dư Luận Viên www.dlv.vn), đã luôn là nguồn bài viết thời sự chính luận sâu sắc, phong phú, phô diễn sức mạnh hùng biện, trí tuệ, bảo vệ chân lý của lý tưởng cách mạng Việt Nam, dành cho bất kỳ ai quan tâm đến sự thật.

Kính cảm ơn nhà báo blog Amari Tx của Tổ Quốc Trên Hết – Sự Thật Và Chân Lý  Không Thể Đảo Ngược (https://amaritx.wordpress.com) đã như người chiến sĩ cách mạng thực thụ của cách mạng Việt Nam khi đã từ rất sớm hình thành nên trang blog đặc biệt và bất ngờ về chính luận sâu sắc và phong phú, nay phát triển thành blog chuyên đề chính trị mà những phân tích cùng các bài dịch được tuyển chọn đăng không thể không được quan tâm tìm đọc thường xuyên không những bởi bất kỳ ai quan tâm đến sự thật mà còn bởi bất kỳ học sinh sinh viên khôn ngoan nào muốn đồng thời có được định hướng đúng đắn về tư duy hùng biện cùng tư liệu chuẩn xác phục vụ cho sự vươn lên của bản thân trong bước đường học vấn, trau giồi ngôn ngữ, và trên đường lập nghiệp vì quốc gia, dân tộc.

Kính cảm ơn nhà báo mạng John Lee của Việt Hải Ngoại – Sự Thật Và Chân Lý  Không Thể Đảo Ngược (http://www.viethaingoai.net) đã phát triển đồng hành với Amari TX – Tổ Quốc Trên Hết một trang web chính luận chính quy chính thức đa dạng tràn ngập thông tin cả về các vấn đề quốc tế mang tính thời sự cập nhật nóng hổi và các sử liệu có liên quan đến Việt Nam và thế-giới-có liên-quan-đến-lịch-sử-Việt-Nam, trở thành không những là đối trọng đáng kính nể – về mặt nội dung, hình thức, quy mô – của các trang mạng online của báo giới truyền thông truyền thống phương Tây, mà còn là dối trọng đáng gờm của tất cả các thế lực không gian mạng chống phá đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trở thành thành lũy diệu kỳ của Việt Kiều trên đất Mỹ cung cấp những Sự Thật Và Chân Lý Không Thể Đảo Ngược của cách mạng Việt Nam, của chế độ Việt Nam, và của Nhà Nước Việt Nam, trở thành trung tâm truyền thông chính dạo mà những người Việt Nam yêu nước chân chính dù trong nước hay ở hải ngoại cậy tin, kỳ vọng.

Nhân dịp Xuân về, xin tỏ lời cảm ơn đến các Anh các Chị – và những người như các Anh các Chị – đã vì đại nghĩa mà trở thành những nhà báo tự nguyện bảo vệ cho chân lý và chính nghĩa của đất nước Việt Nam này, và kính chúc các Anh Chị cùng gia đình, thân hữu một năm Ất Mùi 2015 tràn ngập niềm vui, hạnh phúc, thành công, và may mắn.

Trân trọng,

Hoàng Hữu Phước, Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa XIII

Quốc Nhục

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Nhân đọc báo (lại báo!) thấy mới có mấy tay hăm hở nói lung tung linh tinh về sáng tác quốc phục áo dài phụ nữ Việt Nam, tôi thấy cần phải đăng lại bài Quốc Nhục mà tôi đã viết trên Emotino.com ngày 23-01-2011 lúc còn dưới trào Quốc Hội Khóa XII. Trước khi vào ngay bài Quốc Nhục, thiết nghĩ nên nói thêm ở đây rằng “quốc phục” là y phục đại diện cho một nước như đã lưu truyền từ tiên tổ. Không bao giờ có cái vụ sáng tác quốc phục! Cần nói thêm: ở tất cả các nước văn hóa cao và kinh tế cao tầm cỡ siêu cường thì không ai đem cải biên quốc phục cả! Các “nhà thiết kế” Việt Nam không rõ học nhái theo tiểu quốc man di nào mà đè áo dài Việt Nam ra cắt xé, cào cấu, khiến “áo dài” ngày nay không còn là “áo dài”, và nếu nhà trường nào yêu cầu nữ sinh mặc đồng phục áo dài thì phải ghi rõ là: áo dài có đủ hai tay áo dài đến cổ tay (vì có “áo dài” tay ngắn và có “áo dài” tay dài phết đất như hồn ma bóng quế dị kinh), có hai vạt trước sau dài bằng nhau từ gối trở xuống cổ chân (vì có “áo dài” vạt trước vạt sau ngắn tới đùi như “áo bà ba” và vạt trước vạt sau so le), có lưng (vì có “áo dài” để lưng trần). Tiếp theo là mèo khen mèo dài đuôi, cứ nói áo dài đẹp nhất! Áo đầm bảo đảm khoe dáng đẹp dù người mặc có gầy gò hay phì nhiêu. Áo dài không bao giờ tôn vẻ đẹp hình thể của người trên mức bụ bẩm. Nói chung lại, những kẻ không rành tiếng Việt, không biết bài bản của văn hóa văn minh lớn, mới bàn về “thiết kế quốc phục” mà người tỉnh trí đều biết không bao giờ có được cái thiết kế đó vì sẽ là sự chống nhau kịch liệt của các “nhà thiết kế” nếu mẫu của ai đó được chọn nghĩa là hàng chục triệu phụ nữ Việt bị bắt buộc phải may theo thiết kế của y và phải trả tác quyền.

Quốc Nhục

(Bài viết đăng ngày 23-01-2011 trên emotino.com)

Hoàng Hữu Phước, MIB

Thoảng nghe chuyện như đùa nhưng đang được dấy lên với đầy đủ nghi thức ngôn từ nghiêm túc rằng trong nước đang có bàn bạc về quốc phụcquốc tửu nên kẻ hàn sĩ này học đòi biện luận của cổ nhân thấy cũng nên đưa ra vài cá ý (ý kiến cá nhân) chứ không dám gán vào đó nhãn hiệu quốc ý (ý kiến quốc gia).

Phàm đã gọi là quốc kỳ (lá cờ quốc gia) và quốc ca (bài hát chính thức của một đất nước) hay quốc thiều (bản nhạc của quốc ca), thì mỗi khi có lễ lộc trọng đại hay nghi thức trang trọng đều phải treo quốc kỳ, hát quốc ca, trỗi quốc thiều. Nay nếu chọn quốc phục (nữ: áo dài; nam:áo dài khăn đóng) ắt từ nay mỗi khi họp Quốc hội hay họp đại hội Đảng thì toàn bộ các quan chức và viên chức tham dự, bất luận nam nữ, bất kể chiều cao hay chiều ngang thân thể, bất kỳ tuổi tác, bất phân dân tộc miền thượng du, sơn cước, hay đồng bằng, đều phải mặc quốc phục (nữ: áo dài; nam:áo dài khăn đóng). Chưa kể hình ảnh các lãnh tụ cách mạng và anh hùng liệt sĩ của chúng ta cũng phải nhờ đến Photoshop® để thay đổi xiêm y quốc phục cho phù hợp quốc túy, không sai quốc thể, để giữ gìn quốc diện, nêu bật được quốc hồn. Đó là chưa kể sự thật đau lòng là chiếc áo dài phụ nữ Việt Nam mà người Việt thì tự ca ngợi còn người nước ngoài thì lịch sự xã giao ngợi ca (đụng thực tế thi thời trang dân tộc các nước thì họ thẳng tay vùi dập không bỏ phiếu chọn) có các yếu điểm sau:

1) Không thích hợp với tất cả phụ nữ (áo đầm Tây Phương có ưu điểm là có thể tôn vẻ đẹp của các phụ nữ dù họ có thể thiếu chiều cao, dư chiều ngang);

2) Loại vải may áo dài bị hạn chế, tuyệt đại đa số là sợi tổng hợp Polyester và cotton rất nóng nực;

3) Không phải người nước ngoài nào cũng cho áo dài là “đứng đắn” vì áo không đủ độ dày và cho người ngoài thấy màu sắc hình dáng của trang phục lót;

4) Không ai như người Việt quá dễ dãi cho phép các họa sĩ vẽ linh tinh trên áo dài và cho phép nhà thiết kế phá tung cấu trúc chiếc áo dài, biến áo dài không thể tiếp tục gọi là “truyền thống” (ở vài nước nào còn…“ quốc phục” như Hàn Quốc và Nhật Bản người ta có “phát huy sáng kiến” lắm cũng chỉ ở mức độ giống như chiếc cravat gắn sẵn trên đế nhựa để cài luôn lên cổ áo thay vì thắt cầu kỳ, nghĩa là áo kimono chế sẵn ráp vô người là xong thay vì phải quấn vải phức tạp, chứ không ai như người Việt chế tay áo dài rộng thùng thình lệt bệt dưới đất, tà áo ngắn cũn cỡn trên đầu gối hai gang tay, tay áo dài đến khuỷu hoặc một tay dài một tay ngắn hay một tay dài và một tay trần sát nách, và có loại áo dài cực kỳ kín đáo với hai tay áo dài hở trọn lưng trần không thấy có dây ngang áo lót);

5) Đã là quốc phục, phải có cả phần cho nam giới; từ đó suy ra thầy giáo và nam sinh phải đi học với áo dài khăn đóng – hoặc chí ít lúc chào cờ ở sân trường để cộng hưởng hòa âm điền dã của quốc kỳ-quốc ca-quốc thiều-quốc phục;

6) Cuối cùng, song không kém phần quan trọng, là người Việt hay sai lầm ở chỗ chỉ nghĩ đến quần và áo khi nói đến trang phục mà không biết rằng nó còn bao gồm nguyên phụ liệu làm trang phục và giày dép, khiến sẽ có cuộc choảng nhau giữa các … Giày khi cạnh tranh với Vina GuốcVina Dép trên chiến trường quốc phục.

Về quốc hoa, điểm yếu của hoa sen là hầu như chỉ thấy nơi ao tù trong khi bản thân hoa sen mang đặc điểm phó mặc, không hề có tính năng giúp cải thiện làm thanh sạch hóa môi trường nước quanh nó, nuôi nó. Có thể một người đạo hạnh thường xuyên tắm gội, nhưng nhà ở cạnh Kênh Nhiêu Lộc bùn đặc quánh tanh tưởi thì khó thể nói đời đục cả chỉ mình ta trong với nước thải sinh hoạt và nước ấm pha sữa tắm thơm phức vừa tắm gội xong tương ngay xuống con kênh ai đào ấy, vì thời hiện đại ngày nay cái chính là môi trường mới quan trọng sống còn, mới tỏ được cái tầm của con người cao đến đâu trong cải thiện môi trường sống, thay vì gàn dở phó mặc vận quốc phục ngồi xổm bên hố bùn hít thật sâu mùi hôi hám nồng nặc rồi rung đùi ngâm nga ca ngợi quốc hoa rằng “gần bùn mà chẵng hôi tanh mùi bùn”.

Về quốc tửu, không rõ Hàn Quốc và Nhật Bản hay các nước khác có làm phong trào bình chọn quốc tửu hay không, chứ rượu Soju (còn gọi là Hangul hay Hanja) của Hàn Quốc đúng là thế gian đệ nhất vì rất nhẹ rất thơm, rất đặc thù, nam nữ đều dùng được, vui chơi thưởng thức êm đềm cũng được, mà say túy lúy cũng được, đi vào văn hóa đời sống và văn học Hàn, trong khi rượu Đế Việt Nam thì chỉ là thứ để “nhậu” say xỉn, không bao giờ phù hợp với văn hóa sinh hoạt nghiêm túc và với sức khỏe tâm thần bản thân, sức khỏe giống nòi, cùng sức mạnh nhân cách. Người ta nói nhiều về rượu “Mao Đài” như một công thức xã giao nhặng xị (như…“phở” của Việt Nam) mà quên mất “Ngũ Gia Bì” mới là đệ nhất tửu hảo hạng hiếm hoi cực kỳ tinh tế của Trung Quốc có các đặc tính như Soju Hàn Quốc, thậm chí còn hơn Soju ở đặc tính thảo dược thần kỳ. Người ta tặng nhau các chai rượu nặng Tây đắt tiền vài chục triệu đồng Việt Nam mà không biết là xứ sở của các rượu ấy chả bao giờ tổ chức bình chọn quốc tửu cả. Ở Việt Nam, muốn chọn quốc tửu, trước hết phải xem dân tình dân ý dân trí ra sao, vấn nạn xã hội là gì, và ý nghĩa thế nào của quốc tửu đối với quốc danh quốc dự quốc thể quốc thống, và các lò rượu có chịu thua trận nếu rượu của họ không trúng giải quốc tửu và họ có chịu không lớn tiếng tố cáo ban giám khảo nhận hối lộ, thiên vị địa phương hay không. Nói chung thì còn đủ thứ hằm bà lằng!

Và do rượu Đế Việt ta rất nặng, nên không thể là thứ giải khát văn hóa văn minh văn vẻ văn vật tuyệt diệu như Soju, mà cần phải có mồi nhắm. Đã uống rượu mà nhắm với món ăn cúng Phật như rau muống rau lang luộc và tàu hũ luộc  kèm gạo luộc thì e là xúc phạm đến tửu thần, nên dứt khoát phải có món mặn, mà đã nhậu thì ai lại ăn cá, nên ắt phải là thịt. Thế là ắt xảy ra cuộc chiến giữa các loại thịt để dành danh hiệu cao qu‎ý Quốc Nhục.

Trong tiếng Hán Việt, nhục là thịt.

Ắt dân nhậu Việt Nam đa số sẽ dùng internet để bình chọn Thịt Chó tức Cẩu Nhục làm Quốc Nhục.

Vậy là mỗi khi có lễ hội trọng đại cấp quốc gia, đón tiếp nguyên thủ nước ngoài, ta sẽ vừa thấy hào hùng khi mặc quốc phục, bày quốc hoa, hát quốc ca, trỗi quốc thiều, đãi quốc tửu và mời quốc nhục; vừa thấy thương hại cho đại siêu cường quốc Hoa Kỳ không có quốc phục, chẳng có quốc tửu, và chả có cái gì sất để gọi là quốc nhục.

Nhân lúc thiên hạ thái bình hoan lạc hoan ca hoan hỷ, thấy có le hoe vài vị Đại biểu Quốc hội nước nhà rỗi rảnh bàn chuyện góp phần vào cảnh thái bình hoan lạc hoan ca hoan hỷ ấy, người dân đen Lăng Tần tôi đây nghĩ rằng “Chí lý vậy lắm thay! Chí lý vậy lắm thay!” nên kính góp một nét chấm phá về quốc nhục cho danh sách “quốc” ngày càng dài ra cho thêm phần hoan lạc hoan ca hoan hỷ vậy, chỉ mong được các vị Đại biểu Quốc hội ấy hoan hô là bản thân đã thấy vinh dự còn hơn được thưởng đùi bò tót Tây Ban Nha từ Nhà Vua Hoan Các Lốt.

Lăng Tần Hoàng Hữu Phước

Ghi chú:

Hoàng Hữu Phước. 23-01-2011. Quốc Nhục. http://www.emotino.com/bai-viet/18974/quoc-nhuc

Ngoại Lai

Hoàng Hữu Phước, MIB

Gần đây trên báo đài có các phản đối mạnh mẽ việc những linh vật ngoại lai được thỉnh về đặt tại các địa điểm tâm linh.

Thật ra còn khối những thứ ngoại lai khác mà giá như chúng cũng được phản đối nhiệt tình như thế.

Đối với linh vật ngoại lai thì ở Thanh Minh Thiền Viện đường Trần Huy Liệu, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, có đôi sư tử này chắc là ngoại lai vì có in chữ Tàu dưới đế và vì đặc điểm dân tộc tính của Việt Nam không chấp nhận chuyện tả thành hình tượng cha dí đầu con xuống dưới móng vuốt của mình để làm bàn đạp vươn lên nhát hù thiên hạ:

Ngoai Lai (1)

Ô hô ô hô.

Đối với sinh vật ngoại lai thì ở Việt Nam có khối, nào là Ốc Bưu Vàng nhập về làm tàn hại mùa màng, Cá Hổ và Rùa Tai Đỏ tàn diệt thủy tộc, sâu Trung Quốc nuôi chim cho mập nhưng chưa vào mỏ chim đã bò rơi xuống đất tàn phá cây xanh, kể sao cho xiết. Ô hô ô hô.

Đối với thần thánh ngoại lai thì có chuyện của nhiều tượng Phật Bà Quan Âm được rao giá rất cao trên mạng. Không cần biết Phật Bà có chứng minh nhân dân ở đâu, chỉ biết nhiều ngàn năm qua Phật Bà đã trở thành người Việt, được thể hiện qua nét bút của các họa sĩ Việt để có nét đẹp yêu kiều dịu dàng đôn hậu sáng bừng thuần Việt, trong khi Phật Bà trên mạng lại có gương mặt Tàu đặc sệt, không có chút gì nhân hậu

 Ngoai Lai (2)

mà tôi không bao giờ cho phép người nhà được mua (thỉnh) về. Ô hô ô hô.

Đối với thực vật ngoại lai thì e là Thanh Minh Thiền Viện lại là nơi thỉnh cái cây này về từ Campuchia vô tư, với bông to đùng mùi lạt nhách muốn rớt xuống đầu ai thì cứ rớt vô tư khi đã nở to và nặng quá cành không chịu nổi;

 Ngoai Lai

tất nhiên nếu đó là cây Bồ Đề thỉnh từ Đất Phật thì lại là chuyện khác vì thế giới thực vật học biết rõ về cây Bồ Đề, còn quốc gia có cây Bồ Đề chưa từng điên rồ phát biểu  nước nào khác có cây ấy thì thuộc nước mình. Anh láng giềng của Việt Nam, trái lại, luôn có trò sủa tru sủa tréo nhặng lên rằng Miền Nam Việt Nam là của ảnh, khiến Tây Ninh phải cho đốn bỏ hết cây Thốt Nốt để ảnh đừng có mà sủa bậy. E rằng việc thi nhau thỉnh trồng cái cây quái gở trên ở các chùa tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp anh láng giềng tiếp tục nói Sài Gòn là đất của ảnh nên có mấy cái cây quái gở ấy. Hồi xưa tôi tằn tiện mua k‎ý hạt dưa đạp xe ra bưu điện gởi cho em tôi ăn Tết, không dè sáu tháng sau có giấy báo tôi ra bưu điện thành phố nhận quà, và tôi thấy thùng quà hạt dưa của tôi có đóng dấu đỏ lòm bằng tiếng Nga và tiếng Anh rằng thì là mà “hạt giống lạ nên tái xuất về chốn cũ”. Liên Xô thật là quá đáng mà! Ô hô ô hô.

Đối với lễ lạc ngoại lai thì có mấy cái dỡ hơi như Haloween giả ma nhát thiên hạ, Cá Tháng Tư nói láo mất dạy, kể cả mấy cái như Ngày Của Mẹ, Ngày Của Cha. Đạo hiếu là nét đặc trưng dân tộc tính của người Việt ở muôn đời và muôn nơi. Phụng dưỡng Cha Mẹ mỗi ngày là đạo hiếu. Mỗi ngày đều lo sợ ngày Cha Mẹ không còn, đó là đạo hiếu. Ngày sinh nhật của Cha Mẹ là ngày của buồn vui lẫn lộn khi thấy Cha Mẹ vẫn bình an mà bản thân mình vẫn còn khả năng phụng dưỡng, đồng thời bị xâm chiếm bới nỗi lo sợ thời gian của Cha Mẹ đã lại ngắn đi thêm mười hai tháng. Còn cái giống dân đến tuổi trưởng thành là tung cánh tách đàn bay mất, ngụy tạo ra Ngày Của Cha và Ngày Của Mẹ để tự an ủi rằng mình đã có ghé bưu điện mua một postcard gởi về Viện Dưỡng Lão chúc mừng Cha mừng Mẹ đấy nhé, và cảm ơn các nhà marketing tuyệt hảo đã tạo nên vô thiên lủng mẫu thiệp cực đẹp và luôn nhắc nhở online ngày đó ngày đó để tìm mua card do không thể nhớ ngày sinh nhật của Mẹ của Cha. Ô hô ô hô.

Đối với ăn nói ngoại lai thì các MC Nhà Đài và các nhà báo vô tư dùng nhóm từ “không tồi” thậm chí khi nói về sự lựa chọn một nữ ứng cử viên cho ghế tổng thống Mỹ năm sau. Họ không biết dịch “not bad” thành nhóm từ nào khác có văn hóa thích hợp hơn, chẳng hạn “cũng khá”, “cũng không đến nỗi nào”, “cũng tạm được”, v.v. Còn kịch bản phim ảnh thì ngoài việc xem phim Hàn để bắt chước trang phục, tình tiết éo le, thậm chí kể cả “cõng nàng trên lưng”, thì bắt chước luôn tiếng Việt của phim Hàn, nên nhiều phim Việt có những lời thoại nào là “Dạ tôi biết rồi”, hay “Anh là đồ đáng ghét”, v.v., vốn là những câu nói “tiếng Việt” mà không ai dám bảo là trong đời sống đích thực của mình đã từng thốt ra như vậy. Ô hô ô hô.

Đối với bày biện ngoại lai thì phim ảnh tưởng là bày vú biện mông thì mới đúng theo kiểu ngoại mà không biết rằng các phim đoạt giải Oscar không khai thác vú mông, và có cả phim hoạt hình hoành tráng đoạt giải về cốt truyện, màu sắc, âm nhạc, và lồng tiếng. Bất tài vô dụng làm phim bày biện rồi mở cửa chạy ra ngoài dự liên hoan phim, còn trong nước chiếu vô tư, không có dòng chữ ghi cảnh báo về tuổi người được xem và nội dung cần người xem quyết định chịu trách nhiệm cho cái sự xem của mình. Học cái hay của thiên hạ thì khó quá và mắc tiền quá mà! Ô hô ô hô.

Đối với luật pháp ngoại lai thì Ô hô ô hô. Biểu tình là nội dung bình thường của quyền con người – hiến pháp đã nêu nên luật thì sẽ có. Thế mà có nghị sĩ nói sẽ tự hào vinh dự báo cáo với nhân dân nếu ra được Luật Biểu Tình. Thế mà có nghị sĩ nói phải có Luật Mại Dâm cho phép hành nghề mại dâm để chấm dứt cái sự “đạo đức giả” của Quốc Hội bao đời. Ắt sẽ có nghị sĩ đề nghị cho ra Luật Sở Hữu Súng vì có thế mới tự hào mình có vinh dự vẻ vang là nghị sĩ duy nhất dám làm dân tộc Việt Nam sánh vai với Huê Kỳ. Còn cái quang gánh trách nhiệm kĩu ka kĩu kịt làm cho quốc thái, dân an, nước nhà cường thịnh, thì đặt để lên vai của đám đội lốt tu hành, đội lốt nhà báo, đội lốt trí thức, đội lốt nhân sĩ, đội lốt dân chủ, đội lốt lương tâm, đội lốt “Chị Ba” “Chị Tư” như Lê Công Định ư? Ô hô ô hô.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Những Vấn Đề Gặp Phải Trong Sinh Hoạt Đoàn Đại Biểu Quốc Hội

(Bài thứ 4 trong chuỗi bài tư vấn phục vụ các ứng cử viên tự do ra tranh cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV 2016-2021)

  Hoàng Hữu Phước, MIB

Tiếp theo mạch 3 bài [1] [2] [3] đã viết phục vụ người dân muốn hiểu thấu đáo về sinh hoạt ở Quốc Hội và đặc biệt phục vụ các công dân – nhất là người ngoài Đảng – có mong muốn tự ra ứng cử Quốc Hội kể từ Khóa XIV (2016-2021) trở đi, hôm nay tôi xin nói về những vấn đề các bạn có thể gặp phải trong sinh hoạt tại Đoàn Đại Biểu Quốc Hội. Như đã nói tại các bài trước, đại đa số các Đại biểu Quốc hội là những chức sắc cấp cao của Tỉnh Ủy, Thành Ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí các Đại biểu Quốc hội từ các đoàn thể như Thanh Niên, Phụ Nữ, Mặt Trận Tổ Quốc, hay Đoàn Luật Sư cũng 100% là các đảng viên cộng sản cao cấp và/hoặc cấp cao nên sự sinh hoạt của họ đều thân thiết thân quen thân mật một cách tự nhiên do đã có quá trình thật nhiều năm “chiến đấu” trên nhiều “mặt trận” khác nhau khi thời chiến cũng như thời hậu chiến hòa binh dưới lá cờ chung và duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam, và sau đó là cùng tham gia nắm chính quyền, cùng giữ những chức vụ quản trị nhà nước tại trung ương hoặc địa phương mà người dân có thể nắm rõ qua bản lý lịch của họ lúc được Đảng và các tổ chức Đảng cùng chính quyền hoặc đoàn thể chính trị đề cử ra ứng cử Đại biểu Quốc hội. Nếu bạn là người ngoài Đảng nhưng tự ra ứng cử và sau đó trúng cử trở thành Đại biểu Quốc hội, bạn có thể gặp phải vài khó khăn với họ trong 6 nội dung nổi bật sau:

1) Xưng Hô:

Nếu bạn giống tôi ở cách ăn nói theo tôn ti trật tự, hàn lâm, chính danh (formal) thì không có lý do gì bạn bắt chước các vị trên khi họ luôn gọi một lãnh đạo Nhà Nước bằng các từ bình dân như Anh Hai, Anh Ba, Anh Tư. Không bao giờ tôi cho đó là cách xưng hô thích hợp, nên không bao giờ tôi dùng các từ xưng hô suồng sả đó. Lãnh đạo nhà nước không là bạn của tôi, mà là những vị ở vị trí uy nghiêm đại diện cho đất nước và nhân dân. Tất nhiên, bạn có quyền không bắt chước tôi và cứ việc  xưng hô cực kỳ thân mật với các lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp trong Đoàn.

2) Quyền Uy:

Tôi có viết bài đăng báo, tựa đề Thực Quyền và Thực Uy [4]; song ở đây tôi không nói về chủ đề đó mà về một vấn đề khác rất cần tư cách triết nhân của bạn. Như đã nói, các Đại biểu Quốc hội trong Đoàn của bạn toàn là chức sắc ở địa phương, nên có khi do méo mó nghề nghiệp họ hành sử theo thói quen ở địa phương, nghĩa là có khi họ quên rằng bạn cũng là Đại biểu Quốc hội tức thành viên của cơ quan quyền lực cao nhất Việt Nam và là đại diện cho nhân dân, nên họ quát cắt ngang lời phát biểu của bạn, tước quyền phát biểu của bạn ngay cả khi phát biểu ấy của bạn không do bạn xung phong mà do tập thể yêu cầu. Với tư thế một triết nhân luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, bạn sẽ không đòi thực hiện cho bằng được quyền nói của bạn, và nhờ vậy bạn sẽ giúp tập thể Đoàn không lâm vào tình huống khó xử. Bạn hãy tin rằng trong tập thể các Đại biểu Quốc hội cùng Đoàn với bạn sẽ có những vị thông cảm với hoàn cảnh của bạn, một Đại biểu Quốc hội ngoài Đảng tự ứng cử. Sự cố trên – nếu có – sẽ mãi là một sự cố vô tình chứ không biến thành một vấn đề cố ý nếu bạn có cung cách một nhà hiền triết, nghĩa là trổ tài hùng biện như các nhà hiền triết Cổ La-Hy hoặc xử sự trầm mặc thiền tịnh như những nhà hiền triết Á Đông tùy từng tình huống cụ thể thích hợp cho kiểu nào, được phép hùng biện hay tự nguyện trầm mặc. Một thí dụ khác: có vị là chức sắc cao cấp của một ngành cụ thể tại tỉnh/thành trong Đoàn của bạn, và bạn chuyển một hồ sơ khiếu tố loại kéo dài rất nhiều năm của một cử tri nào đó đến vị Đại biểu Quốc hội chức sắc ấy, nhưng bạn phải hiểu rõ một điều là rất có thể từ lúc bạn vào Quốc Hội cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ thì cũng chưa chắc bạn sẽ nhận được thư trả lời của vị ấy gởi cho bạn hay trả lời cho cử tri nào đã tín thác vụ khiếu kiện vào tay bạn. Những tình huống như vậy rồi sẽ bị triệt tiêu; song, tạm thời bạn hãy chấp nhận rằng bản thân mình là người hiểu biết vào sự thật rằng chính vì đã có nhiều Đại biểu Quốc hội như thế nên mới tồn tại những khiếu kiện dai dẳng của những công dân nghiêm túc.

3) Quyền Lợi:

Trên nguyên tắc, tất cả các Đại biểu Quốc hội đều bình đẳng về quyền lợi. Quyền cao nhất và tối thượng là tuân thủ quy định cùng yêu cầu của Thường Vụ Quốc Hội. Yêu cầu bình thường nhất là tham dự Kỳ họp nghiêm túc và trọn thời gian để quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia và dân tộc. Tuy điều kiện của ứng viên Đại biểu Quốc hội có khoản ghi rằng ứng viên phải có điều kiện phục vụ Quốc hội, phục vụ nhân dân, mà điều kiện này có nghĩa là phải đáp ứng thời gian quy định của luật pháp, song tại tất cả các kỳ họp, Chủ tịch Quốc Hội cứ phải than phiền rằng vẫn có nhiều Đại biểu Quốc hội vắng mặt do phải trở về địa phường họp hành, công tác. Những chuyến rời Hà Nội trở về địa phương đều do ngân sách Quốc Hội đài thọ. Sẽ là việc khó khăn cho bạn vì là Đại biểu Quốc hội ngoài Đảng, tự ứng cử, không có chức vụ quản lý ở địa phương, bạn nếu trở về địa phương trong thời gian của Kỳ họp sẽ không có danh chính ngôn thuận do bạn chỉ hoặc về lo việc riêng hoặc nhớ nhà, mà cả hai lý do này đều không đúng với người Đại biểu Quốc hội có tinh thần trách nhiệm cao với tư thế, tư cách, uy thế và uy tín của cá nhân mình với đất nước và nhân dân. Vì vậy, bạn nên thận trọng, đừng đơn giản nghĩ rằng bạn có quyền lợi y như các Đại biểu Quốc hội khác. Và bạn sẽ tận tụy hơn dưới mắt của nhân dân, những người rất công bằng và đầy hiểu biết.

4) Quan Hệ:

 HHP&MrTam (2)

Bạn vẫn có thể hòa hợp với tập thể, hòa nhập với cái chung, nhưng không ai buộc bạn phải hòa tan để không còn cá tính riêng của bạn. Đừng cố gắng thay đổi chính mình ở những nội dung bạn không muốn. Tôi dễ dàng hòa hợp vui vẻ với vài vị lãnh đạo       trong đó có Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Thái Bình vì hai vị này tạo cho tôi cảm giác các vị có sự thân mến kiểu thân hữu thân tình thân thiết thân mật dành cho cá nhân tôi. Tôi luôn nghiêm trang giữ khoảng cách với Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Quốc Hội, Chủ tịch Nước, hay Thủ Tướng, v.v., vì cho rằng đó là cách xử sự duy nhất đúng. Tôi không bao giờ gọi các nữ đại biểu trẻ là “em”, dù có vị bảo nếu tôi cứ dùng chữ “Cô” để gọi thì cô ấy sẽ “nghỉ chơi” tôi luôn. Tôi cũng không gọi các nam đại biểu trẻ là “em” dù họ đều xưng “em” khi nói chuyện với tôi. Đơn giản vì tôi xem họ là những đại diện tốt và nghiêm túc của dân mà tôi phải nghiêm chỉnh kính trọng.

 HHP_VCCI (3)QH Ky7 June2014 (20)QH Ky7 June2014 (8)

5) Việc Chung:

Người Việt hay quan tâm đến “sĩ diện”. Đại biểu Quốc hội là người Việt. Nếu ở trường học người ta chạy theo thành tích để rồi cả nước có 98% học sinh loại giỏi và 2% loại khá, nghĩa là vĩnh viễn không thể có học sinh trung bình hay kém ở việt Nam trước Ngày Tận Thế, thì tại Đoàn Đại biểu Quốc hội của bạn rất có thể có chủ trương giữ thể diện cho Đoàn qua việc luôn có sự nhất trí tuyệt đối trong mọi việc, luôn có ý kiến phát biểu hay nhất Quốc Hội, luôn có sự hòa thuận trong mọi việc, v.v.và v.v.  Bạn có thể giúp Đoàn đạt sự nhất trí tuyệt đối trong mọi việc qua việc vì đại cuộc mà thuận tình thông qua một dự án luật, đồng thời gởi những ý kiến riêng bằng email đến các lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, và Nhà Nước [3]. Bạn có thể giúp Đoàn đạt được danh tiếng luôn có ý kiến phát biểu hay nhất Quốc Hội bằng cách nhường sự phát biểu cho người được lãnh đạo Đoàn gợi ý phân công phát biểu ở nghị trường [3] tất nhiên bạn cũng có quyền gởi những ý kiến riêng bằng email đến các lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, và Nhà Nước [3]. Nhưng đối với việc phải chứng tỏ cho mọi người thấy Đoàn của bạn luôn có sự hòa thuận trong mọi việc thì bạn không nên ra tay giúp Đoàn ngụy tạo bộ mặt như thế. Là Đại biểu Quốc hội, bạn có trách nhiệm với tổ quốc và dân tộc. Bất kỳ ai có những phát biểu có thể nguy hại đến tổ quốc, dân tộc, và nhân dân, bạn nên khẳng khái chống lại bằng mọi giá và bằng mọi cách. Cái lợi chung của Đoàn Đại biểu Quốc hội không bao giờ được phép cao ngang hàng với cái lợi chung và sự an nguy của tổ quốc, dân tộc, và nhân dân. Cái lợi chung của Đoàn có nghĩa là cái lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, địa phương chủ nghĩa. Cái lợi chung của tổ quốc, dân tộc, và nhân dân là cái lợi vì đại cuộc. Vì  lợi ích nhóm, cục bộ, địa phương: đó không phải là công việc của một Đại biểu Quốc hội. Vì lợi ích của tổ quốc, dân tộc, và nhân dân: đó luôn là bổn phận phải chu toàn của bất kỳ Đại biểu Quốc hội nào. Lợi ích nhóm, cục bộ, địa phương trên bình diện quốc gia là cái không nên theo. Lợi ích của tổ quốc, dân tộc, và nhân dân là cái chẳng nên chẳng theo.

6) Việc Riêng:

Đây là nội dung sau cùng, song lại là vấn đề quan trọng hơn cả. Là Đại biểu Quốc hội ngoài Đảng, tự ứng cử, không hưởng lương Nhà Nước, bạn sẽ hy sinh hết 1/3 thời gian có được trong năm để phục vụ Quốc hội như họp Quốc hội 2 kỳ/năm, họp các ủy ban nhiều lần/năm, tham gia các đoàn giám sát ở các địa phương khác nhau (kể cả ở nước ngoài), tham gia các hội thảo về các dự án luật rất nhiều lần/năm, tiếp dân tại văn phòng Đoàn theo phân công của Đoàn hoặc yêu cầu của dân, tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp, v.v.  Ngoài ra, bạn phải đồng thời lo việc riêng của bạn – thí dụ như bạn là chủ doanh nghiệp – để có thu nhập, và lo việc gia đình. Tất cả đòi hỏi bạn phải quản lý thật tốt thời gian (time management) để trong lúc không xao nhãng công việc của một Đại biểu Quốc hội, bạn vẫn chu toàn bổn phận đối với cơ quan bạn đang làm việc và với gia đình của bạn.

Những bài viết khác cho cùng chủ đề tư vấn phục vụ các ứng cử viên tự do ra tranh cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV 2016-2021 sẽ được đăng tiếp trên blog này. Kính mời các bạn đón đọc.

Kính chúc các bạn thành công.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú:

[1] Hoàng Hữu Phước. 21-12-2014. Bài Số 1: Ra Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/12/21/ra-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi/

[2] Hoàng Hữu Phước. 24-12-2014. Bài Số 2: Phát Biểu Tại Nghị Trường Việt Nam. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/12/24/phat-bieu-tai-nghi-truong-viet-nam/

[3] Hoàng Hữu Phước. 20-01-2015. Bài số 3: Cách Soạn Bài Phát Biểu Và Thực Hiện Việc Phát Biểu Tại Quốc Hội Việt Nam. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2015/01/20/cach-soan-bai-phat-bieu-va-thuc-hien-viec-phat-bieu-tai-quoc-hoi-viet-nam/

[4] Hoàng Hữu Phước. 26-11-2013.Thực Quyền và Thực Uy. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2013/11/26/ve-thuc-quyen-thuc-uy-2/

Tham khảo thêm:

Hoàng Hữu Phước. 29-4-2014. Đại Biểu Hoàng Hữu Phước Báo Cáo Với Nhân Dân Công Tác Nửa Đầu Nhiệm Kỳ 2011-2016. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/04/29/dai-bieu-quoc-hoi-hoang-huu-phuoc-bao-cao-voi-nhan-dan-cong-tac-nua-dau-nhiem-ky-2011-2016/ hoặc http://hhphuoc.blog.com/?p=342

Lại Thu Trúc. 30-6-2012. Phố Bolsa TV (California, USA) Phỏng Vấn Ông Hoàng Hữu Phước Trước Kỳ Họp Thứ Ba, Quốc Hội Khóa XIII. Đang lần đầu tại  http://www.emotino.com/bai-viet/19627/phobolsatv-hoa-ky-phong-van-ong-hoang-huu-phuoc và đăng lại trên http://hhphuoc.blog.com/?p=75 Lại Thu Trúc. 23-9-2012. Trách Nhiệm Đối Với Sinh Mạng Người Dân – Tầm Nhìn Và Sự Chính Trực Của Một Nhà Ái Quốc. http://hhphuoc.blog.com/?p=93

Luận Về Ấn Tống Kinh Kệ Cầu An

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Trong một bài đã viết, tôi có nói tôi thờ Phật Bà Quan Âm nhưng không là Phật Tử dù có pháp danh An Thiện theo tờ Quy Y Tam Bảo ở Chùa Phước Trường (Quận 3, Sài Gòn, đã được giải tỏa do án ngữ con đường trực diện Chợ Bàn Cờ) và cũng không thích đi chùa, mà có đến chùa cũng không vào vái lạy tượng Phật. Nói thế chứ tôi có vào bên trong một số chùa và nhờ vậy thấy chồng chất bao thứ gọi là “ấn tống kinh kệ cầu an” của thiện nam tín nữ gần xa, mà đa số là các quyển Bạch Y Thần Chú. Những ấn tống này nhiều đến nỗi tại chùa ở Thủ Đức chúng đã bị nhồi nhét mọi nơi, dưới các gầm bàn, trên mặt đất, nhem nhuốc do in ấn cẩu thả – trước đây chủ yếu là in ronéo còn hiện nay chủ yếu bằng photocopy – và do sự ẩm thấp từ không khí và từ thời gian qua sự tích lũy quá lâu ngày. Thậm chí có kẻ còn tự tiện viết gán thêm bài thơ ngô nghê, niêm luật quái gở, nội dung lung tung, in ra nhòe nhoẹt, rồi ném đại vào nhà người hàng xóm với dặn dò hù dọa hãy in ra bao nhiêu bản gởi trong mấy ngày nếu không sẽ bị tai họa.

Nonsense

Trước những bát nháo làm ô uế kinh kệ như kể trên, tôi đã sử dụng phương tiện máy vi tính để đánh máy lại vài thứ “kinh kệ” như Bạch Y Thần Chú, Kinh Cứu Khổ, hay Chú Đại Bi chẳng hạn, rồi chuyển thành định dạng PDF gởi cho bất kỳ bạn hữu nào cần có. Dưới đây là nguyên văn lời nói đầu (Dẫn Nhập) của tôi trên các bản ấy, xin được lập lại để làm thí dụ cho bạn đọc gần xa đánh giá tầm nhìn và tấm lòng chia sẻ của người viết vì đại cuộc đối với niềm tin tôn giáo đúng đắn và khát khao hoằng dương chánh pháp Phật Giáo trong thời đại mới này của kỳ Mạt Pháp.

*********

Bach Y Than Chu

Dẫn Nhập

Bạch Y Thần Chú thường được in chung trong nhiều bản kinh ấn tống ở Việt Nam bởi thiện nam tín nữ có đức tin vào sự huyền nhiệm: hoặc tụng niệm vài vạn lần hoặc in ấn phát miễn phí vài ngàn bản mỗi khi có điều cầu xin Trời Phật ban phước lành cho tai qua nạn khỏi, hoặc cho một điều tốt đẹp nào đó cho bản thân và người thân.

Lòng tin vào Phật là nét văn hóa đặc trưng độc đáo của người Việt dù cho sự nhiệm màu ứng nghiệm chỉ thấy trong các bản ấn tống ghi toàn về những người Tàu thời xưa, thậm chí tất cả những nhân vật Tàu này chưa hề tồn tại trong sử sách Tàu, chính sử hay dã sử, không thể kiểm chứng; vô hình chung tự thú nhận rằng nhiều ngàn năm qua cho đến thời hiện nay vẫn không hề có thí dụ linh ứng thực sự nào khác tại Tàu hay tại Việt được cập nhật, khiến có sự hồ nghi hoặc tính giả mạo của các thí dụ dẫn chứng hoặc sự linh ứng đã không còn từ các kinh kệ đang được ấn tống lưu truyền. Song điều đáng tiếc còn ở chỗ do đa số dân ta dù có học thức cao hay thấp cũng ít có người có khả năng viết lách khúc chiết, phân đoạn rõ ràng, phân nhóm mạch lạc, hệ thống lớp lang, vốn là những yêu cầu trong ngành kỹ nghệ ấn lóat, nên kinh được in ấn tống rất nhiều trong nhiều trăm năm qua vẫn theo kiểu cũ tức in lại theo văn phong đã có từ lâu, trộn lẫn các kinh và các chú chung vào nhau, rất khó cho thiện nam tín nữ thời hiện đại tham khảo, nhập tâm, sử dụng hữu hiệu. Một điểm yếu nữa là các bản ấn tống thường rất mờ nhòe lem luốc do thiện nam tín nữ hay làm việc giản đơn là dùng bản kinh thỉnh được để mướn photocopy lại, bất kể bản thân cũng không thể đọc được ra chữ ra nghĩa, khiến việc ấn tống không còn nghiêm túc, như một hành vi trả nợ quỷ thần vì khiếp sợ trước lời đe dọa trong phần ghi những truyện linh ứng, mà không nghĩ rằng cái tâm đã không được dành trọn vẹn cho việc khấn-vái-và-ấn-tống hầu giúp người khác có được kinh hay và rõ để tụng niệm cho đúng thì khó lòng được Phật Trời chứng nhận công đức.

Với những nhận định như trên, cùng với nhận thức rằng việc ấn tống nếu hạn hẹp trong ý nghĩa là in ấn sẽ dẫn đến sự hao tổn tài nguyên thiên nhiên do đốn hạ cây rừng làm bột giấy gây lũ lụt tai ương cho bao vạn sinh linh, còn công nghiệp sản xuất giấy thải hàng tỷ tấn hóa chất ra kênh rạch sông ngòi gây tàn diệt thủy tộc và bịnh tật cho con người, triệt nguồn sống của hậu duệ, tôi trong thời đại tân tiến chung sống với cộng đồng những con người có trí hóa cao, văn hóa cao, nhận thức cao về bảo vệ môi sinh, và ngộ được lẽ huyền vi Phật pháp nên quyết định cải cách cách ấn tống, đánh máy lại cho rõ, dựa theo bản in kẽm đàng hoàng và nghiêm túc của năm 1950, loại bỏ tất cả các trang kể những chuyện linh ứng vì những chuyện ấy vừa không có cơ sở kiểm chứng vừa có những hù dọa không thích hợp, rồi chuyển nội dung luôn vừa đủ 4 trang thành định dạng PDF để gởi bằng email đến nhiều người quen, thay vì in nhiều bản gởi ở các chùa cho ai muốn lấy thì lấy. Với bản soft-copy 4 trang gởi qua email, những người quen của tôi hoặc đọc, hoặc chuyển cho những người thân quen khác một cách nhanh chóng, giúp có nhiều người hơn có được bản kinh bảo bối phòng thân; còn chi phí lẽ ra dành cho việc ấn tống nếu dùng làm việc thiện sẽ có ích lợi nhiều hơn cho đời.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

An Thiện HOÀNG HỮU PHƯỚC

Thành phố Hồ Chí Minh, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Tháng Sáu năm Kỷ Sửu 2009

Ghi chú: Nếu cần in bản kinh 4 trang đã nói ở trên để gởi đến những người thân quen không biết sử dụng máy vi tính, xin các bạn hãy in tiết kiệm trên duy chỉ một tờ giấy A4, nghĩa là bằng cách in hai mặt, mỗi mặt hai trang thu nhỏ theo cách sử dụng công cụ của Windows: “print” — “”properties” — “”finishing” — “print on both sides manually” — “2 pages per sheet”, chỉ tốn một tờ khổ A4), cùng với lời khấn vái cầu xin là rất có thể  đáp ứng mong muốn thành tâm dành cho Phật mà không buộc phải theo một số lượng gán ép không bao giờ do Đức Phật bày vẽ ra.

*********

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Lòng Người Viễn Xứ

Hoàng Hữu Phước, MIB

Ngoài Chị Lệ Minh là người tôi đã đăng bức thư của chị ấy trong bài Lá Thư Hải Ngoại [1] tôi còn nhận được thư của nhiều bạn khác khắp thế giới, đa số trong đó đều ghi kèm một câu giống nhau ở sự can đảm đại khái rằng “Anh cứ ghi nguyên văn tên tôi và địa chỉ bên này của tôi xem đứa nào bên này dám động đến tôi. Bên này luật rất nghiêm, tôi mà cầm được bằng chứng trong tay việc nó chửi bới đe dọa tôi là nó chết ngay với cảnh sát! Ở đó mà tự do ngôn luận! Tôi đang là công dân Mỹ mà!” Tuy nhiên, với phép lịch sự đẳng cấp quý tộc Ăng-lê chính hiệu, tôi vẫn không vì vậy mà đặt những người bạn trên không gian mạng ảo vào những tình huống khó khăn thật, nên nhân đầu tháng Tết, qua bài viết này, tôi xin kính gởi đến các bạn ấy sự mang ơn chân thành trọn cuộc đời mình.

Hôm nay, tôi xin đăng lá thư khác của Chị Lệ Minh gởi về từ Nhật Bản, để những suy nghĩ của Chị – và của những người Việt xa xứ như Chị – về những sự việc dù nhỏ ở Việt Nam cũng thành những trăn trở lắng lo lớn của tấm lòng người viễn xứ.

Xin cảm ơn Chị Lệ Minh đã cho phép đăng lá thư của Chị.

Kính chúc Chị và gia đình được vạn an, hạnh phúc, nhiều may mắn.

Trân trọng,

Hoàng Hữu Phước.

*********

Tokyo, ngày 10 tháng 01 năm 2015

Chào Ông Phước,

Trước hết, chân thành cảm ơn những lời chúc năm mới tốt đẹp của Ông đồng thời thành thật xin lỗi vì bận công việc gia đình, phải đi du lịch nước khác nên mãi hôm nay mới hồi âm thư của Ông được.

Vâng, cũng như tất cả những người  đi xa, còn “nặng lòng” với quê hương, đất nước, biết là mình cũng chẳng làm được gì nhưng không tránh khỏi trăn trở, suy tư. Tiếc cho nước mình, chỉ cần người có TẦM, có TÂM, thực sự biết học hỏi cái hay, cái tốt  nước ngoài một cách chọn lọc,vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để hoạch định các chính sách hoặc ban hành các văn bản quy định về quản lý, điều hành đúng đắn, chặt chẽ, v.v. thì có khi chưa cần làm cái gì cao siêu cũng có khả năng làm cho đất nước vươn lên mạnh mẽ rồi. Tôi lại lấy ví dụ về lĩnh vực thuế: nếu chúng ta biết đồng bộ hóa chính sách về thuế với  các lĩnh vực xã hội khác như cư trú, y tế, giáo dục, v.v., thì ngân sách đã có nguồn thu rất lớn để đầu tư cho phát triển. Ở Nhật, mọi quyền lợi an sinh xã hội người dân Nhật cũng như người nước ngoài làm ăn sinh sống ở Nhật được hưởng đều gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Con tôi đi xin tư cách lưu trú, bảo hiểm y tế, đi nhà trẻ cho cháu mới sinh đều phải có các giấy tờ chứng minh bố (mẹ) đã hoàn thành nghĩa vụ thuế trong tất cả các năm tài khóa trước đó.

Đáng sợ nhất là chúng ta có học cái hay, cái tốt không, hay lại đi du học toàn ở Âu Mỹ, đi tham quan toàn ở Âu Mỹ, khen nức nở cái hay của Âu Mỹ, nhưng đem rước về Việt Nam toàn cái dở lạc hậu của Trung Quốc. Chẳng hạn như chuyện đường sắt trên cao ồn ào thời gian qua. Theo quan sát của tôi, vận tải đường sắt ở Nhật – đặc biệt là vận chuyển hành khách – một loại hình vận tải cực kỳ hiệu quả, có lịch sử phát triển hơn 100 năm, hiện là mạng lưới giao thông rộng khắp cả nước Nhật, đã và đang giải quyết rất nhiều bài toán về giao thông, môi trường, phát triển kinh tế, xã hội, v.v. Nhưng không phải là  loại đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đang xây dựng ở Hà Nội. Loại đường sắt trên cao ấy rất hiếm gặp ở Nhật, nếu có chỉ là đã xây dựng từ rất lâu lắm rồi, rất kém hiệu quả vì đơn tuyến, tốc độ chậm, đường ngắn không tiện lợi bằng taxi, xe buýt, và ở Việt Nam là xe máy, xe ôm, v.v. Mình xây dựng mà ghi tốc độ tối đa 80km/giờ, nghĩa là đa số trường hợp sẽ là 50km/giờ hoặc 60km/giờ, và cho khoảng cách ngắn chỉ có 13km, thì làm sao mà có hiệu quả kinh tế thiết thực, ắt giá phải thật rẻ để phục vụ người thu nhập thấp và người cao tuổi, vì đa số người ta sẽ chọn đi xe máy cho tiện lợi hơn. Chưa kể xấy từ năm 2011 đến nay vẫn còn ngỗn ngang khắp nơi, gây tai nạn này nọ.

Tôi chưa được đi thăm Trung Quốc, nên không biết loại đường sắt chúng ta đang xây dựng đó thì ở bên Trung Quốc có đang dùng, có đang phát triển tiếp và có hiệu quả hay không. Biết đâu chúng ta học cái hay của Âu Mỹ nhưng rước cái lạc hậu, kém hiệu quả, người ta đã bỏ đi rồi. Bằng chứng là qua thông tin trên mạng chính thống của Việt Nam, tôi biết các công ty xây dựng Trung Quốc trúng thầu toàn không là các tổng công ty xây dựng hàng đầu của họ chuyên về đường sắt trên cao.

Còn đối với điều kiện ràng buộc nhà đầu tư nước ngoài, tôi không nghĩ là nhà  nước Việt của ta lại hạ mình đến vậy! Hay có lẽ là do còn kẽ hở nào đó trong các văn bản pháp lý trong khi Việt Nam có nhiều luật sư và đoàn luật sư mà không thể nhìn ra cái cần góp ý cho luật lệ hay sao? Hoặc quan liêu, hoặc tham nhũng trong quản lý điều hành chăng dẫn đến việc đầu tư kỳ cục như vậy?

Trên đây, có thể chỉ là thiển nghĩ của tôi, xin chia sẻ với Ông như với một người bạn tâm giao. Mặc dù vẫn biết chúng ta chẳng làm được gì cả, dù tôi kỳ vọng Ông sẽ nói lên được điều gì đó giúp nước Việt mình chấn chỉnh lại. Chứ đau xót lắm Ông à. Ở đâu cũng thấy nước mình tạo điều kiện cho Trung Quốc sang gây tác hại, tạo luôn điều kiện cho những kẻ chống phá nước Việt mình, dù chỉ là chống phá ném đá dấu tay trên mạng.

Xin gửi Ông 2 ảnh về 2 loại đường sắt nói trên ở Nhật để dễ hình dung. Trong đó, ảnh có con tàu màu trắng ở đường ray ngoài cùng (có nhiều đường ray khác ở phía trong) đang chạy qua ga nhỏ, ở ngoại ô Tokyo, là loại tàu phổ biến ở khắp nước Nhật, rất hiệu quả mà tôi nói ở trên. Tàu đang chạy trên tầng 3, còn tầng 1 và tầng 2 là tổ hợp siêu thị, quán ăn, giải khát, giải trí, để phục vụ khách lên tàu, xuống tàu và dân chúng ở khu vực đó. Phía trước là bến xe buýt, xe taxi, ủy ban phường, ngân hàng, bưu điện, v.v., đồng bộ luôn, rất  tiện lợi, tiện nghi, vì công ích xã hội. Và đó gần như là mô hình chung cho các nhà ga tại Nhật Bản.

J1Japan b

 Nhìn những bức ảnh trên internet về việc xây dựng đường sắt trên cao ở Hà Nội, tôi thú thật là chẳng thấy an tâm, chưa có tự hào, và rất lo lắng không biết mấy người Nhật bên này nhìn thấy sẽ nghĩ gì về Việt Nam mình, Ông ạ.

Đôi dòng gởi gắm đến Ông. Sẽ vui nếu biết những việc nhỏ nhặt trên không làm Ông mất thì giờ vốn đã rất eo hẹp của Ông để đọc chúng.

Kính chúc Ông năm mới thành công với con đường Ông đã chọn

Trân trọng,

Lệ Minh

Tokyo, Japan

*********

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú:

[1] Hoàng Hữu Phước. 08-12-2014. Lá Thư Hải Ngoại. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/12/08/la-thu-hai-ngoai/