Monthly Archives: January 2017

Tết Tây Trộn Tết Ta

Chuyện Vớ Vẩn

Hoàng Hữu Phước, MIB

24-01-2017

Nghe đâu có việc luận tranh về nội dung nên hay không nên “sáp nhập” Tết Dương Lịch với Tết Nguyên Đán.

Xin nói thẳng là những người tham gia đóng góp ý kiến sau khi vấn đề được nêu lên đều rất tích cực bút chiến khi thấy có sự nêu lên một vấn đề.

Xin nói thẳng là người đầu tiên nêu vấn đề để ấy nhằm khuấy động không gian mạng là kẻ dỡ hơi.

Nhiều vị thuộc “giới tinh hoa” (thạc sĩ/tiến sĩ/nhà báo/nhà văn/nhà nghệ sĩ) bắt đầu lên tiếng ủng hộ việc sáp nhập với các dẫn chứng nào là “hội nhập”, nào là “vẫn có thể bảo tồn văn hóa truyền thống”, nào là “khắc phục những đứt đoạn về công việc, giao thương quốc tế, hao tốn của cải vật chất xã hội” nào là “Nhật gộp chung cả hai Tết”, nào là “Mỹ chỉ có 10 ngày lễ quốc gia”, v.v. và v.v.; trong khi cộng đồng khác cũng  trong giới tinh hoa nhưng phản bác việc gộp chung thì nêu tựu trung ý kiến toàn về văn hóa dân tộc cội nguồn đối với tổ tiên.

Cộng đồng không ủng hộ việc “sáp nhập” (tức gộp chung) lẽ ra không cần phải tham gia bút chiến, đơn giản vì

a) Không bao giờ có vụ “sáp nhập” dỡ dỡ ương ương xằng bậy ấy ở Việt Nam, và

b) Vấn đề tổ tiên hay truyền thống hoặc văn hóa là vấn đề đương nhiên đối với tất cả các ngày lễ chính thức của quốc gia chứ không chỉ riêng Tết Nguyên Đán.

Cộng đồng ủng hộ việc “sáp nhập” (tức gộp chung) lẽ ra nên tham khảo đủ đầy, chính xác, trước khi phát biểu, đơn giản vì tất cả những luận điểm quý vị ấy nêu lên thì chưa có bất kỳ lập luận nào đúng cả, chẳng hạn

a) Hoa Kỳ mỗi năm có 10 ngày lễ quốc gia tức cấp liên bang, nhưng có đến 57 ngày nghỉ lễ cấp tiểu bang mà một số ngày lễ cấp tiểu bang ấy được áp dụng luật định tại ít nhất 1 tiểu bang và nhiều nhất tại 39 tiểu bang (Hoa Kỳ có 50 tiểu bang). “Nghỉ lễ” có nghĩa là tất cả các trường học và các cơ quan tiểu bang đều đóng cửa trong ngày nghỉ lễ quốc gia (tức liên bang) và ngày nghỉ lễ tiểu bang. Nếu ngày nghỉ lễ rời vào ngày Thứ Bảy thì được nghỉ bù vào ngày Thứ Sáu trước đó liền kề, và nếu ngày lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì được nghỉ bù vào ngày Thứ Hai sau đó liền kề. Như vậy số ngày thực nghỉ ở cấp độ quốc gia Mỹ có thể nhiều hơn 10 ngày/năm, còn ở mỗi tiểu bang thì tất nhiên nhiều một cách đáng kể.

Như vậy, Việt Nam có những ngày lễ nghỉ “ cấp tỉnh/thành” không (Việt Nam có 63 tỉnh/thành)?

Ví von so sánh mà lôi Mỹ ra thì rõ là “giới tinh hoa” Việt Nam đang có vấn đề về lỗ hổng tri thức nghiêm trọng.

b) Nhật Bản có 16 ngày nghỉ lễ quốc gia trong năm 2017 (không áp dụng ngày nghỉ bù nếu ngày lễ rơi vào ngày Chủ Nhật), nghĩa là Nhật Bản buộc phải bỏ hẳn Tết Nguyên Đán đơn giản vì tổng số ngày nghỉ lễ quốc gia đã quá nhiều dù không có Tết Âm Lịch.

Ví von so sánh mà lôi Nhật ra thì rõ là “giới tinh hoa” Việt Nam đang có vấn đề về lỗ hổng tri thức nghiêm trọng.

c) Việt Nam mỗi năm có 10 ngày nghỉ lễ quốc gia (chưa tính ngày nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ rơi vào ngày Thứ Bảy và/hoặc Chủ Nhật), nghĩa là ai xếp Việt Nam vào hạng thứ năm các quốc gia có nhiều ngày nghỉ lễ quốc gia nhất thế giới cùng với Nhật Bản, Malaysia, Argentina, Lithuania và Thụy Điển thì rõ ràng là đang có vấn đề về lỗ hổng tri thức nghiêm trọng hoặc nhập nhằng đánh lận con đen bằng cách lấy số ngày lễ quốc gia cộng với số ngày nghỉ bù. Cần xem lại các số liệu tham khảo như sau đối với mấy nước mà thiên hạ lôi Việt Nam vô cùng một giuộc ấy:

Malaysia năm 2017 có 49 ngày nghỉ lễ trong đó có 13 ngày lễ quốc gia, một số lễ cấp tiểu bang, và một vài ngày nghỉ bù (tại một số tiểu bang xem ngày nghỉ cuối tuần là Thứ Sáu và Thứ Bảy, trong khi các tiểu bang khác xem Thứ Bảy và Chủ Nhật là ngày nghỉ cuối tuần).

Argentina năm 2017 có 20 ngày nghỉ lễ trong đó có 17 ngày lễ quốc gia và 3 ngày lễ không chính thức. Quy định rất phức tạp, có tỉnh thay đổi ngày nghỉ lễ (nếu lễ rơi vào Thứ Tư thì nghỉ ngày Thứ Hai trước đó, nếu rơi vào Thứ Năm thì nghỉ ngày Thứ Hai sau đó), có tỉnh lại cho nghỉ “thêm” (nếu rơi vào Thứ Ba thì cho nghỉ luôn Thứ Hai ngay trước, nếu rơi vào Thứ Năm thì cho nghỉ luôn Thứ Sáu ngay sau).

Lithuania có 13 ngày nghỉ lễ quốc gia và 1 ngày nghỉ lễ tùy chọn. Không áp dụng nghỉ bù nếu ngày lễ rơi vào ngày nghỉ cuối tuần.

Thụy Điển có 14 ngày lễ quốc gia và 4 ngày lễ tùy chọn. Không áp dụng nghỉ bù  nếu ngày lễ rơi vào ngày nghỉ cuối tuần.

Còn nghe lời vớ vẩn của trang mạng Wego bảo Singapore cùng với Ý, Đan Mạch, Pháp, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ma Rốc, Séc, và Luxemburg chỉ có 11 ngày nghỉ lễ quốc gia nên ít hơn Việt Nam thì phải kiểm lại một cách nghiêm túc. Thí dụ như Singapore năm 2017 có 14 ngày nghỉ lễ quốc gia (trong đó chỉ có 1 ngày nghỉ bù, theo quy định nếu lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì được nghỉ bù ngày Thứ Hai liền kề sau đó); còn Pháp năm 2017 có 11 ngày nghỉ lễ quốc gia và 4 ngày lễ tùy chọn (quy định nếu ngày lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì “tổ chức lễ” vào ngày Thứ Hai sau đó liền kề, nếu lễ rơi vào Thứ Năm thì cho phép người lao động nếu muốn thì chọn nghỉ thay vào Thứ Sáu để tiện có kỳ nghỉ cuối tuần dài ngày hơn).

Và khi bảo Mexico là quốc gia có ít ngày lễ quốc gia nhất thế giới (7 ngày) thì cần biết rằng năm 2017 Mexico có 10 ngày nghỉ lễ quốc gia, cộng 1 ngày nghỉ bù, và 5 ngày lễ tùy chọn. Nếu lễ rơi vào ngày Thứ Bảy thì tổ chức lễ ngày Thứ Sáu liền kề trước đó, và nếu lễ rơi vào ngày Chủ Nhật thì tổ chức lễ vào ngày Thứ Hai liền kềsau đó.

Như vậy Việt Nam hoàn toàn không phải là quốc gia có số ngày nghỉ lễ quốc gia nhiều đứng hàng thứ năm thế giới mà ắt ở hàng thứ 10 hoặc thứ 20 nếu có ai đó giống như người đầu têu đặt vấn đề “sáp nhập” dỡ hơi vì ở không ắt có thời gian để làm thống kê toàn thế giới cho thiên hạ nhờ. Mà nếu Việt Nam có tăng số ngày lễ chính thức của quốc gia từ 10 ngày lên 100 ngày thi cũng chẳng tại vậy mà Việt Nam nghèo kiết xác, còn nếu bỏ tất tần tật toàn bộ các ngày lễ chính thức của quốc gia kéo từ 10 ngày xuống zero ốc vịt thì cũng chẳng nhờ thế mà Việt Nam trở thành đại siêu cường đặt mông lên đầu Trung-Hoa-Bổn (Trung Quốc/Hoa Kỳ/Nhật Bổn).

d) Hội nhập hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa gia nhập sân chơi chung về kinh tế, thương mại, trên nền tảng chung nhất của văn minh bao gồm các quy định quốc tế, các công ước toàn cầu, các tập quán thương mại chính quy, các đồng thuận song phương/đa phương về cơ chế giải quyết tranh chấp, các định chế tài chính, đặc biệt tôn trọng chủ quyền quốc gia và tôn trọng các bản sắc văn hóa truyền thống mỗi quốc gia. Hội nhập cũng có nghĩa là tuyệt đối chấm dứt các “khai hóa” đầy trịch thượng của bọn cướp thực dân mà là bắt đầu tiến trình tôn trọng văn hóa của nhau. Làm gì có chuyện điên rồ cho “hội nhập” biến thành sự khống chế của văn hóa cường quốc dẫn đến sự tan chảy tan tành tan biến tan nát tan tiêu văn hóa của nhược quốc! Chính vì “hội nhập” nên Trung Quốc mới bỏ công sức toát mồ hôi tham gia các định chế quốc tế, và cũng chính vì “hội nhập” nên toàn bộ các chương trình thạc sĩ kinh doanh quốc tế của Âu Mỹ phải có chương nghiên cứu chuyên sâu khoa học hàn lâm về tập quán tập tục của Trung Quốc trên nền tảng Khổng Giáo cũng như tìm hiểu các ảnh hưởng của Nho Giáo trên thương trường Trung Quốc để các công ty Âu Mỹ bỏ công sức học tập nhuần nhuyễn bở hơi tai hầu kiếm tìm cơ hội thương mại “tỷ đô” tại Trung Quốc.

e) Hội nhập chính là kiếm tìm cơ hội kinh doanh của nhau. Các vị thuộc giới “tinh hoa” Việt Nam đừng đi đâu xa mà chỉ cần ngồi rung đùi trước chiếc tivi chỉ trong 15 phút thôi của chỉ một buổi tối thôi lướt qua các đài nước ngoài là đã có thể thấy giới kinh doanh Âu Mỹ rộn rịp vung tiền quảng cáo tới tấp chào đón Tết Con Gà Trống 2017 ra sao. Họ biết thị trường thế giới Á Đông quá khổng lồ với cư dân quá khổng lồ và kiều bào Á Đông quá khổng lồ ở Âu Mỹ và thế giới nên họ hân hoan ra sức săn đón “tình nguyện phục vụ” để mong làm đầy ắp túi tiền của mình. Việt Nam có nhìn thấy cơ hội ấy để cạnh tranh với các anh Âu Mỹ trong khai thác thương mại Tết Nguyên Đán hay chưa mà lại nhanh nhảu đòi phá chén cơm manh áo của các tay xì thẩu Mỹ Á Âu bằng cách hô hào bỏ Tết Nguyên Đán thế?

f) Hội nhập chính là sự học hỏi nhau về văn hóa. Vì “hội nhập” nên các đài truyền hình Mỹ rầm rộ chào đón Tết Con Gà Trống 2017 lấy lòng tỷ dân Đông Nam Á + Trung Quốc, nhưng Mỹ không bao giờ công nhận Tết Nguyên Đán là lễ quốc gia. Vì “hội nhập” nên Việt Nam chào đón Lễ Giáng Sinh lấy lòng tỷ dân Âu Mỹ nhưng không bao giờ công nhận Lễ Giáng Sinh là quốc lễ. Vì “hội nhập” nên một vị hoàng tử Vương Quốc Anh học chúc Tết người Việt bằng tiếng Việt. Và vì “hội nhập” nên lãnh đạo Việt Nam gởi công hàm cho các nguyên thủ thế giới bằng tiếng nước ngoài. Tinh thần chủ đạo của “hội nhập”, do đó, là tôn trọng bản sắc riêng trên nền bang giao chung.

Tội thay! Chỉ có một quốc gia vì vừa nghèo khổ cùng cực bởi Thế Chiến vừa đã có quá nhiều ngày lễ quốc gia nên buộc phải bỏ hẳn – không phải sáp nhập – Tết Âm Lịch: Nhật Bản.

Thương thay! Chỉ có một quốc gia vì có một ai đó hoặc dỡ hơi, hoặc ba chớp ba nháng, hoặc không hiểu nghĩa tiếng Việt của “hội nhập”, hoặc đơn giản muốn hủy phá mọi thứ nhằm tiêu diệt cộng sản tận gốc về tinh thần nên mới đặt vấn đề “sáp nhập” Tết Tây vào Tết Ta: Việt Nam.

Sáp Nhập là sự nói lên tư duy hỗn độn của kẻ đặt vấn đề “gộp chung” Tết Ta và Tết Tây, vì rằng Nhật Bản bỏ hẳn Tết Âm Lịch chứ không “gộp chung” tức “sáp nhập”, và phải chăng Việt Nam sẽ “gộp chung” tức “sáp nhập” Tết Tây với Tết Ta để Việt Nam sẽ nghĩ Tết Tây một lèo 5 ngày để người Việt ngay sau nghĩ Tết Tây là cũng tổ tiên 4 ngày tiếp theo liền kềđể tổng số ngày nghỉ lễ chính thức của quốc gia vẫn như cũ tức không hề suy suyển?

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cơ hội phát triển kinh tếnội địa của các ngành giao thông vận tải, du lịch, sản xuất mạnh tiêu thụ mạnh sản phẩm công nghiệp/thủ công, giải trí, và trên hết là chi tiêu cá nhân. Ngay cả kẻ mông muội hồng hoang cũng không bao giờ cho rằng Tết – hay bất kỳ lễ hội chính thức của quốc gia – làm hao tổn của cải xã hội vì họ biết nói thế sẽ làm người dân Âu Mỹ tư bản bật cười mắng cho là ngu xuẩn.

Việt Nam là một xứ sở rất đặc biệt và tuyệt diệu vì là quốc gia duy nhất hoàn toàn không có ngày nghĩ lễ nào thuộc hai loại là sùng bái cá nhân lãnh tụ và tôn giáo vốn đầy dẫy đầy ắp đầy ngập đầy tràn tại toàn bộ phần còn lại của thế giới.

Nói tóm lại, cái ý kiến gọi là gộp chung Tết Tây và Tết Ta tại Việt Nam là cái sự tào lao.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Hai Gã Đạo Văn

Tôi Đạo Văn

Hoàng Hữu Phước, MIB

21-01-2017

Ngay khi Donald Trump kết thúc bài diễn văn quá tuyệt diệu, đầy hùng biện, thật mạnh mẽ, quá thuyết phục, cực quả quyết, và đỉnh cuốn lôi, thì bọn “tinh hoa” chống Trump đã ngay lập tức đăng bài nhạo báng Trump, chứng minh câu Trump nói trao quyền lực chính phủ vào tay nhân dân là đạo văn từ câu nói của nhân vật phản diện Bane trong phim Batman. Thấy nhiều kẻ thuộc giới tinh hoa – tức chính khách và nhà báo Hoa Kỳ – cực kỳ ngu dốt, tôi đã ngay lập tức đang ý kiến sau bằng tiếng Anh lên Twitter:

screen-shot-01-21-17-at-06-48-amscreen-shot-01-21-17-at-07-11-am

Nhằm cung cấp thêm cho các độc giả trẻ Việt Nam những vấn đề liên quan đến “đạo văn” (tức không những sử dụng những tình tiết trong một tác phẩm hàn lâm của người khác mà lại còn bảo đó do chính mình sáng tạo và thu lợi nhuận hoặc lợi lộc từ sụ sử dụng trái phép đó) đồng thời rút kinh nghiệm trước sự ngu xuẩn của bọn Mỹ chống Trump thì các công dân trẻ Việt Nam chuẩn bị bản lĩnh để xuất chiêu hùng biện bảo vệ quốc thể (nếu như sự ngu xuẩn ấy lây nhiễm đến bọn Mỹ chống Việt có khi sẽ xúc xiểm rằng lãnh đạo Việt Nam khi luôn sử dụng nhóm từ “chính phủ của dân, do dân, và vì dân” đã đạo văn của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln vốn là người đầu tiên sử dụng trong bài diễn văn đọc tại Gettysburg chiều Thứ Năm ngày 19 tháng 11 năm 1863), tôi xin đăng lại bài viết dưới đây đã được đăng lần đầu trên mạng Emotino ngày 02-6-2010.

Đạo Văn – Plagiarism

Tôi Đạo Văn

A) Đạo Văn

Bất kỳ ai có đi học đến bậc trên đại học đều biết thế nào là “đạo văn” tức plagiarism, thứ mà tất cả các giáo sư đại học đều phải giải thích rõ từ ngày đầu học phân môn mình giảng dạy cho sinh viên hiểu ngay về ý nghĩa của “đạo văn”, làm gì để tránh phạm lỗi “đạo văn”, và các biện pháp nghiêm khắc nhất nào sẽ được áp dụng để xử lý các trường hợp “đạo văn” bị phát hiện.

Bất kỳ ai biết chữ có đọc được báo chí, có nghe được các thông tin trên đài đều hiểu thế nào là “đạo văn”, ý nghĩa vô đạo đức trong hành vi “đạo văn”, và ý thức sự khinh miệt của công luận đối với những kẻ “đạo văn”.

Thế mà đạo văn lại là một sự việc nghiêm trọng không thể tưởng tượng được khi không phải có những sinh viên hay nhạc sĩ (đạo nhạc) chiếm hữu tác phẩm của người khác làm “con đẻ” của mình, mà lại là những giảng sư đại học, đến nỗi tuần trước có bài báo nêu việc có vị giáo sư nước ngoài khuyên là Việt Nam đừng “buộc” giáo sư Việt Nam viết sách khi họ không tài nào viết được, và nếu không miễn cho họ thì chính là bó buộc họ phải đạo văn. Khoan nói đến tính nghiêm túc của một “lời khuyên” loại đá cá lăn dưa đầu đường xó chợ với bao nỗi hoài nghi về chất lượng dịch thuật cũng như ý đồ của người Việt Nam nào viết bài báo ấy, dưới đây tôi xin trao đổi kinh nghiệm cá nhân về “đạo văn”.

B) Tôi Đạo Văn

Lần đầu trong đời tôi bị “mang tiếng” đạo văn là lúc tôi là sinh viên năm thứ nhất Ban Anh Văn, Đại Học Văn Khoa. Thủa ấy, môn Reading Comprehension (môn Đọc-Hiểu) thường theo công thức hàn lâm gồm một đoạn văn / một bài thơ / một đoạn kịch (bằng tiếng Anh) chỉ của các tác giả danh tiếng trong quá khứ (tuyệt đối không bao giờ dùng các bài báo hay các tác phẩm của các tác giả hiện đại để đưa vào giảng dạy), và các câu hỏi để sinh viên trả lời – thường gồm

(a) giải thích vài từ ngữ hay thành ngữ khó và dùng mỗi từ ngữ hay thành ngữ ấy trong một câu thí dụ,

(b) phân tích nội dung của đoạn văn/dòng thơ/đoạn kịch thoại,

(c) phân tích tâm tư của nhân vật trong đoạn văn/dòng thơ/đoạn thoại, và

(d) văn học sử: thời kỳ văn học của tác phẩm – tất nhiên tất cả phải viết bằng tiếng Anh.

Tôi có sở thích sáng tác thơ tiếng Anh và viết văn tiếng Anh từ nhỏ, và tôi biết chẳng ai giống mình.

Khi làm bài Reading Comprehension đầu tiên trong lớp Cô Trương Tuyết Anh (Tiến sĩ Văn Học Anh Đại học Sorbonne, Giảng sư Anh Văn Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và Đại Học Văn Khoa Tp Hồ Chí Minh, vượt biên sang Mỹ năm 1978), cứ mỗi từ ngữ/thành ngữ tôi giải thích ý nghĩa xong là tôi…“sáng tác” một bài sonnet (bài thơ mười bốn dòng) để minh họa, hoặc chí ít một stanza (khổ thơ bốn dòng) nếu từ  ngữ/thành ngữ có ý nghĩa…chán ngắt.

Qua tuần sau, khi trả lại bài cho sinh viên, Cô (nói tiếng Việt giọng Miền Bắc, nói tiếng Anh líu lo giọng Pháp) đến trước tôi, ném bài tôi xuống, nhìn tôi đầy giận dữ, ánh mắt đầy khinh miệt, môi run run không nói nên lời, rồi bỏ đi. Tôi nhìn thấy giòng chữ mực đỏ “PLAGIARISM!” của Cô mà không thấy Cô cho điểm vì Cô đã không thèm chấm điểm bài của tôi, một thằng sinh viên mặt mũi sáng sủa nhưng đốn mạt vì ăn cắp văn tức đạo văn. Và tôi … sướng run cả người, vui mừng tột độ, vì mình đã viết tiếng Anh như người Anh! Sau vài lần ra bài tập làm tại lớp, Cô lại thấy tôi tiếp tục … đạo văn, rồi Cô thay đổi thái độ, vui vẻ, cho tôi điểm cao, và nói với tôi rằng tại bị vì bởi từ khi Cô đi học cho đến lúc thành tài Cô chưa thấy người Việt và người Pháp kể cả người Anh nào viết tiếng Anh được như tôi cả. (Cô cũng là người dạy tôi hiểu giá trị của “phản biện” khi đã tự ý cho tôi đủ điểm đậu thay vì là…điểm 3. Sự thể là khi làm bài thi học kỳ, bình giảng một bài sonnet trong tuyển tập 100 bài sonnet của Shakespeare, có bốn câu hỏi, với câu chót 3 điểm, tôi chỉ tập trung viết cho câu chót trong ba giờ, dài mấy chục tờ giấy thi, mỗi tờ bốn trang,  khiến sau đó văn phòng không thể rọc phách vì có rọc cũng biết đó là bài của ai. Tôi phân tích thật chi tiết bài sonnet ấy của Shakespeare, cho ra các đề nghị sửa lại cho hình tượng thơ ca sâu sắc hơn, hình ảnh đẹp hơn, rồi viết hẳn một bài sonnet khác có ngôn từ và nội dung khác, chỉ tuân thủ nghiêm nhặt sự lập lại đúng y các vần và vận của từng khổ thơ, và sau đó “luận” về sự hoài nghi của tôi đối với đánh giá của các nhà phê bình văn học thế giới khi ca ngợi tuyển tập 100 bài sonnet ấy như thể hiện tình bằng hữu sâu đậm của nhà thơ đối với một vị huân tước của hoàng gia. Cô nói ở Sorbonne chưa thấy ai trình luận án tiến sĩ về Shakespeare như vậy cả, chưa có tạp chí nào phê bình Shakespeare giống tôi, nhưng tôi lập luận có l‎ý và Cô hoàn toàn bị thuyết phục là…bài sonnet ấy của Shakespeare sẽ hay hơn nếu chỉnh sửa lại như tôi và sự việc hoài nghi của tôi có tầm cỡ một vấn nạn mới phát hiện về Shakespeare nên Cô ra tay cứu vớt đứa học trò dám “chê” các câu hỏi khác, chỉ làm một câu 3 điểm nhưng được cho 4,5 điểm để được…đậu vớt!).

Ngoài ra, còn có Thầy Lê Văn Diệm (Tiến Sĩ Văn Chương Anh-Mỹ, Giảng sư Đại Học Huế và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học văn Khoa Tp Hồ Chí Minh, giáo sư thỉnh giảng biên soạn sách giáo khoa Văn Chương Mỹ tại Đại Học Boston, Hoa Kỳ) đã “lẳng lặng” xem tôi là một sinh viên đạo văn khi giận dữ đến lục tung cặp sách của tôi ngay tại lớp sau khi chấm bài luận văn của tôi, để xem tôi có giấu bài viết chép sẵn từ sách nước ngoài hay không, vì người Việt không thể viết luận văn Anh được như thế. Về sau, Thầy “lẳng lặng” cho tôi toàn điểm cao nhất, biến tôi thành Vua Luận Văn, “lẳng lặng” dấu diếm đưa tôi bao bột mì và bao bo bo tiêu chuẩn của Thầy để phụ tôi nuôi gia đình, và cho đến ngày cuối của cuộc đời Thầy vẫn còn dành cho đứa học trò “đạo văn” sự tự hào của người Thầy, luôn gọi tôi là “Director Phước”.

C) Tôi Lại Đạo Văn

Người thứ nhì ban tặng cho tôi từ Plagiarism là một Giáo Sư người Úc. Thủa ấy, khi đang học lấy bằng Thạc Sĩ ngành Kinh Doanh Quốc Tế, tôi đã quá nhuyễn về viết assignment, reports, hay survey – tất nhiên, phần reference tức phần danh mục tài liệu tham khảo luôn được tôi chăm chút cực kỳ cẩn thận, vì đó ngoài ý nghĩa đáp ứng đúng yêu cầu hàn lâm của viết lách tiểu luận hay công trình nghiên cứu, còn là biểu hiện đạo đức của đẳng cấp hàn lâm. Thế mà, một bài assignment nọ của tôi bị ghi “Plagiarism”, nhưng may mà có kèm theo vài giòng viết tay giải thích: “Bạn có ghi tên tác giả trong ngoặc đơn sau đoạn trích dẫn trong bài viết của bạn, nhưng Bạn lại quên không lập lại tên tác giả này trong phần reference cuối tiểu luận. Mà như thế cũng là phạm lỗi đạo văn. Vì lỗi này nhỏ nên tôi hạ kết quả xuống một bậc. Nếu trong bài đã không có ghi tên tác giả thì bài của bạn lẽ ra bị loại, và bạn bị đưa ra hội đồng kỷ luật. ” Chỉ cần sơ xuất gõ máy vi tính copy từ bản nháp và paste vô bản chính thiếu tên chỉ một tác giả trong phần danh mục thì dù có đã ghi rõ nhiều lần trong bài viết tên người ấy mỗi khi có trích dẫn, thì mình vẫn mang tiếng đạo văn, chứ nào phải ăn cắp cả quyển sách hay tác phẩm của người khác mới là đạo văn! Kính cảm ơn Giáo Sư, nhờ người mà tôi đã hiểu thêm tính khắt khe cần có của tư cách kẻ sĩ.

D) Lời Khuyên Hay Sự Nhạo Báng

Trở lại “lời khuyên” của người được cho là “một vị giáo sư nước ngoài”, rằng Việt Nam không nên buộc các giáo sư phải có công trình nghiên cứu hay phải viết sách vì giáo sư Việt nam không có khả năng ấy, buộc họ chỉ khiến họ phải đạo văn tức ăn cắp tác phẩm của người khác mà thôi. Rõ ràng chỉ có hai hoàn cảnh để có sự xuất hiện “lời khuyên” như vậy:

(a) người viết báo là kẻ láo khoét – tương tự trước đây có người viết rằng đã “phỏng vấn” một đạo diễn hàn Quốc và vị này cho biết các phim Hàn đang chiếu ở Việt Nam là phim rẻ tiền, người Hàn không thèm xem, mà ai cũng biết không bao giờ có một anh Hàn nào lại ngu dại nói như thế cả, hoặc

(b) vị giáo sư “có thật” kia là kẻ láo xược, vì rằng trên toàn thế giới không đâu có hạng giáo sư giảng dạy đại học mà không có công trình nghiên cứu có giá trị hàn lâm đăng trên các tạp chí chuyên đề tức journal hoặc có các tài liệu biên soạn được in thành sách cả.

Không thể soạn sách, không thể nghiên cứu, nghĩa là không liên tục đào sâu nghiên cứu, thì sao đủ trình độ làm giáo sư giảng dạy đại học? Còn “đạo văn” thì sao đủ tư cách làm giáo sư giảng dạy đại học? Lẽ nào để giáo sư Việt Nam có “tư cách”, Việt Nam chấp nhận để họ là những người non yếu trình độ hay sao? Và bao giờ nền giáo dục Việt nam mới có thể rời bỏ vị trí bấy lâu đứng mãi trên bậc thềm ngoài sương gió để tiến vào bên trong đại sảnh học thuật của thế giới hàn lâm?

Lời khuyên hay sự nhạo báng?

Chắc chắn không phải là một lời khuyên vì không có vị giáo sư thực thụ hay tiến sĩ thực thụ nào lại cho ra một lời khuyên như vậy cả.

Vào một ngày âm u nào đó, một khi Việt Nam vẫn vô tư hào phóng và rộng lượng cho phép bất kỳ một tên đá cá lăn dưa nước ngoài thuộc hạng cùng đinh ba que xỏ lá được tự do góp ý, thì ắt sẽ có kẻ sẽ dám đề nghị rằng để đối phó với vấn nạn nhiều tiến sĩ hay thạc sĩ Việt Nam xài bằng cấp giả, Nhà nước Việt Nam nên miễn cho các giáo sư dạy đại học khỏi phải có bằng tiến sĩ làm gì, tiến đến bỏ cả yêu cầu phải có bằng thạc sĩ hay cử nhân – hoặc thậm chí tú tài cũng vứt tất.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo:

Tôi Và Thầy Nguyễn Quang Tô  11-2011

Tôi Và Cô Trương Tuyết Anh  11-2011

Tôi Và Thầy Lê Văn Diệm  11-2011

Chất Lượng Nghị Sĩ Việt Nam

Hoàng Hữu Phước, MIB

18-01-2017

chat-luong-nghi-si

A- Nhìn qua vài ngôi sao đắc cử Quốc Hội

chattt-luong-nghi-si

Qua báo chí, độc giả biết tin Đại Biểu Quốc Hội Khóa XIV (2016-2021) Trịnh Xuân Thanh, Cử nhân Quy Hoạch Kiến Trúc, đào tẩu bị truy nã toàn cầu.

Qua báo chí, độc giả biết tin Đại Biểu Quốc Hội Khóa XII, XIII, XIV Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh, hoàn tất thủ tục để gia đình trở thành công dân nước khác để đem gia tài kếch sù bỏ Việt Nam chạy ra nước khác.

Qua báo chí, độc giả biết tin Đại Biểu Quốc Hội Khóa XIV Trần Thị Vĩnh Nghi, Cử Nhân Xã Hội Học, bị kỹ luật vì trốn học, nhờ người học hộ, nhờ người điểm danh hộ – và tất nhiên khó thể không có việc cực kỳ bình thường trong giới lãnh đạo ở các cơ quan địa phương Việt Nam xưa nay là nhờ thi hộ.

Qua báo chí, độc giả biết tin Đại Biểu Quốc Hội Khóa XIII (2011-2016) Châu Thị Thu Nga, Tiến Sĩ Quản Trị Kinh Doanh, đang bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

B- Nhìn qua vài ngôi sao chuẫn bị sẵn cho Quốc Hội

Nếu không được phanh phui, nhân vật Vũ Minh Hoàng 26 tuổi có 2 bằng thạc sĩ, sắp lấy thêm 1 bằng tiến sĩ, đã có danh phận Vụ Phó Vụ Kinh Tế Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ và Phó Giám Đốc Trung Tâm Xúc Tiến Đầu Tư -Thương Mại-Hội Chợ Triển lãm Cần Thơ, ắt sẽ được Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam giới thiệu để trở thành Nghị sĩ Quốc Hội Khóa XV (2021-2026) để Việt Nam có niềm tự hào có nghị sĩ “trẻ”, trình độ “tiến sĩ”, vào Quốc Hội cơ cấu làm lãnh đạo một ủy ban của Quốc Hội hoặc lãnh đạo một Bộ trong chính phủ.

C- Vài lời phân bua

Là người ít nói, với tâm niệm và phong cách từ lúc học tiểu học đến nay là

a) Chỉ tiếu lâm lành mạnh và chỉ khi ở giữa người thân và trước lớp hay với học trò thân thiết trung thành, chứ không bao giờ phí lời để nói tạp nham bỡn cợt với đám đông không xứng tầm với mình; tuyệt đối không bao giờ để mồm miệng mình thốt lên bất kỳ lời nói nào về những chủ đề dung tục dâm dật dâm ô dâm tình dâm đãng dâm dục vốn hay có trên miệng lưỡi đàn ông bất kể quốc tịch trên thế gian này kể cả Donald Trump;

b) Luôn xem năng khiếu tiếu lâm là chiêu thức tuyệt diệu giúp giảng dạy tiếng Anh tuyệt đối thành công và thuyết trình tuyệt vời sinh động, chỉ nhằm một mục đích duy nhất: thể hiện “an excellent sense of humour” của hùng biện và sự lành mạnh;

c) Không bao giờ trong đám đông tại tiệc tùng hay hội nghị mà lại nói chuyện với những người Việt Nam nào không phải người thân quen hoặc không phải học trò thân thiết trung thành; và chỉ phát biểu tức thuyết trình trước đám đông hay khi giảng dạy tại giảng đường, lớp học;

d) Đối với cá nhân “người lạ”: chỉ trò chuyện với người dân nào cần đến sự giúp đỡ của tôi với tư cách nghị sĩ hoặc nhà tư vấn hoặc nhà giáo tiếng Anh, hoặc khi trả lời phỏng vấn “cao cấp”; và

e) Đối với cá nhân “đồng nghiệp” trong bất kỳ môi trường nào từ nơi giảng dạy đến nơi làm việc hay cộng đồng doanh giới kể cả Quốc Hội: chỉ trò chuyện với những “đồng nghiệp” nào tôi kính trọng mà số lượng có thể đếm đủ trên hai bàn tay đủ ngón.

D- Vào trọng tâm

Vì vậy, suốt nhiệm kỳ Quốc Hội Khóa XIII tại Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh tôi chỉ mở miệng trả lời (vì lịch sự) mỗi khi được hỏi (dù người hỏi là các vị trong Bộ Chính Trị như các nghị sĩ Trương Tấn Sang và Lê Thanh Hải), còn ở Nghị Trường tôi cũng chỉ trò chuyện với dăm ba vị mà thôi – tất nhiên với điều kiện tiên quyết là: các vị ấy phải là người trước đây đã bắt chuyện với tôi trước. Ngay tại các buổi tiệc tùng với các cơ quan trung ương mà mỗi buổi chiêu đãi có hàng trăm thực khách, tôi cũng vẫn luôn luôn lắng nghe, nhận xét, và đánh giá thiên hạ quanh mình, chứ không chủ động tham gia tán chuyện.

Cũng nhờ vậy, tôi quan sát nhiều hơn trong hầu hết thời gian 5 năm làm nghị sĩ, và có thể khẳng định một cách không định kiến hay thành kiến rằng: trình độ tư duy chính trị và trị chính của nhiều nghị sĩ Việt Nam quả rất đáng quan ngại.

Khi dự tiệc do VCCI tại Hà Nội tổ chức khoản đãi các nghị sĩ là doanh nhân, nhân kỳ họp thứ 11 của Quốc Hội Khóa XIII tháng 3 năm 2016, tôi ngồi chung bàn với các nghị sĩ trong đó có các nghị sĩ Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Văn Cảnh. Qua lời Nghị sĩ Nguyễn Hồng Sơn (Đoàn Hà Nội), tôi mới biết Nghị sĩ Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn Bình Định), 40 tuổi, Thạc sĩ Kinh tế, là nhân vật tiến rất nhanh tiến rất mạnh khi trở thành Ủy Viên Thường Trực Ủy Ban Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường của Quốc Hội.

Tất nhiên, như đã nói ở trên, tôi hoàn toàn không tham gia trò chuyện với các vị cùng bàn. Việc Nghị sĩ Cảnh “tuổi trẻ” thì đã rõ, song “tài cao” thì hoàn toàn không rõ. Lúc các nghị sĩ khác nói chuyện phiếm về “khoa học-công nghệ”, Nghị sĩ Cảnh đã làm tôi ngạc nhiên khi thốt lên rằng cách hay nhất để kêu gọi kiều bào hải ngoại đầu tư vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam là Nhà Nước hãy ưu ái cấp nhà cấp đất cho họ.

Tôi hy vọng Nghị sĩ Nguyễn Văn Cảnh nói thế vì ngây thơ, thành thật, chân chất, bụng dạ để ngoài, vì ngay cả đứa bé trung học vẫn có thể nêu lên rằng (a) Việt Nam cụ thể cần cái công nghệ gì cho công nghiệp nào mà dám bảo cái công nghệ ấy bằng giá trị một ngôi nhà, (b) cái công nghệ ấy nếu do Việt Kiều làm chủ nhân thì vì sao nước ngoài không quan tâm mua và vì sao chỉ vì một căn nhà do Nhà Nước cấp cho họ mà họ đồng ý “chuyển giao công nghệ” cho Nhà Nước, (c) nếu họ muốn tặng cái công nghệ quý báu ấy để lấy “Dinh Độc Lập” kèm Thảo Cầm Viên và Chợ Bến Thành thì Nhà Nước có chịu không, (d) Nhà Nước định muốn được tặng quyền sở hữu chỉ 1 công nghệ hay 1001 công nghệ và có đủ đất đai nhà cửa để trao đổi lấy 1001 công nghệ hay không, và (e) sao Nhà Nước không mua công nghệ của bất kỳ ai mà cứ phải vuốt ve dụ dỗ kiều bào bằng cách di dời đền bù giải tỏa đẩy công dân lũ lượt đi chỗ khác nhường đất cho kiều bào như thế?

Oái oăm thay, ngay cả cái đức tính cực kỳ quý báu dễ thương của ngây thơ, thành thật, chân chất, bụng dạ để ngoài, lại không được phép tồn tại nơi một người làm chính trị (làm nghị sĩ là làm chính trị); đã vậy một quan chức cấp cao (nghị sĩ chuyên trách, phụ trách một Ủy ban của Quốc Hội) mà quyền lợi cùng lương bổng tương đương Thứ Trưởng, lại về lĩnh vực “khoa học – công nghệ” mà lại ngây thơ như thế thì bảo đảm nền khoa học – công nghệ của Việt Nam khó thể phát triển được.

Điều may mắn là Nghị sĩ Nguyễn Văn Cảnh còn trẻ, tốt bụng, còn nhiều thời gian để học tập, rèn luyện, bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, để tiếp tục làm nghị sĩ nhiều nhiệm kỳ tiếp theo; trong khi các vị “nghị sĩ” như (a) Nguyễn Thị Nguyệt Hường và Châu Thị Thu Nga lão luyện phát biểu cực kỳ tích cực tại nghị trường được báo chí tích cực tung hô hóa ra lại là phường mưu đồ phản quốc hại dân nên bị bãi miễn, (b) Trịnh Xuân Thanh thì đắc cử nhưng chưa kịp nhận thẻ nghị sĩ đã bôn đào bôi tro trát trấu vào mặt mũi chế độ, còn (c) Trần Thị Vĩnh Nghi ắt không tồn tại lâu nếu lại chứng nào tật nấy nhờ người điểm danh thay và nhấn nút thay tại Quốc Hội Khóa XIV này.

Điều khủng khiếp là nếu Trịnh Xuân Thanh đừng đi xe Lexus bảng số xanh, Nguyễn Thị Nguyệt Hường tiếp tục vơ vét vàng bạc đá quý nhưng đừng lén xin làm công dân nước khác, Châu Thị Thu Nga tiếp tục “huy động vốn” nhưng đừng hê lên các công trình địa ốc quá khổng lồ, và Trần Thị Vĩnh Nghi đừng làm xấu hổ thêm cái tổ chức chính trị Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đã trở thành vô dụng trong đại cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vĩ đại về kinh tế và học thuật vốn hoàn toàn nằm ngoài tầm với của cái tổ chức ấy, thì không biết Quốc Hội Việt Nam có bị các vị anh hùng Tân Thủy Hử này khuynh đảo khuynh loát cho tanh banh tét bét thành rạp xiếc đã vậy còn sẽ được báo chí tập trung ghi chép lời vàng ngọc của các vị này do các vị được “cử tri” dồn phiếu cao khủng khiếp với sự tín nhiệm và giới thiệu đầy trách nhiệm của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

Những tầy huầy của Quốc Hội Khóa XIV (2016-2021) này sẽ giúp ích rất nhiều cho Quốc Hội Khóa XV (2021-2026) vì rằng kể từ nay

a) Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam phải hoàn toàn thay đổi cung cách làm việc với trách nhiệm thực sự bởi những chức sắc đàng hoàng thực sự có học thức thực sự khi xét duyệt hồ sơ ứng cử thực sự, trong thực sự “giới thiệu” người ứng cử;

b) Quốc Hội Khóa XIV thực thi việc giám sát chặt chẽ việc tổ chức bầu cử năm 2021 của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam ở tất cả các địa phương vì việc yên tâm phó thác hoàn toàn cho Mặt Trận ấy là điều hoàn toàn sai lầm;

c) Quốc Hội Khóa XIV thực thi việc cùng nhân dân giám định, giám sát tất cả các hồ sơ ứng cử và nhân thân thực sự – chứ không phải nhân thân trên hồ sơ lưu của tổ chức – của tất cả các ứng cử viên, thí dụ trên cơ sở đã là “thạc sĩ/tiến sĩ” mà không có nhiều bài viết phổ biến kiến thức cho xã hội, v.v., thì dứt khoát loại bỏ dù đó là đảng viên chức sắc tại cơ quan hành chính công quyền hay trong chính phủ đương nhiệm, cũng như giám sát cụ thể và chặt chẽ về gia sản, và thu thập ý kiến của nhiều nơi chứ không chỉ của cư dân một phường mà lãnh đạo phường ấy có thể bố trí người lạ vào khuynh loát khuynh đảo buổi tiếp xúc để cho ra kết quả không trung thực, v.v.

Làm chính trị thì bản thân phải luôn cố giữ mình chói lọi hào quang giá trị cao vời.

Làm chính trị mà do Đảng và tổ chức đẩy ra “làm” nên mới lộ mặt mấy đứa đi đến đâu là mất nhiều ngàn tỷ đến đó, thò tay tới đâu là hốt gom tiền của người dân nhẹ dạ tới đó, vô trường nào là nhờ học dùm điểm danh dùm thi dùm đến đó, và khi tiền gom nhiều quá rồi thì bỏ nước mà đi. Thành tích như thếmà tổ chức bất lực không chặn ngăn được ngay từ khi chưa trầm trọng. Tổ chức bất lực vì những con người chức trọng quyền cao trong tổ chức bất tài bất lực bất trung bất hiếu bất mục.

Bất kỳ việc gì cũng phải đòi hỏi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất. Vậy thì ai đã chọn giới thiệu những tên tội phạm làm tanh banh các tổng công ty Nhà Nước, những đứa con nít trong Đoàn Thanh Niên Cộng Sản vô dụng, những kẻ dối gian lừa đảo, và những người thơ ngây không những vào thế giới “làm chính trị” của nước nhà mà còn là ở vị trí lãnh đạo ngay tại cơ quan quyền lực nhất quốc gia là Quốc Hội? Đồng Bệnh Tương Lân chăng? Không trừng trị bọn “giới thiệu” ẩu, để đồng bọn của chúng chiếm ghế của các bậc cao minh vì nước vì dân vì chế độ thì chế độ mà không suy tàn mới là chuyện lạ!

Quốc thể Việt Nam bị xâm hại nghiêm trọng bởi bọn nghị sĩ không chút chất lượng như nêu ở trên mà các tổ chức của Đảng đã tự hào đẩy ra làm chính trị.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Nghị-sĩ Quốc-hội Khóa XIII

Tham khảo:

Thế Nào Là “Khôi Hài” – Người Việt Chưa Hiểu Về “Sense of Humor”  30-11-2015

Làm Chính Trị & Làm Loạn  12-01-201

@HoangHuuPhuoc

Hoàng Hữu Phước trên Twitter

Hoàng Hữu Phước, MIB

14-01-2017

hhp-twitter-7hhp-twitter-6hhp-twitter-5hhp-twitter-8hhp-twitter-3hhp-twitter-4hhp-twitter-13hhp-twitter-12hhp-twitter-10screen-shot-01-14-17-at-12-04-am

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Làm Chính Trị & Làm Loạn

Bài Viết Vỡ Lòng Về Dân Chủ & Dân Quyền Dành Cho Công Dân Trẻ

Hoàng Hữu Phước, MIB

12-01-2017

Gọi là vỡ lòng vì những vấn đề cụ thể nhất, căn bản nhất, trong toàn thế giới hiện đại văn minh về dân chủ và dân quyền– tất nhiên thắm đượm cả nhân quyền – đối với phạm trù “làm chính trị” lại chưa hề được Việt Nam giảng dạy cho giới trẻ từ tiểu học cho đến sau đại học, mặc cho sự thật là Việt Nam có nhiều công cụ chính trị từ ươm mầm lên đến lão làng như Đội Thiếu Niên Tiền Phong, Hội Thanh Niên  Sinh Viên, và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (trong khi thiên hạ chỉ có công cụ phi-đảng-phái Hướng Đạo Sinh) khiến dẫn đến hệ lụy là ở Việt Nam già trẻ lớn bé thậm chí có đến hai ba bằng thạc sĩ/tiến sĩ ai cũng có quyền tự do tuyên bố “muốn làm chính trị từ nhỏ” hoặc “ghét nói về chính trị”, và việc hô hào dân chủ, nói năng lách chách phản biện xã hội, giương cao ngọn cờ xã hội dân sự, khoe mề-đay tù nhân lương tâm, thực hiện tự do ngôn luận chống chính phủ là để thể hiện ta đây đang “làm chính trị”. Sự hòa âm điền dã của những tên ngoại giao mọi rợ của nước ngoài ở Việt Nam (trong đó có cả tên Đại Sứ Mỹ Ted Odius nghe đâu đang thu dọn đồ tế nhuyễn rời Việt Nam theo lịnh sa thải toàn bộ của Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump) lợi dụng sự thờ ơ của Việt Nam trong giáo dục kiến thức chính trị cho công dân trẻ để làm các công dân này càng tưởng đâu họ đã làm đúng chuẩn Âu Mỹ vậy.

Gọi là công dân nghĩa là chỉ những người có quyền lợi và bổn phận đối với đất nước, bao gồm những quyền lợi nào phải được hưởng trọn vẹn, những bổn phận nào phải chu toàn tất cả, và những yêu cầu năng lực nào phải đáp ứng đầy đủ, mới đạt yêu cầu đầu tiên đối với người muốn“làm chính trị”. Không kể ra được danh mục những quyền lợi và những bổn phận của bản thân, không có gì chứng nhận đã hoàn thành đạt yêu cầu những bổn phận nào để được hưởng những quyền lợi nào thì dứt khoát không là công dân thực thụ, cũng như không có gì chứng nhận đáp ứng đủ đầy các năng lực phải có, để có thể đạt tiêu chuẩn đầu tiên của tuyên bố muốn “làm chính trị”. Chưa kể, “làm chính trị” là một “nghề chuyên nghiệp” nên có những đòi hỏi nghiêm ngặt và cao cấp nào để được “làm chính trị”, và cái “chính trị” mình muốn “làm” có phải đúng là ở nước Việt Nam hay không, hay là tâm thần bất định cứ nghĩ là “làm” ở xứ miền hoa mỹ nào trong mộng. Đó là chuyên nghiệp.

Có sức khỏe và đạt thành tích chạy như ngựa của một vận động viên điền kinh, cộng với sự khéo léo nhanh nhẹn của kỹ thuật vận động thân thể, cộng với việc đã được đào tạo tại “lò” và vượt qua kỳ tuyển chọn, một người mới có thể trở thành một cầu thủ bóng đá để được phép vào thi đấu tại sân vận động chính thức, mà ngay cả có được ra sân trực tiếp đá vào trái bóng trong một cuộc thư hùng chính quy – tức có bán vé cho khán giả – hay vào sân ngồi mãi trên ghế dự bị thì cũng tùy vào sự cho phép của huấn luyện viên trưởng. Mà đã được cho ra sân thì cũng phải nhuần nhuyễn các quy định của luật chơi (chẳng hạn không tiếp tục rê bóng khi bóng đã ra khỏi đường biên vì tâm trí lộn qua bóng chuyền, hay rê bóng vòng ra sau lưng cầu môn vì tâm thần nhầm với khúc côn cầu trên băng, hoặc cầm bóng chọi vô lưới do tâm tính kỳ khôi muốn đem trộn bóng ném vào bóng đá) và chấp nhận tất cả các hậu quả có liên quan (bị phạt thẻ đỏ đuổi ra sân hay giò cẳng bị nhuộm đỏ thì không kêu gào méc mẹ chưởi bới trọng tài vi phạm dân chủ nhân quyền và không cho trọng tài nếm thập bát liên hoàn cước). Đó là chuyên nghiệp.

Bài viết này, do đó, nói về những nguyên tắc để một công dân được “làm chính trị”.

A) Nguyên Tắc 1: Được làm một nghề nghiệp đoan chính là quyền tự do của công dân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới

Làm một nghề nghiệp đoan chính nào cũng phải theo ít nhất ba yêu cầu của bản thân nghề nghiệp ấy, của nhu cầu của nghề nghiệp ấy, và của quy định liên quan đến nghề nghiệp ấy.

Không học ngành y mà đòi được đè người ta ra giải phẫu ư?

Học xong ngành y với bằng cấp tốt nghiệp hạng tối ưu rồi nằng nặc đòi phải vào làm lãnh đạo ở bịnh viện Nhà Nước lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh bất kể bịnh viện ấy đang có thừa mứa bác-sĩ-đại-tài-nhiều-năm-kinh-nghiệm-danh-tiếng-lẫy-lừng, và không có nhu cầu tuyển dụng thêm “biên chế” ư?

Học chưa xong, chẳng phút giây thực hành thực tế thực địa về chuyên môn của bất kỳ văn bằng nào đã kiếm được trong tay, vậy mà vẫn được bổ nhiệm làm Vụ Phó Vụ Kinh Tế Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam kiêm lãnh đạo Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại của Tỉnh lớn nhất Tây Nam Bộ thì chẳng qua đó là sự hy sinh vô bờ bến của lãnh đạo Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ muốn chính mình chịu mắng chưởi để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn  dân trước thực trạng dụng nhân quái gở ở Việt Nam chứ làm gì thực tế có chuyện tự do làm nghề chuyên nghiệp kiểu ấy.

Một nghề nghiệp đoan chính vẫn có thể mang tính bắt buộc – bất kể quyền tự do của công dân – khi trong thời chiến tranh, nghĩa là lịnh tổng động viên sẽ buộc một bộ phận dân chúng nhập ngũ trở thành quân nhân chuyên nghiệp hay trở thành công nhân quốc phòng trong một ngành kỹ thuật hay hậu cần hoặc tiếp liệu, v.v.,  bất kể có hay không có quá trình đào tạo trước khi nổ ra chiến tranh.

B) Nguyên Tắc 2: Được làm chính trị là quyền tự do của công dân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới

Ở tất cả các quốc gia, thường có mặc định rằng một công dân làm chính trị là khi trở thành nghị sĩ quốc hội hoặc khi trở thành thành viên của nội các chính phủ.

Để trở thành nghị sĩ quốc hội, người công dân thường phải là đảng viên một chính đảng chính trị và có nghề nghiệp chuyên môn, có quá trình công tác đủ thâm niên để được công chúng biết đến.

Một nghị sĩ quốc hội có thể trở thành thống đốc, thủ tướng, hay tổng thống của quốc gia.

Năm điều kiện cần và đủ, luôn luôn đúng tuyệt đối của người “làm chính trị” ở bất kỳ quốc gia nào là phải:

a- tuyệt đối tuân thủ và bảo vệ hiến pháp của quốc gia,

b- tuyệt đối tuân thủ và bảo vệ luật pháp của quốc gia,

c- tuyệt đối bảo vệ thể chế chính trị của quốc gia,

d- được “cử tri” trao quyền “làm chính trị” qua bầu cử vào nghị viện, hoặc được bổ nhiệm bởi tổng thống hay thủ tướng chính phủ, và

e– sinh hoạt trong một đảng chính trị chính thức (tất nhiên tại một vài quốc gia có thành phần ứng viên “tự do” từ những nhà tỷ phú nhưng chỉ thắng cử cho mỗi một chức danh duy nhất là nghị sĩ) và được chính đảng ấy đề cử ra “làm chính trị”.

Như vậy, ở Việt Nam có sự áp dụng đầy đủ 5 yêu cầu mang tính phổ quát toàn cầu trên.

Ba vấn đề tồi tệ thường gặp ở Việt Nam là:

1) 2 Thấp Kém: Đa số các “nghị sĩ” không biết hoặc không dám nhận rằng mình là “chính khách” tức người “làm chính trị” khiến (a) tính đẳng cấp chuyên nghiệp trở nên thấp kém hơn các đồng nghiệp ở nghị viện nước ngoài, và (b) tinh thần trách nhiệm trở nên cực kỳ mơ hồ dù luôn được đánh giá cao cuối mỗi nhiệm kỳ quốc hội.

2) 4 Thụ Động Mơ Hồ: lý do của vấn đề số 1 nêu trên là vì (a) các nghị sĩ tuyệt đại đa số là đảng viên Cộng Sản nên ra làm nghị sĩ là theo mệnh lệnh phân công đặt đâu ngồi đó của Đảng chứ không vì chủ động theo đuổi một cách có ý thức con đường “làm chính trị” khi theo Đảng, (b) các nghị sĩ tuyệt đại đa số hoàn toàn không biết “làm nghị sĩ” tức là “làm chính trị”, (c) các nghị sĩ tuyệt đại đa số là chức sắc cấp cao trong hệ thống công quyền hoặc hệ thống chính trị nên có lương bổng riêng để công tác chính tại địa phương và xem công việc nghị sĩ chẳng khác nào công việc thời vụ không-lương-bổng không toàn thời gian không chính quy dù chính thức theo Hiến Pháp, và (d) các nghị sĩ tuyệt đại đa số là đảng viên Cộng Sản nên ra làm nghị sĩ trong tư thế không được tùy tiện phát biểu những gì chưa được sự cho phép của Đảng dẫn đến các sự trầm lắng trầm mặc trầm ngâm tại nghị trường.

3) 1 Bó Tay: Từ sự không hiểu biết về 5 điều kiện cần và đủ để “làm chính trị” đã nêu, nhiều nghị sĩ và công dân đã không thể phân biệt được ranh giới giữa “làm chính trị” và “làm loạn”, vì “làm chính trị” là một sự nghiệp chuyên nghiệp mang thuộc tính quyền tự do của công dân, còn “làm loạn” hay “làm phản” là đối tượng của mọi biện pháp đàn áp trấn áp tiêu diệt minh định trực tiếp hay gián tiếp trong Hiến Pháp và luật pháp quốc gia, dẫn đến các manh động trong xã hội dưới lớp sơn dân chủ, nhân quyền, dân quyền, mà thực chất là chống chỉnh phủ, chống thể chế chính trị của quốc gia, lật đổ chế độ, biến Việt Nam thành quốc gia lẻ loi đơn độc duy nhất trên toàn thế giới có quá nhiều công dân “làm loạn” vì thơ ngây không hiểu gì về “làm chính trị” dù kẻ ngây thơ có khi là thạc sĩ luật tốt nghiệp ở Hoa Kỳ.

C) Những hành xử mang tính quốc thể cần có:

1) Luật Hình Sự nhất thiết phải mô phỏng thiết chế của Hoa Kỳ và các nước Âu Mỹ văn minh hiện đại khác: sử dụng bạo lực đàn áp trấn áp tiêu diệt các phần tử “làm loạn”, “làm phản”, chống chính phủ, chống chế độ, chống thể chế chính trị quốc gia – vì chống chế độ và chống thể chế chính trị quốc gia là trọng tội vì đó là chống Hiến Pháp.

2) Các phản ứng ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế mỗi khi có sự xúc xiểm của nước khác động đến thể chế chính trị hay chính sách Việt Nam nhất thiết phải chuyển sang phong cách của thời kỳ mới, nghĩa là từ nhún nhường nhỏ nhẹ nhẫn nhịn của thời kỳ xứ sở còn lạc hậu đói nghèo giữa bủa vây cấm vận, tiến sang sử dụng hùng biện ngoại giao đấu khẩu mạnh mẽ dứt khoát của thời kỳ đất nước đã có uy thế về địa-chính-kinh và quân sự. Để có các phản ứng ngoại giao mạnh mẽ này, toàn bộ các lãnh đạo cấp cao của Nhà Nước nhất thiết phải được bồi dưỡng về thuật hùng biện đối ngoại cao cấp thậm chí bằng cả ngôn ngữ khác trong số các ngôn ngữ chính thức sử dụng tại Liên Hợp Quốc và ngôn ngữ cử chỉ của đẳng cấp  bề trên.

Hai điều cực kỳ đơn giản mang tính nguyên tắc sơ đẳng trên nhằm (a) khẳng định vị thế mới của Việt Nam, (b) giữ gìn quốc thể rằng các “chính khách” tức các nhà “làm chính trị” Việt Nam biết thế nào là “làm chính trị” trong đối nội và đối ngoại, (c) giữ gìn quốc thể rằng công dân Việt Nam hiểu rõ các yêu cầu đương nhiên của việc “làm chính trị” cùng nhận thức rõ các trách nhiệm tất nhiên phải chịu từ việc “làm loạn” của cá nhân mình, và (d) thị uy với tất cả các phái bộ ngoại giao tại Việt Nam rằng tất cả các can thiệp – dù bằng lời nói – vào công việc nội trị của Việt Nám sẽ không bao giờ được chấp nhận.

Không có sự thị uy về ngoại giao, Việt Nam mãi bị xếp ở chiếu dưới, còn kẻ “làm loạn” thì mặc sức tung hoành như đang thực hiện quyền tự do dân chủ “làm chính trị”.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Chính trị gia (Nghị Sĩ Quốc Hội Việt Nam Khóa XIII)

Tham khảo:

Thế nào là Tự Do – Dân Chủ 24-3-2014

Thế nào là Đối Lập  06-4-2015

Thế nào là Phản Biện 02-8-2016

Thế nào là Chính Trị  14-01-2016

Thế nào là Chống Cộng  21-10-2015

Chìa Khóa Của Cường Thịnh  05-11-2016

Tôi Và Lê Công Định  22-9-2014

Sự Mất Dạy Của Một Tên Ngoại Giao Đức  05-01-2016

Đại Sứ Mỹ Ted Osius  15-6-2016

Tôi Trả Lời Phỏng Vấn Của Đài Châu Á Tự Do về Cù Huy Hà Vũ và Vấn Đề Đa Đảng Ngày 20-4-2011   18-5-2014

Hướng Đạo  05-11-2015

Điều Luật 258   02-4-2016

Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Góp Ý Cho Dự Thảo “Luật Hình Sự”   14-10-2015

Sự Cố Luật Hình Sự  28-6-2016

Hậu Sự Cố Luật Hình Sự 2015  03-7-2016

Phải Có Luật Biểu Tình  18-8-2016

Hãy Ủng Hộ Ứng Cử Viên Tự Do Cho Quốc Hội Khóa XIV (2016-2021)  09-01-2016

Tại Sao Không Chăm Sóc Người Lính Ngất Xỉu

Phải Chăng Báo Chí Việt Nam Là Để Chứng Tỏ Cái Gì Cũng Không Biết?

Hoàng Hữu Phước, MIB

06-01-2016

Ngày hôm kia, trong lúc Barack Obama đọc diễn văn chia tay các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tại Arlington, một chiến sĩ trong đội Cận Vệ Danh Dự Mỹ (US Army Honour Guard) đã ngả lăn ra ngất xỉu.

ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-1ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-4

Ngay lập tức ở Việt Nam có tờ báo đăng lại hình trên với lời ghi chú chung chung về sự cố; song, điều tồi tệ là có tờ báo khác lại phạm phải lỗi ngớ ngẩn thâm căn cố đế của đa số báo chí Việt Nam khi đăng hai ba câu vớ vẩn rằng không hiểu vì sao hàng lễ binh vẫn bình chân như vại không hỗ trợ cứu lấy chiến sĩ ấy.

Gọi là ngớ ngẩn vì báo chí Việt Nam vừa (a) bỏ qua cơ hội bằng vàng để viết bài mang tính cung cấp thông tin chuẩn xác của thế giới chuyên nghiệp mà không thể mặc định tất cả độc giả đều đã nắm rõ tất; vừa (b) bỏ qua cơ hội bằng vàng để viết bài mang tính cảnh báo dành cho đội quân danh dự của các lực lượng vũ trang Việt Nam; và vừa (c) bỏ qua cơ hội bằng vàng để chiếm thế thượng phong qua chứng minh tờ báo của mình là tờ nhanh nhạy hơn, đầy hiểu biết hơn, đủ kiến thức hơn, và đáng là nguồn thông tin kịp thời hơn chính xác hơn của nhiều độc giả hơn.

Việc ngất xỉu của các chiến sĩ thuộc các đội quân danh dự là chuyện rất bình thường trên toàn thế giới, từ Canada đến Ấn Độ, từ Anh Quốc đến Mỹ, v.v., qua các hình ảnh minh họa dưới đây để thấy rằng nó xảy ra

dù là trong cung điện hoàng gia hoặc dinh khánh tiết quốc gia

ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-17ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-23

hay trong lúc thượng khách đang duyệt hàng binh danh dự

ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-10

hoặc trong lúc cố định đội ngũ cho sự duyệt binh

ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-21ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-3ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-5ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-6ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-13ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-18ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-20

bất kể đó là nữ quân nhân

ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-2ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-16ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-24ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-25

thì khi sự cố xảy ra, tính chuyên nghiệp được thể hiện rõ nét nhất trước quan khách và làm quan khách thán phục ở năm điều gồm:

1- Tính Chuyên Nghiệp 1: đội ngũ duy trì ổn định trong tuyệt đối điềm tĩnh, tuyệt đối không rời vị trí, tuyệt đối im lặng, và tuyệt đối để dân chuyên nghiệp được phân công tiến vào xử lý.

     ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-14ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-19ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-22ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-8

2- Tính Chuyên Nghiệp 2: ban tổ chức quán xuyến chặt chẽ trong xử lý tình huống bất kể hàng quân có 100 chiến sĩ hay 100.000 quân số, vẫn bảo đảm không bỏ sót quan sát tất cả các chi tiết từ xa để ngay khi có sự cố ngất xỉu của chiến sĩ sẽ gần như ngay lập tức có sự tiến đến ngay của bộ phận quân y mặc sắc phục quân đội  trong tư thế điềm tỉnh, đi đứng nhanh nhẹn chứ không chạy tất tả, số lượng không quá 4 người để hoặc đỡ dìu hoặc cáng chiến sĩ ngất xỉu ra khu vực cứu thương dù ẩn cách đó nhiều trăm mét, không bao giờ để xe cứu thương chạy vào phá nát lễ nghi.

ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u

3- Tính Chuyên Nghiệp 3: do ngất xỉu là hệ quả tất yếu của sự nghiêm khắc nghiêm túc tuyệt đối của thao dượt thường xuyên, tổng duyệt nhiều lần, và duy trì sự bất động khi hành lễ trong nhiều giờ ngoài khí trời nóng bức hay lạnh giá, tất cả các binh sĩ thuộc đoàn quân danh dự đều được huấn luyện nhuần nhuyễn để khi sự cố xảy ra bất ngờ vẫn có thể kịp té ngả đúng tư thế để không đặt chính mình vào tình thế thương tật nguy hiểm hơn bằng cách phản xạ tự động khuỵu chân xuống, nắm hạ súng xuống theo đà khuỵu chân để lưỡi lê không gây sát thương cho bản thân hoặc đồng đội, và nằm sấp xuống để dễ thở hơn và bảo vệ phần quan trọng sau gáy của não bộ (hoặc nhẹ nhàng nằm ngữa nếu không còn kịp tỉnh táo để nằm sấp) trong khi chờ đợi bộ phận quân y kịp đến cứu hộ

ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-11

4- Tính Chuyên Nghiệp 4: chỉ khi đội hình chuẩn bị tiến bước diễu hành mà bộ phận quân y vẫn chưa đi nhanh đến kịp thì một chiến sĩ gần nhất mới được phép nhanh chóng hỗ trợ đồng đội bị ngất bằng cách tiến lên che đồng đội như cách đánh dấu để các hàng diễu hành phía sau tránh không dẫm phải

ta%cc%a3i-sao-khong-cham-soc-nguoi-linh-ngat-xi%cc%89u-9

5- Tính Chuyên Nghiệp 5: các trường hợp ngất xỉu chỉ được dùng để đánh giá sự chuyên nghiệp của ban tổ chức, sự hy sinh nhiệt tình trong luyện tập của các chiến sĩ, và sự quyết tâm bảo đảm thực hiện lễ danh dự theo cách có trách nhiệm nhất, chứ không bao giờ là thông tin khai thác – ngay cả trên báo lá cải bất kỳ – báng bổ chất lượng cuộc diễu binh hay duyệt binh.

Dù những trường hợp ngất xỉu xảy ra không là chuyện hiếm đối với các chiến sĩ của đoàn quân danh dự của các cường quốc quân sự, vẫn chưa thấy nói đến sự cố nào tương tự ở cường quốc quân sự Việt Nam; tuy nhiên, việc có tờ báo đăng tin với vẻ ngạc nhiên trước sự cố một chiến sĩ Mỹ ngất xỉu tại buổi lễ dành cho Barack Obama như nói trên chứng minh Việt Nam có thể sẽ gặp phải tình huống đổ xô chạy bu đến ồn ào hỗn loạn của phóng viên Việt Nam + hỗn loạn của các chiến sĩ khác + hỗn loạn của các quan chức Việt Nam + hỗn loạn của các công chức Việt Nam + hỗn loạn của các y bác sĩ y tá mặc áo blouse trắng + hỗn loạn của những người hăng hái dùng phone quay clip tung lên Facebook, Việt Nam cần lưu ý đến những nội dung sau mỗi khi tổ chức các cuộc diễu binh đại lễ:

1- Bộ Phận Cứu Thương: bắt buộc phải là quân y và mặc quân phục đại lễ y như các chiến sĩ đang tham gia diễu binh hoặc đang tham gia tập trung đội ngũ cố định, không chấp nhận việc các y bác sĩ mặc blouse trắng làm nổi bật vị trí của sự cố khiến khán giả từ xa cũng bị tác động gây ồn ào nhốn nháo phá nát chương trình duyệt binh hay diễu binh.

2- Bộ Phận Giám Sát: ngoài các chiến sĩ được bố trí ở các vị trí cao tầng để tiêu diệt nguy cơ khủng bố, nhất thiết phải có các chiến sĩ giám sát các hàng ngũ quân danh dự bất kể số lượng là 100 hay 100.000 quân.

3- Bộ Phận Huấn Luyện: ngoài các bài bản thao diễn nhất thiết phải có luyện tập và tổng dượt đối với khâu giải quyết sự cố y tế nếu chiến sĩ hay quan khách cần hỗ trợ y tế.

4- Bộ Phận Tuyên Giáo: nhất thiết phải có các cơ chế răn đe nghiêm khắc – qua mệnh lệnh của Trung Ương Đảng – để trừng trị cách chức tất cả các tổng biên tập của bất kỳ báo tờ/báo mạng/truyền hình/phát thanh nào đưa tin đưa ảnh về sự cố ngất xỉu kèm lời bình xúc xiểm mất dạy mọi rợ rằng sinh mạng của chiến sĩ Việt Nam đã bị xem thường, rằng không có tình đồng đội qua sự vô hồn vô tâm của các chiến sĩ khác, rằng v.v và v.v.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tha Thứ : Chiếc Mặt Nạ Thời Thượng Giảo Gian

Vạn Thoáng Mê Lầm

Hoàng Hữu Phước, MIB

05-01-2016

me-lam-2

Thời nay thiên hạ hay nghe nói về “tha thứ”. Sở dĩ “nghe nói” vì thiên hạ nào có cổ súy cho “tha thứ”, mà chính vì hai ba cái ý kiến lẻ tẻ của những kẻ không có dung mạo từ bi và cũng chẳng có cuộc sống đạo hạnh bám víu vào hai chữ “tha thứ” như chủ đề duy nhất có thể nói mà không sợ bị bút chiến luận để làm mặt nạ đẹp xinh cho mình; và hai ba cái ý kiến lẻ tẻ ấy được cơ quan truyền thông chính thống của Đảng Cộng Sản Việt Nam lợi dụng quyền lực báo chí để tải đăng nhằm “nhét chữ vào mắt” độc giả để làm độc giả cứng người băng giá sau khi đã thử nghiệm thành công chiêu thức “nhét chữ vào mồm” Nghị sĩ Hoàng Hữu Phước vụ “dân trí thấp” để làm độc giả tuôn trào phún thạch.

Bài viết này, do đó, nhằm khơi gợi một sự thật mà nhiều ngàn năm qua chưa hề có ai nói đến về nội hàm “tha thứ” vì chưa ai hiểu, vì chưa ai từng cố gắng nghĩ sâu  hơn, vì ai cũng tin tưởng tuyệt đối vào những phát ngôn của giới tu hành cứ như thể các phát ngôn ấy tương đương lời Chúa/Phật, hoặc ai đó trong giới tu hành cho rằng đừng nên dại dột tiết lộ để bản thân tiếp tục hành nghề cho một cuộc sinh nhai sinh kế sinh tồn và sau khi đầy túi thì dục xúi và động xách nhằm dọa đe phủ chính.

A- Những Ai Sính Nói Về “Tha Thứ”:

Có nhiều hạng người thường được thấy là hay mở miệng nói về “tha thứ”.

1) Tu Sĩ:

Các tu sĩ thì có bốn yếu điểm nỗi bật gồm:

a- Sự khách quan hoàn toàn bị triệt tiêu do cái gọi là đức tin tôn giáo nên các phát biểu về “tha thứ” – nếu có – chỉ có giá trị tham khảo bên trong chốn tu hành và với các tín đồ chứ không bao giờ có giá trị tuân thủ với toàn thể chúng sinh hay nhân gian khắp chốn.

b- Trình độ học vấn không luôn cao out-of-the-box (đứng trong hộp vươn cao hơn bờ thành của hộp để nhìn ra khắp chốn ta bà từ quanh ta đến cao vời trụ vũ) mà chỉ cao stuck-in-the-box (ngồi thu lu trong hộp đậy nắp xem chỏm đầu ai cao đụng nắp hộp hơn), nghĩa là có nhiều tu sĩ là tiến sĩ thần học nhưng chẳng mấy ai nghe nói đến tu sĩ tiến sĩ y khoa, tu sĩ tiến sĩ vật lý thiên văn, tu sĩ tiến sĩ môi trường, tu sĩ tiến sĩ địa chất, tu sĩ tiến sĩ cổ sinh vật học, v.v., dù tất cả đều được mặc định là do Chúa/Thượng Đế tạo nên, từ con người, Địa Cầu, tinh tú, môi trường sống, cho đến Khủng Long Bạo Chúa Tyrannosaurus và Cá Sấu Khủng Khiếp Deinosuchus, nghĩa là mọi thứ của Chúa/Thượng Đế tạo nên lẽ nào không đáng để các tu sĩ quan tâm nghiên cứu, hoặc lẽ nào các tu sĩ cho rằng nghiên cứu sẽ đồng nghĩa với “không có đức tin vào Chúa” chẳng khác gì con cái đem Bố Mẹ ra thử DNA để xác định cha-con như trong phim xã hội trường thiên Hàn Quốc?

c- Cũng vì vấn đề b ở trên, việc rao giảng kinh thánh/kinh kệ của các tu sĩ có những lúc trái với lời dạy của kinh thánh/kinh kệ.

Làm trái lời thì có thể qua những vụ về các sư hổ mang (mà báo chí Việt Nam Cộng Hòa thường đưa tin) chuyên làm tín nữ mang bầu hoặc phá trinh con gái cùng em gái các thiện nam, hoặc các sư khác cũng do báo chí Việt Nam Cộng Hòa thường đưa tin chuyên dụ dỗ các tín nữ lớn tuổi đem toàn bộ gia sản vào chùa “cúng dường Tam Bảo” vì “đời là bể khổ, Phật lại luôn thử thách khiến con cái sẽ gấu ó tranh giành gia tài gây ra thảm cảnh bất hạnh, vì vậy tốt nhất hãy vì con cháu mà triệt tiêu hết các tham sân si ấy để Phật ban phước cho mình, ban phước cho con cháu hòa thuận, vì mình tạo phước cho bá tành bằng cách vô chùa ở luôn trong chùa để cùng chùa đem tài sản ấy làm công quả công đức bố thí cho bá tánh và sửa sang nơi thờ chư Phật”.

Còn ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì nghe đâu có vài ba vị linh mục lờ đi các lời dạy của Chúa về hãy yêu kẻ thù của mình, như “Nếu ai tát con bên gò má này thì hãy chìa luôn gò má bên kia cho kẻ ấy; và nếu ai lấy áo khoác của con thì hãy đưa luôn áo xống” (Luke 6:29 và  Matthew 5:39) và “Hãy trả lại cho Caesar những gì của Caesar và trả về Thượng Đế những gì của Thượng Đế” (Mark 12:17) qua việc xách động giáo dân tham gia chống chính sách của chính phủ – nói ngắn gọn và an toàn hơn cụm từ chống chính phủ – và đòi chủ quyền đất đai mà họ cho rằng xưa kia thuộc về giáo hội của họ do thực dân Pháp giao cho họ. Có thể họ thực tâm không thể thương Cộng Sản vì không xem Cộng Sản là kẻ thù (Chúa dạy hãy yêu kẻ thù) nên không thể chìa ra gò má bên còn lại dù họ cáo buộc Cộng Sản tát họ tức đàn áp tôn giáo của họ, và có thể họ tin rằng đất đai ấy là của Thượng Đế nên Cộng Sản phải trả lại cho họ là những người được Thượng Đế sang tên chủ quyền Sổ Đỏ chăng?

d- Cũng vì vấn đề b ở trên, việc suy diễn sai kinh thánh/kinh kệ của các tu sĩ có những lúc làm các tu sĩ phạm tội trần gian kiểu chạy xe hai bánh phóng lên lề đường để tránh kẹt xe mà vẫn đến nơi đến chốn đạt yêu cầu kinh thánh/kinh kệ.

Phóng lên lề thì có thể kể đến các tu sĩ của Chúa (tức các linh mục Cơ Đốc và mục sư Tin Lành) mà báo chí Âu Mỹ – báo chí Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không bao giờ dám khai thác lập lại các tin này từ báo chí Âu Mỹ – thường đưa tin như có các hành vi dâm ô đối với các bé trai đang học tu tại chủng viện hoặc con trai của các tín đồ. Tại sao lại là ấu dâm nam? Đây là câu hỏi chưa từng được ai giải đáp. Theo Lăng Tần Tiên Sinh, đó là vì Thánh Kinh Cựu Ước bắt đầu bằng sự tầm thường hóa phụ nữ (Chúa Trời không phí thời gian thiết kế design nặn ra phụ nữ mà đơn giản rút một thanh xương sườn của quý ông Adam rồi hóa thành mụ đàn bà Eva lệ thuộc và là vật sở hữu giải trí của quý ông Adam, nghĩa là phụ nữ không có thân phận chính danh quý báu), và tội phạm hóa phụ nữ (tại mụ đàn bà Eva ăn trái cấm khiến nhân loại biết mặc quần và có trí tuệ nên khiến nhân loại bị trừng phạt, chứ không phải tại quý ông Adam ngu đần mê say tình dục nên vợ bảo gì cũng nghe ráo, nghĩa là phụ nữ là tội phạm và do đó là kẻ thù của nhân loại khiến nhân loại không những phải sinh-lão-bịnh-tử mà còn phải làm xác sống zombie để chịu phán xét Ngày Tận Thế), còn Thánh Kinh Tân Ước kết thúc bằng sự tàn tệ hóa phụ nữ (Chương Khải Huyền gọi kẻ tồi tệ dâm đãng gây ra Ngày Tận Thế là Con Đĩ Babylone cũng như xuyên suốt Kinh Thánh Tân Ước các lăng mạ cho sự dâm ô phản trắc đều đổ lên phụ nữ  nghĩa là hễ sai quấy tàn tệ đều đổ lên đầu phụ nữ, biến phụ nữ thành hình tượng của sự bẩn nhơ).

Các lý giải vì sao các tu sĩ của Chúa chọn ấu dâm nam khi không thể dùng lời tối thượng của Chúa để đè nén sự thèm khát tối cần của tình dục gồm (i) phụ nữ tội lỗi dơ dáy nên quan hệ tình dục với họ sẽ mang tội với Chúa; (ii) Kinh Thánh chỉ ghi tội thông dâm toàn là liên quan tới phụ nữ; (iii) nam giới là chất liệu thượng đẳng  của Thượng Đế; (iv) nam thiếu niên là tinh túy nhất của nam giới và đặc biệt là nam thiếu niên không bị thụ thai nên dễ dấu diếm phụ huynh, dễ kéo dài lập lại sự xâm hại tình dục mà không bị lộ, dễ dùng sự dọa đe khống chế, và chỉ có bé gái mới có việc khóc lóc và tự sát; (v) tư liệu giáo sử của Vatican có chi tiết những Đức Giáo Hoàng nào – trong đó có Sergius III, John X, John XII, Benedict IX, Paul II, Sixtus IV, Alexander VI, Julius III, v.v. – đã dâm loạn với các nữ nhân trong gia đình càng chứng minh quan hệ tình dục khó tránh khỏi, và (vi) tư liệu giáo sử của Vatican cho đến thời hiện đại vẫn luôn là phải bằng mọi giá bảo vệ tất cả các linh mục và giám mục nào bị cáo buộc xâm hại tình dục ấu dâm nam bằng cách bổ nhiệm chức danh cao hơn tại địa phương khác, khiến ấu dâm nam có khi là cách đi tắt hữu hiệu lên hàng giáo phẩm cao hơn.

Tóm lại, tu sĩ hay nói về “tha thứ” vì muốn bảo vệ các đồng nghiệp phạm tội.

me-lam

Trong khi kinh/kệ nói về “tha thứ” đơn giản chỉ vì tôn giáo đã có sẵn các công cụ trừng trị khủng khiếp và hiệu quả – dù trừu tượng – về Địa Ngục, Hỏa Ngục, Luyện Ngục, Ngày Phán Xét, Ngày Tận Thế, nên điều tín đồ cần làm là hãy để “thân tâm thường lạc”, đừng bận tâm đến hận thù và báo oán, do “ác giả ác báo, thiện giả thiện lai” và nhân quả là luật Trời không bao giờ suy suyển; thì các nhà tu hành chỉ đơn giản lái sự “tha thứ” vào duy chỉ ý nghĩa của một thứ lòng tốt đầy nhân hậu nên có ở con người.

Cần nhớ một điều rõ ràng rằng tất cả các vị chủ tể các tôn giáo đều rất dứt khoát trong sự trừng phạt và trừng trị, nghĩa là không bao giờ có sự bao dung, không bao giờ có sự rộng lượng, không bao giờ có sự tha thứ bất kỳ. Thậm chí Thánh Kinh Cựu Ước còn có giai thoại Chúa Trời sai thiên sứ bay đến hai thành Sodom và Gomorrah vung gươm giết sạch nam phụ lão ấu để trị tội sa đọa. Ngay cả ý nghĩa của việc xưng tội và được tha tội của một tôn giáo cũng không thể trả lời câu hỏi vậy người đã xưng tội và được tha tội có lên thẳng thiên đàng hay lại sẽ trong một ngày xa thẳm nào đó ở tương lai phải ngồi dậy trong hình hài một zombie trong Ngày Phán Xét của Ngày Tận Thế.

Vì vậy, sự trừng trị và trừng phạt của xã hội loài người luôn là một cụ thể buộc phải có; còn tha thứ thuộc phạm trù ý tưởng đơn thuần, không thể bị đánh lận con đen vào đời sống thật trong một cộng đồng thật nhất là trong thời đại văn minh.

2) Kẻ Chơi Trội: Dã Nhân Giả Nhân

Lăng Tần Tiên Sinh có lời khuyên dành cho các học trò của ông là ngay khi nghe bất kỳ ai nói về chủ đề “hãy tha thứ” thì hãy lập tức tìm hiểu rõ nhân thân của người ấy vì bảo đảm đó là (a) kẻ giả nhân giả nghĩa có cuộc sống bất nhân bất nghĩa ngay tại khu dân phố và nơi làm việc của người ấy, hoặc là (b) người có cậy nhờ sự lăng xê của một “nhà báo”, hoặc là (c) người chưa giả nhân giả nghĩa nhưng là dã nhân tức chưa hề được cộng đồng con người biết đến nên phải tự phát ngôn trên blog về “tha thứ” để chào hàng với cư dân mạng chứ không thể chào hàng bằng thứ kiến thức gì khác cao siêu hơn.

3) Kẻ Lạm Quyền:

Lạm quyền vì chỉ có những người được liệt kê ở Phần C bên dưới mới có quyền “tha thứ”. Ở đây cần nói rõ về chữ “người” – nghĩa là “công dân” chứ không phải thánh thần gì cả – để triệt tiêu mọi mưu đồ chụp mũ “báng bổ” bởi những kẻ luôn cho rằng chỉ có Chúa mới có quyền “tha thứ”.

4) Kẻ Phạm Tội:

Tất nhiên, những kẻ phạm tội bao giờ cũng xin được “tha thứ” khi tội đã phạm bị phanh phui, trừ những tên tội phạm như Bob Kerrey tại Đại Học Fulbright Việt Nam vì Bob Kerrey có sự bảo vệ của những kẻ lạm quyền.

5) Kẻ Mê Lầm:

Và tất nhiên, những kẻ mê lầm là những kẻ lầm tưởng (a) mình có quyền nói về “tha thứ”, (b) thiên hạ sẽ bị mình tùy thích tung hỏa mù “nhét chữ vào mắt” viết  nhăng viết cuội mà vẫn tin, và (c) hễ nói về “tha thứ” thì tự động mình sẽ được thiên hạ tôn lên thành bậc hiền nhân quân tử.

B- Quyền Căm Thù Tuyệt Đối Chính Đáng:

Do “tha thứ” là đặc quyền chỉ thuộc về những người được liệt kê ở Phần C bên dưới, mà “tha thứ” luôn là phần không thể tách rời nguồn cơn của “căm thù”, Phần B này nhằm nêu rõ “căm thù” nào là chính đáng cho một quyền tha thứ với sự hiểu biết rằng quyền tha thứ có nghĩa tha thứ hay không tha thứ, là đặc quyền của người có căm thù chính đáng.

1- Căm Thù Chính Đáng

Lòng căm thù nói chung là thứ tình cảm có nơi tất cả, bất kể người tốt hay kẻ xấu.

Gia đình một tên cướp của giết người căm thù người hào hiệp nào đã khiến tên cướp bị bắt phải đền tội. Gia đình tên cướp ấy thậm chí có thể ra tay báo oán ngoài khuôn khổ luật pháp đối với người hào hiệp ấy. Trong trường hợp này tập thể kẻ xấu có lòng căm thù.

Gia đình một tên đại quan tham nhũng căm thù người hào hiệp nào đã khiến tên đại quan ấy phải đền tội và toàn gia đình bị tịch biên tài sản. Gia đình tên đại quan ấy thậm chí có thể ra tay báo oán ngoài khuôn khổ luật pháp đối với người hào hiệp ấy. Trong trường hợp này tập thể kẻ xấu có lòng căm thù.

Gia đình một lương dân căm thù bọn báo chí nào đã khiến lương dân ấy thành nạn nhân – từ nội dung liên quan đến kinh doanh đến nội dung bị vu vạ “nhét chữ vào mồm” –  khiến thành đối tượng của đe dọa, bôi nhọ, chặn ngăn sự nghiệp. Gia đình của lương dân ấy thậm chí có thể ra tay báo oán trong phạm vi luật pháp chưa cấm đối với bọn báo chí ấy. Trong trường hợp này tập thể người tốt có lòng căm thù.

Như vậy, với sự thể rằng bất kỳ ai cũng có lòng căm thù, sự rành mạch hóa nhằm phân định ai mới có quyền căm thù vì chỉ khi có quyền căm thù thì người ta mới có quyền tha thứ.

2-  Những Người Có Toàn Quyền Với Căm Thù Chính Đáng:

Sự lầm lẫn về ngữ nghĩa ngôn từ là vấn nạn cực kỳ phổ biến ở Việt Nam.

“Không căm thù” hoàn toàn không có nghĩa là “tha thứ”.

Quyền căm thù tuyệt đối chính đáng là đặc quyền bất khả xâm phạm của những người sau đây:

a) Nạn Nhân Trực Tiếp Của Thiên Tai Và Thân Nhân

Bao triệu người Việt là nạn nhân của thiên tai. Họ có quyền căm thù chính đáng. Nhưng như toàn nhân loại, họ không căm thù thiên nhiên. Họ cũng không hề có phút giây nào nghĩ rằng minh đã hay đang tha thứ thiên nhiên. Đơn giản vì có bản tính thuần Việt: họ cho đó là tai họa của số kiếp dù đó là biệt nghiệp hay cộng nghiệp, dù đó là quả báo hay oan khiên tiền định của nghiệt duyên.

b) Nạn Nhân Trực Tiếp Của Một Biến Cố Lịch Sử Và Thân Nhân

Bao triệu người Việt là nạn nhân của chiến tranh xâm lược.

Họ có quyền căm thù chính đáng.

Đạo lý tự nhiên của người Việt: chiến thắng một cuộc chiến tranh thì đã mặc nhiên là sự trừng trị thỏa đáng thích đáng mà “Trời” giáng xuống kẻ thù của họ.

Nhưng như toàn nhân loại trong tất cả các cuộc chiến tranh khác và Thế Chiến, họ không căm thù bên nào của chiến tranh đã biến họ thành nạn nhân. Lúc hậu chiến, họ cũng không hề có phút giây nào nghĩ rằng mình đã hay đang tha thứ chiến tranh. Đơn giản vì có bản tính thuần Việt: họ cho đó là tai họa của số kiếp dù đó là biệt nghiệp hay cộng nghiệp, dù đó là quả báo hay oan khiên tiền định của nghiệt duyên. Đó là lý do dân Việt như một tập thể chung của bên chiến thắng thì không căm thù Tàu cũng không tha thứ Tàu, không căm thù Pháp cũng không tha thứ Pháp, không căm thù Mỹ cũng không tha thứ Mỹ, không căm thù Campuchia cũng không tha thứ Campuchia – vì căm thù là chịu đựng số kiếp còn tha thứ là không cần thiết vì đã trả được oán thù qua bàn tay của “Trời”.

Dù vậy, họ và thân nhân của họ – vì đa số họ đã bị chiến tranh tước đi mạng sống – có toàn quyền căm thù chính đáng và toàn quyền tha thứ. Như bản tính thuần Việt, họ không có căm thù và không có thứ tha; song, khi bất kỳ ai tự hối tìm đến xin lỗi họ vì những tội ác đã gây nên trong chiến tranh, họ sẽ ngay lập tức nói lời tha thứ, chỉ vì họ biết hai điều rằng (a) đó là nghiệt duyên của họ mà họ phải âm thầm chịu đựng, và rằng (b) “kẻ chạy lại” luôn đáng được họ đón chào như thượng khách chứ không với sự thứ tha họ ban cho  kẻ tội đồ.

Đối với Bob Kerrey của Đại Học Fulbright Việt Nam thì chỉ có nạn nhân vụ thảm sát cùng thân nhân của họ mới có quyền căm thù chính đáng để tha thứ Bob Kerrey. Bất kỳ ai đặt vấn đề Bob Kerrey nên được tha thứ thì đó là sự lạm quyền, vô duyên, vô đạo, bất chính, bất khả tư nghị.

c) Nạn Nhân Trực Tiếp Của Tai Nạn, Tai Họa Và Thân Nhân

Nhiều người đã là nạn nhân của những tai nạn, những vu oan, những vụ cướp của giết người và/hoặc hiếp dâm, v.v.

Rất có thể một số người trong họ đã cam chịu, xem đó như một thứ nghiệt duyên, quả báo của một kiếp trước mơ hồ, hay một oan khuất mang tính thử thách của hiện tại, v.v.

Rất có thể một số người trong họ đã cam chịu vì tránh một thiệt hại lớn hơn nếu phải khai báo, tố cáo, kiện thưa khi công khai thực hiện quyền căm thù và quyền đòi trừng trị thích đáng.

Chỉ có họ và thân nhân của họ mới có quyền căm thù chính đáng. Nhưng họ sẽ không bao giờ nghĩ đến “báo oán” nhất là nếu xã hội có cơ chế trừng trị thích đáng và hữu hiệu kẻ gây tai nạn/tai họa cho họ hay người thân của họ. Không “báo oán” nghĩa là sự “tha thứ” được mặc nhiên đi kèm không kèn không trống. Trong ý nghĩa này, sự “tha thứ” đã bị hình phạt trừng trị nghiêm khắc của luật pháp triệt tiêu.

c) Công Dân Đối Với Nghĩa Vụ Lịch Sử

Bất kỳ công dân nào cũng có nghĩa vụ đối với lịch sử.

Quyền căm thù chính đáng là quyền của những công dân thực thụ của một quốc gia đối với những biến cố đã chính thức minh định trong lịch sử chính thức của quốc gia mình về những tai họa mà một thực thể từ bên ngoài quốc gia mình đã gây ra cho quốc gia mình, dân tộc mình, mà bản thân mình vẫn đang là công dân của quốc gia đó, dù thậm chí tổ tiên mình không chắc hoặc chắc không đã có ai hay những ai đã là nạn nhân của các tai họa do ngoại nhân gây ra trong lịch sử ấy.

Với ý nghĩa này, mọi công dân Việt Nam có quyền căm thù chính đáng và có quyền báo thù chính đáng đối với Tàu, với Thái, với Pháp, với Mỹ, với Campuchia.

Tuy nhiên, với luận điểm chỉ có người có quyền căm thù chính đáng mới có quyền tha thứ, thì quyền căm thù chính đáng trong phạm trù nghĩa vụ lịch sử lại không bao giờ mặc định có kèm quyền tha thứ, mà chỉ liên quan đến quyền trả thù hoặc quyền không trả thù.

Bất kỳ ai bảo rằng người Việt có lòng rộng lượng, bao dung, tha thứ những tội ác lịch sử của Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Campuchia, thì đó là những phát ngôn xằng bậy.

Chính xác về ngữ nghĩa tu từ, người Việt không nghĩ đến khai thác lòng căm thù chính đáng để báo oán hay trả thù đối với các biến cố lịch sử gây ra bởi các quốc gia khác, mà cũng chẳng nghĩ đến việc tha thứ, đơn giản vì công lý đã được thực thi, luật Trời đã tỏ, phần thắng đã thuộc về nước Việt.

C- Quyền Tha Thứ:

Khi ngợi ca sự công bằng và hướng đến điều cao thượng muốn không ai khác phải gánh chịu cùng tai họa từ cùng kẻ gây tai họa, quyền tha thứ, tóm lại, nằm trong tay hai thực thể và với những điều kiện sau:

1) Nạn nhân trực tiếp của tai nạn, tai họa cùng thân nhân của họ, nếu kẻ gây tai nạn/tai họa cho họ bị luật pháp trừng trị thích đáng, khó thể tiếp tục làm hại những người vô tội khác trong xã hội. Tha thứ là sự ban ra khi sự trừng phạt của công lý đã được thực thi. Không ai được phép gây tác động đến quyền này của nạn nhân cũng như thân nhân của họ đối với kẻ thủ ác nhằm kêu gọi động tác bãi nại dành cho kẻ thủ ác.

2) Nạn nhân trực tiếp của một cuộc xâm lược trong lịch sử quốc gia cùng thân nhân của họ, bất kể quốc gia xâm lược gây ra thảm cảnh cho họ và thân nhân của họ có đã bị trừng trị thích đáng hay chưa. Quyền báo oán của họ và thân nhân của họ là vĩnh viễn, và quyền tha thứ của họ cùng thân nhân của họ dành cho quốc gia xâm lược hay cá nhân quốc gia xâm lược là bất khả xâm phạm. Không ai được phép gây tác động đến quyền này của nạn nhân cũng như thân nhân của họ đối với quốc gia thủ ác cũng như nhân lực thực hiện hành vi thủ ác của quốc gia thủ ác.

Công dân đối với nghĩa vụ lịch sử tuy có toàn quyền căm thù và toàn quyền báo oán đối với quốc gia xâm lược cùng các cá nhân của quốc gia ấy, nhưng lại không có quyền tha thứ quốc gia xâm lược cùng các cá nhân của quốc gia ấy. Không ai được phép nói về sự tha thứ đối với các quốc gia xâm lược cũng các cá nhân của các quốc gia ấy.

D- Danh Mục Những Kẻ Tiếm Quyền

1) Những người không là công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhưng lại luôn mồm nói về lòng hận thù hay sự tha thứ có liên quan đến các cuộc chiến tranh của Việt Nam với các nước khác trong lịch sử Việt Nam.

2) Những công dân không là nạn nhân trực tiếp của tai nạn, tai họa hay thân nhân của nạn nhân, nhưng lại phát ngôn gợi ý nạn nhân/thân nhân nạn nhân thực thi quyền tha thứ hung thủ.

3) Những công dân không là nạn nhân trực tiếp của một cuộc xâm lược trong lịch sử quốc gia, hay thân nhân của nạn nhân, nhưng lại phát ngôn gợi ý nạn nhân/thân nhân nạn nhân thực thi quyền tha thứ quốc gia xâm lược cùng cá nhân thực hiện tội ác của quốc gia ấy.

4) Những công dân có nghĩa vụ tự nhiên đối với lịch sử quốc gia nhưng không biết mình không có quyền nói về hay kêu gọi cho sự tha thứ đối với quốc gia xâm lược cùng cá nhân thực hiện tội ác của quốc gia ấy.

5) Những cơ quan truyền thông nào hỗ trợ loan truyền ý kiến của bốn loại tiếm quyền trên và ý kiến của cơ quan truyền thông khác có hỗ trợ loan truyền ý kiến của bốn loại tiếm quyền trên.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo:

Trăm Trứng October 29, 2014

Tội Ác Của Bob Kerrey June 3, 2016

Hillary Clinton Là Con Đĩ Babylon? September 27, 2016

Nếu Là Donald Trump, Tôi Sẽ…

Hoàng Hữu Phước, MIB

03-01-2017

Nếu là Donald Trump, sau khi chính thức trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ và trong giới hạn cho phép của luật pháp Hoa Kỳ, tôi sẽ

1) Cho tiến hành truy tố Hillary Clinton để trừng trị kẻ bất tài, vô hạnh, lưu manh, đã gây hiểm nguy cho an ninh quốc gia lại láo xược hùa theo bọn đòi kiểm lại phiếu bầu hầu làm hạ uy thế của tôi, vì rằng nhất thiết phải chà đạp mụ chính khách chuyên nghiệp ấy để mụ – và qua mụ, đám chính khách chuyên nghiệp tinh hoa của chế độ – có bài học nhớ đời;

2) Cho tiến hành điều tra về Quỹ Clinton để trừng trị tận gốc cái thói quen đã bao đời gặm nhấm bào mòn uy lực nền dân chủ quốc gia khi những kẻ bất tài vô hạnh lưu manh trong đám chính khách chuyên nghiệp tinh hoa của chế độ luôn tập trung sử dụng quyền lực trị quốc để làm đầy túi cá nhân và gia đình với các chiêu trò lập quỹ này quỹ nọ trong và sau thời gian tham chính;

3) Cho thay đổi toàn bộ hoặc căn cơ gốc rể của ObamaCare cùng tất cả những gì Barack Obama đã thực hiện để xóa sạch các dấu ấn của tên mọi đã dám lên tiếng bỡn cợt nhạo báng tôi cũng như đã lên mặt bảo ban truyền dạy tôi cách làm tổng thống và cách quản lý quốc gia, vì rằng nhất thiết phải dạy cho Barack Obama biết phải lễ độ với tôi là người đã có khả năng chà đạp bọn chính khách chuyên nghiệp như y và bọn truyền thông chính thống làm tôi mọi của y;

4) Cho thực hiện bất kỳ ý định nào của tôi đã hay nói đến trước đây có liên quan đến TPP, vấn đề “Một Trung Quốc”, vấn đề liên quan đến Nga/Triều Tiên/Syria/Cuba/Iran/Israel, v.v.;

5) Cho định hình lại cái gọi là truyền thông chính thống của quốc gia, loại bỏ 100% những thực thể truyền thông đã từng dám hèn hạ vầy đoàn công kích tấn công bôi nhọ tôi; và

6) Cho Liên Hợp Quốc hoặc nhận thức rõ vai trò vô dụng của nó để phải kính trọng cá nhân tôi hoặc khiến nó bị vô hiệu hóa bởi một định chế thay thế mới.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo: Ngày Tàn Của Liên Hợp Quốc – Sic transit gloria mundi 11-9-2011