Monthly Archives: October 2015

Diệt Tham Nhũng

Tư Vấn Chuyên Đề

Hoàng Hữu Phước, MIB

 ScreenShot658

Chống tham nhũng luôn là vị cứu tinh của tất cả các chức sắc hoặc ứng cử viên để có cái mà nói trong các diễn văn, phát biểu; do đó tham nhũng luôn tồn tại để đại sự chống tham nhũng luôn phát huy vai trò vị cứu tinh. Thế nhưng, hầu như chẳng mấy ai hiểu được tham nhũng là gì, và chính vì vậy mà việc chống tham nhũng trở thành việc trừu tượng, mơ hồ, lẫn lộn, khiến tham nhũng luôn tồn tại nhờ tấm áo khoác vô hình một cách vật chất cụ thể của nó.

Vì lý do trên, các lý giải sau sẽ như chiếc cọ nhúng vào lọ mực tàu để vẽ nên những nét chân phương chân thật nhất về tham nhũng để tham nhũng phải lộ diện cho một sự diệt tiêu trọn vẹn với sự thành công mà toàn nhân loại từ khai thiên lập địa cho đến nay vẫn chưa từng có tiền lệ.

1- Tham Nhũng Tại Việt Nam Không Phải Là Corruption

Bất kỳ ai học tiếng Anh cũng sẽ nói tham nhũngcorruption ở tiếng Anh. Nhưng không phải vậy. Đó là lý do cho sự cẩn trọng trong phát biểu, phản ảnh, và trả lời phỏng vấn mà những nội dung phát biểu, viết lách, trả lời phỏng vấn ấy sẽ được chuyển tải sang tiếng Anh, vì rằng tham nhũng ở Việt Nam không phải là corruption ở các nước Âu Mỹ.

Tham nhũng mà Việt Nam đã và đang chống – cũng như phe chống Việt đã và đang dùng để chống Việt – luôn chỉ là sự táy máy tiền bạc của các quan chức chính phủ và bộ máy hành chính công quyền đối với công quỹ và kho tàng nhà nước, cho đúng nghĩa của tham quan nhũng nhiểu.

Corruption mà Âu Mỹ đã và đang chống bao gồm ý nghĩa của sự suy đồi, mục nát, thối nát của giới quyền lực sử dụng quyền lực để thu lợi cho cá nhân như đưa hối lộ, nhận hối lộ, ăn cắp/chiếm đoạt tài sản chung, đòi hỏi thỏa mãn tình dục, mua quan bán chức, mua ưu thế bán ưu đãi trong kinh doanh, v.v. và v.v. Giới quyền lực bao gồm các quan chức chính phủ và bộ máy công quyền cùng các công chức, các đảng phái chính trị, quốc hội, ngành giáo dục, ngành tòa án, ngành báo chí truyền thông, cơ quan cảnh sát, các nhà thờ, các doanh nghiệp, khối tư nhân.

Việt Nam chống tham nhũng chứ không chống corruption, vì vậy anh nào là chức sắc Nhà Nước nhận tiền hối lộ hay bòn rút của công nếu bị bắt sẽ bị xử tội tham nhũng. Anh nào đưa hối lộ không bị kết tội tham nhũng. Anh nào bỏ một trăm triệu mua ghế công chức không bị kết tội tham nhũng. Anh nào dùng quyền lực tín ngưỡng hù dọa tín đồ để phá trinh tín đồ thì không bị kết tội tham nhũng. Anh nào dùng quyền lực báo chí truyền thông để kiếm chác nơi doanh nghiệp hoặc vu vạ trấn áp người khác thì cũng không bị kết tội tham nhũng. Cũng vì vậy mà tham nhũng luôn bị chống ở Việt Nam, tội phạm tham nhũng lần lượt đứng trước vành móng ngựa ở Việt Nam, song sự suy đồi, thối nát, mục ruỗng trong giới quyền lực trong xã hội thì sinh sôi nảy nở chỉ vì chỉ có các tham quan mới bị dính tội tham nhũng mà thôi, trong khi chính những vị còn lại trong danh mục giới quyền lực của phạm trù corruption mới là những kẻ tích cực tạo ra binh đoàn tham nhũng mới để lấp đầy tràn khoảng trống để lại từ sự xộ khám của các tham quan tham nhũng đó.

Cũng vì không hiểu chữ corruption nên khi trả lời phỏng vấn của các điều tra viên Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế Transparency International (gọi tắt là TI) về tình hình…corruption ở Việt Nam, vô số người dân vô tư nói về sự tham nhũng của cảnh sát giao thông, mà không biết rằng khi anh nói anh bị cảnh sát giao thông vòi vỉnh và anh phải cống nạp bao nhiêu tiền, thì cả anh cùng anh cảnh sát đều phạm tội corruption ngang nhau về mức độ phạm tội vì hoặc anh cảnh sát vòi vỉnh hoặc chinh anh đưa hối lộ để được tha cho lỗi vi phạm giao thông. Sự thật này khiến trong nhiều năm, các chỉ số về mức độ corruption của cảnh sát Việt Nam luôn là nghiêm trọng nhất trong các báo cáo hàng năm của TI.

2- Ngày Tàn Của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế

Vạn vật đều biến đổi. Nước chảy đá mòn. Nhưng không bao giờ có việc đá mãi mòn vì phải có lúc chạm đến phần cứng nhất để không còn mòn nữa, hình thành nên sự uốn khúc cố định của tất cả các con sông như ngày nay. Sụ thay đổi hình dạng của các con sông ngày nay ở Việt Nam không do nước chảy đá mòn mà do khai thác những thứ đã mòn, nghĩa là khai thác cát vô tội vạ.

Song, vạn vật đều biến đổi, nước chảy đá mòn, nên Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế cũng bị bào mòn, nhẵn thín, trọc lóc, đổi thay dòng chảy từng giúp nó ở hai vai trò lớn nhất của cuộc sinh tồn của nó : (a) quyền năng đánh giá xếp hạng các quốc gia như thể TI là một thực thể trong sáng, minh bạch, giương cao ngọn cờ chống corruption toàn cầu cho một thế giới bơt suy đồi, bớt thối nát, bớt mục ruỗng, vì sự đoan chính và công chính của loài người ; và (b) giúp phe chống Việt có cớ để dè bỉu dèm xiểm kích bác chê bai Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Đảng Cộng Sản Việt Nam cứ như thể tham nhũng là căn bịnh trầm kha đặc trưng độc quyền của một nhà nước Cộng Sản, dù Việt Nam cho phép các điều tra viên TI tự do vào Việt Nam kiếm tìm sự thật về corruption ở Việt Nam. Các bài viết hàng năm của tôi trên Emotino dựa theo các Báo Cáo Thường Niên của TI (tức CPI – Corruption Perceptions Index) hay cho ra các xếp đặt so sánh Việt Nam với phần còn lại của thế giới, như bài viết năm 2010 có các bảng về tỷ lệ bất lực của chính phủ trong chống tham nhũng (Chính phủ Việt Nam chống tham nhũng hiệu quả hơn Đức, Canada, Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, Tàu), bảng so sánh nạn tham nhũng nghiêm trọng nhất ở các đảng phái chính trị (Đảng Cộng Sản Việt Nam không nằm trong danh sách đảng tham nhũng hàng đầu, mà tham nhũng hạng nhất là đảng cầm quyền Mỹ đứng đầu trong số 24 quốc gia toàn là tư bản); bảng so sánh các nước mà vấn đề tham nhũng nghiêm trọng nhất ở Quốc Hội và các cơ quan lập pháp (Việt Nam không có tên trong bảng này); bảng so sánh những nước mà vấn đề tham nhũng nghiêm trọng nhất ở cơ quan cảnh sát (Việt Nam cùng Azerbaizan có chỉ số tốt nhất): bảng so sánh những nước mà vấn đề tham nhũng nghiêm trọng nhất ở doanh nghiệp và khu vực tư nhân (Việt Nam không có tên trong bảng này); bảng so sánh những nước mà vấn đề tham nhũng nghiêm trọng nhất ở khối truyền thông (Singapore tồi tệ nhất; Việt Nam không có tên trong bảng này) ; bảng so sánh những nước mà vấn đề tham nhũng nghiêm trọng nhất ở khối công chức nhà nước (tồi tệ nhất là Nga và Thái Lan; Việt Nam không có tên trong bảng này); bảng ghi những nước mà vấn đề tham nhũng nghiêm trọng nhất ở khối tư pháp và tòa án (Việt Nam không có tên trong bảng này); bảng ghi những nước mà vấn đề tham nhũng nghiêm trọng nhất ở khối tôn giáo (tệ nhất là Na Uy); và bảng kê những nước mà vấn đề tham nhũng nghiêm trọng nhất ở khối giáo dục (Việt Nam không có tên trên bảng này).

Sự bào mòn của TI được thể hiện ở chỗ CPI 2014 của TI đã phải giản lược hóa, xóa bỏ các nội dung nhạy cảm phạm thượng như tôn giáoquốc hội chẳng hạn, đồng thời thêm thắt cho ra mục lục hợp thời thượng như đánh giá về corruption tại khu vực chính phủ/mua sắm công, khu vực đảng chính trị, khu vực cảnh sát, khu vực tòa án, khu vực hệ thống giáo dục & đại học, khu vực thể thao, khu vực tổ chức phi chính phủ NGO, khu vực sử dụng tài trợ cho vấn đề biến đổi khí hậu và cứu trợ, và khu vực công đoàn. Các chi tiết đánh giá cũng bị thay thế bằng những biểu đồ hiện đại, to đùng, đơn giản với những vòng tròn đen to hay nhỏ dành riêng cho giới bác học nghĩa là thiên hạ đừng hòng khai thác gì được chi tiết điều tra, ngoài bảng tổng sắp cho biết nước nào hạng mấy mà thôi, theo đó Đan Mạch hạng 1, Mỹ hạng 17, Cuba hạng 63, Mông Cổ hạng 80, Việt Nam hạng 119, Nga hạng 136, và Somalia hạng chót 174. Việt Nam có thể nói Đan Mạch tốt đấy. Việt Nam cũng có thể nói tôi không muốn kinh tế y như Cuba hay Mông Cổ để được cái hạng quá tốt là 63 và 80. Việt Nam cũng có thể nói hú hồn, ta còn nằm trên đại siêu cường quốc nguyên tử Nga, tuy giá như ta giàu và mạnh như ảnh. Nói tóm lại bảng báo cáo thường niên CPI của TI chỉ là một thứ đồ chơi chẳng có giá trị gì cả. Cái chính trên trang web của TI là kêu gọi đóng góp tài chính và đóng góp thông tin. Và TI đã chỉ còn là sự tồn tại vô nghĩa lý insignificant nonentity đáng thương hại.

Do khác biệt quá lớn không thể nào tương hợp giữa tham nhũng theo cách nghĩ của người Việt và corruption theo nội dung thực sự của thế giới Âu Mỹ, các phần dưới đây sẽ chỉ liên hệ đến các tham quan nhũng nhiểu tức các quan chức có tư túi tiền công quỹ khổng lồ hoặc nhận hối lộ thật lớn mà thôi.

2- Chống Tham Nhũng: Chuyện Luôn Luôn Dễ

Việc chống tham nhũng ở Việt Nam luôn luôn dễ: ai muốn nói chống tham nhũng thì cứ nói. Ông Nghị Hoàng Hữu Phước thì do là dân đen không có quyền lực chẳng có ô dù nên nói gì phải luôn có sách mách gì phải luôn có chứng như cung cách một thạc sĩ có đi học thiệt nên đưa ra sự thật rằng CPI của TI chỉ nói Việt Nam có tham nhũng nghiêm trọng ở ngành cảnh sát. Ông Nghị Lê Như Tiến thì do không là dân đen, có quyền lực, và có du ồ, nên có đặc quyền dùng trí tưởng tượng để tuyên bố hùng hồn rằng đoàn quân tham nhũng rất hùng mạnh đang đẩy lùi tập thể có ông ấy cứ như thể đoàn quân ấy có thể thấy được song ông và cái tập thể chống tham nhũng như chống cái cối xay gió của ông không nêu được đích danh ai và không cung cấp cho Chính phủ một cái tên nào để cứu nước trong cơn quốc nạn tham nhũng cả.

Việc chống tham nhũng ở Việt Nam luôn luôn dễ vì người tố cáo chỉ việc gởi thơ nặc danh tố cáo tham nhũng để được an toàn, khiến các thư tố cáo không có giá trị pháp lý, tố cáo suông mà không có bằng chứng cụ thể.

Việc chống tham nhũng ở Việt Nam luôn luôn dễ vì người tố cáo chỉ tố cáo nếu tên tham nhũng sừng sỏ nào đó muốn vu vạ mình, còn nếu y không vu vạ mình thì y cứ việc tham nhũng, tiền bạc nhà nước cứ việc bốc hơi, đất nước cứ việc điêu đứng.

Việc chống tham nhũng ở Việt Nam luôn luôn dễ vì người bị tố cáo luôn có nhân thân tốt vì là những đảng viên kỳ cựu có nhiều công trạng phục vụ tại nhiều địa phương mà chưa hề có tai tiếng gì trước khi bị tố cáo tham nhũng, nên việc xử lý – nếu phải xử lý – luôn được nương nhẹ, còn tài sản tham nhũng thì luôn có tỷ lệ thu hồi quá thấp, coi như Nhà nước thì mất trắng, kẻ phạm tội thì tích lũy tài sản kếch sù dành cho ngày mãn hạn tù.

3- Chống Tham Nhũng: Chuyện Không Bao Giờ Có Thể

Việc chống tham nhũng tại Việt Nam là điều bất khả thi do Việt Nam không xem hối lộ là từ đồng nghĩa với tham nhũng như corruption trong tiếng Anh. Không chống toàn bộ các hành vi suy đồi, thối nát, mục ruỗng thì không bao giờ giáo dục được giới trẻ trở thành tốt lành, lánh xa tham nhũng cùng bè bạn mật thiết của tham nhũng, lánh xa việc lợi dụng chức quyền để tư lợi.

Việc chống tham nhũng tại Việt Nam là điều bất khả thi do Việt Nam có nhiều chức sắc có quyền lực phát biểu ngu xuẩn (nhưng được giới truyền thông ưu ái ưu tiên lập lại) rằng không nên áp dụng án tử hình cho tội danh tham nhũng vì tội phạm tham nhũng cần sống lâu để khắc phục hậu quả.

Việc chống tham nhũng tại Việt Nam là điều bất khả thi do các quan chức đều có Đảng tịch, có tuổi Đảng dài lâu, và các cơ sở Đảng chưa bao giờ phát hiện đảng viên của mình có hành vi tham nhũng. Việc phát hiện là do (a) hậu quả quá nghiêm trọng trở thành sự thật hiển nhiên không còn có thể dấu diếm được, không thể không xử lý, (b) các công ty nước ngoài đã hối lộ nhiều năm trước đó nay bị chính phủ của họ phanh phui, và (c) nhân viên thuộc quyền tại cơ quan tố cáo do bị xử bức.

Việc chống tham nhũng tại Việt Nam là điều bất khả thi do việc bảo vệ nhân chứng chưa bao giờ là thế mạnh thực tế vầ hiệu quả tuyệt đối của cơ quan an ninh.

Việc chống tham nhũng tại Việt Nam là điều bất khả thi do không có phần thưởng thật cao về vật chất dành cho người tố giác hiệu quả thành cồng các vụ trọng án tham nhũng.

Việc chống tham nhũng tại Việt Nam là điều bất khả thi do Việt Nam xem trọng nghiêm minh chứ né xa nghiêm khắc, trong khi nghiêm minh chỉ có nghĩa nếu luật bảo tội tham nhũng một triệu đô-la Mỹ của anh sẽ bị phạt một trăm ngàn đồng Việt Nam thì tòa án phải phạt anh đúng một trăm ngàn đồng không bớt một xu, còn nghiêm khắc tương tự như việc anh tham nhũng một trăm ngàn đồng sẽ bị tịch thu toàn bộ gia sản của toàn bộ gia đình anh.

Việc chống tham nhũng tại Việt Nam là điều bất khả thi do toàn bộ ngành truyền thông không thực sự tham gia chống tham nhũng mà chỉ tải đăng những diễn văn hay phát biểu hùng biện chung chung mang tính chỉ đạo của các chức sắc về chống tham nhũng.

4- Tiêu Diệt Tham Nhũng

Chống tham nhũng ở Việt Nam rất khó khăn, gần như bất khả thi, do những lý do trên; song, tiêu diệt tham nhũng tại Việt Nam lại hoàn toàn khả thi vì :

– Chỉ ở Việt Nam mới tuyên bố tất cả sức mạnh chính trị và xã hội cũng như sự tập hợp sức mạnh toàn dân qua Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng, tạo tiền đề cho thế lực lấp biển dời non để tiêu diệt tham nhũng;

– Chỉ ở Việt Nam, nội dung chống tham nhũng mới luôn xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, bởi mọi chức sắc địa phương và trung ương, tạo tiền đề cho việc chống tham nhũng phối hợp diễn ra ở toàn quốc, không chừa chốn dung thân cho tham nhũng; và

– Chỉ ở Việt Nam, người dân mới quan tâm và phát biểu rất tích cực đến chống tham nhũng, tạo tiền đề cho việc yêu cầu người dân chuyển từ tích cực nêu yêu cầu chống tham nhũng sang tích cực ra tay phát hiện và tố giác tham nhũng.

Ngoài ra, việc chống tham nhũng phải luôn đi kèm với việc

– tước quyền phát biểu của các chức sắc muốn nhẹ hóa tội tham nhũng, đòi cho tội phạm tham nhũng sống để khắc phục hậu quả, làm ngơ trước thực tế rằng số người tham nhũng có thể có rất nhiều, và việc chỉ một kẻ hiếm hoi nào đó bị phát hiện tham nhũng sẽ an hưởng tuổi già một số năm trong tù với sự chu cấp cao cấp của các con các cháu là tỷ phú nhờ tiền trên trời rơi xuống sẽ khuyến khích sự lớn mạnh khủng khiếp của binh đoàn tham nhũng mà Ông Nghị Lê Như Tiến có đặc quyền trông thấy;

– tịch thu toàn bộ tài sản của kẻ phạm tội tham nhũng, toàn bộ tài sản của bất kỳ thân nhân nào của y cũng như của người phối ngẫu của y nếu có sự giàu lên nhanh chóng và bất thường của các thân nhân này;

– đồng thời, ngoài việc thu đủ số tiền tham nhũng, luật pháp phải có khoản buộc kẻ phạm tội đóng tiền phạt tối thiểu gấp 10 lần số tiền tham nhũng để Nhà Nước nhập công quỹ sau khi trích ra tối thiểu 15% tặng thưởng người/tập thể có công tố giác và cung cấp tài liệu đưa đến việc xử án tham nhũng thành công;

– cho người dân nhất là nhân viên các cơ quan biết rằng không chỉ đơn giản cương quyết không để nhúng chàm để bản thân không kết vây cánh với tham nhũng là tốt, vì sự yên lặng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đất nước về kinh tế và có khi bản thân cũng bị vạ lây không những do sự sụp đổ của cơ quan nơi mình công tác mà còn do sự vu cáo vốn là chiêu trò cố hữu của bọn tham nhũng khi tìm kẻ phải chịu tội thay mình; và cuối cùng là

– giáo dục trẻ thơ khinh bỉ tham nhũng, nguyền rủa tham nhũng, xem tham nhũng là sự điếm nhục gia phong, suy đồi, thối nát.

Các bạn cần tố giác tham nhũng, xin hãy gởi hồ sơ hoặc trực tiếp hoặc qua bảo đảm bưu điện, ghi Hoàng Hữu Phước, Đại biểu Quốc hội Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, 2bis Lê Duẫn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo:

Hoàng Hữu Phước. 09-11-2013. Phát biểu của Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước tại Quốc Hội ngày 07-11-2013 về Tham Nhũng . https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2013/11/09/phat-bieu-cua-dai-bieu-quoc-hoi-hoang-huu-phuoc-tai-quoc-hoi-ngay-07-11-2013-ve-tham-nhung/

Hoàng Hữu Phước.13-9-2012 .Tham Nhũng. http://hhphuoc.blog.com/?p=82

Hoàng Hữu Phước. 20-5-2011. Chống Tham Nhũng. http://hhphuoc.blog.com/?p=24

Hoàng Hữu Phước. 2010. Tham Nhũng Tại Việt Nam. Bài đăng trên Emotino

Hoàng Hữu Phước. 2011. Vì Sao Việc Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế Đánh Giá Cảnh Sát Việt Nam Tham Nhũng Nhất Nước Bị Khai Thác Tối Đa

Hội Chứng “Đổi Mới Tư Duy”

Hoàng Hữu Phước, MIB

Đổi mới tư duy là cụm từ vừa mang tính triết sử cao cấp của Việt Nam, vừa mang tính bình dân thấp cấp của Việt Nam thời hiện đại.

1– Triết sử cao trọng vì đổi mới tư duy liên quan – và chỉ liên quan – đến một biến chuyển từ giáo điều lý tưởng vĩ đại thuần tính chân lý của tư duy triết học đang ở vị trí thống lĩnh đúng đắn trỗi vượt tiến sang giai đoạn khó khăn hơn: đó là biến lý tưởng vĩ đại mang tính chân lý của tư duy triết học ấy trở thành thực tế hơn, thực tiễn hơn, thực chất hơn, thực hành hơn, thực thi hơn, thực dụng hơn.

Đổi mới tư duy chính là thí dụ điển hình nhất của sự áp dụng lời dạy minh triết nhất, tuyệt vời nhất, và mang tính cẩm nang bửu bối nhất của Hồ Chí Minh trong trị quốc: “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Đổi mới tư duy hoàn toàn không phải là một cuộc kách mệnh lật đổ cái tư duy thấp kém nào đó trước đó.

Đổi mới tư duy hoàn toàn không là con đẻ thoát thai từ cái gọi là phản biện xã hội để phe Chống Việt xúc xiểm cái tư duy lạc hậu nào đó của ai đó vốn chưa từng ở kề cận về đẳng cấp với cái nền tảng tư duy đã tạo nên sức mạnh thần kỳ của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cả về quân sự, chính trị, kinh tế, và ngoại giao.

Đổi mới tư duy hoàn toàn không là cái cây xanh tươi vươn lên từ một đống phân.

2– Song, đổi mới tư duy lại là cụm từ bình dân thấp cấp do bị dùng thay thế cho cụm t từ “cách nghĩ”, và đặc biệt tệ hại do chuyên bị lạm dụng ngay cả bởi những vị tiến sĩ tai to mặt lớn chưa hề có phút giây nào làm nhà trí thức, và bởi báo chí, mà những dẫn chứng sau đây là sự minh họa rõ nét nhất.

Bất kỳ ai cũng có quyền có những ý tưởng nghiêm túc trái chiều, có quyền nghiên cứu theo ý tưởng nghiêm túc trái chiều, có quyền viết ra các khảo luận theo các ý tưởng nghiêm túc trái chiều, và có quyền đòi hỏi các ý kiến nghiêm túc trái chiều đó phải được tôn trọng. Đây là một thực tế tại Việt Nam và tại dăm ba cường quốc thực sự văn minh, dân chủ, tự do.

Tuy nhiên, chỉ vì hoặc tung hê tung hô phe do lợi ích nhóm, hoặc ngây ngô ngây thơ ngây dại không hiểu ý nghĩa của đổi mới tư duy, hoặc che dấu bản chất hai mang bội phản chỉ luôn kiếm tìm cơ hội để bài xích bài bác nhằm hủy phá sự thật về – cũng như làm người đọc dần quên đi sự vĩ đại của – tư duy chính trị Việt Nam, một vài con ngựa thành Troy trong giới “hàn lâm” hoặc có chức hoặc có quyền hoặc có danh tiếng dù chưa bao giờ vượt khỏi cánh cổng của cái viện hay cái trường mình công tác, đã cố tình phớt lờ năm chân lý hàn lâm tuyệt đối đúng trên toàn thế giới văn minh mà các học giả có-ăn-học đàng hoàng và có-giáo-dục đến nơi đến chốn áp dụng đối với “tư duy” sau:

(a) ý tưởng/ý nghĩ/ý định/ý đồ không phải là tư duy;

(b) ý tưởng nghiêm túc trái chiều luôn chỉ mang tính cá-nhân-một-người hay cá-nhân-một-nhóm-người theo nghĩa cá nhân là riêng biệt riêng rẻ riêng tư;

(c) ý tưởng nghiêm túc trái chiều đó phải được đa số ủng hộ qua các nghiên cứu khoa học bài bản của đa số ủng hộ này với tư liệu bổ sung của họ thật cụ thể, thật thuyết phục, mới được gọi là “ý tưởng mới” để được tham khảo – không những bởi nhiều người trong nước mà còn bởi các học giả ngoài nước có danh tiếng trong cùng lĩnh vực – như một vấn đề tư duy mới, vì nếu không sẽ đơn thuần mãi là ý kiến mới của cá nhân;

(d) đổi mới tư duy thuộc phạm trù triết học, triết thuyết, hay học thuyết; và

(e) đổi mới tư duy luôn luôn là sự biến chuyển từ giáo điều lý tưởng vĩ đại thuần tính chân lý của tư duy triết học đang ở vị trí thống lĩnh đúng đắn trỗi vượt tiến sang giai đoạn khó khăn hơn: đó là biến lý tưởng vĩ đại mang tính chân lý của tư duy triết học ấy trở thành thực tế hơn, thực tiễn hơn, thực chất hơn, thực hành hơn, thực thi hơn, thực dụng hơn; và do đó đổi mới tư duy hoàn toàn không hàm chứa bất kỳ ý nghĩa nào cho rằng tư duy đã và đang hiện hữu là sai, là quấy, là đáng bị vất bỏ.

Một ông giáo sư Sử không phải là nhà trí thức do chẳng trở thành tấm gương tác động đến sự phát triển môn Sử cũng như thất bại hoàn toàn trong việc tư vấn hiệu quả cho Chính phủ nâng cao được dù chỉ một cen-ti-mét vị trí quan trọng của môn Sử trong hệ thống giáo dục nước nhà (tôi đã nói rõ các tiêu chuẩn trong bài Thế Nào Là Nhà Trí Thức) nhưng khi viết một biên khảo nhằm kể lể công trạng vĩ đại của Nhà Nguyễn và Thời Nguyễn tức là một điểm nhỏ trong toàn bộ lịch sử Việt Nam lại tự phóng đại hoặc do phe nhóm hàn lâm phóng đại thành đổi mới tư duy lịch sử.

Hội Chứng “Đổi Mới Tư Duy”

Đổi mới tư duy lịch sử ư? Tại sao chỉ có lịch sử? Thế sẽ có đổi mới tư duy y học để thảo luận tự do dân chủ rộng rãi toàn dân về vi phẫu thuật ư? Thế sẽ có đổi mới tư duy nguyên tử lực để thảo luận tự do dân chủ rộng rãi toàn dân về phương pháp nâng hàm lượng phóng xạ cho vũ khí nhiệt hạch ư? Không hiểu lịch sử là một khoa học hàn lâm của riêng chỉ những sử gia ư? Không hiểu y khoa là lĩnh vực nghiên cứu của riêng chỉ những nhà y học chuyên khoa ư? Không hiểu nguyên tử lực là lĩnh vực nghiên cứu của riêng chỉ những chuyên gia khoa học đặc thù – mà tên họ cùng địa chỉ cũng là bí mật quốc gia – không bao giờ được phép đem ra thảo luận tự do dân chủ rộng rãi toàn dân ư? Chỉ cần một chục cái ư như thế để liên tưởng hóa thì sẽ rõ mười mươi là cái kiểu kêu gào thảo luận tự do dân chủ rộng rãi chỉ chứng tỏ người/nhóm người kêu gào ấy không thể nào là nhà nghiên cứu Sử, học giả Sử, Sử gia, thậm chí không thể tin là người có bằng cấp tiến sĩ trong tay. Núp đằng sau tấm áo giáp tự do dân chủ rộng rãi trong lĩnh vực hàn lâm của mình là cung cách chỉ có nơi người không có năng lực chuyên môn từ trung bình đến xuất sắc, không có quá trình học tập nghiêm túc có kết quả từ trung bình đến xuất sắc, và cũng không có đạo đức nghề nghiệp từ trung bình đến xuất sắc nốt.

Đổi mới tư duy lịch sử ư? Khi đã nói đến lịch sử thì phải dính đến toàn bộ lịch sử Việt Nam chứ đâu phải chỉ triều đại Nhà Nguyễn; và như thế

– Liệu sự phản động (thực chất của phản biện điên rồ) này có rồi sẽ dẫn đến đổi mới tư duy lịch sử để nói vì Lý Thường Kiệt xâm lược Tống Quốc nên Tống mới đem quân đánh Việt để tự vệ, trừng phạt, và báo oán?

– Liệu sự phản động (thực chất của phản biện điên rồ) này có rồi sẽ dẫn đến đổi mới tư duy lịch sử để nói Vua Nam phạm tội ác diệt chủng do chiếm Chiêm Thành?

– Liệu sự phản động (thực chất của phản biện điên rồ) này có rồi sẽ dẫn đến đổi mới tư duy lịch sử để nói Nhà Trần phạm tội loạn luân và thất học vì không biết điều khoa học cơ bản của trùng huyết thống?

– Liệu sự phản động (thực chất của phản biện điên rồ) này có rồi sẽ dẫn đến đổi mới tư duy lịch sử để nói Cộng Sản Việt Nam có tội tày trời trong Cải Cách Ruộng Đất?

– Liệu sự phản động (thực chất của phản biện điên rồ) này có rồi sẽ dẫn đến đổi mới tư duy lịch sử để nói Tàu đã có công lao vĩ đại: đô hộ nước Nam, cử các quan Thái Thú đến dạy dân Nam làm ruộng nhờ đó mà thoát cái thân phận đu chuyền từ cành cây này sang cành cây nọ để hái quả?

– Liệu sự phản động (thực chất của phản biện điên rồ) này có rồi sẽ dẫn đến đổi mới tư duy lịch sử để nói các cường quốc Pháp và Mỹ đã đến giúp nước Việt xuất hiện cái mà ngày nay tạo cớ cho một đổi mới tư duy khi hô hào kiến nghị xem làm đĩ là một nghề danh chính ngôn thuận đầy vinh diệu?

– Và liệu sự phản động (thực chất của phản biện điên rồ) này có rồi sẽ dẫn đến đổi mới tư duy lịch sử để nói Nguyễn Văn Thiệu đã lập đại công mà Cộng sản Việt Nam nhất thiết phải ghi ơn vì đã lấy tiền Mỹ đầu tư xây dựng Phi trường Tân Sơn Nhất và Cảng Sài Gòn để dâng các cơ sở hạ tầng tuyệt hảo này cho Cộng sản vào ngày 30-4-1975?

Những chi tiết anh/các anh nêu lên để kể công Nhà Nguyễn chỉ tương tự với sự điên rồ của kẻ kể tội Nhà Lê đã “tàn ác bất nhân” tru di tam tộc Nguyễn Trải mà thôi, thì có đáng gì để gọi là đổi mới tư duy!

Đổi mới tư duy lịch sử ư? Anh làm trong ngành Sử mà không biết chức năng nhiệm vụ của một nhà khoa học nghiên cứu lịch sử hay sao? Anh có chứng minh được là những tội lỗi của Nhà Nguyễn đối với dân tộc như đã bị vạch trần bấy lâu nay là sai, là ngụy tạo, không? Nếu anh không có những sữ liệu mới phát hiện được, vừa thẩm tra khoa học xong, để chứng minh các tội lỗi ấy là sai, thì xem như anh phải mặc nhiên công nhận các sử liệu về tội lỗi ấy là đúng. Kế đến, anh có các sữ liệu mới phát hiện được và đã qua thẩm tra khoa học xong về những công trạng của Nhà Nguyễn hay không? Nếu có, nghĩa là anh đã đưa ra ánh sáng các tình tiết phụ trợ về những công trạng ít ỏi của Nhà Nguyễn mà bấy lâu nay chưa có sử liệu để chứng minh, duy có anh qua dày công nghiên cứu tìm tòi mới phát hiện được như một công việc cực kỳ bình thường của bất kỳ nhà nghiên cứu lịch sử đúng nghĩa nào khác, chứ nào phải là kỳ tích hay chuyện đội đá vá trời có giá trị ghê gớm gì mà anh và phe nhóm của anh gọi đấy là đổi mới tư duy lịch sử! Hóa ra toàn bộ kho sử liệu tồn tại từ trước đến nay bị dẹp bỏ ngay khi anh biện luận về tư duy mới của anh, nghĩa là không cần tàng thư những sử liệu cụ thể gì sất. Thật không có tư cách của một nhà nghiên cứu Sử có học vị tiến sĩ, và cái sự anh được biết đến chả qua là nhờ có các bài viết ngợi ca của phe nhóm chứ không do các công trình nghiên cứu hàn lâm của anh đã thực thụ được chứng minh là đúng, phù hợp với các tư liệu lịch sử tại các viện bảo tàng và tàng thư trong và ngoài nước, cũng như các nghiên cứu về Việt Sử của các học giả quốc tế.

Bất kỳ triều đại nào cũng có những vấn đề để hoặc được ghi công hoặc bị hạch tội như được ghi trong sử sách; còn các nhà phê bình lịch sử sẽ tập trung nói nhiều về phần nào nổi bật nhất để chỉ kể công hoặc chỉ hạch tội, tức là hai cách để cung cấp bài học và cách nhìn cho các thế hệ sau này để hoặc tự hào phát huy hoặc hỗ thẹn tránh xa. Khi viết về Nhà Lý chẳng hạn, không bất kỳ sử gia nào ghi vào sử liệu cái “tội” bất kỳ nào cả, dù sự thật rõ mười mươi là tất cả các triều đại phong kiến đều gây ra thảm cảnh cho các gia đình người dân, làm tan nát bao cuộc tình nam nữ, vì các quan lại địa phương phải bắt gom tất cả gái đẹp để đưa về kinh thành dâng cho vua chúa hưởng lạc thú dâm tình hoặc để vua chúa làm quà tặng vua Tàu. Kiểu lịch sự đặt vấn đề chê trách rồi dùng từ “tuy nhiên” để lái qua ngợi ca là kiểu “ba phải” không giống ai, không ai giống, hiện hay được sử dụng mà người sử dụng hoặc không biết hoặc cố tình hủy phá xã hội, gây biến loạn trong tâm thức người dân, tạo nhập nhằng trong cách đánh giá, hoàn toàn không giống cung cách biện luận hàn lâm của thế giới văn minh. Các nhà phê bình – kể cả khi người phê bình là thường dân không thuộc giới học giả hàn lâm – đều nhận ra rằng tội của Nhà Nguyễn nổi bật hơn, trong khi công trạng thì đầy gượng ép, gán ghép. Ca ngợi cái công quá sức trừu tượng của Nhà Nguyễn dù cho nó luôn bị cái tội hết sức cụ thể che khuất, để xóa nhòa cái tội, làm quên đi cái tội, thì là sự bất công bất tài vô sĩ vô hạnh của kẻ làm điếm nhục môn Sử chứ sao là đấng có quyền ngạo mạn tự phong đổi mới tư duy lịch sử!

Một cá kiến (ý kiến cá nhân) hay tập kiến (ý kiến tập thể) cũng không bao giờ được gọi là đổi mới tư duy vì đó chỉ là đổi mới cái suy nghĩ của anh hay của các anh. Cái kiểu chế từ cá kiếntập kiến là cách chơi chữ của cá nhân tôi, không là đổi mới tư duy ngôn ngữ Việt. Anh hay các anh dùng đổi mới tư duy khi nói cách suy nghĩ của anh đúng, nghĩa là anh và các anh đã phạm cùng lúc ba trọng tội mà giới hàn lâm thực thụ trên thế giới và tại Việt Nam không bao giờ ngu xuẩn phạm phải:

(a) tước bỏ quyền lực tối thượng của độc giả và các học giả khác trong thẩm định giá trị ý kiến mới của anh/các anh trước khi ban cho ý kiến mới ấy của anh/các anh cái danh “tư duy”;

(b) anh/các anh dám cho rằng ý kiến của anh/các anh là tư duy nghĩa là mang tính hệ thống triết học danh chính ngôn thuận trong khi thế giới chẳng biết anh/các anh là những gã nào cũng như chẳng biết cái tư duy của anh/các anh ra sao cả; và

(c) anh/các anh ám chỉ hệ thống tư duy trước anh/các anh, khác anh/các anh, là sai, ngay cả khi hệ thống tư duy ấy đã làm nền tảng đại công định vị Việt Nam trên bản đồ địa-chính-kinh-tài (địa lý, chính trị, kinh tế, tài chính) toàn cầu, được thế giới kính trọng, nhờ đó Việt Nam có dư tiền chu cấp cho anh/các anh đi kiếm bằng cấp tiến sĩ tại những nước biết kính trọng Việt Nam ấy.

Không hiểu gì về nội hàm của đổi mới tư duy, lĩnh vực và phạm trù của đổi mới tư duy, những yêu cầu tiên đề phải có của đổi mới tư duy, dám đem đổi mới tư duy để tự đánh bóng bản thân hay phe nhóm, dám dùng đổi mới tư duy để áp đặt khống chế bất kỳ học giả nào khác không theo cùng hướng “nghiên cứu” của mình, v.v., thì rõ ràng có trình độ hàn lâm cực kỳ khả nghi, đáng ngờ, ắt chỉ dám chường mặt ra ở Việt Nam.

Một anh chàng đại quan có bằng cấp tiến sĩ được gọi là giáo sư nhưng không phải là nhà trí thức do chẳng trở thành tấm gương tác động đến sự phát triển cái môn mà anh ta đã tốt nghiệp, chẳng có công lao gì đem sở học phục vụ đất nước để qua đó nâng cao vị trí môn học của anh ta trong hệ thống giáo dục nước nhà, cũng dính cái tật sính dùng đổi mới tư duy để tự nâng anh ta lên hàng học giả hàn lâm.

Hội Chứng “Đổi Mới Tư Duy” (2)

Đổi mới tư duy quy hoạch ư? Nếu là người có thực tài thực tâm thì anh đã không như vài quan chức cộng sản cấp cao: đột biến tung võ mồm mạnh miệng góp ý – nhất là trả lời phỏng vấn của các đài nước ngoài nào chống Việt – phê này phán nọ, nói đó bảo kia, chỉ sau khi về hưu hay chỉ sau khi mất ghế, cứ như thể tại bận bịu việc nước việc dân nên đã không có thời gian góp ý chấn chỉnh sửa sai cho Bộ nọ Bộ kia, kể cả Bộ của mình, cứ để đất nước tầy huầy ra sao cũng mặc, để giữ ghế, còn góp ý để dân biết mình có trí tuệ, có trí hóa, có đẳng cấp…trí thức, thì để sau hẵn hay, cơm chưa nấu thì gạo hẵn còn, chẳng có gì phải gấp gáp cả!

Quy hoạch chỉ là một công tác bình thường luôn có nơi mọi thực thể kinh tế kinh doanh nào còn đang sống, với những quy trình quy củ quy định quy chế và quy luật. Vạn vật đều có những thay đổi cho tương hợp với môi trường hoặc bị diệt vong nếu sự tương hợp bất thành. Khi nói đổi mới tư duy quy hoạch, anh cựu đại quan làm thế giới hàn lâm liên tưởng đến loài voi ma-mút đã tuyệt chủng: hóa ra quy hoạch ở Việt Nam xơ cứng, không bao giờ đúc-rút kinh nghiệm để hoàn thiện hay sao mà khi có một ý kiến nêu lên thôi là đã mừng quýnh mừng quáng gọi ngay là đổi mới tư duy. Làm quái gì có tư duy trong quy hoạch để mà đổi mới, mà chỉ có sự suy nghĩ nhằm thay đổi một vài nội dung phương pháp quy hoạch hiện hành cho phù hợp với các yêu cầu mới, các phát sinh mới, các thời cơ mới.

Quy hoạch luôn phát huy tác dụng hoặc lâu hoặc không lâu, và luôn được thay đổi để hoàn thiện, cải tổ, sửa sai, qua đúc-rút (đúc kết và rút) kinh nghiệm. Không bao giờ chữ thay đổi có ý nghĩa thay thế cái bậy cái sai! Chỉ có đổi mới cách lập quy hoạch, không bao giờ có đổi mới tư duy quy hoạch trong thực tế đời sống kinh tế kinh doanh. CocaCola, Boeing, Rolex, Ford, hay Mercedes, v.v., trở thành những gã khổng lồ thống trị thế giới mà không cần có chứng chỉ quản lý chất lượng ISO! Thậm chí công ty sản xuất vũ khí chiến lược của Mỹ hay Nga hay bất kỳ nước nào chế tạo vũ khí cũng không bao giờ cho phép mấy công ty cấp chứng chỉ ISO được bén mảng bước qua hàng rào bảo vệ bí mật quốc phòng quốc gia của họ. Các công ty khác phải cầu cạnh ISO để mong chứng tỏ bản thân với khách hàng tiêu dùng bình thường tầm tầm bậc trung. Mỹ, Nga, Nhật, Hàn, Tàu là cường quốc mà không cần đến cái đồ chơi mang tên Balanced Scorecard. Và tất nhiên: không phải đi kiếm ISO là đổi mới tư duy quản trị, còn không cần ISO là tư duy lạc hậu.

Tóm lại, tư duy có ý nghĩa quan trọng và có tầm vóc trên bình diện rộng lớn. Cái gì cũng dùng cụm từ đổi mới tư duy là cách tầm thường hóa tư duy, lạm dụng tư duy, hoặc đơn giản hét cho thế giới hàn lâm biết bản thân mình không hiểu ý nghĩa của tư duy có thể do cả đời chưa bao giờ thực sự … tư duy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo:

Hoàng Hữu Phước. 14-02-2014. Thế Nào Là Nhà Trí Thức

Hoàng Hữu Phước. 09-6-2014. Lại Trí Thức!

Hoàng Hữu Phước. 30-12-2014. Tư Duy Tích Cực 2015

20 Yếu Điểm Tai Hại Của Balanced Scorecard

Hoàng Hữu Phước, MIB

Cách nay một tuần tôi tình cờ đọc thấy một mục quảng cáo về buổi hội thảo về chủ đề Balanced Scorecard do các thuyết trình viên da trắng thuộc “công ty” Balanced ScoreCard đi rao bán Balanced Scorecard thực hiện, với giá tham dự vài triệu đồng/người, và như để phân bua vì sao có giá “đại hạ giá” chỉ có vài triệu đồng như thế, quảng cáo còn cho biết những buổi thuyết trình như thế ở Singapore và các nước khác thì giá tiền tham dự phải lên đến cả ngàn đô-la Mỹ/người. Tôi chợt nhớ đến bài viết tôi đã đăng trên Emotino ngày 31-8-2010 vạch ra 20 yếu điểm tai hại của cái gọi là Balance Scorecard ấy, nay xin lập lại dưới đây để các độc giả có thêm thông tin về điều tuy cũ và ế đang được gia cố hào quang chào hàng trở lại tại Việt Nam.

20 Yếu Điểm Tai Hại Của Balanced Scorecard

Hoàng Hữu Phước, MIB

Vào năm 2002 khi tham dự một hội nghị về Nhân Sự Human Resources khu vực Châu Á tại Hong Kong, tôi nghe một đồng nghiệp Mỹ báo cáo về Balanced Scorecard (gọi tắt là BSC hay nghĩa tiếng Việt hiện đang được tạm dùng là Bảng Điểm Cân Bằng), và qua năm 2003 khi tham dự một hội nghị quốc tế về Luật tại Rex Hotel, Thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại thấy một diễn giả Singapore nói về Balanced Scorecard, tạo sự quan tâm vừa phải nơi một số người Việt có mặt. Với kinh nghiệm thuần Việt kiểu Võ Nguyên Giáp – Giapist experience hay Giap-styled experienece – mà tôi luôn không những trải nghiệm cho chính bản thân trong bước đường sự nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau mà còn hay thuật lại với lòng kiêu hãnh cao hơn Non Thái (núi Thái Sơn của…Tàu) với bè bạn nước ngoài về việc giáo viên Sử Ký tiểu học Võ Nguyên Giáp của Việt Nam đã đánh bại tất cả các danh tướng quý tộc Pháp cũng như vĩnh viễn chôn vùi tên tuổi các tướng lĩnh lừng danh xuất chúng xuất thân xuất phát xuất hiện từ các học viện quân sự danh giá nhất thế giới như West Point của Hoa Kỳ, tôi không bao giờ xem trọng những đồn thổi về học thuật nước ngoài, nên khi học lớp Đệ Lục (lớp 7) đã bài xích phương pháp Direct Speech dạy tiếng Anh của Mỹ (phương pháp này sau đó phá sản); lớp Đệ Ngũ (lớp 8) tuyên bố với Thầy Cô dạy tiếng Anh rằng nhà xuất bản McGraw Hill của Mỹ đã sai lầm khi cải biên English for Today điều chỉnh gia tăng quá nhiều trọng tâm cho “nói” (và thực tế là 4 năm sau đó sự điều chỉnh đó đã chôn vùi vĩnh viễn bộ sách dạy tiếng Anh duy nhất tuyệt diệu trên thế giới này); lớp Đệ Nhất (lớp 12) khẳng định với bạn học rằng kiểu thi trắc nghiệm không bao giờ phù hợp với sự phát triển trí hóa người Việt ở Việt Nam (đúng cho đến tận ngày nay với bằng chứng về sự thất bại nơi các học sinh “tốt nghiệp”); và lớp Thạc Sĩ xem MBO (Management by Objective) chỉ là một thứ ý tưởng thú vị chỉ có giá trị tham khảo đơn thuần (nay gần như chẳng mấy ai còn quan tâm đến MBO, thậm chí còn xem nó là thủ phạm gây ra các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh), phê phán BOP (Bottom of Pyramid) là kiểu vơ vét lấn sân đáng thương hại của đại gia tư bản, và khẳng định Chindia (Trung Quốc + Ấn Độ) là một gán ghép bạo hành không tưởng vì đã không màng đến bản chất thực tế ngàn năm (và thực tế đã chứng minh cái gọi là Chindia đã tự biến mất khỏi tháp ngà kinh tế một cách lặng lẽ đầy tủi nhục). Tương tự, Balanced Scorecard đối với tôi cũng chẳng khác gì một nghiên cứu, một đề xuất, một khởi xướng kiểu MBO mà ai muốn tham khảo thì tham khảo, muốn áp dụng thì cứ bỏ tiền tỷ ra mà áp dụng, chứ hoàn toàn không có giá trị như một chân lý áp đặt kiểu toán học “hai cộng hai là bốn” tức “áp dụng Balanced Scorecard là thành công”.

Hai mươi vấn nạn thường gặp nhất khi đưa vào áp dụng Balanced Scorecard là:

1- Các công cụ định lượng để đánh giá định tính rất nghèo nàn;

2- Thiếu các động thái thu thập và báo cáo dữ liệu hiệu quả;

3- Thiếu cơ chế nhận xét chính quy chuẩn mực;

4- Quá tập trung hướng nội sao cho đạt chuẩn mà bỏ mặc các hướng ngoại đối với nguy cơ đe dọa từ đối thủ cạnh tranh hay các cơ hội phát triển kinh doanh tức hai mặt quan trọng của phân tích SWOT;

5- Khi đưa Balanced Scorecard áp dụng vào doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sẽ phát sinh các bất tiện như

  1. a) Tốn rất nhiều thời gian và công sức (thường thì mất từ 2 đến 3 tháng để xong các khâu đầu tiên của quy trình Balanced Scorecard, và mất khoảng hơn 2 năm quy trình ấy mới vận hành đầy đủ, trong khi việc đào tạo công nhân vẫn phải được tiếp tục mãi, việc cập nhật vẫn phải được tiến hành mãi, việc đáp ứng các thử thách mới vẫn phải được tiếp diễn mãi, và lãnh đạo cao cấp buộc phải theo dõi mãi nhằm bảo đảm quy trình được tuân thủ chính xác);
  2. b) Buộc phải có hỗ trợ từ cấp cao nhất khiến quản l‎ý cấp cao khó tập trung vào công việc chuyên môn chức năng;
  3. c) Cần có nhiều nhân lực, tài lực, và ý chí để đương đầu với các thách thức, chẳng hạn toàn bộ công nhân phải được đào tạo tương thích, rất nhiều nhân viên phải tập trung tạo các lượng chuẩn phục vụ định lượng, phải sắm phần mềm quản trị tương ứng (kể cả chi phí cao của bản quyền phần mềm, lắp đặt, thử nghiệm, mà riêng phần bảo trì thường ở mức 20% chi phí ban đầu);

6- Tỷ lệ thất bại lên đến 70% trong số các doanh nghiệp Âu Mỹ có áp dụng Balanced Scorecard (ngay cả cha đẻ của “cuộc cách mạng tái cấu trúc” là Mike Hammer cũng cho ra nhận xét rằng có rất ít cấp quản l‎ý và nhân viên cho rằng các công cụ dùng định lượng tác vụ và đo lường mục tiêu đang được sử dụng theo quy trình Balanced Scorecard tại công ty họ thực sự giúp công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh);

7- Cấp cao nhất buộc phải giao quyền lực cho rất nhiều nhân viên;

8- Hàng năm phải chi nhiều tiền để tái gia hạn hiệu lực các chuẩn định lượng đánh giá định tính;

9- Tất cả những thành phần trong “các bên có liên quan” – như khách hàng chẳng hạn – đều phải được tham vấn trực tiếp để biết và đưa các mong muốn của họ vào các chuẩn định lượng đánh giá định tính của công ty;

10- Hoàn toàn không có công cụ trung gian để đánh giá một dự án Balanced Scorecard;

11- Balanced Scorecard không là sản phẩm của Thế Kỷ XXI nên không thể võ đoán cho rằng nó có thể giải quyết được các vấn nạn quản trị chưa xuất hiện trong Thế Kỷ này;

12- Mỗi phòng ban trong một doanh nghiệp đều có những công cụ tác nghiệp riêng, có khi để đáp ứng các yêu cầu luật định hay pháp định của các cơ quan chức năng Nhà Nước, trong khi Balanced Scorecard lại đề ra thêm các công cụ khác, dễ gây rối chức năng hoạt động các phòng ban này;

13- Những phạm vi như “sự hài lòng của khách hàng” khó thể dựa vào kết quả của một “công cụ định lượng” để cho ra một đánh giá đúng;

14- Sự đồng thuận của tất cả ban lãnh đạo, tập thể nhân viên và công nhân đối với dự án Balanced Scorecard của doanh nghiệp là rất lý tưởng – và do đó, không có thật;

15- Balance Scorecard bị vô hiệu hóa khi có các biến động lớn trên thị trường hay trong ngành nghề kinh doanh;

16- Balance Scorecard chỉ có thể thành công khi bản thân nó được tạo lập ở mức đơn giản nhất có thể được – mà như thế sẽ phát sinh nghi vấn liệu có nên đầu tư quá nhiều cho một dự án không thể thành công nếu môi trường kinh doanh đa dạng và phức tạp;

17- Dự án Balanced Scorecard nhất thiết phải được hiểu thấu cặn kẽ bởi tất cả mọi người – không trừ một ai – và bởi tất cả các phòng ban/bộ phận – không trừ một đơn vị nào, nên khó đạt yêu cầu;

18- Balanced Scorecard không phát huy tác dụng với các kế hoạch ngắn hạn, nên đòi hỏi trình độ và tầm nhìn của doanh nghiệp phải hướng đến dài hạn;

19- Không có các liên kết giữa các chuẩn đánh giá và kết quả, khiến thế mạnh của Balanced Scorecard trong hình thành hành vi đúng mực lại biến thành tử huyệt Gót Chân Achilles khi thường xuyên phát sinh nguy cơ tạo nên các hành động và hành vi không mong đợi, phá hỏng nền nếp doanh nghiệp; và trong khi tiêu tốn khối lượng khổng lồ công lao động và ngân sách của doanh nghiệp thì

20- Balanced Scorecard vẫn không có giá trị đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thông tin của cấp lãnh đạo.

Mike Hammer qua tác phẩm của ông mang tựa đề The Seven Deadly Sins of Performance Measurement (Bảy Tội Lỗi Chết Người Trong Đánh Giá Tác Nghiệp) đã cho ra năm nhận định đối với những thất bại của các dự án đánh giá định lượng các định tính của hiệu quả công việc hay tác nghiệp như (a) nguy cơ có những chuẩn đánh giá chỉ có lợi cho những ai “sáng tạo” ra các chuẩn ấy, (b) thiếu sự tham vấn của tất cả “các bên có liên quan” với doanh nghiệp, (c) không ai biết hành vi nào sẽ nảy sinh nơi một người được đánh giá nếu một chuẩn đánh giá được đưa ra áp dụng, (d) không có bất kỳ một “chuẩn” nào để “đánh giá” một vấn nạn nổi cộm trong doanh nghiệp, và (e) chẳng có toàn ban lãnh đạo nào dành 100% sức lực và thời gian để hỗ trợ và tham gia vào dự án Balanced Scorecard ngay tại chính doanh nghiệp của minh cả.

Đó là lý do vì sao mỗi khi nêu các “case study” nhằm khoe thành tích và minh chứng cho sự “thành công” của Balanced Scorecard, các công ty cung ứng giải pháp Balanced Scorecard (kể cả rất nhiều công ty mong muốn làm giàu với việc bán các phần mềm quản trị Balanced Scorecard) chỉ có thể nêu vài trường hợp của những công ty mà nếu không do phe Balanced Scorecard kể ra thì chẳng ai biết hóa ra có mấy cái thương hiệu lạ hoắc ấy trên thương trường quốc tế. Với tham vọng đánh bóng cho sản phẩm của mình, cha đẻ của Balanced Scorecard thậm chí còn khuyên chính phủ – cụ thể là chính phủ Việt Nam – nên áp dụng Balanced Scorecard vào quản lý Nhà Nước với một minh chứng rất hùng hồn về sự thành công của một quốc gia khác – cụ thể là một nước Châu Phi chưa thoát nghèo – cũng đủ cho thấy Balanced Scorecard BSC ngoài việc giống y như MBO ở chỗ phát sinh ra thêm khối lượng giấy tờ khổng lồ cho doanh nghiệp – và…chính phủ – áp dụng, sẽ còn giống y như MBO ở chỗ sẽ nhanh chóng bị loại thải như một lẽ đương nhiên.

Nói tóm lại, Balanced Scorecard chẳng khác gì chiếc Tivi 3D với nhiều phiền toái mà người ta mua có thể vì hiếu kỳ, vì hiếu thắng, vì hiếu thảo, vì hiếu khách, vì hiếu chiến, hay đơn giản chỉ vì hiếu sự cần một vật dụng trang trí cho phòng khách, dù biết rõ mười mươi là chẳng mấy chốc giá sẽ rớt và công nghệ mới hơn sẽ nhanh chóng xuất hiện. Ông Đoàn Đình Hoàng đã sử dụng tài tình câu thơ số 489 của Truyện Kiều vào bài viết của Ông trên Emotino về công nghệ 3G của điện thoại di động, nay tôi bắt chước đem câu ấy để kết cho bài viết này – cũng như các bài viết tương tự khác của tôi đối với các sản phẩm liên quan đến quản trị của thế giới Phương Tây – vậy:

Rằng: Hay thì thật là hay,

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Vũ Khí Tối Thượng Của Tiếng Việt Cho Thời Kỹ Thuật Số: Hồi Ức Về Một Sự Thật Chẳng Còn Người Việt Nam Nào Trên Thế Giới Còn Nhớ Hay Biết Đến

(Bài đã đăng trên Emotino 19-10-2009)

Hoàng Hữu Phước, MIB

A1

A) Dẫn Nhập

Ai là người Việt cũng có thể nói về tiếng Việt – nói đúng có, nói sai có, nói vô tội vạ cũng có; được thốt nên bởi các bậc thức giả uyên thâm có, đấng theo Tây học có, vị nẽo cựu trào có, và thường dân ít học cũng có; nói vì hiểu biết có, bức xúc có, không hiểu biết có, và chẳng bức xúc cũng có. Song, điều nhiều người nói đến – vốn gây nhiều tranh cãi cùng khẩu chiến – là về vấn đề “sính” dùng từ Tây và vấn đề bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vốn là hai vấn đề nổi cộm hoàn toàn tách biệt, mà chỉ những người Việt ít hiểu biết mới đánh đồng cho ở chung một dòng sông.

Khi nói về sự trong sáng của tiếng Việt, ít ai chịu phân tích xem sự trong sáng phải chăng chỉ như kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” hay như đế quốc thực dân giong buồm xua quân đi giáo hóa xứ người cho thế gian biết thế nào là “đèn”, thế nào là “rạng”. Cõng cái chữ lên ngàn, vác cái chữ ra nương, ấy là cái đạo lý bình thường trong xóa mù văn hóa cho dân, như đèn nhà ai nấy sáng. Còn làm cho chữ nước nhà được nhiều châu lục biết đến, ấy lại là cái đạo đế vương cho nhân gian biết nước Nam này. Muốn cái đạo ấy nên, bản thân cái chữ phải phân minh, theo quy luật rõ ràng. Và lẽ ra tiếng Việt của thời kỹ thuật số thế kỷ XXI ắt đã có thể vươn ra thế giới chiếm ngôi vương đạo nếu một vũ khí tối thượng trong chính tả tiếng Việt ở miền Nam trước năm 1975 đã không bị triệt bỏ. Vũ khí ấy nếu tái sử dụng sẽ đáp ứng ngay yêu cầu dịch thuật điện tử, một cách để làm người nước ngoài học tiếng Việt nhanh hơn, và người Việt nắm các ngôn ngữ chính khác trên thế giới nhanh hơn.

B) Những Dẫn Chứng Từ Máy Dịch Việt-Anh Tự Động Của Google

Khi nói đến dịch thuật điện tử, người ta liên tưởng ngay đến các máy dịch thuật tự động của các đại gia truyền thông kỹ thuật số thời hiện đại như Google cùng rất nhiều những trang web cung ứng dịch vụ dịch thuật miễn phí khác. Nhưng những dẫn chứng sau đây cho thấy thật sự tiếng Việt đã khó lòng đủ “trong sáng” vì thiếu các mã khóa – tức vũ khí tối thượng của ngôn ngữ – để được nhận diện.

1- Thí dụ 1 và 2: vài câu giản dị trong bộ truyên Phong Thần:

A1aA1b

2- Thí dụ 3: đến các nội dung nghiêm túc, hàn lâm:

A1c

3- Thí dụ 4, 5 và 6:  các bài viết trên Emotino.com cũng nào tránh được vạ lây từ máy dịch thuật quá chuẩn xác của Google, thí dụ như bài Sài Gòn Thanh Lịch  và bài Đất Lành: Chim Đậu. Chim Đậu: Đất Có Còn Lành đều của Hoàng Hữu Phước:

A1dA1eA1f

C) Vũ Khí Tối Thượng Của Tiếng Việt Cho Thời Đại Số Thế Kỷ XXI

Nhưng điều gì đã cản trở khiến cho máy dịch thuật điện tử trên toàn cầu phải “bó tay” với tiếng Việt?  Đó là do sự vất bỏ dấu gạch nối luôn được dùng tại miền Nam trước ngày Giải Phóng hoàn toàn Miền Nam năm 1975 (tất nhiên, dấu gạch nối này không phải là dấu gạch nối kiểu dùng như trong cụm từ “Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”.

1- Dấu Gạch Nối

Dấu gạch nối đặc biệt giữ cho tiếng Việt được trong sáng đó là dấu nối các chữ của cùng một từ lại với nhau. Do đặc điểm của tiếng Tây là đa âm và tiếng Việt là đơn âm, dấu gạch nối trở thành công cụ biến tiếng Việt dễ được nhận diện ngang hàng với tiếng Anh hay Pháp, v.v., chẳng hạn:

A1g

Máy dịch có thể qua công cụ dấu gạch nối có thể nhận diện ngay “anh-hùng” là một từ duy nhất của tiếng Việt cũng như nhận diện ngay “counterrevolutionary” là một từ duy nhất khác của tiếng Anh. Nhưng nếu là “anh hùng” thì đương nhiên máy dịch sẽ trước hết xem đó là một cụm gồm hai từ riêng rẻ rồi võ đoán cho ra bao điều khiến nhiễu thông tin, thí dụ như dưới đây:

A1h

Đó là chưa kể tên của người Việt đã không còn thuận lợi khi chuyển sang tiếng Anh: thí dụ đối với những yêu cầu ghi tên họ không cần ghi chữ lót, thì Hoàng-Hữu-Phước vẫn là Hoang-Huu-Phuoc trong tiếng Anh, hoặc Hoàng Hữu-Phước sẽ thành Huu-Phuoc Hoang và được gọi là Mr Huu-Phuoc; trong khi với việc loại bỏ dấu gạch nối, Hoàng Hữu Phước sẽ chỉ là Phuoc Hoang, loại bỏ hẵn chữ Hữu. Đặc biệt với tên có hơn ba chữ thì rõ ràng sẽ gặp bất lợi, chẳng hạn Trần Hoàng Việt Nam Quốc, nếu là Trần Hoàng Việt-Nam-Quốc với Trần là họ, Hoàng là từ lót, và Việt-Nam-Quốc là tên gọi, thì việc chuyển sang Tiếng Anh sẽ là Viet-Nam-Quoc Hoang Tran (hay Viet-Nam-Quoc Tran-Hoang với Trần-Hoàng là họ kép, không có tên lót), giúp lưu giữ giá trị tu từ ngữ nghĩa của tên gọi gốc mang tính tự hào gia tộc đặc thù và tâm l‎ý tình cảm thay vì biến thành giản lược tự nhiên thành Quoc Tran và loại bỏ hoàn toàn những ba từ còn lại. Ngoài ra, còn điểm tương đồng là rất nhiều tên gọi của người Âu Mỹ vẫn có sự tồn tại của dấu gạch nối làm dấu tích của thế gia vọng tộc như các họ tộc Anstruther-Gough-Calthorpe, Cave-Browne-Cave, Elliot-Murray-Kynynmound, Heathcote-Drummond-Willoughby, Vane-Tempest-Stewart, hay Hepburn-Stuart-Forbes-Tresfusis, v.v . trong đó, có đến từ ba đến bốn từ kết nối lại thành Họ, và phải thêm tên cùng chữ lót – có khi lại là cụm từ có gạch nối khác – để cho ra tên đầy đủ thật dài, thí dụ như Nancy Jane Marie Heathcote-Drummond-Willoughby, nữ Nam Tước đời thứ 28 của dòng họ Heathcote-Drummond-Willoughby, hay Edward Montagu Stuart Granville Montagu-Stuart-Wortley-Mackenzie, Bá Tước Thứ Nhất Vùng Wharncliffe Vương quốc Anh thế kỷ XIX.

Do dấu gạch nối liên kết những phần của một từ chung duy nhất đã không còn được sử dụng, tiếng Việt ngày nay chỉ còn là những từ rời rạc được gom lại thành câu mà chỉ riêng người Việt hiểu nghĩa, còn du học sinh nước ngoài phải gần như thuộc lòng các cụm từ thân quen, khó đạt trình độ sáng tác thơ văn tiếng Việt – trong khi nhiều người Việt sáng tác thơ văn tiếng Anh hay Pháp thật dễ dàng, còn tất cả các bộ óc điện tử trên thế giới không sao diễn dịch đúng văn bản tiếng Việt ra ngôn ngữ khác.

2- Vấn Nạn Một Số Phận

Tôi vẫn còn nhớ sự khó chịu và cảm giác bực dọc của Ba tôi, của Chị Hai tôi, và của tôi khi đọc số báo đầu tiên ở Sài Gòn sau ngày 30/4/1975 lịch sử không thấy có các dấu gạch nối. Lúc ấy, tôi biết mình phải làm gì: tập viết không có dấu gạch nối kẻo có ngày phải ra khỏi trường đại học vì viết tiếng Việt không ai giống. Thủa ấy, làm gì có computer, làm gì có digital media. Tất cả đều chân phương như những gì các chữ cái bằng hợp kim của máy đánh chữ bập xuống trang giấy A4 ố vàng đầy cát bẩn của thời gian khổ dưới sự cấm vận tàn độc của Hoa Kỳ. Nhưng tôi đã nói với mấy đứa em rằng tiếng Việt sẽ hỗn loạn vì giềng mối gắn kết không còn. Ấy vậy mà sự thể lại y như vậy khi thời đại digital đến và tiếng Việt không thể tương hợp với các máy dịch thuật điện tử ngày nay.

Tất nhiên, khó có còn ai nhớ đến dấu gạch nối đã từng tồn tại như một thứ mật mã Da Vinci ngàn xưa đến ngày nay mới giải nguồn thánh tích, và cũng chẳng ai hay dấu gạch nối đã bị âm thầm nhưng nhanh chóng gạch bỏ khỏi đời sống ngôn ngữ Việt văn hoa. Trong sự sung sướng tột cùng của đa số trong ngày giải phóng, và trong sự hoảng loạn dày xéo nhau trong khiếp sợ của một thiểu số khác, cả hai thái cực quá mạnh mẽ đã làm tan biến đi sự lưu ý đến sự biến mất của một dấu gạch nối cỏn con như một insignificant nonentity – sự tồn tại vô nghĩa lý. Và cuộc sống vẫn tiếp diễn, chứng kiến bao đổi thay với những kỳ công và kỳ tích cả thế giới phải cúi chào trân trọng.

Song, trong tôi vẫn đau đáu một nỗi niềm vọng cổ về dấu gạch nối ngày xưa Hoàng Thị.

D) Phát Triển Tiếng Việt Toàn Cầu

Trên thế giới có nhiều người học tiếng Việt. Vào những năm 1960 ba tôi đi làm hay đem về cho tôi những quyển Thế Giới Tự Do của Mỹ in bằng tiếng Việt, và tôi đã đọc những bài viết về đông đảo sinh viên Mỹ theo học các lớp tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Miến Điện (tức Burma thủa ấy hay Myanmar ngày nay), v.v và v.v. để dễ kiếm việc trong ngành ngoại giao, an ninh tình báo, hay công tác hoặc giảng dạy ngoài nước. Họ học tại Mỹ – tất nhiên. Một sự khôn ngoan: đem tiếng họ sang chư hầu để gây ảnh hưởng văn hóa với tầng lớp trên trước ở nước sở tại, và học tiếng sở tại để nắm và kiểm soát những người còn lại thuộc tầng lớp không vói được đến tiện nghi văn hóa và ngôn ngữ mẫu quốc. Ngày nay còn nói như trên đã là lạc hậu vì toàn cầu hóa và suy thoái kinh tế mới là những vấn đề của ngày nay và mai sau. Việt Nam không thể như Trung Quốc biến chữ Tàu thành một trong những ngôn ngữ chính thức được dùng ở Liên Hợp Quốc bằng cách để dân có mặt đông đảo ở mọi ngóc ngách của hành tinh. Nhưng Việt Nam vẫn có thể biến tiếng Việt ngày càng được nhiều người học hơn, học nhanh hơn, học với sự sáng tạo và tầm sử dụng rộng hơn và chủ động hơn, để sử dụng chiến thuật “từ đồ dần dà” phát triển tiếng Việt trên toàn thế giới trong hệ thống khoa học, chuẩn hóa, tương thích với các công cụ thời kỹ thuật số.

E) Lời Kết

Dù cho dấu gạch nối có được khôi phục để đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật số hay không, dấu gạch nối vẫn sẽ như một nét đẹp điểm tô từng cụm từ tiếng Việt, như một chân phương, thẳng ngay, đoàn kết, minh bạch, sắt son, sang cả như ngọc châu chạm trổ, và bình dị như vốn có. Mong sao sẽ được nhìn thấy dấu gạch nối thân quen đã hơn ba mươi năm trời xa cách.

Dấu gạch-nối ơi, ta trông-chờ mi đến mõi-mòn, da-diết, như trang quân-tử nơi sơn-trang đội thời-gian nhìn khách thế-nhân qua, đợi-chờ người lữ-thứ đem đến một tin vui của hân-hoan và hạnh-phúc từ thục-nữ thuyền-quyên chốn hoa-lệ kinh-thành.

Hoàng-Hữu-Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Thành-phố Hồ-Chí-Minh, Việt-Nam.

Tham khảo:

Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt-Anh Và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt . Tham luận của Thạc sĩ Hoàng Hữu Phước tại Hội Thảo Khoa Học Toàn Quốc “Phát Triển và Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt Trong Thời Kỳ Hội Nhập Quốc Tế Hiện Nay”  tổ chức ngày 18/6/2010 tại Tp Hồ Chí Minh. Được post trên Emotino.com: http://www.emotino.com/bai-viet/18679/giao-thoa-ngon-ngu-vietanh-va-thuc-chat-van-de-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet, và đăng lại tại blog hoanghuuphuocthamluan ngày 05-3-2013 ở http://hoanghuuphuocthamluan.blog.com/2013/03/05/tham-lu%E1%BA%ACn-giao-thoa-ngon-ng%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t-anh-va-th%E1%BB%B1c-ch%E1%BA%A5t-v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-gi%E1%BB%AF-gin-s%E1%BB%B1-trong-sang-c%E1%BB%A7a-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t/

Chống Cộng

Hoàng Hữu Phước, MIB

Trong tiếng Anh, tiếp đầu ngữ (prefix) anti được thêm vào trước từ nào là có ngay từ mới mang ý chống lại, ngược với, nội dung của từ ấy (chưa kể anti mang cả nghĩa “thay thế”, chẳng hạn Christ là Chúa Jesus và Anti-Christ được dùng hai lần trong Kinh Thánh mang nghĩa kẻ giả danh Chúa và do đó “cùng phe” với “quỷ”). Vì vậy, thế giới Âu Mỹ mới có các từ anticapitalism, antiglobalism, antisocialism,và antiterrorism (còn được viết theo cách anti-capitalism, anti-globalism, anti-socialism, anti-terorism) mà người Việt do áp đặt một từ duy nhất là “chống” cho đầu anti cộng với một từ duy nhất là “chủ nghĩa” cho đuôi ism nên dịch thành chống chủ nghĩa tư bản, chống chủ nghĩa toàn cầu hóa, chống chủ nghĩa xã hội,chống chủ nghĩa khủng bố. Đây là cách dịch sai vì nếu chủ nghĩa là một triết thuyết thì không bao giờ có những cái chủ nghĩa vừa nêu ấy.

Bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy trong các tác phẩm – kể cả trang mạng hàn lâm – của các giáo sư tiến sĩ từ Novara, Oxford, Portoroz, Bern, Punaauia đến Zürich, v.v., về những nỗi muộn phiền đối với những vấn đề tư duy từ hai thế kỷ nay liên quan đến các tranh luận có trọng tâm chính trị và xã hội nhưng theo cùng khuôn khổ xơ cứng khiến tư duy cứ như trong vòng tròn lẩn quẩn dẫn đến sự nghèo nàn dẫm chân tại chỗ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn – như trong trường hợp của chính trị học, xã hội học, và kinh tế học. Nếu dựa vào sự tranh luận hàn lâm của các bậc học giả uyên bác này đối với duy chỉ bốn nhóm đối kháng của Capitalism – Anticapitalism, Globalism – Antiglobalism, Socialism – Antisocialism, và Terrorism – Antiterrorism qua các biên khảo về Các Hình Thái Chủ Nghĩa Nhà Nước thì người ta hoàn toàn không thấy có thêm nhóm nào đứng hàng thứ năm để mang dòng chữ Communism – Anticommunism (tiếng Việt luôn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản và Chống Chủ nghĩa Cộng sản gọi tắt là Chống Cộng) cả.

Trước khi nói về “Chống Cộng”, tôi xin lướt qua về một số khái niệm vừa hàn lâm vừa thực tế lịch sử vừa về ngữ nghĩa chính xác của các thuật ngữ trên như sau, còn nội dung thuần triết học sẽ được đào sâu trong một bài viết khác:

1- Từ “Capitalism” (tiếng Việt hay dùng: “Chủ nghĩa tư bản”) thuộc phạm trù kinh tế chứ không phải thuần chính trị, và không do bất kỳ ai trong ba nhà kinh tế lừng danh của lịch sử nhân loại là Adam Smith, David Ricardo và Karl Marx sáng tạo ra – cho dù Karl Marx trong các tác phẩm vĩ đại của mình thường xuyên dùng các từ “capital” (tư bản) và “capitalist” (nhà tư bản). Cha đẻ của từ capitalism được cho là Werner Sombart qua tác phẩm tựa đề Der Moderne Kapitalismus (Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Đại) ấn hành năm 1902, nói về căn nguyên của “chủ nghĩa” tư bản từ thời cổ xưa cho đến tận ngày nay, mà ông đã chú giải như một hình thái tổ chức kinh tế trên cơ sở trao đổi theo đó hai nhóm người khác nhau gồm chủ nhân ông của các phương tiện sản xuất và các người lao động không có của cải cùng hợp tác với nhau trong quy trình sản xuất có sự tham dự của thị trường. Từ Capitalism sau đó cũng được ông sử dụng trong các tác phẩm khác như Der Bourgeois năm 1913, v.v.

2- Từ Anticapitalism: người Việt đã dịch sai thành Chống Chủ Nghĩa Tư Bản vì đây hoàn toàn không phải phong trào mang tính ý thức hệ chính trị do các lãnh đạo cộng sản hay những người thân Cộng tạo ra hay xách động, mà những vị này cũng không chống cái gọi là chủ nghĩa tư bản như một thể chế chính trị đối kháng, hoặc như một hệ thống triết thuyết. Anticapitalism được ví như tương đồng với Neo-mercantilism (Tân “Chủ nghĩa” Trọng Thương) và xuất phát từ nội tình chính các nước tư bản. Các cuộc xuống đường bạo loạn căng thẳng ở các nước Tây Âu vài năm qua đều căng biểu ngữ Anticapitalism để chống việc nhà nước bỏ tiền ra cho EU…cưu mang mấy nước thành viên lụn bại phá sản về kinh tế, hoặc khi bị sa thải hàng loạt khiến mất công ăn việc làm. Họ nào có chống cái gọi là chủ nghĩa tư bản. Họ chống chuyện ruồi bu vác tù và hàng tổng của nhà nước.

3- Từ Antisocialism: người Việt đã dịch sai thành Chống Chủ Nghĩa Xã Hội vì đây hoàn toàn không phải phong trào mang tính ý thức hệ chính trị do các nhúm chống chủ nghĩa cộng sản tạo ra hay xách động, mà những vị này cũng không tài cán gì về phương diện hàn lâm để có thể đẻ ra bất kỳ học thuyết dày cộm nào hầu chống lại một chủ thuyết tầm cở như Chủ nghĩa Cộng sản hay…Chủ nghĩa Xã hội. Socialism và Anti-socialism chỉ là sự đối kháng suốt hai thế kỷ XIX và XX giữa các đảng cánh tả và cánh hữu chốn nghị trường quốc hội các nước tư bản. Socialsim khi mang tính thể chế nhà nước độc đoán thì lại liên quan đến các nước tư bản Phát-xít Ý (Italian Fascism) và Quốc Xã Đức (German National Socialism – Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Gia Đức). Ngay tại Hà Lan, phong trào phát-xít của Anton Mussert cũng mang tên Nationaal-Socialistische Beweging. Do đó, từ socialism này rất khác với chủ nghĩa xã hội socialism của Việt Nam. Vậy, Anti-socialism là chống mấy anh tư bản phát-xít và quốc xã hay chống anh cộng sản mà phát-xít và quốc xã đã ra tay tàn sát nhưng thất bại chua cay? Lịch sử hiện đại của hình thái chủ nghĩa nhà nước tại Châu Âu có nêu cặp đối kháng giữa socialismfascism, cho socialism cái danh well-mannered statism (chủ nghĩa nhà nước tốt, “biết điều”) và gán cho fascism cái tên violent statism (chủ nghĩa nhà nước bạo lực). Như vậy có thể kết luận: các nhóm chống Cộng ở hải ngoại chỉ chống phát-xít và quốc xã, chứ không chống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vì chỉ có kẻ ngu đần mới chường mặt ra thanh thiên bạch nhật giương biểu ngữ chống nhà nước well-mannered.

4- Từ Antiterrorism: người Việt đã dịch thành Chống Chủ Nghĩa Khủng Bố. Có điều thú vị là từ terrorism (chủ nghĩa khủng bố) được phe Âu Mỹ sinh ra để dùng thay thế từ commmunism (chủ nghĩa cộng sản) do thấy từ communism không còn có thể bị họ tiếp tục bôi bẩn với các ý nghĩa tàn bạo, cực đoan, hà khắc, lạc hậu, và thất bại, vì sự thật đã hoàn toàn ngược lại: (a) có những quốc gia cộng sản quá hùng mạnh về kinh tế và khoa học, (b) có những quốc gia cộng sản đã hết là cộng sản nhưng Âu Mỹ vẫn chống tới cùng, (c) có những quốc gia cộng sản vẫn đang là cộng sản nhưng có khả năng là những đồng minh đáng nể, và (d) có những quốc gia tư bản trở thành khủng khiếp đối với thế giới Âu Mỹ. Điều này cho thấy Âu Mỹ đã không bao giờ còn dùng đến từ “chống Cộng”. Và trên cơ sở ngữ nghĩa hiện đại của từ ngữ mới toanh terrorism thì giới học giả Âu Mỹ cho rằng việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima (80.000 người chết) và Nagasaki (40.000 người chết) rõ ràng là hành động khủng bố, ngay cả việc rải mưa bom giết người như rạ ở Coventry (Anh Quốc) và Dresden (Đức Quốc) trong Đệ Nhị Thế Chiến cũng bị gọi đích danh là hành động khủng bố, bất kể đó là do sự tấn công của Đức hay của Mỹ và đồng minh Mỹ dội vào Đức. (Ghi chú thêm về từ gốc Terror tức khủng bố trong tiếng Anh: lịch sử từng dùng từ này như Thời Khủng Bố từ 9-1793 đến 7-1794 tại Pháp đã xử tử 17.000 người theo thống kê chính thức, không kể vô số chết trước khi xét xử; và Cách Mạng Hoa Kỳ cũng không thoát được danh Khủng Bố trong thế giới sử).

Như vậy, có thể nói rằng

1- Chủ nghĩa Cộng sản không nằm trong 4 nhóm đối kháng của các học giả hàn lâm Âu Mỹ nên không có đối trọng của nó là Chống Cộng.

2- Chủ nghĩa Cộng sản không là một hình thái cai trị của nhà nước mà là một đối trọng về kinh tế mới hơn so với hình thái kinh tế tư bản đã có từ lâu trước đó và bộc lộ nhiều khiếm khuyết

3- Thế giới Âu Mỹ không còn chống Cộng vì đã nhận ra (a) nhờ những đấu tranh giai cấphạch tội trong biện thuyết của Karl Marx mà thế giới tư bản rút kinh nghiệm để trở nên tốt đẹp hơn; (b) những miêu tả tiêu cực về phe cộng sản như khát máu, lạc hậu, cực đoan, hà khắc, v.v. đã được chứng minh là sai hoàn toàn; (c) một nước cộng sản dù trở thành tư bản như Nga vẫn mãi là đối thủ Âu Mỹ phải tiêu diệt, vì vậy trên thực chất chỉ có Chống Nga chứ không có Chống Cộng; và (d) chủ nghĩa cộng sản thuộc phạm trù ý thức hệ, do đó chỉ được chống bởi một hệ thống triết thuyết mới hơn, trong khi lãnh đạo Âu Mỹ vừa không thể có khả năng sản sinh ra bất kỳ học thuyết kinh tế mới nào khác, vừa không ngu để ủng hộ sự sinh sản chủ thuyết kinh tế mới nào đó vì nó đồng nghĩa với việc chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản.

Các nhóm đang tồn tại ở hải ngoại chống Cộng sản Việt Nam phải có can đảm đổi tên thành Chống Việt Nam cho giống với Mỹ Quốc chống Nga chứ không còn chống Cộng sản Nga.

Phải đổi tên vì muốn chống Cộng sản phải có đủ tài trí sản sinh ra một học thuyết kinh tế ưu việt mới để chống lại hệ tư tưởng của Karl Marx. Chống Cộng sản nào phải là vác loa và viết blog nheo nhéo chửi rủa cộng sản, dựng chuyện điêu ngoa bôi nhọ cộng sản. Chống Cộng sản là công việc độc quyền của các triết gia và các nhà kinh tế học ngấp nghé giải Nobel, không bao giờ là của những người không thuộc hàng học giả và chỉ biết chửi tục. Phải can đảm vì khi đổi tên thành Chống Việt, cả thế giới sẽ nhạo báng rằng người Việt mà chống nước Việt thật quả là sự suy đồi tâm thức chỉ có nơi người gốc Việt. Phải đổi tên vì đừng để Âu Mỹ ra tay trừng phạt nhằm diệt trừ hậu hoạn vì tưởng lầm rằng những người chống Cộng ắt đang manh nha cái gọi là học thuyết kinh tế ưu việt mới nhằm lật đổ ngay cả các thể chế kinh tế chính trị hiện nay của các cường quốc Âu Mỹ.

Phải ngưng ngay các cụm từ rẻ tiền, lạc hậu, quê mùa, luôn được các cụ già hải ngoại chống Cộng dùng như điêu linh, khát máu, lạc hậu, bần cùng, tàn ác, v.v., để đừng chọc giận Mỹ vì Mỹ bảo các cụm từ đó Mỹ dành độc quyền cho Khủng Bố, và vì Mỹ đã nhận ra cái tốt đẹp, chơi được, của các nước cộng sản thuộc hình thái nhà nước tốt đẹp biết điều well-mannered statism.

Chống Cộng đã không cón tồn tại trong thế giới văn minh.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tàu Hứa Không Xâm Lược Các Nước Láng Giềng

– Thời Sự Trào Phúng –

Hoàng Hữu Phước, MIB

Vừa qua, tại cuộc gặp không chính thức ở Diễn Đàn Xiangshan (phát âm tương tự “xáng sàn”) giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Tàu với Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước khối ASEAN tại thủ đô Bắc Kinh của Tàu, Bộ trưởng Quốc phòng Tàu Chang Wanquan (phát âm tương tự “chẳng vận quần”) tuyên bố rằng Tàu hứa không xâm lược các nước láng giềng. Trước khi lột trần tuyên bố này, tôi xin nhắc lại vấn đề ngôn ngữ sau mà trong bài Ai Đẻ Ra Tập Cận Bình đăng trên blog này ngày 25-7-2014 cũng như trong nhiều bài viết khác tôi đã từng nói rõ.

Trước hết đó là vấn đề nguyên tắc trên toàn thế giới văn minh: không bao giờ dịch nghĩa tên riêng từ tiếng nước khác sang tiếng nước mình. Nước Ivory Coast là nước Ivory Coast; dịch thành nước Bờ Biển Ngà dứt khoát là điều xằng bậy. Người Anh không bao giờ gọi Hồ Chủ Tịch là President Bright và tất nhiên họ không ngu đến độ cố gắng dịch họ Nguyễn ra tiếng Anh – chẳng hạn thành chữ XYZ nào đó để từ đó dịch Nguyễn Ái Quốc thành tiếng Anh XYZ Patriot. Tóm lại: tên riêng rất có thể có ý nghĩa nào đó nhưng nguyên tắc ngôn ngữ toàn thế giới văn minh có văn hóa cao là không bao giờ được phép dịch tên riêng tiếng nước khác ra tiếng nước mình.

Thứ đến, tên riêng trong một ngôn ngữ có thể được viết

a- Theo các mẫu tự tiếng Anh nếu ngôn ngữ khác có dùng tương tự bảng mẫu tự an-pha-bê: thí dụ Hồ Chí Minh có thể dược viết thành Ho Chi Minh trong tiếng Anh nghĩa là đơn giản lập lại y nguyên sau khi loại bỏ hết mấy dấu thanh mà tiếng Anh không có như sắc-huyền-hỏi-ngã (còn do người Nga không thể phát âm được các âm Hờ, Chờ, Inh nên họ bó tay, phải viết tên riêng Hồ Chí Minh ở tiếng Nga có cách phát âm là Khô Si Min – thậm chí do văn phạm tiếng Nga dùng từ đến 6 cách nên Khô Si Min còn biến thành Khô Si Min Na, Khô Si Min Nu, Khô Si Min Nhe, v.v.) – đây là lý do tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng khi viết một tên riêng từ ngôn ngữ khác bất kỳ để sử dụng thuận tiện chung trên toàn cầu; hoặc

b- Theo phiên âm của tiếng Anh khi chuyển một tên riêng của ngôn ngữ nào khác có kiểu mẫu tự không theo mẫu tự an-pha-bê tức ABC như tiếng Anh: thí dụ người Anh nhìn chữ lăng quăng của Nga và chữ quẹt qua quẹt lại của Tàu thì không biết ra sao nên phải lắng nghe người Nga người Tàu phát âm rồi dựa theo cái nghe được mà viết ra, nên khi nghe người Nga phát âm tên thủ đô nước họ là “mốt xơ cơ vơ” với âm “vơ” nhẹ như gió thoảng khiến khó phân biệt giữa “vơ” và “quơ” thì chế ra từ Moscow, còn nghe người Tàu phát âm tên thủ đô Tàu thì chế ra từ tiếng Anh Beijing trong khi người Tàu ban đầu còn dảy nảy không chịu và tự dùng tiếng Anh riêng là Peking thì sau này cũng phải chịu phép vì Peking cũng chả ai trên thế giới quan tâm sử dụng.

Về từ Bắc Kinh trong tiếng Việt, dường như Việt Nam đã đúng vì Bắc Kinh phát âm giống tiếng Anh của PekingBeijing nghĩa là lỗ tai của người Việt giống lỗ tai của người Anh và do đó giống lỗ tai của nhân loại.

Tuy nhiên, khi viết tên riêng của một nhân vật lãnh đạo Tàu nào đó thì dường như lỗ tai của người hay nhóm người chịu trách nhiệm cung cấp cho báo chí cách viết tên thống nhất lại có thính lực rất khác với phần còn lại của nhân loại. Trong khi học giả Anh dỏng tai lên lắng nghe phát âm tiếng Tàu của tên riêng của Chủ tịch nước Tàu rồi dùng tiếng Anh cho ra chữ Xi Jinping thì thay vì viết y tiếng Anh hoặc viết tiếng Việt là Xí Dính Bình thì lại cho ra từ Tập Cận Bình quái lạ, cứ như thể lịch sự muốn giữ thể diện cho ông Tàu Xi Jinping (né sự liên tưởng đến “xấu xí” và “dính dơ”) vậy. Tương tự, Hồ Cẩm Đào là cách Việt Nam giữ thể diện cho Hu Zintao (tức Hù Dính Táo, rất có thể khiến liên tưởng đến “táo bón”) để chống lại giới học giả Anh quốc, khiến các học giả Anh quốc nào biết tiếng Việt sẽ bó tay không hiểu Việt Nam muốn nói đến lãnh đạo Tàu nào.

Tương tự, ông Bộ trưởng Quốc phòng Tàu có tên Tàu được phát âm ra sao đó mà học giả Anh viết tiếng Anh thành Chang Wanquan thì lẽ ra tiếng Việt phải chứng minh có nghe tương tự và viết thành Chang Van Quan hoặc nếu né cái Chằng Vận Quần thì có thể tử tế gọi là Chấn Văn Quân cho hòa âm cùng thế giới, thì đàng này lại mỹ-miều-hóa thành Thường Vạn Toàn, còn Diễn Đàn Xiangshan thì thay vì viết Xang San lại sơn-phết-hóa thành Hương Sơn như hiện đang sử dụng trên tất cả các báo Việt Nam. Thường Vạn Toàn ư? Thường thì y làm vạn việc sẽ toàn vẹn cả vạn việc ư? Kể cả xâm lược Việt Nam ư? Ban cho một thằng Tàu một cái tên tiếng Việt tuyệt hảo như thế rõ là một sự ngu xuẩn.

Do khẳng định tôi không có lỗ tai khác nhân loại, trong bài viết này tôi không gọi Bộ trưởng Quốc phòng Tàu là Thường Vạn Toàn mà gọi y như cách người Anh viết là Chang Wanquan hoặc như cách tôi thực sự nghe từ tiếng Anh rồi Việt Hóa thành Chẳng Vận Quần hay Chán Vận Quần để có sự tương đồng hòa hợp giữa Chang WanquanChẳng Vận Quần, chưa kể tránh được một lúc hai lỗi của (a) vô văn minh của dịch thuật tên riêng và (b) chọc giận các ông Tàu vì dám làm cha mẹ mấy ổng khi tự tiện đặt tên Việt cho mấy ổng.

*********

Trở lại chủ đề chính vốn bị độ dài của các đoạn trên biến thành phụ, những tuyên bố của ông Chang Wanquan hoàn toàn vô nghĩa. Chang Wanquan nói Tàu sẽ không xâm lược các nước láng giềng. Tất nhiên, Tàu không bao giờ xâm lược ai vì Tàu chỉ bảo vệ những lãnh thổ mà Tàu cho là của Tàu, chẳng hạn Tàu nói Hoàng Sa là của Tàu, Tàu nói Trường Sa là của Tàu, Tàu nói Philippines là của Tàu, Tàu nói Malaysia là của Tàu, và Tàu nói Indonesia cũng là của Tàu tuốt. Tàu chẳng xâm lược ai cả. Tàu chỉ cần tuyên bố “đó là của Ngộ” thì ai mà bén mảng đến thì Tàu sẽ la toáng lên “Ngộ tả lị xảy à!” Thậm chí Tàu có thể khóc với Liên Hợp Quốc rằng mấy nước quanh Biển Đông bắt nạt Tàu nên Tàu buộc phải kêu gọi dân Tàu vùng lên chống quân thù xâm lược để bảo vệ quê hương Tàu.

Tổ tiên Chan Wanquan đã từng có mặt ở nước Nam thời Bà Triệu vì sử có ghi rằng bọn Tàu chẳng mặc quần (tiếng Việt miền Bắc gọi là chẳng vận quần) khi đánh nhau với quân Bà Triệu.

Chan Wanquan sẽ không xâm lược các nước láng giềng, vì sợ bị đánh te tua tháo chạy về Tàu trong tư thế chẳng mặc quần.

Nhưng Tàu cứ vẫn gào lên rằng đảo này, lãnh thổ nọ là của Tàu rồi ngang nhiên kéo đến ở, để xem có ai dám làm gì không. Đảo thì bé tí tẹo, Tàu chỉ đem tí teo quân giả dạng dân lành đến giữ, thì ai đem ít binh đến cự sẽ bị thua, còn ai đem đại binh đến thì rõ là dại vì bỏ trống đất nước dồn binh vào chỗ nhỏ để bị diệt tiêu, tạo thời cơ cho dân Tàu ùn ùn kéo đến nhập hộ khẩu.

Nếu chẩng ai dám làm gì thì Tàu khoe “Đấy, thấy chưa? Của Ngộ mà! Chân lý luôn thắng mờ! Người ngay luôn gặp phúc mờ! Hảo lớ! Hảo lớ!

Còn nếu ai đó dám làm gì thì Tàu khóc “Bớ Liên Hợp Quốc ôi! Các con cọp lân bang xâm lược xúm lại cắn xé con rồng của tại hạ, đàn áp hai tỷ dân ít ỏi bị phù thủng to đùng của tại hạ! Xin Hội Đồng Bảo An ra uy trấn áp kẻ gian tà, ban Nghị Quyết cấm vận bọn cọp hung dữ ấy, đem thái bình cho bá tánh. Trong khi chờ đợi đại binh cứu khổn phò nguy của chư vị quần hùng, tại hạ sẽ với sức mỏn hơi tàn cùng Cái Bang quơ đả cẩu bổng chèo tay hàng không mẫu hạm ra bắn pháo hoa, đổ mực tàu, quăng giấy cuộn, và ném thư pháp cố gắng chống ngăn gót giày xâm lược của ngoại bang.

Ô hô! Ô hô! Đúng là Tàu. Tàu Tàu luôn.

Lăng Tần Hoàng Hữu Phước

Ghi chú:

1) Ai Đẻ Ra “Tập Cận Bình” Bài viết đăng ngày 25-7-2014 trên blog này

2) Cái bang: hành khất, ăn xin

3) Đả cẩu bổng: gậy xua chó của cái bang

4) Tàu: tiếng lóng của tiếng Việt miền Nam (tao tàu mày luôn = tao sợ mày luôn)

Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Góp Ý Cho Dự Thảo “Luật Báo Chí (Sửa Đổi)”

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2015

Kính gởi: Chủ Tịch Quốc Hội

Bản sao kính gởi:

– Bộ Chính Trị

– Các Phó Chủ Tịch Quốc Hội

– Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội

– Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh

– Tổ Đại Biểu Đơn vị 1 Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh

– Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội

V/v Góp Ý Cho Dự Thảo Luật Báo Chí (Sửa Đổi)

Kính thưa Chủ Tịch:

Tôi là Hoàng Hữu Phước, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, kính có góp ý sau cho Dự Thảo Luật Báo Chí (Sửa Đổi) dự kiến sẽ được đưa ra cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 Quốc Hội Khóa XIII.

Điều 34: Thẻ Nhà Báo

Trước thực tế nhiều chục năm nay Thẻ Nhà Báo không theo thông lệ quốc tế, tôi đề nghị ghi tên họ đầy đủ của nhà báo/phóng viên đúng như tên họ ghi trên Chứng Minh Nhân Dân vì kiểu ghi bút hiệu trên bài viết đăng trên báo cũng như ghi trong thẻ nhà báo là kiểu “nghệ danh” chỉ dành cho những tác giả văn học tức những người không-viết-về-sự-thật.

Ngoài ra, việc ghi tên họ thật sự trên Thẻ Nhà Báo đáp ứng năm yêu cầu sau:

(a) đồng nhất với tất cả các “thẻ” khác như thẻ nhân viên ở tất cả các cơ quan, xí nghiệp, v.v., không tạo ra bất kỳ ngoại lệ nào đối với nhà báo;

(b) cá nhân, địa phương hoặc cơ sở được nhà báo tiếp cận có thể kiểm tra so sánh Chứng Minh Nhân Dân và Thẻ Nhà Báo khi nhà báo đến liên hệ tác nghiệp;

(c) hạn chế việc giả danh nhà báo;

(d) đồng nhất với thực tế áp dụng của các nhà báo nước ngoài là những người chỉ sử dụng tên thật trong các bài đăng báo (nhà báo có đẳng cấp – dù trong lĩnh vực báo in hay báo hình – ở nước ngoài không bao giờ dùng “nghệ danh” hay “bút danh” vì muốn chứng tỏ những gì được viết ra là từ sự thật và bởi con người thật chứ không từ sự tưởng tượng và bởi công cụ người máy); và

(e) nên có phần tiếng Anh cùng in trên thẻ nhà báo cho phù hợp với giao tiếp thời hội nhập.

Kính mong Chủ Tịch quan tâm đến các ý kiến đóng góp trên.

Kính chào trân trọng.

Hoàng Hữu Phước

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII

Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh

Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Góp Ý Cho Dự Thảo “Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc, Và Giáo Dục Trẻ Em (Sửa Đổi)”

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2015

Kính gởi: Chủ Tịch Quốc Hội

Bản sao kính gởi:

– Bộ Chính Trị

– Các Phó Chủ Tịch Quốc Hội

– Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội

– Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh

– Tổ Đại Biểu Đơn vị 1 Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh

– Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội

– Chủ Nhiệm Ủy Ban Văn Hóa, Giáo Dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng

– Chủ Nhiệm Ủy Ban về Các Vấn Đề Xã Hội

V/v Góp Ý Cho Dự Thảo Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc, Và Giáo Dục Trẻ Em (Sửa Đổi)

Kính thưa Chủ Tịch:

Tôi là Hoàng Hữu Phước, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, kính có các góp ý sau cho Dự Thảo Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc, Và Giáo Dục Trẻ Em (Sửa Đổi) dự kiến sẽ được đưa ra cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 Quốc Hội Khóa XIII.

1) Về Điều 40.4

Với nội dung “sống trung thực, khiêm tốn” ở Điều 40.4, tôi đề nghị loại bỏ từ “khiêm tốn” vì “khiêm tốn” hoàn toàn đối nghịch với “trung thực”. Ý nghĩa của “khiêm tốn” đã được tôi phân tích trong bài viết blog của tôi mà tôi xin gởi đính kèm với bức thư này, trong đó có nêu không những sự khác biệt của “khiêm tốn ngoại vi” và “khiêm tốn nội tại” trong tiếng Anh, mà còn sự sai lầm của người Việt trong tôn vinh sự “khiêm tốn”, cũng như dẫn chứng và phân tích của tôi về lý do có sự thay đổi năm 1965 trong lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” vì trong nguyên tác của Người năm 1961 chưa có từ “khiêm tốn”.

2) Về Chương II: Các Quyền Và Bổn Phận Của Trẻ Em

Tôi kính đề nghị thêm một điều khoản về Quyền Lao Động đối với trẻ em có năng khiếu bẩm sinh về khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật, thể dục thể thao, và văn nghệ. Điều này nhằm bảo đảm các em có biệt tài trong các lĩnh vực trên có quyền được lao động với đầy đủ quyền lợi như có hợp đồng lao động; có thù lao tương xứng và bình đẳng với các thành phần lao động khác trong xã hội; có quyền có thu nhập hợp lý từ tài năng của mình trên co sở được ưu tiên về thời gian hợp lý trong thực hiện hợp đồng lao động (người đại diện ký kết hợp đồng là Cha/Mẹ hoặc người Giám hộ trẻ) và điều kiện lao động; và được bảo vệ cao nhất trong lao động.

Kính mong Chủ Tịch quan tâm đến các ý kiến đóng góp trên.

Kính chào trân trọng.

Hoàng Hữu Phước

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII

Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu đính kèm: bài viết Khiêm Nhường của tác giả Hoàng Hữu Phước

Khiêm Tốn

Hoàng Hữu Phước, MIB

Tôi thụ hưởng một nền giáo dục Tây học, theo một ngành thiên hẳn về Tây học khi tài liệu tham khảo toàn học Tây, và trong những ngành nghề mà tôi làm chuyên gia lại có cả ngành thuần Tây là nhân sự. Thế nên tổi hiểu rất rất rõ một điều về đức tính trung thực của người bản lĩnh theo phong cách Tây. Từ nhỏ, qua tài liệu tiếng Anh tôi đã biết khi dự phỏng vấn tuyển dụng, ứng viên Âu Mỹ phải cho người phỏng vấn biết rõ mình có khả năng gì, có thể làm lợi nhuận của công ty gia tăng bao nhiêu phần trăm sau bao nhiêu tháng, v.v., và thậm chí các cẩm nang dạy viết tiếng Anh cũng có những mẫu thư xin việc nêu những nội dung mang tính khẳng định ấy. Điều kỳ lạ là nhiều người Việt Nam cho rằng sự khẳng định đầy chuyên nghiệp của tôi là biểu hiện của sự không khiêm tốn, trong khi tôi chào thua trước kiểu vĩ nhân cực kỳ phóng đại nổ đại bác mà nhiều người Việt sử dụng như “sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu và nhận bất cứ sự phân công nào của tổ chức.” Vài năm đầu sau giải phóng, khi tôi làm hồ sơ tốt nghiệp đại học để nhận phân công, anh lớp trưởng mà tôi đã giúp viết giùm luận án để anh ấy chính thức trở thành giảng viên đại học (tôi không là đoàn viên cộng sản nên dù thầy cô đề nghị giữ tôi lại dạy đại học, trường vẫn không chịu vì không yên tâm với một sinh viên hippie ngoài Đảng ngoài Đoàn như tôi) giật mình khi đọc giòng chữ tôi viết trong hồ sơ (rằng tôi chỉ có một khả năng hạn hẹp duy nhất là dạy Anh Văn từ hệ cao đẳng trở lên, và chỉ có thể dạy hạn hẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh) nên muốn đền ơn tôi bằng cách chạy xin bộ hồ sơ mới rồi tìm tôi năn nỉ tôi viết lại theo kiểu vĩ nhân cực kỳ phóng đại nổ đại bác để lãnh đạo trường không kiếm cớ cho tôi thất nghiệp dài dài vì cái tội học xong mà chẳng … đa tài, phụ lòng Nhà nước. Nhưng tôi nói với anh ấy là tôi không phải vĩ nhân, tôi chỉ làm được mỗi một việc cỏn con “dạy Anh văn hệ từ hệ cao đẳng trở lên” để giúp nước mà thôi, và do đó không dám bỏ đức khiêm nhường để nhận láo rằng mình có thể làm bất kỳ việc gì. Anh ấy chào thua, buồn rầu bỏ đi, và sau đó tôi được Tổ Chức Chính Quyền phân công về dạy ở…Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh do trường này làm đơn xin tôi sau khi đọc hồ sơ bảng điểm của tôi (cùng lúc đó Sở Công An cũng xin tôi về làm công tác an ninh tình báo sau khi đọc hồ sơ rất “thành thật, chân chất, và …cực kỳ khiêm tốn” của tôi). Còn anh ấy được cho đi nước ngoài học, lấy bằng thạc sĩ hay tiến sĩ, về làm lãnh đạo khoa.

Như vậy, bạn thấy đấy, tôi là người trung thực kiểu Tây. Tôi thậm chí còn dạy con tôi rằng khiêm tốn đồng nghĩa với dối trá và tránh né gánh nặng trách nhiệm. Giỏi mà nói mình không giỏi, thế chẳng dối trá là gì, chẳng nhát gan là gì, và chẳng bị đánh rớt bởi những đại gia cỡ Donald Trump là gì. Giỏi mà không nói gì cả, chẳng xung phong nhận các việc gai góc để người khác lao lung còn mình thảnh thơi, thế chẳng né tránh trách nhiệm là gì.

Khiêm tốn đích thực không thể là vấn đề ngoại vi mà là nội tại.

Khi bạn khiêm tốn nội tại, bạn không bao giờ hài lòng với chính mình, tự thấy mình vẫn còn thua kém nên bạn cứ phải học, phải học thêm, học thêm mãi. Khi bạn khiêm tốn nội tại, mỗi khi nghe ai ngợi khen bạn, bạn sẽ chỉ cảm ơn một cách nghiêm trang với nụ cười biết ơn – theo đúng phong cách Tây – rồi nói lảng qua chuyện khác, không nói thêm điều gì có liên quan đến cái kỳ tích mà nhờ nó bạn vừa được khen ấy.

Khi bạn khiêm tốn ngoại vi, bạn chỉ đợi có người khen là bạn lập tức nói câu chót lưỡi đầu môi rằng “có gì đâu, tôi còn phải học hỏi nhiều” cùng nội dung vĩ nhân như “thì tôi chỉ biết làm tốt mọi nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo phân công mà thôi” kèm nội dung rộng-lượng-lễ-độ-kéo-dính-chùm như “cũng nhờ có lãnh đạo luôn động viên, chỉ đạo sát sao, giúp đỡ tận tình” với nụ cười mãn nguyện rồi khai thác thêm các chi tiết liên quan đến kỳ công mà nhờ nó bạn vừa được khen. Khi bạn khiêm tốn ngoại vi, bạn rất vui vẻ khi những người xuất sắc hơn bạn giở cùng chiêu thức “có gì đâu, tôi còn phải học hỏi nhiều” vì khi họ nói như thế, bạn tự nhiên có được cơ hội sánh ngang bằng với họ dưới mắt mọi người.

Tôi dạy học trò của tôi tiếng Tây, trung thực kiểu Tây, tiếp thu mọi cái hay của Tây để làm việc cho Tây hầu kiếm thật nhiều tiền phục vụ Việt Nam và đem sự kính trọng của Tây về cho người Việt, không được xài ngôn ngữ…vĩ nhân kiểu Việt để tránh bị Tây cho rằng mình là siêu nhân superman học nhiều quá nên bị hâm hóa tửng tửng, và khiêm tốn kiểu nội tại theo định nghĩa và định hướng của tôi, nhờ vậy đa số các em đang là những công dân Việt Nam thành đạt, chân chính, không tì vết, được lãnh đạo các công ty nước ngoài nể trọng.

Tóm lại, thưa bạn, tôi không sợ bị cho là không khiêm tốn. Học trò tôi, những công dân đáng kính ấy, luôn nhớ tôi là “anh Thầy” duy nhất mỗi khi gặp câu hỏi hóc búa của sinh viên luôn trả lời (bằng tiếng Anh bình dân đơn giản) rằng “nội dung này Thầy chưa từng nghiên cứu nên mấy em cho Thầy vài ngày tìm tài liệu rồi trả lời vào tuần sau nghen”, trong khi các Thầy Cô khác thì quát lên (bằng tiếng Anh hàn lâm phức tạp) rằng “hãy ngồi xuống, xử sự cho đàng hoàng, sao lại phá phách hỏi tào lao làm mất thì giờ của lớp!”.

Chắc bạn đồng ý với tôi là một khi đã trả lời như trên với sự tôn trọng học trò và với cung cách người phải học, phải học thêm, phải học thêm mãi, tôi sao lại phải sợ bị cho là không khiêm tốn.

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” như lời dạy thiếu niên Việt Nam năm 1961, thiết nghĩ các bạn cần biết một sự thật là Người đã không nêu từ “khiêm tốn” trong năm 1961 ấy mà phải đợi đến năm 1965 từ ngữ ấy mới được bổ sung vào. Nhiều vị cố gắng giải thích nào là Hồ Chủ Tịch thêm vào cho đủ 6 chữ cân đối toàn nội dung của 3 cụm (Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm), nào là Hồ Chủ Tịch thêm vào vì sợ thiếu nhi tự mãn với các kỳ tích đạt được trong thi đua yêu nước sẽ ngưng không phấn đấu nữa. Tôi nghĩ khác, rằng Hồ Chủ Tịch là bậc uyên bác ngôn ngữ tiếng Việt nên làm gì có sự e sợ tức cười như thế, mà ắt sự đắn đo suy nghĩ lâu của Người là do ái ngại ý nghĩa dễ nhầm lẫn của “khiêm tốn” vốn là từ chỉ dành riêng cho người lớn có trình độ hiểu biết cao chứ không phải của trẻ em, và sự chỏi nhau của “khiêm tốn” với “thật thà, dũng cảm”, vì rằng khiêm tốn khiến người ta không dám nói thật về cái giỏi của mình, mà như thế là nói dối tức không “thật thà”, và nhát gan tức không “dũng cảm” nhận mình giỏi; rằng khiêm tốn còn khiến người ta luôn nói mình chưa giỏi khiến toàn bộ công sức giáo dục của Đảng và Nhà nước hóa ra chỉ đào tạo ra những thế hệ công dân không bao giờ giỏi hay sao?

Thật thà khiến người ta nói sự thật rằng mình yếu kém. Thật thà khiến người ta nói sự thật rằng mình xuất sắc.

Dũng cảm khiến người ta dám nói sự thật rằng mình yếu kém. Dũng cảm khiến người ta dám nói sự thật rằng mình xuất sắc.

Chỉ có người trưởng thành có học thức mới phân biệt được rằng “khiêm tốn” là nhận thức ngầm tự thân để bản thân luôn không ngừng phấn đấu hoàn thiện hơn, còn “thật thà, dũng cảm” là sự thể hiện ra bên ngoài, vì thế “khiêm tốn” là cái không thể nghe được, và ai phát âm ra những lời nói khiêm tốn nghĩa là đang hiểu sai về khiêm tốn.

Không ngừng học tập nâng cao tri thức và học hỏi từ người khác ngay cả khi đó là học trò hay nhân viên dưới quyền hoặc người dân nghèo ít học, đó là tư cách người có tâm khiêm tốn và tầm cao khiêm tốn của bậc đạt nhân quân tử đại trượng phu. Khi nhận mình yếu kém hay giỏi giang, đó là thể hiện lòng tự trọng, tính chân thật, và sự dũng cảm của người đoan chính.

Tôi tin chắc rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có liên hệ đến tiếng Anh và tiếng Pháp nên có sự đắn đo suốt 5 năm trước khi quyết định dùng từ khiêm tốn làm lời khuyên bổ sung vào vế chót, ắt với sự tin tưởng rằng những nhà giáo, những đoàn viên thanh niên sẽ biết cách giải thích cặn kẽ cho thiếu nhi và thiếu niên để rèn khiêm tốn nội tại sớm hơn trẻ em nước ngoài. Phân tích thêm trong tiếng Anh bạn sẽ thấy người phương Tây hiểu rất rõ về xảo ngôn và trung ngôn nên tạo ra hai từ modestyhumility khác nhau, trong khi tiếng Việt chỉ có mỗi một từ khiêm tốn (tức khiêm nhường). Modesty là sự thể hiện ra bên ngoài, giả vờ không biết mình giỏi hoặc cố tình nói thấp bản thân mình xuống nhằm mục đích hấp dẫn người khác ngợi khen mình thêm nhiều hơn, và trong nhiều trường hợp là để không trung thực với người khác, nên modesty dính với cách ăn nói, cách ăn mặc và cách ứng xử. Modesty là cái để xã hội nhìn thấy, qua đó đánh giá mỗi một con người, trong khi humility là nhận thức tự thân và có khi rất khắc nghiệt với bản thân, ép bản thân phải lao tâm khổ tứ tìm học cái hay của người khác (y hệt như câu nói của Lenin), vì kính trọng và tôn trọng người khác. Tuy hiện nay ngay cả người Âu Mỹ vẫn chưa phân định rõ ràng sự khác biệt giữa khiêm tốn modestykhiêm tốn humility, nhiều nhân vật tên tuổi như C.S. Lewis vẫn khuyên hãy khiêm tốn humility vì nết này đánh bật khiêm tốn modesty. Ý lớn gặp nhau: tôi nhiều chục năm nay đã nói với học trò và con cháu về khiêm tốn nội tạikhiêm tốn ngoại vi là những từ do tôi chế ra, nay nếu gán khiêm tốn nội tại cho humilitykhiêm tốn ngoại vi cho modesty ắt là cách dịch không phải là không thích hợp.

Nhờ khiêm tốn, tôi đã ép mình không ngừng học tập để thật thàdũng cảm nói rằng các nhà biện thuyết giáo sư nước ngoài vào Việt Nam thuyết trình đã nói sai ra sao.

Nếu bạn gặp người nào khiêm tốn ăn nói kiểu nội tại tôi vừa nêu trên, bạn hãy hỏi thăm vì ắt họ hoặc là học trò ruột của tôi hoặc là học trò ruột của học trò ruột của tôi hoặc là học trò ruột của học trò ruột của học trò ruột của tôi, vì thầy nào trò nấy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú: Bài viết của Hoàng Hữu Phước năm 2011 về Khiêm Tốn đăng lần đầu trên mạng Emotino.com ngày 10-10-2011 (http://www.emotino.com/bai-viet/19329/khiem-ton-tra-loi-cau-hoi-nhay-cam-cua-doc-gia-emotino), đăng lại trên blog Hoàng Hữu Phước Và Thầy Cô ngày 12-3-2013 (http://hoanghuuphuocteachers.blog.com/2013/03/12/khiem-t%e1%bb%91n/), và gần đây nhất là đăng lại ngày 22-02-2015 trên wordpress.com (https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2015/02/22/khiem-ton/

900 Năm Hùng Khí Thần Uy 30/12/1075-30/4/1975

Hoàng Hữu Phước, MIB

30-5-2011 (http://antichina.blog.com/?p=6)

 ThanUy1

Nét Đẹp 1: Thần Uy Tiên Phát Chế Nhân

Sau khi nhận được tin tình báo và phản gián về việc Nhà Tống có những động thái tập trung quân trên toàn tuyến biên giới phía Bắc cho kế hoạch xâm lược nước Nam, Lý Thường Kiệt trở thành vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam dùng kế “đem đại binh đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” chủ động tấn công “thiên triều”, đè bẹp ý chí xâm lược và phá tan uy danh cùng lực lượng quân sự của nhà Tống.

Nét Đẹp 2: Thần Uy Phạt Tống Lộ Bố Văn

Lý Thường Kiệt là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam dương oai diệu võ sử dụng cung cách tất cả các hoàng đế “thiên triều” luôn áp dụng mỗi khi xua quân tràn qua biên giới các tiểu quốc lân bang trong các cuộc Chinh Tây, Tảo Bắc, Bình Nam, Chinh Đông: phát hịch văn bố cáo thị uy thiên hạ các tiểu quốc. Bài hịch văn bố cáo Phạt Tống Lộ Bố Văn phát đi trước đến các vùng lãnh thổ nước Tống như thể Tống là xứ sở man di và Việt vâng mệnh Trời thuận thiên hành đạo ra tay cứu dân Tống, có nội dung phán dạy của đấng bề trên trưởng thượng đầy ngạo mạn như sau:

ThanUy2

Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Lý Thường Kiệt khởi đại binh tấn công vào đất Tống, thực hiện đại cuộc kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, gian nguy bất cứu mạc anh hùng, thấy điều nghĩa hiệp mà không làm thì sao đáng gọi là trang vũ dũng, chứng kiến cảnh dân Tống lầm than mà không ra tay cứu độ thì sao đáng gọi đấng anh hùng. Dân Tống đọc bố cáo bao xiết vui mừng, bày bàn hương án quỳ phục lạy hai bên đường, dâng tặng quân lương, cung cấp đầy đủ thông tin các trận tuyến, đón chào quân đại nghĩa.

Nét Đẹp 3: Thần Uy Viễn Chinh Phạt Tống

Lý Thường Kiệt là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam làm vẻ vang rạng ngời danh tiếng hải quân. Khi đưa hạm đội thủy binh từ Móng Cái đến chiếm Khâm Châu ngày 30/12/1075, Lý Thường Kiệt không phải tốn đến một mũi tên hòn đạn do hiệu quả tuyệt diệu của tổ chức tình báo và phản gián làm quân Tống khiếp đảm đầu hàng, còn toàn bộ tướng lĩnh trấn thủ Khâm Châu đều bị Lý Thường Kiệt bắt sống tại bàn yến tiệc rồi sai quân đem ra xử trảm bêu đầu thị chúng, khai mào cho chiến công bức hạ Liêm Châu chỉ sau đó 3 ngày giết sạch các văn quan võ tướng trấn nhậm Liêm Châu, với sự phối hợp của lục quân trước đó đã làm cỏ tất cả các thành trì, doanh trại Tống quân trên đường tràn sang Phạt Tống. Sau hai tuần bình định vỗ an bá tánh, bắt vạn tù binh vận chuyển tất cả kho tàng chiếm được về nước Việt, Lý Thường Kiệt đưa quân từ Khâm Châu tiến sang tấn công vây hãm Ung Châu, trong khi đạo quân đã triệt hạ Liêm Châu tiến chiếm Bạch Châu chặn đường vận lương tiếp viện của quân Tống. Dù thành trì Ung Châu cực kỳ kiên cố và nhà Tống tập trung toàn lực cứu viện, Lý Thường Kiệt vẫn lấy thủ cấp Tống Tướng Trương Thủ Tiết cùng các đại tướng khác của đoàn quân tiếp cứu như lấy đồ trong túi, và chiếm Ung Châu sau 42 ngày đêm đã viện công đồn. Lý Thường Kiệt bắt tù hàng binh phá tan Ung Châu, san thành bình địa để lấy đá lấp sông chặn thủy lộ, xóa sổ vĩnh viễn một di tích lịch sử trên bản đồ của nhà Tống khiến muôn đời không thể lưu truyền hậu thế. Thừa thắng, Lý Thường Kiệt xua quân khí thế ào ạt đánh chiếm Tân Châu. Quan quân nhà Tống nghe tin vội bỏ thành đào thoát. Quân Nam tiến quân vũ bảo như vào chỗ không người, chiếm đóng cả vùng lãnh thổ mênh mông.

Cuộc hành quân thần tốc của Lý Thường Kiệt nhằm đánh phủ đầu vào đất Tống đại thắng. Lý Thường Kiệt đường bệ rút quân, đem theo vô số tù hàng binh bắt được từ Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu giải về nước Việt cho vào làm phu khai khẩn vùng đất ngày nay là Thanh – Nghệ.

Nét Đẹp 4: Thần Uy Nam Quốc Sơn Hà

Lý Thường Kiệt là vị tướng lĩnh đầu tiên và duy nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam có khả năng lập phòng tuyến chiến lược chặn đứng đoàn quân viễn chinh xâm lược hùng hậu của Nhà Tống chỉ sau 5 tháng kể từ khi ca khúc khải hoàn từ cuộc viễn chinh Phạt Tống. Phòng tuyến Sông Như Nguyệt đã giam chân đại binh báo thù của Tống, làm tiêu hao lực lượng quân Tống đến nỗi khi mừng rỡ nghe lời ngỏ ý giảng hòa do Lý Thường Kiệt ra ân ban tặng, tướng Tống là Quách Quỳ vội vã nhận ngay và cho rút quân về Tống, kiểm điểm thống kê thấy chỉ sau 8 tháng tấn công nước Việt, 300.000 quân sĩ thiện chiến cùng dân phu được đưa sang đánh Việt nay chỉ còn lại 23.400 thương binh lên đường về nước, 100.000 chiến mã chỉ còn 3.174 con lão nhược, hao tổn ngân khố hết 5.190.000 lượng vàng ròng.

Cũng như thần uy của Phạt Tống Lộ Bố Văn đã khiến Nhà Tống đại bại trên đất Tống, thần uy của Nam Quốc Sơn Hà  khiến Nhà Tống đại bại trên đất Việt:

 ThanUy3

Tất cả 4 nét đẹp trên đã tạo nên bức họa đồ tuyệt diệu của đất nước Việt Nam độc lập kiêu hùng.

 ThanUy4

ThanUy5

 Những chiến binh tươi tắn hân hoan, lực lưỡng oai phong, lẫm liệt tự hào, hướng dẫn hàng binh đến điểm tập kết trong ngày chiến thắng.

 ThanUy6

Những chiến binh chiến thắng rời tháp pháo chiến xa, tươi tắn thư sinh, bình dị quân phục dạo phố phường ngày hòa bình đầu tiên của Việt Nam thống nhất.

Bốn nét đẹp cùng hai bức ảnh đẹp đã nói lên tất cả:

 .ThanUy7

Hoàng Hữu Phước, Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế

Bài viết trên đăng lần đầu ngày 30-5-2011 tại http://www.emotino.com/bai-viet/19138/900-nam-hung-khi-than-uy-30121075-3041975, đăng lại ngày 27-6-2011 tại http://antichina.blog.com/?p=6

Tham khảo: Wikipedia, với ghi chú trích dẫn từ:

Đại Việt Sử Lược

Hoàng Xuân Hãn. 1996. Lý Thường Kiệt, Lịch Sử Ngoại Giao và Tông Giáo Triều Lý. NXB Hà Nội

Lý Tế Xuyên. 1960. Việt Điện U Linh. NXB Văn Hóa. Hà Nội.

Phạm Hồng Sơn. 1990. Nghệ Thuật Đánh Giặc Giữ Nước Của Dân Tộc Việt Nam.

Phạt Tống Lộ Bố Văn. Bản dịch của Trần Văn Giáp. Thơ Văn Lý Trần – Tập 1

Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược

Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam. 2003. Lịch Sử Quân Sự Việt Nam. NXB Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội

Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Góp Ý Cho Dự Thảo “Luật Hình Sự”

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2015

Kính gởi: Chủ Tịch Quốc Hội

Bản sao kính gởi:

– Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam

– Các Phó Chủ Tịch Quốc Hội

– Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội

– Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại

– Chủ Nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng và An Ninh

– Chủ Nhiệm Ủy Ban Pháp Luật

– Chủ Nhiệm Ủy Ban Tư Pháp

– Bộ Trưởng Bộ Công An

– Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh

– Tổ Đại Biểu Quốc Hội Đơn vị 1 Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh

V/v Góp Ý Cho Dự Thảo Bộ Luật Hình Sự (Sửa Đổi)

Kính thưa Chủ Tịch:

Tôi là Hoàng Hữu Phước, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, kính có các góp ý sau cho Dự Thảo Bộ Luật Hình Sự (Sửa Đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc Hội Khóa XIII.

A) Về Hạn Chế Hình Phạt Tử Hình:

Khi bàn đến những gì có liên quan đến “án tử hình”, đa số những người có trách nhiệm đều theo những định kiến huyễn hoặc hoang đường về tính nhân đạo trong đề xuất bãi bỏ hoặc giảm thiểu án tử hình mà không để ý đến hai điều căn bản là (a) thế giới Âu Mỹ – nói rộng ra với thuật ngữ “Phương Tây” để bao gồm tất cả các nước thuộc các lục địa khác nhau nhưng theo chuẩn mực của Phương Tây – thuần túy mang tính tôn giáo theo đó chỉ có Chúa Trời mới có quyền định đoạt mạng sống của con người, và (b) người Việt Nam có đặc điểm đa số không bao giờ xem trọng luật pháp nào không có biện pháp trừng phạt hay chế tài nghiêm khắc nhất, mạnh mẽ nhất.

Vì lý do trên tôi đề nghị:

1- Duy trì án tử hình đối với các tội:

Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia: vì các công trình như kho vũ khí, nhà máy điện hạt nhân, cơ sở nghiên cứu hạt nhân, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, đập hồ chứa nước, đê ngăn lũ lụt, hệ thống liên lạc vệ tinh viễn thông, đường dây truyền tải điện, hệ thống phòng không kể cả hệ thống rada, sân bay dân dụng hay quân sự, hải cảng hay quân cảng, máy bay dân dụng hay quân sự, v.v., tức là tất cả những công trình, phương tiện hoặc luôn đe dọa sinh mạng nhiều người dân nếu bị phá hoại, phá hủy, hoặc làm suy giảm khả năng quốc phòng.

2- Tăng án tử hình đối với các tội khác hoặc tội danh mới:

a- Do sẽ có các luật mới được ban hành trong đó có cái gọi là “Luật Biểu Tình” gây nhiều tranh cãi, nhất thiết phải dự thảo luôn việc áp dụng án tử hình đối với các đối tượng lợi dụng xuống đường để (a) gây náo loạn hay bạo loạn khiến có dẫm đạp gây tử vong của dù chỉ một người, hay có tối thiểu năm người bị thương tật; (b) gây ra hay nhân cơ hội đốt phá, cướp của, hôi của, giết người khi đốt phá/cướp của/hôi của; (c) gây tử thương cho một hay nhiều hơn một chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ tại khu vực có cuộc xuống đường; hoặc (d) tổ chức xuống đường chống chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, chống Đảng Cộng Sản Việt Nam, hoặc nhằm lật đổ chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

b- Do sẽ có các luật mới được ban hành trong đó có Luật Hội, nhất thiết phải dự thảo luôn việc áp dụng án tử hình đối với các cá nhân lợi dụng hội để phổ biến, phát tán các tài liệu, “cương lĩnh” nhằm chống chế độ xã hội chủ nghĩa, chống Đảng Cộng Sản Việt Nam, hoặc lật đổ chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

c- Tăng án tử hình đối với các tội không tặc (cướp máy bay), khủng bố (dù chưa hay đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, dù kẻ khủng bố thuộc bất kỳ quốc tịch nào), và gián điệp (bất kể là người trong nước hay người nước ngoài).

d- Tăng án tử hình đối với các tội tham nhũng và hối lộ. Thật là khôi hài khi có vị cho rằng tội nhân tham nhũng cần phải sống để khắc phục hậu quả, vì việc khắc phục hậu quả là trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà Nước chứ không phải của kẻ phạm tội đã xài phí của cải tham nhũng, tẩu tán thành công của cải tham nhũng, và thành công trong việc chà đạp quốc thể cũng như làm sụp đổ cả chế độ nếu niềm tin của nhân dân bị lung lay trước sự bất lực của Đảng và Nhà Nước trong sự nghiêm khắc đối với quốc nạn tham nhũng. Cần bổ sung vào án tử hình tội tham nhũng các phán quyết tịch thu toàn bộ gia sản của bản thân người phạm tội cũng như toàn bộ tài sản của bất kỳ thân nhân nào của người phạm tội nếu có sự giàu lên nhanh chóng và bất thường của những người này.

Không áp dụng giảm án hay ân xá đối với các người phạm các tội trên, bất kể có sự xin giảm án của bất kỳ tổ chức quốc tế nào (trong đó có Liên Hợp Quốc), bất kỳ chính phủ nào (trong đó có Trung Quốc), kể cả của các tổ chức tôn giáo quốc tế (trong đó có Tòa Thánh Vatican).

B) Về Ý Nghĩa Một Số Tội Danh Có Vấn Đề:

1- Phá Hoại Hòa Bình:

Đây là cụm từ vừa vô nghĩa vừa đa nghĩa. Đề nghị bỏ tội danh này, đặc biệt vì tại Việt Nam chỉ có tập thể có quyền lực lãnh đạo quốc gia mới có thể phạm tội này nhưng sẽ không thể bị kết tội vì mọi hoạt động có liên quan đều có sự thống nhất từ mệnh lệnh của Bộ Chính Trị.

2- Gây Chiến Tranh Xâm Lược:

Đây là cụm từ cũng vừa vô nghĩa vừa đa nghĩa, vì có hai nội dung gồm (a) một hay nhiều cá nhân lãnh đạo ở Việt Nam xâm lược nước khác hoặc (b) một hay nhiều cá nhân lãnh đạo của nước khác xâm lược Việt Nam. Trong trường hợp thứ nhất, đặc biệt tại Việt Nam chỉ có tập thể có quyền lực lãnh đạo quốc gia mới có thể phạm tội này nhưng sẽ không thể bị kết tội vì mọi hoạt động có liên quan đều có sự thống nhất từ mệnh lệnh của Bộ Chính Trị. Trong trường hợp thứ hai, Việt Nam không thể kết tội một hay nhiều lãnh đạo của một “siêu cường” nào đã ra lệnh xâm lược Việt Nam.

Ngoài ra, ở Việt Nam luôn có vấn đề về ngữ nghĩa trong tương quan với tiếng Anh. “Xâm Lược” trong tiếng Việt luôn có nghĩa xấu. Tiếng Anh tương đương với “xâm lược” là “invasion”. Nhưng Invasion trong tiếng Anh chỉ có nghĩa trung tính là đem quân vào trong lãnh thổ nước khác, vì vậy báo chí Mỹ dùng Invasion khi nói về việc Mỹ đưa quân vào Việt Nam Cộng Hòa (dù Việt Nam Cộng Hòa là “đồng minh” của Mỹ), Việt Nam đưa quân vào Campuchia (dù Việt Nam giải cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng), hay Mỹ đưa quân vào Iraq (dù có sự đồng tình mặc định của Liên Hợp Quốc). Vì vậy, trước tình hình rất có thể có việc Việt Nam sẽ đưa quân vào nước khác kiểu “Tiên Phát Chế Nhân” của danh tướng tiền nhân Lý Thường Kiệt, tức có chính nghĩa và vì sự an nguy của dân tộc Việt Nam trên hết, nhất thiết phải loại bỏ tội danh này.

3- Chống Loài Người, Tội Phạm Chiến Tranh:

Đây không phải là loại tội danh mà Việt Nam có thể xét xử và phán xét mà là của các tổ chức quốc tế. Vấn đề Việt Nam phải lưu ý là liệu Việt Nam có thể xét xử một hay nhiều hơn một cá nhân của nước khác phạm tội “chống loài người” hay là “tội phạm chiến tranh” khi gây tội ác với dân nước khác hay dân nước Việt hay không. Nếu có chiến tranh xảy ra chống Việt Nam thì cách duy nhất đúng là đánh bại quân thù, tiêu diệt quân thù, và đưa quân vào lãnh thổ quân thù triệt tiêu hậu hoạn, chứ không phải chờ xét xử những lãnh đạo nào của nước ngoài mang tội “chống loài người” do tàn sát dân Việt Nam, hoặc mang tội “tội phạm chiến tranh” do đã gây ra chiến tranh chống Việt Nam. Do đó, nhất thiết phải bỏ tội danh này.

Kính mong Chủ Tịch quan tâm đến các ý kiến đóng góp trên.

Kính chào trân trọng.

Hoàng Hữu Phước

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII

Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh

****

Tài liệu tham khảo:

Hoàng Hữu Phước. 06-4-2015. Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Nói Về “Đối Lập”. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2015/04/06/nghi-si-hoang-huu-phuoc-noi-ve-doi-lap/

Hoàng Hữu Phước. 14-4-2015. Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Nói Về “Luật Biểu Tình” – Bài Số 2: Vấn Đề Luật Pháp Quốc Gia. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2015/04/14/nghi%CC%A3-si%CC%83-hoang-hu%CC%83u-phuoc-noi-ve-lua%CC%A3t-bie%CC%89u-tinh-2/

Hoàng Hữu Phước. 02-4-2015. Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Nói Về “Luật Biểu Tình” – Bài Số 1: Vấn Đề Ngữ Nguyên. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2015/04/02/nghi%CC%A3-si%CC%83-hoang-hu%CC%83u-phuoc-noi-ve-lua%CC%A3t-bie%CC%89u-tinh/

“TIÊN PHÁT CHẾ NHÂN”: Hoàng Hữu Phước. 27-7-2011. 900 Năm Hùng Khí Thần Uy 30/12/1075 – 30/4/1975. http://antichina.blog.com/?p=6 . Sẽ được sớm đăng lại trên wordpress.com.

Pháp Luân Công

Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Trả Lời Thư Khiếu Tố Của Công Dân

Phap Luan Cong

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2015

Công văn số 15/CV-ĐB

Kính gởi Bà……

Số nhà……, Ba Đình, Hà Nội

Tôi là Hoàng Hữu Phước, Đại biểu Quốc hội khóa XIII thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh;

Tôi có nhận Đơn Tố Cáo của Bà ký ngày 10-8-2015 có dấu nhật ấn bưu điện ngày 19-8-2015, tố cáo Công An Đồn Cầu Bươu, Công An Huyện Thanh Trì, và Phòng An Ninh Tôn Giáo Công An Thành Phố Hà Nội chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của Bà (gồm các thùng phong thư và bản in Pháp Luân Đại Pháp tức Pháp Luân Công). Đơn Tố Cáo của Bà gởi tôi còn kèm các Đơn Khiếu Nại, Đơn Tố Cáo, Đơn Phản Ảnh, Bản Tường Trình gởi các cơ quan có liên quan; ngoài ra còn kèm một dĩa CD Đại Pháp Hồng Truyền và một ấn phẩm in màu trên giấy dày loại tốt mang tiêu đề Tài Liệu Giới Thiệu Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi đã nghiên cứu nội dung đơn của Bà và xin trao đổi cùng Bà như sau:

1) Tự do tín ngưỡng là nội dung Hiến định, được Đảng và Chính Phủ tôn trọng tuyệt đối và bảo vệ hiệu quả trong thực tế đời sống. Tự do tín ngưỡng là quyền tự do của cá nhân công dân theo hoặc không theo một tôn giáo bất kỳ. Tự do tín ngưỡng không bao hàm ý nghĩa tự do mở cơ sở tôn giáo hay tự do truyền đạo ngoài khuôn khổ luật pháp quốc gia. Luật pháp luôn nhằm bảo vệ nhân dân, bảo vệ dân tộc, và trên hết là bảo vệ hiến pháp và bảo vệ chính luật pháp.

2) Thời gian qua, nhiều tổ chức tôn giáo ở nước ngoài đã đến Việt Nam nộp đơn và nhiều giấy phép đã được Chính phủ cấp phát để các tổ chức tôn giáo này được hoạt động hợp pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và nội dung hoạt động bao gồm – nhưng không chỉ giới hạn bởi – sinh hoạt cộng đồng giáo hội, truyền đạo, giảng đạo, và thu nhận tín đồ. Đây là minh chứng cho cả chủ quyền quốc gia và sự tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân Việt Nam đối với các tôn giáo danh chính ngôn thuận ở nước ngoài tuân thủ nghiêm túc, hoàn toàn, và triệt để luật pháp Việt Nam.

3) Việc hành xử của Công an đối với hàng hóa của Bà là không sai vì tôi chưa có thông tin tổ chức tôn giáo nào có tên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã nộp đơn xin phép Chính Phủ Việt Nam và đã được Chính Phủ Việt Nam cấp giấy phép hành đạo trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc có những cá nhân tin theo các hướng dẫn tập luyện Pháp Luân Công không đồng nghĩa với việc Pháp Luân Công là một tôn giáo hoặc là một giáo phái có quyền tự do hoạt động ở Việt Nam, còn những người tin theo Pháp Luân Công không được mặc nhiên có quyền tự do truyền bá phương pháp tập luyện để phát triển “tín đồ” tại Việt Nam. Do Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo, Bà không thể nói đã có sự vi phạm tự do tín ngưỡng từ các cơ quan hành pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

4) Việc Bà gởi dĩa CD cùng ấn phẩm giới thiệu Pháp Luân Công cho tôi mà không ghi dòng chữ “đây là thí dụ về những vật trong các thùng mà công an đã tịch thu” nên có thể được xem như đã vượt qua khuôn khổ hành xử văn minh của nước ngoài nếu bị cho rằng Bà đang truyền đạo cho người nhận không thuộc danh sách những người đã có ngỏ ý muốn được nhận tài liệu trên từ Bà.

5) Việc Bà ra hạn định trong vòng 20 ngày Công An Hà Nội phải giải thích thỏa đáng bằng văn bản và trả lại tài sản tức các thùng tài liệu cho Bà là điều vi phạm pháp luật vì cơ quan chức năng có quyền trả lời trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại của công dân, và nếu chưa thể trả lời kịp, cơ quan chức năng còn được gia hạn thêm một thời gian tương ứng trước khi phúc đáp.

6) Cũng liên quan đến nội dung trên, Bà cho biết sau hạn định do Bà đề ra, Bà sẽ chuyển đon tố cáo đến các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước, các Đại sứ quán, và Cao Ủy Liên Hợp Quốc Về Nhân Quyền. Bà cần lưu ý rằng Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền quốc gia, có hệ thống luật pháp chặt chẽ ngày càng hoàn thiện và tiến bộ, có sức mạnh chính nghĩa trong đối ngoại mà không bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức quốc tế chính quy hay quốc gia nào – kể cả siêu cường – có quyền và có thể can thiệp.

Do Bà cho rằng tập luyện – không phải tu luyện – Pháp Luân Công có lợi cho sức khỏe con người, đây thuộc về phạm vi y tế cộng đồng. Bà cần đưa tài liệu cùng các bằng chứng cụ thể đã được minh chứng tại Việt Nam cho cơ quan Y Tế Việt Nam là cơ quan có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng thẩm tra, nghiên cứu; và chỉ khi có các kết quả sau tiến hành khoa học lâm sàng trong nhiều năm liên tiếp trên nhiều bịnh nhân tình nguyện như luôn áp dụng tại các cường quốc kinh tế văn minh hiện đại, một phương pháp chữa bệnh mới có thể được đúc kết, công nhận, và phổ biến bởi chính các cơ quan chức năng, hoặc do các cơ quan này cấp phép cho Bà – và các cá nhân khác hay các cơ sở trị liệu – tổ chức phổ biến, áp dụng, trong hỗ trợ điều trị các chứng bịnh cụ thể nào đã có kết luận lâm sàng. Bà khó thể chỉ đưa ra các ý kiến chủ quan cá nhân thuần túy dựa theo dịch thuật từ tài liệu nước ngoài để có thể tự do truyền bá một phương pháp có liên quan đến sức khỏe cộng đồng dân tộc nhưng chưa được thẩm định bởi cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của luật pháp quốc gia mà mọi công dân phải tuyệt đối tuân thủ.

Do các Đoàn Đại biểu Quốc hội có thể có một số Đại biểu có nghiệp vụ luật sư, Bà nên liên hệ Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội tìm gặp các vị này đề biết rõ hơn về các luật pháp có liên quan đến tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo, và tự do tín ngưỡng tại Việt Nam, cũng như các quy định pháp luật về y tế và sức khỏe cộng đồng đối với các nội dung liên quan đến việc phổ biến truyền bá dược phẩm nước ngoài, dược liệu nước ngoài, phương pháp chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Do đơn Bà gởi tôi có ghi đồng thời gởi đến Chủ Tịch Nước, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ Tịch Quốc Hội, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Trưởng Bộ Công An, UBND Hà Nội, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội, tôi sẽ không chuyển tiếp đơn của Bà đến các nơi trên.

Hoàng Hữu Phước (đã ký tên)

Đại Biểu Quốc Hội

Nơi nhận:

– Như trên

– Chủ Tịch Nước

– Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam

– Chủ Tịch Quốc Hội

– Thủ Tướng Chính Phủ

– Bộ Trưởng Bộ Công An

– Bí Thư Thành Ủy Hà Nội

– Phòng An Ninh Tôn Giáo – Công An Hà Nội

– Công An Huyện Thanh trì, Hà Nội

– Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội

– Lưu VT

Việt Nam Và Vấn Đề Dân Tỵ Nạn

Tầm Nhìn 50 Năm

Hoàng Hữu Phước, MIB

Âu Mỹ đang buộc phải chịu đựng gánh nặng tiếp nhận rừng người di cư “tỵ nạn” từ Syria và các nước khác. Đó là quả đắng. Chính quả dắng này sẽ nhanh chóng làm EU suy tàn, khiến Mỹ kiệt quệ, và đồng thời đẩy nhanh tiến trình sụp đổ của cả hai thế lực hùng mạnh này. Trong bài Tôi Và Tổng Thống Saddam Hussein – Kế Sách Liên Hoành, tôi có nói về sự hỗn loạn của thế giới Âu Mỹ nếu Saddam Hussein bị lật đổ, và những hỗn loạn ấy đang trở thành hiện thực với các cuộc chiến tranh, các thế lực quân sự Hồi Giáo hùng mạnh cực đoan, và mới nhất là vấn nạn người tỵ nạn và sự xiêu lệch của cán cân quyền lực từ Âu Mỹ sang Nga.

Trở lại chủ đề chính: thế Việt Nam có can dự gì đến vấn đề di dân tỵ nạn? Trước hết cần làm rõ vài khía cạnh ngôn từ.

Refugee tức người tỵ nạn, được các từ điển tiếng Anh chính thức của Anh Mỹ tức những bộ tự điển lớn nhất thế giới định nghĩa như người đào thoát khỏi quê hương để tránh các hiểm nguy bị hành hạ hành hình từ những hỗn loạn chính trị, tôn giáo, chiến tranh. Ngôn ngữ luôn mang tính “sống”, do đó tất nhiên phải trải qua nhiều tình huống mà thuật ngữ lexicology gọi là upgradation (tức mang ý nghĩa mới thăng hoa tốt đẹp hơn) hoặc degradation (tức mang ý nghĩa mới tồi tệ hơn) hoặc new application (thêm ý nghĩa khác) hay new coinage (tức tạo thêm từ mới). Ý nghĩa có thêm vào từ Refugee là sự đào thoát ấy có cả vì lý do kinh tế. Còn người Việt Nam “đào thoát khỏi quê hương” những năm đầu sau ngày giải phóng không phải là “người tỵ nạn Refugee” do Việt Nam đã có hòa bình, chấm dứt chiến tranh, không có bằng chứng nào về sự đe dọa hay hành động hành vi ngược đãi đàn áp tôn giáo, hành hình những người của chế độ Cộng Hòa bao gồm – nhưng không chỉ giới hạn bởi – sĩ quan, quân nhân, quan chức, viên chức, công chức, v.v – và đất nước Việt Nam vừa mới giải phóng ấy chẳng hề có số liệu kinh tế nào nằm trong tay các tổ chức quốc tế để bị họ gọi là đang “khủng hoảng kinh tế” (chưa kể làm gì có chuyện hễ nước mình “nghèo” thì mình lũ lượt “bỏ đi” như thời sơ khai ăn lông ở lổ muốn chui vô hang động nào thì cứ việc chui!). Chính vì lý do này, thế giới Âu Mỹ phải chế ra từ mới tức tình huống new coinage để gọi “người tỵ nạn” Việt Nam là “Boat People” tức “Thuyền Nhân” tức những người “tỵ nạn” nhưng không có “nạn” gì để “tỵ”, dù đó là nạn chính trị, nạn tôn giáo, hay nạn kinh tế; chưa kể thế giới Âu Mỹ đang run sợ và khiếp sợ cũng không dại gì chọc giận Cộng Sản Việt Nam, những người không những quá đáng gờm về sức mạnh quân sự, mà còn có khả năng hùng biện đủ để làm nhục Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hợp Quốc nếu cơ quan này dám dùng từ Refugee để gọi những người Việt Nam đào thoát khỏi quê hương nghĩa là dám gián tiếp vu vạ Việt Nam hành hình người Cộng Hòa, hành hạ tín đồ tôn giáo, và kinh tế không còn một xu trong kho bạc. Nói tóm lại, với ý nghĩa mới về kinh tế được “gia cố” thêm cho từ Refugee thì những người Syria (và các nước khác) có thể được gọi là người tỵ nạn refugee vì sự an nguy của họ bị chiến tranh đe dọa (đạn của lực lượng Nhà nước Hồi Giáo IS và bom của Mỹ cùng đồng minh Mỹ), mặc dù họ có tiền rủng rỉnh đóng cho những kẻ tổ chức vượt biên vượt biển chứ không phải đói khát khổ nghèo phải ra đi tìm miếng cơm manh áo, và mặc dù họ ngay sau khi vào các nước EU nhưng là cựu thành viên Khối Đông Âu đã lũ lượt đi tiếp với mong muốn sang các nước giàu có như Đức, Pháp, Anh chứ đâu phải ra đi vì tính mạng bị đe dọa ở quê nhà nên phải ra đi tìm nơi tránh đạn bom.

Theo chuỗi biến thiên của ngôn từ như đã nêu trên, người tỵ nạn refugee sẽ còn mang thêm ý nghĩa những người rời quê hương vì sự đe dọa của thảm họa thiên nhiên.

Các vùng đất trên Địa Cầu đang bị nước biển xâm lấn do sự ấm lên toàn cầu làm tan chảy băng sơn vùng địa cực. Các đảo quốc sẽ dần biến mất. Các lục địa sẽ dần nhỏ lại. Do độ nghiêng lệch của Trái Đất, vùng Đông Nam Á sẽ phải gánh chịu hậu quả này sớm hơn, nhanh hơn, trầm trọng hơn. Trên thế giới sẽ xảy ra cuộc đại di dân của cùng lúc hàng chục triệu người. Ngay từ lúc này thế giới Âu Mỹ chắc chắn đã bắt đầu toan tính những kế sách đương đầu với đại họa này – hoặc cắt giảm chi phí chạy đua vũ trang để dành tiền cứu trợ toàn cầu, hoặc nhanh chóng đẩy mạnh chiến tranh khắp nơi để bớt đi số lượng người trong nhân loại.

Việt Nam sẽ mất rất nhiều diện tích nhất là ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long trong vòng tối đa 20 năm nữa. Việt Nam đang xây dựng kế sách đối phó với đại nạn nước biển dâng cao. Nhưng Việt Nam nên có luôn sẵn kế sách tiếp nhận người tỵ nạn. Không phải vì là thành viên trong cái ao làng ASEAN mà Việt Nam phải ra tay làm phúc đón nhận người tỵ nạn đến từ các nước ASEAN khi nước biển dâng cao nhấn chìm lãnh thổ của họ.

Việt Nam nên dự kiến đón nhận ưu tiên bao nhiêu trăm ngàn người Nhật Bản ngay cả khi quốc gia của họ chịu ảnh hưởng chưa nghiêm trọng bằng.

Đón nhận người tỵ nạn Nhật Bản để họ giúp Việt Nam trụ vững được trước đại cuộc sinh tồn từ hiểm họa thiên nhiên: sản xuất lương thực nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, trong thực tế đất-ruộng-canh-tác-được trở nên ít hơn và ngập mặn nhiều hơn.

Đón nhận người tỵ nạn Nhật Bản để họ giúp Việt Nam có thêm tiềm lực quốc phòng trụ vững được trước sự bành trướng bá quyền Trung Quốc.

Đón nhận người tỵ nạn Nhật Bản vì chính họ – và hầu như chỉ có họ – mới được kỳ vọng là nguồn lao động bổ sung có chất lượng cao, có tri thức cao, có năng lực cao, làm việc có hiệu quả cao và năng suất lao động cao, trong cả nông nghiệp và công nghiệp.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Bài viết cùng chủ đề

Hoàng Hữu Phước. 31-10-2010. Cuộc Di Dân Vĩ Đại Của Ngàn Năm Sau. www.emotino.com

Hoàng Hữu Phước. 27-3-2014. Mít-xtơ Xương Xẩu . https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2014/03/27/mit-xto-xuong-xau/