Báo Động Về Năng Lực Của Lãnh Đạo Thành Phố Hồ Chí Minh

Hoàng Hữu Phước, MIB

27-10-2016

Nội dung khủng khiếp sau được chụp từ trang web của Báo Tuổi Trẻ:

su-bat-luc-1

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã hoặc bất cẩn trong phát ngôn, hoặc thực sự thiếu năng lực trong lãnh đạo một thành phố quá lớn khiến cư dân Thành phố Hồ Chí Minh ắt sẽ phải đối mặt với hiểm nguy cực kỳ nghiêm trọng!

TRỞ TAY KHÔNG KỊP

 su-bat-luc-6

Mới đây, Tổng Thống Vĩ Đại của Nga Vĩ Đại Vladimir Putin ra lệnh mỗi thành phố ở Nga tham gia tập dượt phòng thủ dân sự khẩn cấp. 40 triệu người dân – tức 1/3 dân số Nga – sẽ thao dượt nhằm đối phó với nguy cơ tiềm tàng các trận ném bom nguyên tử từ kẻ thù. Thủ đô Moscow đã sẵn có các hầm trú ẩn hữu hiệu đối với các cuộc tấn công hạt nhân cho 12 triệu người tức cho toàn bộ cư dân của Moscow. Lương thực và các nhu yếu phẩm cùng những phương tiện y tế đủ cho ngần ấy cư dân dưới lòng đất được sinh tồn trong thời gian kịp cho tác hại của phóng xạ chết người qua đi. Và không hề có tin chính phủ Nga sẽ chu cấp thêm bao nhiêu ngân sách cho mỗi thành phố để thực hiện chỉ thị ấy của tổng thống.

Phải chăng ngân sách các địa phương Nga nhờ được “tự chủ” nên đã quá dồi dào, đã tự lo được mọi thứ nên bất kể nước Nga có đã và đang bị cấm vận nghiệt ngã và cuộc tham chiến ở Syria nhằm tiêu diệt IS đang làm Nga thêm cạn kiệt tài chính, Moscow vẫn bình tỉnh đối phó với nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh?

KHÔNG BAO GIỜ LÀ NHƯ VẬY!

Nga làm được vì lãnh đạo từng địa phương đã thực sự là lãnh đạo chuyên nghiệp: luôn “tự chủ” trong tư duy, trong “liệu cơm gắp mắm”, và trong “biết lo trước cái lo của người dân” – mà trong các cái lo ấy có cả cái lo về ngân sách thâm hụt, lo về tham nhũng, lo về đầu tư không hiệu quả trong sử dụng ngân sách và giám sát việc sử dụng ấy, lo về thiếu vắng “người tài”, và lo về tất cả những gì liên quan đến sự an nguy sinh tồn của từng địa phương.

Thử hỏi, với ngân sách chưa bị cắt giảm thì trong hai mươi năm qua tình hình ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh có đã khả quan hơn chưa, hay ngày càng trầm trọng hơn? Khoan nói tới chuyện tham nhũng, móc ngoặc, lại quả, đơn giản vì dễ bị phản pháo mạnh mẽ bằng câu nói hoàn toàn đúng luật pháp: “Bằng chứng đâu? Bôi nhọ à?” Hãy nói đến việc tồi tệ về năng lực thiết kế, tồi tệ về năng lực thực hiện công trình, tồi tệ về năng lực giám sát công trình, tồi tệ về năng lực nghiệm thu công trình, đơn giản vì các nội dung này sẽ không bao giờ bị phản pháo bằng câu nói: “Hãy chứng minh đi!” với thực tế quá hiển nhiên: NGẬP.

ĐÃ LÀ LÃNH ĐẠO, KHÔNG AI NÓI “TRỞ TAY KHÔNG KỊP”

Đã là lãnh đạo phải có năng lực về “management of change” hoặc “change management” tức CM tức “quản lý các đổi thay” bất kể sự đổi thay ấy là tốt hay xấu, nghĩa là đột nhiên trung ương ban cho thêm 1.000 tỷ USD thì phải không được luống ca luống cuống chả biết xài vào việc gì, và ngược lại khi trung ương đột nhiên cắt giảm 1.000 tỷ USD thì không được luống ca luống cuống chả biết phải duy trì hoạt động ra sao.

Đã là lãnh đạo phải có năng lực về “management of crisis” hoặc “crisis management” tức “quản lý khủng hoảng”, và phải có sẵn BCP tức “Business Continuity Plan” tức cẩm nang phòng bị được áp dụng bảo đảm hoạt động “gần mức bình thường nhất có thể được” của công việc khi có phát sinh sự cố hay sự việc. Thành phố Hồ Chí Minh đã có BCP cho trường hợp bị cắt giảm ngân sách chưa?

Nếu bị cắt giảm ngân sách mà lãnh đạo đã hoang mang trước tiên, than thở “trở tay không kịp”, thì đừng nói đến chiến tranh nguyên tử đắt tiền đánh vào từ Biển Đông,

su-bat-luc-2

chỉ cần kẻ thù chống Việt từ biên giới trên bộ cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 100 km tấn công bằng cơn mưa hỏa tiển (tên lửa) rẻ tiền ào ạt nhắm Thành phố Hồ Chí Minh chúc đầu xuống thì lãnh đạo thành phố sẽ hoảng sợ trước tiên hay sao?

su-bat-luc-5

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ra sao? Tiền thì yêu cầu Chính Phủ rót thêm ngân sách trong khi chưa hề chứng tỏ đã sử dụng ngân sách ấy hiệu quả ra sao, trong khi đó lại giám sát chẳng ra chi khiến có những tầy huầy trọng án kinh tế.

Nếu được cho đủ tiền hoặc dư tiền mới làm được việc thì (a) bài học thường ca hát “với sức người, sỏi đá cũng thành cơm” đã vất đi đâu, (b) cần quái gì có đầy đủ các quan chức, và (c) phải chăng Thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều chuyên gia kinh tế luôn được báo chí chính thống của thành phố đón săn để hứng các lời nhả ngọc phun châu nhằm lấp đầy trang báo trống đó hay sao?

Nghị Quyết 16 của Bộ Chính Trị là ý chí, là định hướng cho tập trung mọi nổ lực.

Nghị Quyết 16 của Bộ Chính Trị không là ấn định phải thực hiện bằng mọi giá bất kể hoàn cảnh mới phát sinh.

Tạo điều kiện cho phát triển” không chỉ có mỗi một ý nghĩa rằng phải gia tăng ngân sách. Bố trí “người tài” của trung ương về địa phương cũng là “tạo điều kiện cho phát triển”. Chưa kể, “tự tạo điều kiện cho phát triển” mới là năng lực tuyệt diệu của nhà lãnh đạo.

Cắt giảm ngân sách không bao giờ là đại họa hay thảm họa – nếu so với bùng phát chiến tranh.

Chỉ có thể đưa ra chuyện nhỏ nhặt “không mua sắm ô tô mới cho lãnh đạo mới” để chứng minh xài tiền của dân cẩn trọng để xin đừng cắt gảm ngân sách nhiều quá, thì quả là chuyện đau đớn quá cho năng lực lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh!

Chỉ nêu sự cấp bách của chống ngập để xin đừng cắt giảm nhiều ngân sách, thì quả là chuyện đớn đau vì nhiều năm qua Thành phố Hồ Chí Minh không bị cắt ngân sách vẫn có chống được ngập đâu?

Cắt giảm ngân sách là cơ hội mà Trung Ương ban cho lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chứng tỏ thực tài quản trị vì nước vì dân vậy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Both comments and trackbacks are currently closed.