Chặn Ngăn Thảm Họa

Hoàng Hữu Phước, MIB

02-12-2016

James Borton là một nhà báo Mỹ. Ông cùng vài nhà báo nước ngoài khác thường liên lạc với tôi để nêu lên những vấn-nạn-cần-các-giải-thích-ngược-chiều mà tôi có thể giải đáp – chưa bao giờ tôi không viết phúc đáp các câu hỏi ấy – theo cung cách nghiêm-túc-không-đụng-hàng mang dấu ấn của thương hiệu Hoàng Hữu Phước như đã từng được minh chứng qua buổi trả lời ứng khẩu dài 4 giờ đồng hồ cuộc phỏng vấn của PhốBolsaTV Hoa Kỳ.

Gọi là “ngược chiều” vì các ý kiến của tôi luôn

(a) vừa chống lại các nội dung mang tính vấn nạn do phe chống Việt nêu lên hoặc bày ra,

(b) vừa khác với nội dung các vấn nạn do báo giới Âu Mỹ chính thống thường nhận thức đồng bộ về các vấn đề liên quan đến Việt Nam,

(c) vừa chống lại các với nội dung mang tính vấn nạn do báo giới Âu Mỹ chính thống chống Việt thường nêu về Việt Nam, và

(d) vừa bảo vệ Việt Nam theo cách rất riêng hoàn toàn không giống các trả lời bài bản, đồng bộ và “đồng phục” của tất cả các đảng viên Cộng Sản của truyền thông, chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở Việt Nam, đối với công việc nội trị của Việt Nam, đối ngoại của Việt Nam, và tầm nhìn về Việt Nam trong thế giới.

Gọi là “ngược chiều” chứ không phải “đa chiều” vì bốn đặc điểm của báo chí truyền thông chính thống tư bản đại gia Âu Mỹ là

(a) luôn thù ghét sự “đa chiều” trên các phương tiện truyền thông chính thống của đế chế của riêng mình;

(b) luôn khinh bỉ sự “đa chiều” vì đó là dấu hiệu rõ nét nhất của sự tạp nham, yếu đuối, hèn kém do không thể tạo nên sự khác biệt differentiation cũng như dấu ấn đặc thù signature vốn luôn là sự thể hiện quyền lực quyền uy quyền thế không bao giờ vắng bóng trên một phương tiện truyền thông thực sự chính thống;

(c) chỉ dùng sự “đa chiều” để mê hoặc, dẫn dụ lũ nhà báo ngu đần trong giới truyền thông chính thống của các quốc gia nhược tiểu; và

(d) dúi vũ khí “đa chiều” vào tay lũ ngu đần trong các “Kiều” như Cu Kiều, Tàu Kiều, Nga Kiều tại Mỹ để góp sức viết lách bôi nhọ Fidel Castro, Xì Dính Bùn và Vladimir Putin;

nghĩa là cái mà các nhà báo tầm cỡ của giới truyền thông chính thống Âu Mỹ cần luôn là ý kiến “ngược chiều” để có cái “tái thẩm” hầu nhanh chóng hoặc tung ngay bài viết của mình để hốt bạc do đã yên tâm về “phản biện nghiêm túc”, hoặc dấu diếm ngay bài báo đó để khỏi bị ô danh nếu như bị đấng chuyên gia “ngược chiều” viết phản bác lật đỗ.

Trong lần cùng bao nhà báo đổ bộ vào Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam vừa qua của Tổng thống Barack Obama, James Borton có nêu trước với tôi vài câu hỏi, sau đó gởi tặng tôi những bài đã đăng báo có dựa theo ý kiến của tôi và có bài ghi cả tên tôi mà tôi đã xin ông cho phép tôi dịch ra tiếng Việt để đăng trên blog này. Ông cũng yêu cầu được gặp tôi tại Thành phố Hồ Chí Minh khi ông lên đường chu du từ Hà Nội vào các tỉnh phía Nam. Và mới đây ông gởi tặng tôi bài viết sau nhân chuyến trở lại Việt Nam tháng 11 này.

Với bài viết Chặn Ngăn Thảm Họa, nhà báo James Borton một lần nữa xoáy sâu vào hành động hủy phá tài nguyên hải dương của Trung Quốc ở Biển Đông, gióng lên hồi chuông khẩn báo về hậu quả kinh tế nhãn tiền toàn khu vực, đồng thời đề xuất những phương cách phi chính trị, thuần thực tế sinh tồn của thiên nhiên trong xử lý tình trạng sống khẩn cấp của Biển Đông. Các đề xuất ấy hoàn toàn không đáp ứng sự quan tâm của Việt Nam, nhưng mang tính cụ thể do tình hình sinh thái ở Biển Đông đã trở thành thảm họa mà thời gian giải quyết các tranh chấp chủ quyền có khi vẫn tiếp diễn nhiều thập kỷ ngay cả sau khi Biển Đông đã trở thành Biển Chết.

Kính trình các bạn đọc tham khảo.

Chặn Ngăn Thảm Họa

Tác giả: James Borton

Bài Đăng Trên Tạp Chí Strategic Vision (Tầm Nhìn Chiến Lược), Số 29 (xuất bản tháng 10 năm 2016)

Bản dịch tiếng Việt: Hoàng Hữu Phước

Hợp tác khoa học là cần thiết để ngăn chặn thảm họa sinh thái ở Biển Đông

James Borton

James Borton là thành viên Viện Mỹ-Á ở Washington DC,  giảng sư Viện Walker tại Đại học South Carolina.

james-borton-1

Một con rùa biển bơi lướt qua một rạn san hô. Những sinh vật như chú rùa này đang phải đối mặt với một tương lai bất ổn ở Biển Đông do môi trường sống bị hủy hoại và nạn săn bắt. Ảnh: Brocken Inaglory

Biển Đông hiện là nơi ngụ cư của một số của những chủng loài rạn san hô đa dạng sinh học ngoạn mục nhất thế giới. Tuy nhiên, thế giới tiếp tục qua những hình ảnh chụp qua vệ tinh các vấn nạn của vùng biển biến loạn này nhìn thấy sự hủy hoại nhanh chóng của những rạn san hô kỳ vĩ ấy. Nguyên nhân của sự hủy diệt đang diễn ra này vượt quá một cảnh tượng tội ác môi trường rộng khắp là những hành động liều lĩnh chiếm đất được tiến hành bởi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) khi nó cố gắng biến đá thành đảo và củng cố tuyên bố mở rộng lãnh thổ của nó.

Trong vùng biển đầy dẫy cơ hội, bất định, và đe dọa, sự xuống cấp của môi trường là trung tâm điểm của các đối thoại khoa học khi mà có sự gia tăng về số lượng các nhà hải dương học gióng lên hồi chuông báo  động tìm cách giải quyết các vấn đề của sự axit hóa, sự biến mất các đa dạng sinh học, sự biến đổi khí hậu, việc phá hủy các rạn san hô, và sự suy tàn của ngành thủy sản.

Với việc vấn đề an ninh môi trường hình thành nên một tranh luận về các thách thức sinh thái ở Biển Đông, quan điểm này thể hiện một nỗ lực quan trọng sống còn để liên kết các tác động của sự thay đổi môi trường đối với cả an ninh quốc gia và quốc tế.

Paul Berkman, nhà hải dương học và cựu giám đốc Chương Trình Địa Chính Trị Bắc Băng Dương ở Viện Nghiên Cứu Địa Cực Scott, đã cho ra cách diễn giải riêng về an ninh môi trường. Ông nói: “Đó là cách tiếp cận mang tính tích hợp nhằm đánh giá và ứng phó với những rủi ro cũng như các cơ hội được tạo ra bởi một môi trường thay đổi về trạng thái.”

Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là tâm điểm của tranh chấp lãnh thổ cho thấy mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực ở Đông Nam Á. Sáu chính phủ – gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan – tất cả đều tuyên bố chủ quyền toàn phần hoặc một phần trong số hơn 230 hòn đảo nhỏ, đá ngầm, rạn san hô, và bãi cát ngầm và trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, phán quyết mùa hè vừa qua của tòa án gồm năm vị thẩm phán của Tòa Án The Hague cho thấy việc cải tạo trên quy mô lớn và việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến san hô và vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc đối với bảo tồn môi trường biển cả mong manh. Hơn thế nữa, phán quyết ấy phủ nhận bất cứ cơ sở pháp lý nào của Trung Quốc trong đòi chủ quyền lịch sử đối với phần lớn Biển Đông. Đó là một chiến thắng ấn tượng của Philippines là phía tiến hành thưa kiện. Trong số rất nhiều những phát hiện kịch tính, tòa án còn tuyên bố phủ nhận giá trị cái gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc.

Phán quyết tuyên rằng: “Tòa khẳng định rằng các hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại bảy rạn san hô ở Quần đảo Trường Sa đã gây ra tổn hại tàn phá lâu dài đối với môi trường biển.”

Ngoài ra, Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) có quy định tại hai trong số 17 Phần của UNCLOS một áp  dụng trực tiếp đối với công trạng nghiên cứu khoa học biển qua sự nhấn mạnh vào việc khuyến khích các thỏa thuận song phương và đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu khoa học biển.

Các Thực Hành Hủy Hoại

Giáo sư John McManus, một nhà sinh học biển tại Đại học Miami và là một chuyên gia nổi tiếng về rạn san hô, người đã thường xuyên đến thăm khu vực và cung cấp các phân tích cho tòa án, đã tuyên bố rằng dựa trên hình ảnh vệ tinh thì những thiệt hại về môi trường được thực hiện bởi tàu hút bùn Trung Quốc và việc lùng bắt ngao là cực kỳ nghiêm trọng.

McManus đã nghiên cứu khu vực này trong hơn một phần tư thế kỷ qua. Ông  biết rằng nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong vùng biển được đánh bắt lớn về hải sản là ấu trùng của cá và động vật không xương; dẫn đến việc ông đã luôn lên tiếng đòi phát triển một công viên biển hòa bình quốc tế trong khu vực tranh chấp này.

“Tranh chấp lãnh thổ đã dẫn đến việc hình thành sự hủy phá về môi trường, và sự hình thành các tiền đồn quân sự đầy tốn kém về kinh tế trên nhiều hòn đảo. Với sự gia tăng nhanh chóng của các công viên hòa bình quốc tế trên toàn thế giới, đã đến lúc phải có các bước tích cực hình thành một Công Viên Biển Hòa Bình tại Quần Đảo Trường Sa,” McManus tuyên bố.

Các nhà hoạch định chính sách có thể làm tốt việc đúc rút một hai bài học từ thiên nhiên khi xem xét cách giải quyết tốt nhất trước vô số các đòi hỏi chủ quyền phức tạp. Sự kết nối của chính sách và khoa học là điều cần thiết để điều hướng đúng cho những vùng biển địa chính trị nguy hiểm. Khái niệm của khoa học ngoại giao không phải là một mô hình mới, nhưng nó bao trùm sự hợp tác và khéo léo giải quyết vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nơi chúng phát sinh.

Ngay cả Nhóm Công Tác Về Môi Trường Biển Và Duyên Hải của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng thừa nhận rằng khu vực này phải đối mặt với những thách thức khổng lồ đối với sự  phát triển bền vững ở vùng duyên hải và vùng biển chồng lấn. Nếu không có sự thông qua một cách tiếp cận khoa học đối với hệ sinh thái thì các cuộc xung đột xuyên biên giới ở các khu vực biển có thể và sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Kể từ khi ASEAN được thành lập, tổ chức này đã phải nhức đầu với nhiệm vụ xác định các giải pháp chung cho các vấn đề an ninh chung. Ở một mức độ lớn hơn, ta có thể nói rằng các vấn đề an ninh đã là  động lực chính cho sự hội nhập khu vực của Đông Nam Á được tiếp diễn.

Trong tương lai, những vấn đề về an ninh môi trường có thể sẽ giữ cùng vai trò như thế.

james-borton-2

Hiện diện khắp vùng Biển Đông, san hô mềm trắng ngà tạo nên sự phô diễn vẽ đẹp sống động của thiên nhiên cùng sự  phong phú của hệ sinh thái trong khu vực. Ảnh: Dwayne Meadows

Theo Karin Dokken, nhà khoa học chính trị tại Đại Học Oslo, các quốc gia xung quanh Biển Đông phụ thuộc lẫn nhau trên mức độ rộng lớn khi có vấn đề về môi trường của con người. Theo Dokken: “Họ phụ thuộc lẫn nhau đến mức nếu thất bại tìm ra giải pháp chung cho vấn đề môi trường họ có thể đi đến chống nhau bằng xung đột bạo lực.” Ông còn nói thêm rằng “Nhìn chung, việc phụ thuộc nhau về môi trường vừa là nguồn gốc của xung đột vừa là tiềm tàng cho cuộc hội nhập quốc tế”.

Không có thỏa thuận cho những vấn đề môi trường, tương lai của biển sẽ ảm đạm. Gần 80% các rạn san hô Biển Đông đã bị thoái hóa và đang bị đe dọa nghiêm trọng từ trầm tích, đánh bắt quá mức, hoạt động đánh bắt hủy diệt, ô nhiễm, và thay đổi khí hậu.

Những thách thức xung quanh an ninh lương thực và nguồn cá tái tạo đang nhanh chóng trở thành một hiện thực đầy lúng túng khó khăn không chỉ cho ngư dân. Với đà suy giảm thủy sản trong khu vực ven biển trong vùng, trợ cấp nhà nước đối với đánh bắt, sự chồng lấn các Vùng Đặc Quyền Kinh Tế, và các tàu cá siêu trọng  cạnh tranh nhau trong một ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ đô la, cá hiện nay là lý do chủ lực ở vùng biển đầy biến động này.

Một thảm họa sinh thái đang diễn ra tại vùng có thời là nơi đánh cá phong phú của Biển Đông khi các cải tạo hủy phá các rạn san hô, chất thải nông nghiệp và công nghiệp làm nhiễm độc vùng nước ven biển, và việc đánh bắt quá mức làm cạn kiệt trữ lượng cá.

Trong năm 2014, Trung Tâm Đa Dạng Sinh Học đã cảnh báo rằng rất có thể sẽ có một tương lai thực sự đáng sợ với mức từ 30 đến 50% tất cả các chủng loài có thể tiến đến họa diệt chủng vào giữa thế kỷ này. Sản lượng đánh bắt cá vẫn ở mức không bền vững từ 10 đến 12 triệu tấn mỗi năm trong nhiều thập kỷ qua, một số lượng có thể tăng gấp đôi khi kể cả các hoạt động đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Rốt cuộc, Chương Trình Môi Trường Của Liên Hợp Quốc (UNEP) khẳng định rằng Biển Đông chiếm 1/10 lượng cá đánh bắt toàn cầu và rằng vào khoảng năm 2030 Trung Quốc sẽ chiếm 38% lượng tiêu thụ cá toàn cầu. Việc đánh bắt cá quá mức và tàn phá trên diện rộng các rạn san hô giờ đây tạo nên sự cần thiết phải có sự can thiệp của chính sách khoa học nhằm bảo vệ sự quản lý khu vực quan trọng này.

Trung Quốc đã đi đầu trong việc khai thác khổng lồ ngành cá. Với hơn 2.000 tàu lưới cá viễn dương và hơn 100.000 tàu cá, bao gồm cả một tàu chế biến công suất 3.000 tấn cá, bằng chứng này đủ thuyết phục rằng Bắc Kinh không chỉ chịu trách nhiệm cho việc tàn phá các rạn san hô mà còn góp phần vào sự sụp đổ của ngành thủy sản.

Tạp chí Chính Sách Hải Ngoại khẳng định rằng những sự việc đánh bắt cá và các hành vi bạo lực trực tiếp rất có ý nghĩa “bởi vì nó nêu bật sự đánh bắt tập trung đã tác động ra sao đối với sự bùng phát những tranh chấp lãnh thổ vốn đang biến Biển Đông đến đỉnh điểm nổ bùng của toàn cầu – cũng như các quốc gia sẵn sàng tiến xa tới đâu để bảo vệ phần đất của họ, hoặc chí ít là những gì họ cho là của họ.”

Hậu quả là việc đánh bắt cá vẫn là một vấn nạn an ninh quốc gia nhạy cảm về chính trị và căng thẳng về cảm xúc đối với tất cả các nước có yêu sách chủ quyền. Việc chiếm đoạt đại dương này đem đến cho khu vực một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng. Bất kỳ nỗ lực nào để cân bằng các lợi ích kinh tế với nội hàm an ninh trong vùng Biển Đông đều sẽ đòi hỏi có sự đáp ứng mang tính phối hợp nhiều cấp độ từ các nhà khoa học có quá trình tham gia dài lâu trong hợp tác nghiên cứu và đã đề ra được cách giải quyết vấn đề năng suất bền vững và an ninh môi trường trong khu vực.

Nâng Cao Nhận Thức

Sự đa dạng sinh học rộng khắp đã tồn tại ở Biển Đông không thể bị bỏ qua. Các tác động từ sự phát triển liên tục miền duyên hải, vấn đề khai hoang gia tăng và hoạt động hàng hải lớn mạnh giờ đây thường xuyên được đặt ra trước một số lượng ngày càng tăng của các nhà khoa học hàng hải và các chiến lược gia về chính sách.

Các nhà sinh học biển, những người có chung một ngôn ngữ vượt qua các dị biệt về chính trị, kinh tế và xã hội, đã nhận ra rằng cấu trúc của một rạn san hô bị vỡ vụn từ những vụn vỡ của xung đột triền miên và tiêu biểu cho một trong những chiến địa tàn nhẫn nhất của thiên nhiên.

Trong khi các chiến thuật ngoại giao và quân sự truyền thống không hoàn toàn cạn kiệt trong đợt khai pháo ngoại giao mới nhất giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, thì có lẽ đó là thời khắc tuyệt vời cho sự xuất hiện của khoa học như một công cụ tối ưu gom tụ lại nhau các bên đòi hỏi chủ quyền bao gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam, và Đài Loan trong khu vực tranh chấp biển đảo mang tính dân tộc cao độ này.

Thời gian cho một tuyên bố khoa học chung đối với hành động cấp bách cho một lịnh cấm về môi trường đối với việc nạo vét là điều rất cần thiết. Khảo sát sinh học gần đây trong khu vực và thậm chí tại ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc đã tiết lộ rằng sự mất đi của các rạn san hô sống bộc lộ một bức tranh ảm đạm của suy tàn, suy thoái, và hủy phá.

Cụ thể hơn, các loài cá sống trong rạn san hô trong khu vực tranh chấp đã giảm đi với mức độ chóng mặt, từ 460 loài xuống còn  khoảng 261.

Rốt cuộc thì sự thay đổi môi trường này là một vấn nạn toàn cầu không liên quan gì đến chủ quyền. Sự hủy diệt và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển ở Quần Đảo Trường Sa làm hại tất cả các nước có yêu sách. Có lẽ người dân từ các khu vực đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những tấn công vào môi trường trên biển của họ và tại các rạn san hô mong manh của họ có thể tạo ra một cái gì đó giống như Mạng Hành Động Vì Rạn San Hô, tương tự như các Mạng Hành Động Vì Rừng Mưa Nhiệt Đới vậy.

Những khu bảo tồn biển được bảo vệ là một công cụ mới được đề ra cho việc bảo tồn và quản lý biển. Đôi khi được gọi là các “khu dự trữ sinh thái” hay “khu vực không-được-chiếm-hữu”, những khu bảo tồn biển này được thiết kế để tăng cường bảo tồn các nguồn tài nguyên biển.

Việt Nam, một quốc gia có yêu sách chủ quyền, đang lãng phí một chút thời gian để ứng phó với những thách thức về môi trường của khu vực và đang nhanh chóng theo dõi chương trình riêng về mô hình bảo vệ vùng biển.

Cù Lao Chàm tọa lạc ở vị trí  20 km ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Các đảo Cù Lao Chàm là một khu bảo tồn biển  (MPA) do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam thành lập tháng 12-2005. Giáo sư Chu Mạnh Trinh, vị giáo sư sinh vật học 53 tuổi tại Đại Học Đà Nẵng, chịu trách nhiệm phần lớn trong thiết lập lộ trình các mục tiêu đã được thỏa thuận đối với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng các giá trị văn hóa và lịch sử của Quần đảo Chàm. Trong năm 2009, khu vực này đã được UNESCO công nhận là Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới.

Việt Nam đã công nhận các khu bảo tồn biển để giải quyết các vấn đề an ninh lương thực hiện nay và tương lai. Những  khu bảo tồn biển này giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế biển; chúng cải thiện sinh kế của các cộng đồng ngư dân đánh bắt cá ven bờ, và cũng phục vụ việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền của quốc gia.

Khu vực này cần gom tụ các khoa học gia trình độ cao nhất, những người có kinh nghiệm nghiên cứu đa dạng sinh học biển và tính bền vững môi trường tại vùng Biển Đông biến động để tham gia vào diễn đàn chính sách khoa học.

Công việc hợp lực của họ có thể dẫn đến sự phát triển thành công một Ủy Ban Khoa Học Quốc Tế Về Biển Đông. Kết quả là: những nỗ lực khoa học của họ rồi có thể truyền cảm hứng cho ASEAN hợp tác đáp ứng việc quản lý tài nguyên trong khu vực bằng ra tuyên bố kêu gọi một lệnh cấm đối với bất kỳ công việc cải tạo gây hủy hoại nào.

Tất nhiên, Trung Quốc có nhiều nhà khoa học rạn san hô tuyệt vời riêng của mình, những người nhận ra rằng đó là cách tốt nhất vì lợi ích của Bắc Kinh khi bảo vệ các rạn san hô, duy trì ngành thủy sản bền vững, và cuối cùng là tận hưởng nền du lịch thân thiện với sinh thái một khi căng thẳng nguôi ngoai.

Nền tảng chung cho các quốc gia có đòi hỏi chủ quyền là số lượng gia tăng của đánh bắt cá ở Biển Đông đang đẩy nhanh tiến độ sụp đổ của ngành và điều này làm thấp thoáng sự hiển hiện của một vấn đề an ninh môi trường, và hậu quả là tất yếu  sẽ trở thành xung đột. Các cộng đồng bảo tồn khoa học toàn cầu và pháp lý phải liên kết ngăn chặn sự phá hủy các rạn san hô, việc đánh mất sự đa dạng sinh học, và sự cạn kiệt thủy sản.

Phán quyết quốc tế đầu tiên của tòa án về Biển Đông đã tạo ra một cơ hội cho các bước tiến định lượng được hướng tới hòa bình và an ninh. Tất nhiên, ASEAN đã chứng tỏ một năng lực yếu kém về thể chế trong giải quyết các vấn đề chính trị và môi trường phức tạp, nhưng thế giới, bao gồm cả Liên Hiệp Quốc và Washington, đang theo dõi một cách cẩn trọng xem luật pháp quốc tế và sự áp dụng luật quốc tế vào giải quyết các yêu cầu khác nhau có thể dẫn đến một đường hướng tiến lên trong hòa bình và hợp pháp hay không.

Hành Động Cần Thiết

Các nhà khoa học và định hình chính sách biển của các quốc gia có yêu sách chủ quyền có thể tham khảo một trong những hướng xây dựng lòng tin sau:

– Xây dựng sự tự do hoàn toàn trong điều nghiên khoa học ở các đảo san hô có tranh chấp và các đảo bị cải tạo.

– Mở rộng hợp tác khoa học giữa tất cả các  nhà khoa học hải dương của ASEAN  thông qua các hội thảo có tính học thuật hàn lâm hơn.

– Đặt sang một bên tất cả các yêu sách lãnh thổ.

– Tạo ra một Hội Đồng Khoa Học Biển khu vực để xử lý các vấn đề suy thoái môi trường.

– Tăng cường đối thoại cho đề xuất một công viên biển hòa bình.

– Bổ nhiệm một ủy ban ASEAN về khoa học để nghiên cứu Hiệp Ước Nam Cực và sáng kiến Chương Trình Môi Trường Liên Hợp Quốc theo Kế Hoạch Hành Động Các Vùng Biển Đông Á.

– Đề xuất việc đổi tên vùng biển đang tranh chấp thành Biển Tự Do hay Biển Đông Nam Á.

Nếu có được bất kỳ loài cá nào còn sót lại trong vùng biển tranh chấp, một thỏa thuận sinh thái ASEAN – do Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam chủ trì – có thể hướng các quốc gia khác đoàn kết xung quanh một công viên hòa bình quốc tế được đề xuất hoặc chí ít là một vùng hợp tác biển được bảo vệ tọa lạc chủ lực trên Quần đảo Trường Sa.

Đó là bước đầu tiên hỗ trợ sự tín thác và sự tự tin giữa các nước láng giềng và  trong việc thực hiện một chính sách bảo tồn chung. Xét cho cùng thì các rạn san hô chính là các giáo đường của Biển Đông. Đã đến lúc cần có nhiều hơn những công dân và các nhà định hình chính sách tập hợp quanh các nhà khoa học hải dương để có thể liên kết hợp tác khu vực và quản lý biển nhằm làm tất cả được hưởng lợi trước khi quá muộn.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

A) Hoàng Hữu Phước Ứng Khẩu Trả Lời Phỏng Vấn Của PhốBolsaTV

Video clip 1: “Tôi nghĩ nếu đứng ở nghị trường Quốc hội, sự đóng góp, giúp đỡ của mình sẽ có hiệu quả lớn hơn.” http://www.youtube.com/watch?v=U_jolHcUMX4&feature=BFa&list=UU52g_5p69_Z1umoNSFviUNg

Video clip 2: “Hiến pháp nói Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.” http://www.youtube.com/watch?v=Mw6WFmZEKjk&feature=BFa&list=UU52g_5p69_Z1umoNSFviUNg

Video clip 3: “Luật biểu tình chỉ nên ra nếu như những luận điệu và những nhóm chống Cộng không còn tồn tại trên thế gian này.” http://www.youtube.com/watch?v=jI2ybZHApM8&list=UU52g_5p69_Z1umoNSFviUNg&index=1&feature=plcp

Video clip 4: “Người ta đã ngụy tạo nên một chuyện khác, làm cho người nghe bực tức lên. Người ta nói rằng tôi nói người dân Việt Nam dân trí thấp. Và đó là lời vu khống. Tôi không bao giờ nói như vậy.”  http://www.youtube.com/watch?v=mHvO-Ge7mdQ&feature=BFa&list=UU52g_5p69_Z1umoNSFviUNg

Video clip 5: “Cho tới giờ phút này chỉ có Cộng Sản Việt Nam mới chặn đứng được Cộng Sản Trung Quốc” http://www.youtube.com/watch?v=rRGAq4_ADd0&feature=BFa&list=UU52g_5p69_Z1umoNSFviUNg

Video clip 6: “Không người Việt Nam nào chịu khuất phục trước Trung Quốc cả.”  http://www.youtube.com/watch?v=wd5wRefkc30&feature=BFa&list=UU52g_5p69_Z1umoNSFviUNg

Video clip 7: “Khoảng cách giàu nghèo rất lớn, và sắp tới còn lớn nữa. Khoảng cách đó chứng tỏ con đường tự do hóa thương mại ở Việt Nam đã gần thành công.”   http://www.youtube.com/watch?v=vDVNrlZUf7w&feature=BFa&list=UU52g_5p69_Z1umoNSFviUNg

Video clip 8: “Tôi rất muốn tự do báo chí theo kiểu tư nhân cũng được ra báo. Nhưng đồng thời tôi cũng phải thông cảm nếu như chính phủ vẫn chưa cho ra cái đó.”  http://www.youtube.com/watch?v=Q9rFRJpm2vk&list=UU52g_5p69_Z1umoNSFviUNg&index=1&feature=plcp

Video clip 9: “Những người chống Cộng viết blog ở nước ngoài họ dùng những chữ cực kỳ tục tĩu khi nói về Việt Nam. Tôi không chấp nhận điều đó!”   http://www.youtube.com/watch?v=nSc_G3YkRyQ&list=UU52g_5p69_Z1umoNSFviUNg&index=1&feature=plcp

B) Bài của James Borton do Hoàng Hữu Phước dịch Anh-Việt:

24-5-2016: Hoa Kỳ Chiếm Cảm Tình Của Việt Nam Trong Bối Cảnh Trung Quốc Tăng Trưởng Kinh Tế Và Tăng Cường Gây Hấn Ở Biển Đông

23-5-2016: Vấn Nạn Thực Sự Nhãn Tiền Trên Biển Đông – Tội Ác Của Trung Quốc

Both comments and trackbacks are currently closed.