Hoàng Hữu Phước Đã Nói Về Sự Thất Bại Của Yahoo!

Hoàng Hữu Phước, MIB

28-7-2016

Mấy hôm rày báo này báo nọ nói về sự thất bại của Yahoo! Và thậm chí có bài chạy tít giật gân về cái gọi là “điềm báo trước” của sự thất bại ấy, có điều khôi hài ở chỗ cái gọi là “điềm” chỉ xuất hiện khi báo nước ngoài nói đến sự việc Yahoo! bị thâu tóm cùng với bao lời phun châu ói ngọc của những chức sắc cấp cao của Yahoo!, những kẻ mà trước đó chưa hề viết gì và/hay nói bất kỳ điều gì về bất kỳ cái sự tình gì mang tính “điềm” cả để giúp ngăn chặn cái “điềm” ấy xảy ra.

Nay có vài bạn hữu nhắc lại những lời tôi “phang” Yahoo! ngay từ lúc thịnh trị của nó, dù chỉ dựa vào những hành vi của Yahoo! mà lúc đó chỉ có mình tôi cho là dở hơi dở ẹc dở òm, là…“điềm” báo thất bại của Yahoo! Trong khi mấy cái “điềm” do những kẻ thất bại bắt đầu mất “giốp” (job) nêu lên cho báo chí các nơi có cái mà đăng lấp khoảng trống chẳng ăn nhập gì đến những cốt lõi cụ thể, tôi đã đơn giản dựa vào cái “hình dong” của Yahoo! mà “họa cốt”. Thánh hiền thời thượng cổ  có câu rằng có tất cả 6 hạng người trong thế giới kinh doanh toàn cầu hóa gồm (a) ai được sinh ra không cần học thầy nào đã biết tất tần tật thì là bậc thánh nhân, (b) ai học với thầy giỏi mỗi một cái biết mười cái là bậc trí nhân, (c) ai chăm chỉ học với thầy giỏi và trở nên giỏi như thầy là bậc tài nhân, (d) ai chăm chỉ học hành với thầy giỏi vẫn không giỏi được như thầy hoặc giỏi hơn thầy mà chỉ trở thành người đức độ tốt đẹp cho đời là bậc hiền nhân, (e) ai không có trí hóa thích hợp với việc học hành vẫn cố lặn lội kiếm tìm thầy giỏi để mong noi theo được điều tốt đẹp bất kỳ nơi thầy là bậc tu nhân, (f) còn ai vừa có điều kiện tài chính để học tập vừa chẳng cần tìm đến thầy giỏi mần chi đã vậy còn có thầy giỏi lù lù tình nguyện đến dạy chùa mà vẫn không tiếp thu là bậc đại ngu nhân. Tôi đã mắng Facebook và nhận thấy dường như nó đã sửa đổi dần dần để đừng rơi vào cái “điềm” phá sản mà tôi đã nêu, tuy nhiên đến nay tôi vẫn chưa chịu “sinh hoạt” gì trong Facebook cả. Tôi đã mắng Nokia và Samsung ngu xuẩn khi tự tiện kèm game và các tính năng phụ trợ lung tung vào điện thoại di động khiến điện thoại bị hao tốn tài nguyên dung lượng trong khi giá bán ôm hết mọi thứ dư thừa áp đặt ép users phải mua kèm nên quá cao, và tôi lúc đang là chức sắc cấp cao một công ty nước ngoài khi được mời mua “mở hàng” một điện thoại cao cấp đã nói thẳng với một chức sắc của Samsung ở Việt Nam rằng tôi chỉ mua máy ấy với điều kiện hãy gỡ bỏ hết game và nhạc rồi trừ tiền các bộ phận thừa thải đó; rốt cuộc Nokia dẹp tiệm; còn mấy hãng khác thì để ai muốn chơi game nào thì tự download lấy khiến giá phone thấp hơn, bán được nhiều tỷ chiếc hơn, ngành game phát rộ hơn, và ngay cả máy ảnh rất xịn đính kèm cũng coi như là quà tặng thêm chứ nhà sản xuất không dám tính cho đội giá thành. Nokia là đại ngu nhân. Và Yahoo! cũng thế.

Xin đăng lại nguyên văn 5 bài như dưới đây để bạn đọc tham khảo không những về các nhận xét của tôi về Yahoo! mà còn về những lĩnh vực chung khác của cái gọi là “mạng xã hội”, v.v., của thế giới kỳ bí kỳ vĩ và kỳ cục một cách kỳ khôi của xa lộ thông tin.

Bài 1: Messy Messy Mash (30-11-2007)

Bài 2: Yahoo! 3600 (17-6-2009)

Bài 3: Yahoo! Và Sự Thất Bại Tại Việt Nam (2012)

Bài 4: Blogging (01-10-2008)

Bài 5: Mạng Xã Hội: Ảo Tưởng Hoang Đường (09-4-2010)

Bài 1: Messy Messy Mash

(Bài đăng tiếng Anh ngày 30-11-2007 tại http://uk.blog.360.yahoo.com/blog-WJ2qRpo5dKce.8S1AOHSNmonPHXz?p=135)

Nghĩa tiếng Việt:

Bài này viết nhân Yahoo! phạm phải một lỗi ngu xuẩn khi tự triệt hạ Yahoo!3600 để thay thế bằng Yahoo! 360 Plus và lại tự hủy Yahoo! 360Plus.Yahoo! còn đẻ ra Y!Mash mà bản thân cái tên “Mash” lại là cách đặt tên hoàn toàn thiếu ánh sáng trí tuệ như bị tôi giễu cợt gọi là “Messy Messy Mash” rồi gán luôn cho nó chữ “Smashed”dựa vào phát âm ngớ ngẩn mà lãnh đạo ngu ngốc của Yahoo! đã dại dột lựa chọn. Dưới đây là phần nghĩa tiếng Việt của bài gốc tiếng Anh:

Về Y! Mash thì tôi tin rằng đó là thứ hỗn độn lỗn nha lỗn nhỗn. Chỉ là một bản beta để thay thế một bản beta trước đó. Chúng ta đầu tư thời gian cho Y! Mash và rồi nó sau hai năm nữa ắt sẽ lại yêu cầu chúng ta di dời blog của mình qua một ngôi nhà tạm mới khác chắc dưới tên Y! Messier Mash Beta tức bản beta hổ lốn hơn của Mash, tức một thử nghiệm cho một cái nhà khác mang tên Y! Messiest Mash Beta tức bản beta hổ lốn nhất của Mash, tiền thân của Y! Mash Beta Smashed tức bản beta nát bét của Mash.

Tôi đã vào xem cái gọi là Y!Mash có ra chi không, và bỏ ra đôi ba phút để điền vào cái bản như hình chụp sau:

Yahoo (1)Yahoo (2)

Song, đã quá đủ cho một người tuổi Aries Trội như tôi lưu lại dấu hằn. IT đã đi quá xa một cách không cần thiết trong ngành công nghiệp giải trí. Ngoài thời gian bận rộn thường nhật của một doanh nhân, tôi dành thời gian còn lại để thăm cha mẹ, trò chuyện với con cái lúc ăn tối, kể chuyện tiếu lâm chọc cười bà xả, đọc sách và tạp chí, check email, viết tiểu luận hoặc sáng tác thơ văn, viết lách blog, lướt internet kiếm tìm tư liệu. Tôi không sao tưởng tượng ra được trên đời này có vị thương gia nào lại bỏ thời gian chọn một điện thoại di động cầu kỳ phức tạp có chức năng nghe nhạc, chơi game, máy ảnh, v.v. và v.v., y như trẻ nít; vì rằng muốn “xịn” thiệt thì ông ta nên có một điện thoại di động trong túi dành riêng cho việc liên lạc, một máy ảnh tốt cỡ 10 mega-pixel trong cặp da đựng laptop, còn ở nhà thì có một hệ thống nghe nhạc đặt cạnh chiếc LCD TV. Tương tự, Yahoo! đã làm y hệt mấy anh sản xuất điện thoại di động như  Nokia và Samsung. Yahoo! đã tạo ra Mash với nhiều điểm “mở” cho thiên hạ tự do đến độ “khách khứa” mà lại có quyền làm này làm nọ với blog của riêng người khác! Cái sai ở đây là giống như Nokia và Samsung, Yahoo! đã chú mục vào mấy nhóc tuổi teen thay vì nhắm đến những người làm ra tiền. Tôi không thích mua một điện thoại di động đa năng, bởi vì nghe nhạc và chơi game có thể làm cạn pin vào thời điểm quan trọng khi có cuộc điện thoại triệu USD sắp gọi đến, và bởi vì chụp hình từ một điện thoại di động thì cách chi có được tác phẩm nhiếp ảnh tuyệt vời. Phải trả nhiều tiền cho mấy thứ thấp kém đến thế ư? Tôi không nghĩ nên phí như vậy đâu.

Nói chung thì tôi không ưa Y!Mash. Nếu phải dọn nhà qua Mash, đơn giản chỉ vì tôi chẳng còn cách nào khác. Tôi có thể tính tới chuyện có một blog có trả tiền, song thế thì còn chơi với ai cơ chứ.

(Nguyên bản tiếng Anh:

About Y! Mash, I believe it is a messy thing. A beta version to replace an earlier beta version: we reinvest our time for Y! Mash and then after two years it may ask us to relocate our blog to a new temporary house probably under the name of Y! Messier Mash Beta, a tester for another site of Y! Messiest Mash Beta, a predecessor of a Y! Mash Beta Smashed.

I already came to see how the so-called Y!Mash looked like and spent a minute or two to write some entry notes as per the photo inset hereunder.

But this is enough for an out-Aries Aries to leave its footprints. The IT has gone so far in the entertainment industry unnecessarily. Besides the daily work of a busy businessman, I spent the balance time for visiting my parents, chatting with my son over the dinner table, telling jokes to make my wife laugh, reading books and magazines, checking mail, writing essays or composing poems, doing some blogging, and surfing internet for documentary materials. I can hardly think of a businessman spending time to select a sophisticated hand phone with functions of MP3 music, games, and camera, and the like, as the teens, because he should have a phone in his pocket for pure communication purposes, a good 10-mega-pixel camera in his laptop leather case, and a music system at home by the side of an LCD TV. Similarly, Yahoo! is doing exactly like what the hand phone manufacturers like Nokia and Samsung are doing. It creates Mash with a lot of “open” points for free access so that visitors can do this and that with your own blog. The mistake is that like Nokia and Samsung, Yahoo! seems to have a focus on the teens instead of the money-making people. I do not like to buy a multi-function hand phone, because listening to music may let the battery down at crucial moment when a million-dollar calling is approaching, and because the photo shooting from a hand phone would produce low quality images only. To pay high money for the low things? I do not think so.

In all, I do not like Y!Mash. If I have to shift to Mash, it simply means I have no choice. I may think of having my own paid site, but then this sounds isolated.)

Bài 2: Yahoo! 3600

(Bài đăng ngày 17-6-2009 tại http://www.emotino.com/bai-viet/17907/yahoo-360)

Trong bài viết tiếng Anh tựa đề Messy Mash (tức Mash Lỗn Nha Lỗn Nhỗn) tháng 11 năm 2007 trên blog Yahoo! 3600, tôi có viết rằng mặc cho khí thế hừng hực của Mash với biết bao bài báo ở Việt Nam ngợi ca lột tả bao điều ưu việt của Mash tôi vẫn không tham gia dọn blog vào Mash, thậm chí cho rằng sự không có giá trị tự thân của Mash báo trước một cáo chung nhanh chóng của Mash qua câu giễu cợt của tôi: “Về Mash của Yahoo! thì tôi cho rằng nó chỉ là thứ lỗn nha lỗn nhỗn mà thôi: một bản beta chạy thử nghiệm thay thế cho một bản beta thử nghiệm trước đó chứ có gì mà ghê gớm, có khi ta dời về Mash chừng hai năm là y lại bảo ta tạm dời qua Phiên Bản Thử Nghiệm Mash Hỗ Lốn Hơn, tức một thử nghiệm khác cho Phiên Bản Thử Nghiệm Mash Siêu Hỗ Lốn, tức là tiền nhân của cái phiên bản cuối cùng là  Phiên Bản Thử Nghiệm Mash Đã Bị Đập Nát Như Tương”. Thực tế diễn ra nhanh gọn hơn tiên đoán của tôi vì Mash bị Yahoo! xóa sổ, thậm chí không cho nó cơ hội có được một gia đình truyền lưu dòng họ. Yahoo! 3600 cũng sẽ phải như thế.

Cái sai của Yahoo! (và của tất cả các nhà sản xuất điện thoại di động như có nêu trong bài MessyMessy Mash) là hoặc tập trung vào sai đối tượng hoặc tập trung vào thiếu đối tượng, khiến 3600 lạc lõng (cũng như khiến điện thoại di động rớt giá). Cái kỳ quái hay gặp phải trên mạng “xã hội” là thứ tiếng Việt ít trang trọng, như thể tất cả chỉ để phục vụ giới ở tuổi “teen” tức giới chưa-làm-ra-tiền-và-chưa-làm-chủ-được-bản-thân chứ không màng đến người đọc thuộc giới làm-ra-tiền, nghĩa là những người chủ gia đình, chủ doanh nghiệp, chủ bản thân – mà như vậy là xúc phạm đến giới thực sự là khách hàng trả tiền cho những công ty có quảng cáo trên Yahoo!. Ngay cả lời mời “dọn nhà” sang Yahoo! 360Plus cũng dùng từ “nha” như không quan tâm đến bậc trưởng thượng, những người lớn nghiêm túc, và những bậc tu hành vốn cũng là khách hàng đông đúc của Yahoo!.

Yahoo (3)

Trong khi nội dung trang chủ Yahoo! tiếng Anh đầy tin tức quan trọng hoặc tin giật gân viết với nội dung tiếng Anh đàng hoàng, thì trang chủ Yahoo! Việt Nam bằng tiếng Việt lại lẩn quanh lẩn quẩn quanh cái cối xay của tạp nhạp thường thấy ở báo lá cải phương Tây như nào là “Ăn Mặc Sexy Có Phải Là Hở Hang” hay “Bà Obama Bị Ví Như Hắc Tinh Tinh” với thứ tiếng Việt không bình thường. Ở nước ngoài, những ai làm công tác truyền thông báo chí đều đã trải qua đào tạo chuyên nghiệp về báo chí học – ngôn ngữ học – tâm lý học – xã hội học – thế giới sử – chính trị học – pháp chế học, thực sự kinh qua tác nghiệp sàng lọc khủng khiếp, và phải có tiếng tăm cá nhân mới có được một việc làm cố định dài lâu cho một tòa soạn; trong khi Yahoo! Vietnam chắc toàn những người quá trẻ, vốn tiếng Việt không đủ đạt sự thâm thúy tinh tường, và vẫn không thoát ra được cái “con nít” để “lớn trước tuổi”, vốn luôn là điều cần thiết trong tất cả mọi lĩnh vực, khía cạnh, ngóc ngách của cuộc sống sinh tồn ngay cả từ thời ăn lông ở lổ.

Nay gần đến ngày xóa sổ Yahoo! 3600, nhiều thân hữu hỏi tôi đã dời blog qua ngôi nhà mới Yahoo! 360Plus chưa, và tôi đáp rằng có thể tôi sẽ thử đem “cất” mấy bài viết của mình ở Facebook hoặc cũng sẽ bỏ hết vô Yahoo! 360 Plus nhưng sẽ không upload thêm hình ảnh hay bài viết nào khác nữa. Điều tôi có thể làm là sẽ copy tất cả những bài của tôi trên Yahoo! 3600 vào dĩa CD. Thậm chí đối với Yahoo! email tôi cũng khuyên thân nhân đừng dùng của yahoo.com.vn, và nhiều lúc vào internet tôi phải struggle vật lộn kiên quyết cho tới khi giao diện tiếng Anh của Yahoo! xuất hiện, tức là đánh bật sự nhảy xổ vào của Yahoo! Việt Nam để không phải thấy các câu cú tiếng Việt cớt nhã và thông tin dâm dục hạ cấp.

Và cần chi phải có cái Yahoo! Việt Nam khi mà tự thân Yahoo! đã có đủ phương tiện để người Việt viết tiếng Việt tùy thích cùng lúc với liên kết bè bạn bốn biển năm châu, và nhất là khi Chính phủ đã chính thức khuyến khích người dân nâng cao trình độ tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu cao của công cuộc dựng xây và phát triển kinh tế nước nhà. Tận dụng internet, chat, blog, như một phương tiện và môi trường sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt chính là để phục vụ cho nhu cầu và yêu cầu “giỏi” ngoại ngữ ấy. Thời giờ của mỗi người chỉ có 24 tiếng/ngày, với hầu hết thời gian toàn sử dụng tiếng Việt; vì thế những lúc thư nhàn bên máy vi tính hãy dùng tiếng Anh. Còn các lập luận rằng người dân không phải ai cũng biết tiếng Anh thì lời giải đáp rất dễ dàng: tin tức và thông tin tri thức mọi mặt đều sẵn có trên các trang web online lớn và tầm cỡ của Việt Nam, trung ương cũng như địa phương, không cứ gì phải vào Yahoo! Vietnam.

Cũng trong bài Messy Messy Mash đã nêu, tôi có viết rằng Tôi không ưa Y!Mash. Nếu phải dời blog qua Mash, đó chỉ vì không còn sự lựa chọn nào khác. Có thể tôi sẽ tính đến việc mở web cá nhân của mình có đóng phí; song, như vậy còn chơi được với ai”; và lần này cũng vậy, tôi có thể miễn cưỡng dời sang Yahoo 360 Plus dù biết rằng sự sản sinh vô tính có thể cho ra Yahoo 360 Super Plus hay Yahoo 360 Super Plus Extra tiếp nối chuỗi thử nghiệm luôn luôn thất bại của Yahoo! thì sự kết thúc cũng sẽ y như Yahoo 3600 hoặc mang tính tốc độ gục nhanh gọn của Yahoo! Mash mà thôi.

Bài 3: Yahoo! và Sự Thất Bại Tại Việt Nam

(bài đăng cuối năm 2012 tại Emotino.com)

Tôi bật cười khi đọc thấy ở đâu đó tin Yahoo! Blog Việt Nam “bất ngờ” thông báo sẽ kết thúc hoạt động nhằm tập trung cải tiến các sản phẩm cốt lõi khác. Cười vì làm gì mà “bất ngờ” khi tôi đã bảo trên Emotino nhiều năm trước là Yahoo! phải dẹp tiệm vì  nhiều lý do như đã nêu. Và cười vì Yahoo! làm gì có sản phẩm cốt lõi có giá trị. Nhân đây xin nêu lại vài ý đã viết ra từ năm 2008 đến nay.

Thứ nhất: Yahoo! chọn sai người để thuê làm lãnh đạo và làm nhân viên tại thị trường Việt Nam, vì tất cả là tay mơ, ít học, ít tuổi, mà minh chứng rõ ràng là kiểu dùng từ ngữ trẻ con, bỡn cợt, trong khi tất cả Yahoo! của tất cả các nước nói tiếng Anh đều không thấp lè tè như vậy. Nội dung các chủ đề quá thấp, thông tin không cao cấp, còn kỹ thuật thì chỉ dành cho phường phù hợp nghĩa là tạo công cụ cho phép những kẻ tự do quá trớn, vô chính phủ, muốn ghi chú bôi bẩn blog ai thì cứ việc khạc nhỗ vào đấy, như đã bị tôi mắng trong bài Thùng Nước Đá & Blog trên Emotino.

Thứ nhì: Yahoo! có giới lãnh đạo bất tài vô dụng ở chính quốc, mà bằng chứng tôi đã kể trong bài Mash Lỗn Nha Lỗn Nhỗn trên Emotino.

Thứ ba: Người Việt chỉ cần Yahoo! bình thường của USA hay UK đều được, đâu cần phải có Yahoo! Việt Nam và Yahoo! Blog Việt Nam, vì họ (a) có thể “gỏ” chữ Việt như thường và (b)  nên ít sử dụng tiếng Việt để còn trau giồi ngoại ngữ nhất là tiếng Anh, kẻo cả ngày dùng tiếng Việt mà đêm khuya vào net cũng dùng tiếng Việt bảo sao báo chí cứ mãi nêu cử nhân Anh Văn ở Việt Nam rất kém tiếng Anh. Nghĩa là ngay từ đầu, sự đầu tư cho một “cái riêng cho Việt Nam” đã là việc làm vô vị, không đáng được khuyến khích, và mang dấu ấn thất bại ngay từ lúc bắt đầu.

Thứ tư: Lý do thứ nhất ở trên chính là đường dẫn đến lý do chót này, tức là cơn thịnh nộ của bất kỳ bậc làm cha làm mẹ đoan chính, sang cả, nghiêm túc nào, những người thấy họ bị Yahoo! hỗn láo (a) gạt họ ra rìa vì chính họ làm ra tiền chứ không phải đám đông tuổi “teen” và (b) dám tạo môi trường sinh hoạt không lành mạnh để làm bẩn con cái tuổi “teen” của họ.

Còn lý do rất riêng tư mà tôi từng tuyên bố với nhân viên thân cận của mình, nay cũng xin thố lộ: đó là Yahoo! chỉ có thể thành công ở Việt Nam nếu thỉnh mời được một vị đứng tuổi nọ chịu ra đứng mũi chịu sào lãnh đạo Yahoo! tại Việt Nam.  Song, có thể đã quá trể, vì chính Yahoo! Việt Nam cũng phải cáo chung vì cách chi mà có chỗ cho những sản phẩm thấp kém trên đời.

Mỗi khi Yahoo! Việt Nam hỗn láo chui tọt vào màn hình máy vi tính của tôi là tôi vật lộn với nó để vứt bỏ nó, để tìm lại trang web của Yahoo! USA hay Yahoo! UK & Ireland, để được đọc các thông tin có giá trị mở mang trí hóa, được viết bằng tiếng Anh với ngôn phong nghiêm túc của những nhà báo có tay nghề cao và có học thức.

Muốn giỏi tiếng Anh, đừng nên đọc Yahoo! Việt Nam.

Muốn giữ tư thế người nghiêm túc, trang trọng, trưởng thành, và sang trọng, đừng nên đọc Yahoo! Việt Nam.

Blogging

(Bài đăng ngày 01-10-2008 tại http://www.emotino.com/bai-viet/17079/blogging)

Tôi có trang blog cá nhân tên Aspiration tại http://uk.360.yahoo.com/hoanghuuphuoc viết bằng tiếng Anh (gần đây có thêm tiếng Việt theo yêu cầu của thân hữu) để mấy mươi ngàn sinh viên của tôi cùng bạn hữu bốn phương thuộc nhiều quốc tịch có nơi tham khảo, trao đổi kinh nghiệm về formal English. Một số khách ghé thăm vì chưa biết tính cách của tôi nên lấy làm lạ, gởi email hỏi tôi vì sao tôi khóa không cho ai được viết lời bình làm họ không thể viết những lời ngợi khen thán phục. Tôi đã trả lời: “I switch off the comment box as I see that many people just step in somebody’s blog just to leave a nonsensical “Smile!” or “Wink!”or the like. If you do not have time, then it is absolutely wrong to put your head into the windowpane of somebody’s house, shouting “Smile!” then dispersing into the thin air. If you have time, come in and have tea and some biscuits with me in my sitting-room; i.e. if you have time, please leave some righteous and polite notes in my Guestbook then rest assured that it is my sincere honour to keep yours respected all my life. Thank you.” (Bạn thân mến, tôi đã khóa hộp thư bình phẩm vì tôi thấy ở blog của người khác có những người vào blog chỉ để lưu lại những từ vô nghĩa như “Smile!” hoặc “Wink!” hoặc những thứ tương tự. Nếu không có thời gian thì thôi, sao lại sai quấy đến độ đút đầu vô cửa sổ nhà người ta hét toáng lên “Smile!” rồi tan biến ngay vào hư vô? Nếu có thời gian, xin mời vào dùng trà và ăn vài chiếc bánh ngọt với tôi nơi phòng khách, nghĩa là nếu có thời gian xin lưu lại những dòng chữ lịch sự và đứng đắn để biết chắc một điều: những lời ấy sẽ được tôi trân trọng trọn đời. Cảm ơn bạn nhé). Và tôi đã thành công: tôi nhận được rất nhiều những email trang trọng và tạo nên một nét văn hóa riêng biệt giữa tôi và người quen cũng như người lạ trong cộng đồng cư dân mạng khi sự giao lưu mang tính nghiêm túc về cả nội dung và hình thức.

Yahoo (4)Yahoo

Tôi đã dùng blog như đúng ý nghĩa khởi thủy của nó: một quyển nhật ký hay lưu bút điện tử, mở và sẻ chia cho mọi người cùng đọc.

Vào tháng 8 vừa qua, khi ngồi nhâm nhi tách cà phê cùng một phóng viên chuyên ngành thương hiệu và marketing tại cà-phê Highlands Bờ Hồ, Hà Nội, tôi được “phỏng vấn” về xu hướng marketing bằng blog, liệu đó có thể trở thành một công cụ tiếp thị hiệu quả hay không, và tôi đã tình thực cho biết nhận định riêng của mình rằng sẽ khó thành công ở Việt Nam, chỉ vì người Việt (kể cả Việt Kiều hải ngoại) khi ồ ạt sử dụng blog cho mục đích cá nhân – mà đa số là giới trẻ – lại thường là để bỡn cợt, hoặc tệ hại hơn là để học đòi nhơi lại miếng bã dân chủ tự do, phê phán chính phủ, chê bai chính sách, hoặc chống cộng, v.v., khiến nhiều người đúng đắn – đa số họ là những người có kinh tế vững vàng – sẽ dị ứng với blog, và không sẵn sàng đón nhận thông tin qua blog, biến blog trở thành yếu thế so với các trang web chính thức. Ngoài ra, một số doanh nghiệp hoặc cơ sở mà chủ nhân là giới trẻ tuy nghiêm túc “chào hàng” trên blog nhưng vẫn không tạo cho blog một phong cách và nội dung chuyên nghiệp mang hơi hướm của thương mại điện tử, mà chỉ đơn thuần dùng blog làm nơi dùng miễn phí để rao bán hàng hóa lẻ. Đó là chưa kể đã có nhiều cảnh báo về những blog kinh doanh kiểu lừa bịp khiến người ở vai “khách hàng” khi có nhu cầu sẽ ngần ngại ghé vào “gian hàng” blog để mua sắm. Ngoài ra, Việt Nam có những đặc điểm văn hóa đặc thù: nhiều người tuy tôn sùng hàng ngoại, thích sống ở nước ngoài, v.v., nhưng vẫn giữ nguyên “phong cách” thuần Việt của mình, nghĩa là dù ăn mặc sang trọng hàng hiệu Tây, nhai kẹo Tây, xài tiền Tây, trang bị tận răng hàng Tây và đi Tây, nhưng vẫn chống việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe Tây, nói chuyện ồn ào trên máy bay Tây, chen lấn kể cả khi có Tây xếp hàng, và xả rác ở phố Tây, vân vân và vân vân. Blog có thể là thứ công cụ và phương tiện tuyệt diệu cho marketing của thời đại mới trên một phạm vi tòan cầu không có Việt Nam. Đặc biệt là chi phí cho một dịch vụ web không còn ở mức giá quá cao, nên việc sử dụng blog cho mục đích marketing sẽ không ở mức rộng khắp hoặc có thành công cụ thể. Đó là chưa kể người Việt Nam đa số quan tâm đến hình thức bên ngoài, nên khi blog là một phương tiện miễn phí tất nhiên sẽ không đựợc coi trọng, trừ phi chủ nhân của blog có danh tiếng, hoặc dịch vụ thực sự thực hiện có kết quả tốt mà nhiều người biết đến, khen ngợi, rồi truyền miệng cho các khách hàng khác.

Một câu hỏi khác mà nhà báo quan tâm là những lĩnh vực nào có thể áp dụng hình thức tiếp thị qua blog, và vì sao. Tôi chỉ có một ý kiến cá nhân ngắn gọn: hình thức tiếp thị qua blog tại Việt Nam chỉ đặc biệt phù hợp cho những doanh nhân đã có mối quan hệ nghiêm túc thật rộng qua blog với rất đông bằng hữu nghiêm túc và được sự ủng hộ nghiêm túc của lực lượng thân hữu nghiêm túc này, khiến sẽ đạt hiệu quả vào thời điểm doanh nhân quyết định nghiêm túc sử dụng blog làm công cụ marketing nghiêm túc cho sản phẩm hay dịch vụ nghiêm túc của doanh nghiệp mình.

Thường thì các ý kiến luôn mang giá trị cao do dịch lại nguyên văn từ những nghiên cứu hàn lâm học thuật và thực tế chính xác ở nước ngoài; song, chỉ khi có sự quan tâm tìm hiểu căn cơ đến thực tiễn văn hóa, con người, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh, v.v., ở Việt Nam như thế nào thì những ý kiến ấy mới xác đáng hơn, khả thi hơn, khả dụng hơn. Cái tính “động” của blog hay “tĩnh” của website thì không bao giờ là một khẳng định của công thức hay định nghĩa máy móc, vì còn tùy thuộc vào mức độ chuyên nghiệp của phía sử dụng vận hành blog hay website và sự đáp lại từ khách hàng tham quan blog hay website. Ngôn ngữ hay phong cách hay nội dung gì gì đi nữa cũng không thể xóa tan ranh giới của văn hóa cộng đồng, nền tảng giáo dục cá nhân, hay sở thích riêng biệt. Một blog được sử dụng làm công cụ marketing sẽ có nội dung thu hút nhiều hay ít người tham quan, và có nhiều hay ít người thực sự mua sản phẩm hay dịch vụ đang được marketing trên blog, chứ không bao giờ mang ý nghĩa quyết định đầy chất trẻ thơ là marketing qua blog sẽ “ăn đứt” được website.

Ebay.com, amazon.com, drugstore.com, business.com, fedmarket.com, ubid.com, hay onvia.com, v.v., là website hay blog, động hay tĩnh? Câu hỏi tự thân đã là cách trả lời hoàn hảo, vì rằng khi thực sự nói về e-Commerce, sự tập trung sẽ về nội dung B2C, C2C, C2B, B2B, hay B2G, chứ không về định tính cái ưu việt của website hay blog, đó là chưa kể đến các hình thái mới của mCommerce hay U-commerce của thời đại số hóa của những ngày sắp đến, mà sự phát triển ở Việt Nam sẽ mang nhiều phong cách của một sự khoan thai, từ đồ dần dà, nhàn hạ.

Mạng Xã Hội: Ảo Tưởng Hoang Đường

(Bài đăng ngày 09-4-2010 tại http://www.emotino.com/bai-viet/18527/mang-xa-hoi-ao-tuong-hoang-duong

Khi thế giới bước vào kỹ nguyên công nghệ thông tin, mọi việc diễn ra theo công thức bất di bất dịch từ thời khủng long biến mất trên toàn hành tinh này, nghĩa là mỗi lần bắt đầu một kỹ nguyên bất kỳ sẽ luôn có nhiều xưng tụng quá mức đến độ mất tỉnh táo của con người, y như thủa chiếc ô-tô đầu tiên của thực dân Pháp ở thuộc địa Việt Nam chạy đến đâu là nam phụ lão ấu tíu ta tíu tít chạy theo sau hít thật sâu vào buồng phổi làn khói xăng pha chì nồng độ cao đậm đặc dầu nhớt và chì, tấm tắt khen “thơm quá, thơm quá! ”, hay thủa điện thoại di động mới xuất hiện là ở Việt Nam dù là người Việt hay người nước ngoài đi đâu cũng cầm nó trên tay, chạy xe hai bánh chỉ với một tay còn tay kia nắm handphone cho phần còn lại của thế giới nhìn thấy, chứ không cho vào túi quần hay túi xách.

Cũng như vậy, nhiều người ngợi ca “mạng xã hội” trong khi bản thân cái ấy vẫn còn nhùng nhằng đấu khẩu giằng co giữa khái niệm Social Utility hay Social Network, như anh chàng Zuckerberg của Facebook giẫy nẩy nói cái của anh ‎ý (anh ấy) là Utility vì để dân cư mạng giao tiếp, nhận thông tin và chia sẻ thông tin, chứ không như mấy anh khác thì nhằm mục đích khác cơ, chẳng hạn liên kết kinh doanh (ý nói Facebook không kinh doanh chăng ?). Thôi thì tiếng Việt ta có cái lợi là có rất nhiều từ Việt cho một từ tiếng Anh, nên phải chấp nhận thỉnh thoảng chỉ có một từ để gọi nhiều từ tiếng Anh cho thiên hạ thái bình vậy. Nên từ nay sẽ gộp chung là “mạng xã hội”, và thử xem cái “mạng xã hội” nó ưu việt đến đâu.

Cái thứ tình cảm tôi có được từ các “mạng xã hội” là cảm giác kinh hoàng. Không kinh hoàng sao được khi qua mạng xã hội tôi giao lưu với rất đông người bạn và đa số trong số họ mỗi người là thành viên của vài trăm câu-lạc-bộ, đặc biệt các trăm câu-lạc-bộ của người này không đụng hàng với những trăm câu-lạc-bộ của người khác. Tôi đành có một vị trí trong lòng mỗi mạng xã hội, nghĩa là có tên tuổi, hình ảnh, và…không gì khác, vì rằng đáp lại tất cả bạn mạng, tôi sẽ là thành viên của vài chục ngàn câu-lạc-bộ, và đất nước này sẽ ra sao nêu toàn dân tham gia mạng xã hội, sinh hoạt với vài trăm ngàn câu-lạc-bộ để gởi vài chữ ngắn ngủi hay chuyển-phát-nhanh một nội dung bất kỳ mà ai đó ném vào hộp thư của mình, thay vì dùng internet để tra cứu tài liệu, nắm giữ càng nhiều kiến thức càng tốt trong thực tế đời người không đủ dài mà kiến thức lại dồn dập, quá tàn nhẫn, không có ngay cả một khoảnh khắc đợi chờ.

Điểm cần quan tâm nữa là đầu tư công sức cho sinh hoạt ở một mạng xã hội e là điều phí phạm thời gian như sự việc đại gia Yahoo! đóng cửa 3600 không có nghĩa là các tiểu gia khác sẽ sống thọ hơn. Việc mở các “mạng xã hội” để kinh doanh đã rộ lên hơn nấm, chẳng hạn ngoài anh Facebook còn có các anh khác như Twitter, Goyaar, Crackbook,  LifeBox, StudentTalk,  hay Wibya, v.v., vô thiên lủng, thậm chí còn cả “mạng xã hội” Hatebook dành cho những cư dân mạng nào…thù ghét “mạng xã hội” tập trung lại, giao lưu, trao đổi thông tin về…“mạng xã hội” khác. Mạng xã hội hóa ra chỉ là thế. Nếu tôi có nhiều bạn tốt, tôi không cần bất kỳ “mạng xã hội” nào. Đó là sự thật. Ở những mạng xã hội tôi tham gia như Facebook, tôi luôn biến mất sau khi để lại câu ngắn gọn: các bạn muốn giao lưu xin liên lạc hhphuoc@yahoo.com. Có mạng xã hội như Facebook gần đây rất khó truy cập vào ở Việt Nam, thế là thiên hạ – toàn là những kẻ giấu tên thật, dù là người Việt hay người nước ngoài – viết nhặng lên rằng có sự can thiệp của chính phủ Việt Nam, như thể Facebook là cái gì qu‎ý báu lắm, khiến tôi phải viết đôi lời phản bác, “dạy” họ một bài học như sau:

QUOTE

I think this is a case of “much ado about nothing” or “using big words on slight occasions” because Facebook is not the only “free” service. Sooner or later, Facebook will share the fate of Yahoo! 360. The answer must solely be from Facebook, rather than letting people blame Vietnam’s government. I get feeling of nauseating whenever reading comments attacking Vietnam with the label of “communism”. Vietnam is politically strong and its government never fears blogs by ignorant losers under nicknames whose writing against Vietnam – if any – is definitely nonsensical in Vietnamese or English.

I have not been able to get to http://www.facebook.com for many months. However, I do not need Facebook as I have other choices. You may be right when talking about the Vietnam-Facebook issue; however, there are factual things that you foreigners working in Vietnam and local users are not among those blaming people. Believe me. I am Vietnamese, and I know only the illiterate Vietnamese people would write such and such against their government. None of us the intelligentsia do that because we know our government never has any fear on Facebook and the like.

Hence, let Facebook solve its technical problems. It is a funny impression that Facebook is so vitally important that the communist government of Vietnam must interfere. Even if they did do so, their purpose would be to use their utmost and absolutely righteously rightful power to impose a punishment to Facebook.

Nghĩa tiếng Việt:

Tôi thấy quý vị chuyện không có gì mà ẩm ỉ hoặc là phóng đại quá đáng rồi, vì Facebook đâu phải là thứ duy nhất cho xài chùa. Chẳng chóng thì chầy Facebook sẽ chịu chung số phận với Yahoo! 3600 (nếu không sửa sai). Chỉ có Facebook mới có câu trả lời chớ đùng có mà đổ lỗi cho chính phủ Việt Nam. Tôi phát muốn ói mỗi khi đọc mấy comments công kích Việt Nam với nhãn hiệu “cộng sản”. Việt Nam hùng mạnh về chính trị và chính phủ Việt Nam sợ quái gì mấy cái blog của bọn thất bại ngu xuẩn mang tên lóng mà các bài viết của chúng chống Việt Nam toàn là xằng bậy dù viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh.

Nhiều tháng nay tôi thấy khó vào Facebook. Song, Tôi không cần Facebook vì tôi còn nhiều sự lựa chọn khác. Quý vị có thể đúng khi nói về sự cố Việt Nam-Facebook; tuy nhiên, còn có những sự thật khác mà quý vị ngoại kiều làm việc tại Việt Nam cùng những users Việt Nam không thuộc số người chuyên đổ lỗi ấy. Tin tôi đi. Tôi là người Việt, và tôi biết chỉ có những người Việt thất học mới viết những lời lẻ như thế để chống chính phủ Việt Nam. Không bất kỳ ai trong những nhà trí thức của chúng tôi mè nheo như thế bởi vì chúng tôi biết chính phủ chúng tôi sợ quái gì Facebook và những thứ tương cận.

Vì vậy, hãy để Facebook xử lý sự cố kỹ thuật của họ. Thật là một ý tưởng buồn cười khi cho rằng Facebook quan trọng ghê gớm đến độ chính phủ cộng sản ở Việt Nam phải ra tay can thiệp. Mà ngay cả khi chính phủ có làm thế thì mục đích của họ vẫn là sử dụng quyền lực tối thượng và tuyệt đối đúng đắn của họ để giáng sự trừng phạt lên đầu Facebook.

UNQUOTE

Nói tóm lại, chính con người phát triển công nghệ, điều khiển công nghệ, xóa sổ công nghệ, bóp nát nghiền nát nhổ toẹt vào công nghệ, “đẻ” ra công nghệ, dán nhãn “quê mùa” lên công nghệ trước đó. Vì vậy, điềm tỉnh đón nhận cái mới, sử dụng cái mới, chuẩn bị đón cái mới khác, mới là tư thế duy nhất đúng để tránh bị hẫng, nhất là công nghệ ngày nay tiến nhanh hơn vũ bảo, khiến sự trường tồn không còn hiện diện ngay trong lòng công nghệ thông tin. Con người luôn làm chủ nhân và luôn sử dụng bàn tay để khống chế công nghệ. Chuyện nằm nghỉ trong ô-tô và xe tự động chạy đến điểm đến đã lập trình sẵn là chuyện dễ như bỡn của công nghệ hiện đại; song không ai coi sinh mạng mình là cái để bỡn, phó mặc cho chiếc xe chính xác đó tự động chạy trên một con đường không chính xác, được xây bằng cát-đá-nhựa đường mấp mô thoắt ẩn thoắt hiện…lô-cốt, chứ không xây bằng tỷ tỷ các vi mạch điện tử trộn với xi-măng.

Không có điện, công nghệ thông tin tắt ngúm.

Không có con người cật lực lao lung và tập trung dùng bàn tay quản l‎‎‎ý chặt chẽ, điện…là cái gì vậy nhỉ?

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú: Trong phần tiếng Anh điền vào form online của Y!Mash có đôi ba lỗi văn phạm tiếng Anh do tôi đánh máy trực tiếp online và với cách giễu cợt ngụ ý nhạo báng Y!Mash.

Both comments and trackbacks are currently closed.