Hoàng Hữu Phước Và Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam

Hoàng Hữu Phước, MIB

30-01-2018

2009

Ngày 14-02-2009 tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Cơ Hội Kinh Doanh & Đầu Tư ASEAN – Đông-Bắc Ấn (ASEAN North-East India Investment & Trade Opportunities Summit) tôi phía MYA đã ký Biên Bản Ghi Nhớ MOU với MEDC Bang Manipur.

India 1India 2India 3India 4

MOU có nội dung chính bao gồm (a) MEDC là doanh nghiệp quốc doanh chuyên về các giải pháp phần mềm hiện đại quản lý an ninh trật tự, (b) Chính phủ Ấn Độ ưu tiên tạo điều kiện phát triển vùng Đông-Bắc Ấn qua việc dành vốn ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp lớn Bang Manipur vươn ra thế giới, (c) vốn ưu đãi vừa kể trên tạo thế cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp Bang Manipur kể cả các gói GOI tức tín dụng chính phủ Ấn Độ dành cho đối tác hải ngoại và khách hàng của doanh nghiệp Manipur, (d) MYA là doanh nghiệp đại diện ủy quyền của MEDC tiến hành tiếp xúc với các cơ quan nhà nước Việt Nam có liên quan đến các dự án quản lý an ninh/trật tự tương hợp, và (e) sản phẩm của MEDC giới thiệu nhằm cung cấp cho cơ quan chức năng bao gồm – song không chỉ giới hạn – thẻ bằng lái xe cài chip chứa các thông tin về nhân thân/nhóm máu/tiền án/tiền sự đặc biệt về giao thông và các thiết bị đọc thẻ và in chi tiết gắn trên tất cả các xe mô tô cảnh sát và tất nhiên trên ô tô cảnh sát.

Vào thời điểm ở Việt Nam chẳng có doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, tôi từng ra tay cứu nhiều công ty và tổng công ty khỏi các bẫy rập trong các hợp đồng lớn và cực lớn do các công ty nước ngoài soạn sẵn bằng tiếng Anh. Trong khi đó lại có một thằng giáo sư tiến sĩ Pháp Ngữ chức sắc cao cấp của một viện đại học ở Hà Nội, nhảy sang làm chức sắc liên đoàn bong bóng Việt Nam, duyệt một hợp đồng với một huấn luyện viên người Pháp cho Đội Tuyển Nữ, để rồi khi hợp đồng đổ vỡ thì huấn luyện viên Pháp ấy kiện Việt Nam ra FIFA và Việt Nam đã phải bồi thường một số tiền khổng lồ do bị lôi ra các điều khoản bất lợi mà phía Việt Nam do thằng giáo sư tiến sĩ Pháp Ngữ dốt tiếng Pháp và dốt đàm phán hợp đồng kinh tế đã ký kết một cách ngu xuẩn, còn thằng giáo sư tiến sĩ có hàm râu bẩn thỉu chỉ-có-ai-ngu-mới-để-y-làm-công-tác-đối-ngoại đó thì ngoi lên chức cao hơn lấy mông đè ấn nền bóng đá xuống thấp hơn mặt đất rất nhiều năm qua.  Đó là lý do trên thế gian này không có bất kỳ tên nước ngoài nào có thể bẫy được tôi, cũng có nghĩa là tôi nhanh nhạy phát hiện tất cả các bẫy nếu chúng được dựng lên bằng chất liệu ngôn ngữ ngôn từ.

Vì vậy,  là một doanh gia vĩnh viễn không bao giờ sơ xuất về mặt công văn/giấy tờ/ngôn từ tiếng Việt & tiếng Anh quan trọng trong kinh doanh, bất kể nội dung ấy do đích thân soạn hoặc do đối tác nước ngoài hay trong nước hoặc cơ quan Chính Phủ soạn, tôi đã yêu cầu các giao dịch với tôi liên quan đến MOU đó phải có chứng thực của hoặc Chính Phủ Ấn Độ hoặc Quốc Hội Ấn Độ.

Đáp ứng yêu cầu nghiêm nhặt của tôi, MEDC đã có công văn được chứng nhận bởi  Bộ Phát Triển Đông-Bắc Ấn và Bộ Ngoại Giao Ấn

India 5India 6

Cũng theo yêu cầu của tôi, công văn đó phải được Đại Sứ Ấn Độ tại Việt Nam hoặc Tổng Lãnh Sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh trao chính thức cho tôi tại Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự Quán:

OLYMPUS DIGITAL CAMERAIndia 8

 

Tôi bắt đầu hoạch định các bước tiếp theo gồm:

1) Tiếp cận Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam để giới thiệu về dự án hiện đại nhưng giá rẻ và đang sử dụng thực tế tại Ấn Độ này, tìm hiểu các nhu cầu thực tế của Việt Nam trong vi tính hóa hệ thống quản lý an ninh/trật tự giao thông đường bộ để cài thêm thông tin hoặc bớt đi thông tin trong chip của thẻ;

2) Tổ chức cuộc gặp các chuyên viên hai bên tại Việt Nam;

3) Tổ chức đưa chuyên viên Tổng Cục sang Ấn tham quan thực tế cơ sở sản xuất thiết bị, cơ quan quản lý điều hành thu thập sử dụng dữ liệu người sử dụng xe, cơ quan cảnh sát giao thông sử dụng phần mềm và thiết bị của MEDC trên các xe cảnh sát và công xa.

Thế là cô Lại Thu Trúc tổ chức đội ngũ tập trung liên hệ với Tổng Cục Đường Bộ để lên lịch các cuộc gặp với các lãnh đạo Tổng Cục Đường Bộ.

Nhưng trong một quý đầu tiên, khi thấy công văn và các email gởi đến Tổng Cục Đường Bộ mà không có bất kỳ ai hồi đáp, sang quý thứ nhì, cô Lại Thu Trúc và đội ngũ 3 nhân viên trực thuộc chuyên trách tiếp cận Tổng Cục Đường Bộ cho bằng được, thay phiên nhau liên lạc bằng điện thoại đường dài. Và trong nhiều tháng tiếp theo, câu trả lời từ một nữ cán bộ của Tổng Cục Đường Bộ luôn là một trong các chùm mẫu câu rất lễ độ được in sẵn trước mặt sau đây:

Chùm a:

– Dạ lãnh đạo đi họp ở nước ngoài rồi Chị ạ

– Dạ không biết bao giờ về, vì bí mật Chị ạ.

Chùm b:

– Dạ lãnh đạo đi họp ở nước ngoài rồi ạ.

– Thì hai tuần trước họp xong ở nước kia là bay sang nước khác, chưa về Việt Nam được.

– Bao giờ về ấy à? Em làm sao biết được vì đó là bí mật lịch trình công tác của lãnh đạo Chị ạ?

– Chị nói sao ạ? Hai quý? Làm gì đến hai quý ạ? Lãnh đạo chỉ mới đi nước ngoài có hai hôm thôi ạ.

– Bên chị cứ kiên nhẫn đi ạ. Thế nào lãnh đạo cũng về để còn ăn Tết chứ ạ.

Thế là dù các lãnh đạo Tổng Cục Đường Bộ có bị lưu đày khổ sai chung thân phải đi lang thang khắp cõi ta bà, có đi tiền trạm rút kinh nghiệm hộ Trịnh Xuân Thanh, có khiếp sợ uy danh khủng khiếp của Hoàng Hữu Phước, mà bỏ Tổng Cục Đường Bộ vườn không nhà trống, thì tôi vẫn có một kết cuộc duy nhất là: không bao giờ biết cái mặt mẹt của mấy thằng lãnh đạo Cục Đường ra sao.

 2011

Ba năm sau, vào năm 2011, tôi là Nghị Sĩ Quốc Hội Khóa XIII.

Theo yêu cầu của Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh, các sở ban ngành tổ chức các buổi báo cáo cho Đoàn nắm các hoạt động và vấn đề của từng cơ quan trước khi Đoàn ra Hà Nội họp Kỳ Họp đầu tiên của Khóa XIII.

Lúc ấy, trụ sở chính của Sở Công An bắt đầu được phá dỡ để xây cơ ngơi khác. Đoàn do đó phải đến văn phòng tạm của Sở Công An cũng ở trên đường Trần Hưng Đạo.

Khi nghe vị Phó Giám Đốc Sở cho biết đã được cấp máy in thẻ “chip” bằng lái nhưng phải trùm mền hai năm nay do có máy mà không có thẻ và không có cả phần mềm để đưa máy vào hoạt động, tôi đứng lên tuyên bố có 12 nội dung cần đặt ra để chất vấn Sở Công An, mà nội dung đầu tiên là vào năm 2009 tôi có giới thiệu giải pháp tổng thể, đồng bộ, đáng tin cậy, giá rẻ, có cả tín dụng chính phủ Ấn Độ, nhưng Tổng Cục Đường Bộ vẫn trốn biệt tăm, để rồi hóa ra nhanh nhảu nhập ngay các dàn máy in phát ra cho toàn quốc, nhưng hai năm nay chẳng có phần mềm để các máy in ấy có thể hoạt động được, vậy là phải tốn nhiều triệu USD mua phần mềm, mà chả biết các thông số nào được ghép vào “chip” để có thể gọi đó là quản lý hiện đại về an ninh/trật tự/an toàn giao thông toàn quốc.

Trưởng Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh Khóa XIII Tiến Sĩ Huỳnh Thành Lập lập tức phát biểu ngăn tôi lại để Sở Công An tránh được cảnh lúng túng. Ông lên tiếng xin lỗi Sở Công An và cho rằng tôi do “chân ướt chân ráo” chưa biết quy định của Quốc Hội là mỗi nghị sĩ chỉ được phát biểu trong 7 phút mà thôi.

Tất nhiên, Tiến Sĩ Huỳnh Thành Lập đã hoàn toàn sai, vì tôi không đang trong nghị trường dự họp với 500 nghị sĩ, mà tôi đang là thượng khách của Sở Công An, là người mà trên lý thuyết thì Sở Công An phải lắng nghe các bảo ban chỉ dạy của tôi do Sở Công An và ngay cả Bộ Công An cũng phải ở dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Quốc Hội.

Screen Shot 01-31-18 at 12.25 AM

Tuy nhiên, do là người luôn được học trò và nhân viên xưng tụng là lịch sự, sang cả, tôi chấp nhận ngồi xuống một cách nhu mì nho nhã. Thế là có 11 nội dung tôi không thể nêu ra, còn nội dung nêu ra thì chỉ có một phần ba vì chưa làm rõ thằng nào ở Cục Đường phải chịu trách nhiệm cho sự xé nát nhiều triệu USD này mà cho đến nay 2018 rồi mà thiên hạ ở Việt Nam vẫn chưa được may mắn biết cái hệ thống “cạc” tức thẻ mà doanh nghiệp Ấn Độ nổ đại bác  là tân tiến hiện đại quản lý cá nhân về an ninh/trật tự/an toàn/cứu hộ y tế trong giao thông của họ nó trông ra làm sao.

Hy vọng rằng năm sau tức 2019 thì Tổng Cục Đường Bộ sẽ tổ chức đại tiệc kỷ niệm 10 năm Tổng Cục Đường Bộ né tránh thành công xuất sắc các công dân Hoàng Hữu Phước và Lại Thu Trúc.

Những ai quan tâm đến tính chân thực của bài viết này, xin liên hệ Ban Thư Ký Văn Phòng Đoàn Đại Biểu Quốc Hội ở 2bis Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu họ cho xem quyển ghi chép các phát biểu tại buổi họp nói trên của Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Khóa XIII (2011-2016) tại Sở Công An trước Kỳ Họp Thứ Nhất Quốc Hội Khóa XIII. Các bạn cũng có thể hỏi các nghị sĩ nào của Thành Phố Hồ Chí Minh trong Quốc Hội Khóa XIII mà đã không trốn họp tại Sở Công An trưa ngày hôm ấy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Nghị-sĩ Quốc-hội Việt-Nam Khóa XIII.

Tham khảo:

Lại Thu Trúc  22-12-2015

Cô Lại Thu Trúc Gởi Thư Cho Lãnh Đạo Nhà Nước Góp Ý Về “Đường Bay Vàng” Hà Nội – Tp HCM   18-9-2014

Công Dân Việt Nam Lại Thu Trúc Đã Gởi Thư Cho Tổng Thống Hoa Kỳ Obama   17-5-2016

Thư Công Dân Việt Nam Lại Thu Trúc Gởi Tổng Thống Mỹ Donald J. Trump   19-10-2017

Both comments and trackbacks are currently closed.