Hoàng Hữu Phước Điểm Báo Việt Nam Đầu Năm 2019

Hoàng Hữu Phước, MIB

01-3-2019

Bác sĩ được mặc nhiên nghĩ đến như một người có nghề nghiệp dấn thân vào việc cứu người một cách hợp pháp. Bác sĩ mà tập trung nuôi bịnh để bán thuốc nhiều hơn và dài lâu hơn thì ắt đó là một ông bác hay bác hay tất cả bà con cô bác tên là .

Nhà báo được mặc nhiên nghĩ đến như một người có nghề nghiệp dấn thân vào việc thu thập tin có thật một cách hợp pháp để thông tin cho độc giả biết các sự thật mà họ rất cần biết đó. Nhà báo mà (a) tập trung đe dọa doanh nghiệp/cá nhân hoặc (b) tập trung thu thập thông tin nhạy cảm cá nhân hoặc (c) chế biến xào nấu ngụy tạo thông tin nhồi/nhét/thồn/tống/tọng/ấn-chữ-vào-mồm-người-khác mà tất cả (a)+(b)+(c) đều để kiếm chác, trục lợi, tống tiền, tống tình, tống đấm tức đánh đấm thuê, phản Đảng, phản quốc thì ắt đó là một căn nhà xiêu vẹo chứa giấy báo rác bán ve chai đồng nát.

Một trong những tin có thật mang tính chân lý của muôn đời mà nhà báo Việt Nam lương thiện đương nhiên phải luôn nói đến là về lãnh tụ Hồ Chí Minh như người vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử Việt Nam ngay cả từ thời Hùng Vương do đã giành được độc lập dân tộc tiến đến thống nhất đất nước có diện tích to lớn nhất trải dài nhất trong toàn bộ lịch sử Việt Nam.

Một trong những tin có thật mang tính chân lý của muôn đời mà nhà báo Việt Nam lương thiện đương nhiên phải luôn nói đến là về Nghị sĩ Khóa XIII Hoàng Hữu Phước như người đầu tiên trong toàn bộ lịch sử nghị viện nước Việt Nam đã được nghị trường vỗ tay ầm vang hơn sấm dậy tán thưởng bài hùng biện khi đứng phát biểu tại chỗ về “Luật Biểu Tình” mà hiệu quả mang tính quyết định của nó là đã ngăn chặn tuyệt đối mọi sự manh nha biên soạn dự án luật ấy không những trong toàn Khóa XIII (2011-2016) mà còn đặt dự án ấy vào một tương lai hoàn toàn vô định/bất định/phi định/miễn định – chí ít là cho đến cuối năm 2019 này.

Một thông tin có thật khác về “nhà báo” nghị sĩ Khóa XIII Hoàng Hữu Phước mà “nhà báo” Hoàng Hữu Phước do muốn chứng minh bản thân là “nhà báo đoan chính” muốn nêu gương cho nền báo chí nước nhà đang lâm cảnh suy vi nên đành phải sẻ chia qua các tiết lộ hay “hé lộ”mở bung ra hết như sau.

Tôi biết chắc chắn một tỷ phần trăm chính xác là không bất kỳ nhà báo nào dù nhà báo đó là lãnh tụ của Việt Nam hay lãnh đạo tuyên giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hoặc đứng đầu cơ quan thông tấn báo chí của Việt Nam hay đơn giản là “nhà báo” Việt Nam lại đã ở trong “tư thế nhà báo và chủ bút tổng biên tập” từ những năm tiểu học như tôi, Nghị sĩ Khóa XIII Hoàng Hữu Phước, người làm trưởng lớp kiêm trưởng ban báo chí từ Lớp Ba (lớp 3) lên Lớp Nhất (lớp 5) trường tiểu học Phan Đình Phùng (nay ở hẻm 491 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3), và làm trưởng lớp kiêm trưởng ban báo chí suốt 7 năm trung học tại các trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn (nay là Bùi Thị Xuân), Nguyễn Bá Tòng Gia Định (nay là Hoàng Hoa Thám), và Tân Việt (nay là Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Quận 3). Thú vui ngây ngất dành cho, năng lực sẵn có ngút ngất về, và kinh nghiệm chất ngất từ “việc làm báo” – dù là bích báo (tức “báo tường”) – nơi tôi đã khiến tôi trở thành nhà hùng biện tiếng Việt và tiếng Anh tại tất cả các môi trường tôi làm việc hay sinh hoạt mà không bất kỳ ai – chí ít là duy chỉ đối với tất cả võn vẹn vài ngàn người có hay không có Đảng tịch làm việc tại tất cả các môi trường tôi làm việc hay sinh hoạt ấy – có thể có bất kỳ cơ hội nào trong trọn cuộc sinh tồn của họ chiến thắng được tôi bằng khẩu ngữ và bút ngữ trong khẩu chiến luận và bút chiến luận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (riêng tiếng Pháp và tiếng Nga do văn không ôn võ không luyện nên kể từ sau 1990 đã không thể sử dụng tiếp hai ngôn ngữ này trong hùng biện dù đã giỏi hai thứ tiếng này hơn tất cả những người học cùng lớp). Tất nhiên, ngoài các môi trường hạn hẹp đó thì xã hội Việt Nam có vô số người kiệt xuất mà may thay tôi không phải gặp họ để thua họ và họ cũng không được gặp tôi để thắng tôi trong cùng môi trường cực kỳ hạn hẹp ấy của tôi.

Ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh tôi đề xuất ý kiến sẽ cùng một học trò của tôi tên Trần Duy (sinh viên xuất sắc Ban Anh Văn, hiện định cư ở Hoa Kỳ mà tôi nhiều lần nhắc đến) xuất bản bán nguyệt san (ra mỗi hai tuần) tiếng Anh cho nội bộ trường; và ý kiến này đã bị ngay cả Khoa Ngoại Ngữ chống đối với lý do họ lo sợ các lãnh đạo Đảng không ai hiểu nội dung các bài viết/bài văn/bài thơ tiếng Anh trong cái “tập san quỷ quái” ấy nói gì, có đúng “đường lối” và “tư tưởng chính trị” hay không. Sơ luận: do lãnh đạo Khoa Ngoại Ngữ trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh có ý nghĩ xúc phạm rằng lãnh đạo Nhà nước Việt Nam giỏi ngoại ngữ y như họ ở Khoa Ngoại Ngữ trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh nên đã bác bỏ ý kiến “lạy lục xin xỏ” của giảng viên Hoàng Hữu Phước, rốt cuộc dẫn đến thực trạng về sau tại Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ có Đại Học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh là có “xuất bản” tuần san tiếng Anh chỉ toàn tải đăng mỗi lần vài chục mẫu tin mỗi mẫu tin cao 5 xen-ti-mét lấy từ các báo/tạp chí tiếng Anh được nhập khẩu chính thức vào Việt Nam (trong đó có Moscow News của Liên Xô và Peking Review của Trung Quốc là hai tờ chưởi bới nhau chí chóe, kẻ này mắng kẻ kia là siêu phản động “supercounterrevolutionary”, là mối họa của nhơn loại phải bị diệt trừ, khiến sinh viên Hoàng Hữu Phước chớ hiểu vì sao chính phủ lại cho nhập về thư viện các đại học gây ra hiện tượng tẩu hỏa nhập ma nơi những tinh hoa trí tuệ mà Đảng ra sức cấp học bổng để đầu tư cho tương lai tổ quốc) hoặc từ tờ báo tiếng Anh Vietnam Courier của Việt Nam chứ không hề có bất kỳ thứ gì do người của Đại Học Tổng Hợp sáng tác cả hoặc do Đại Học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh  không có giảng viên thuộc đẳng cấp Hoàng Hữu Phước hoặc do lãnh đạo Đại Học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc đẳng cấp lãnh đạo Cao Đắng Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tại Công ty Dịch Vụ Cơ Quan Nước Ngoài FOSCO, với chức danh một trong các giám đốc công ty, đồng thời là chủ tịch Câu lạc bộ tiếng Anh, tôi tự quyết định (nghĩa là không cần “xin phép” Ban Tổng Giám Đốc) mỗi tuần cho ra một tuần san FOSCO News dài từ 4 đến 8 trang khổ A4 bằng tiếng Anh hội đủ các thông tin nội bộ, các bài nghiên cứu của tôi, bài văn của tôi, bài thơ của tôi, truyện cười của tôi, và bài tiếng Anh tôi dịch từ các bài viết do nhân viên FOSCO được tôi khuyến khích gởi tôi bằng tiếng Việt. Tôi phụ trách luôn phần trang trí và phân trang trước khi chuyển floppy disc cho thư ký của tôi là cô Phan Nguyễn Tường Uyên in ra gởi đến từng phòng ban toàn công ty. Tất nhiên, khi tôi rời FOSCO, sinh hoạt của “câu lạc bộ tiếng Anh” và “hoạt động xuất bản” cũng không còn. Sơ luận: FOSCO đã có thời cực thịnh duy nhất về trí hóa tập thể khi một trong các lãnh đạo của nó là Hoàng Hữu Phước không phải “lạy lục xin xỏ” bất kỳ ai để “được phép” khuấy động phong trào trao giồi ngoại ngữ tiếng Anh.

Tại Công ty Manulife, với cương vị giám đốc nhân sự, tôi tự quyết định (nghĩa là không cần “xin phép” Ban Tổng Giám Đốc) cấp kinh phí cho Phòng Công Nghệ Thông Tin (tức Phòng AiTee) “chế ra” cho riêng tôi một nền tảng gọi là HR Online mô phỏng theo hình thức tương tự HR Online của Manulife Hong Kong, và mỗi Thứ Sáu tôi cho ra một tuần san HR Online mà nếu in ra mỗi số dài tối thiểu 20 trang khổ A4 với font chữ Times New Roman cỡ 12, do in chung hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt tuyệt đối bằng nhau về nội dung (nghĩa là không như cách thiên hạ láu cá hay giỡ trò là giản lược phần nào khó dịch ra tiếng Anh) gồm thông tin, thơ, văn, truyền bá kinh nghiệm, tư vấn phát triển kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, phổ biến kiến thức, gở rối tơ lòng, v.v. Tiếng Anh vì là lẽ đương nhiên, ở công ty nước ngoài nào mà nhân viên lại không được mặc định là “biết tiếng Anh” cơ chứ. Tiếng Việt vì đa số đại lý không đọc được tiếng Anh. Mỗi chiều Thứ Sáu, từ nhân viên (400 người) đến đại lý (7.000 người) trên toàn quốc – kể cả các expatriates tức chức sắc người nước ngoài – ai cũng náo nức chờ thời cơ thuận tiện là mở máy vi tính để đọc “báo HR Online” của giám đốc nhân sự Hoàng Hữu Phước, bất kể vào lúc ấy tôi thực sự có đang ở Hải Phòng, An Giang, hay Hong Kong, v.v., thì tôi cũng vào web để đăng bài đúng hạn. Ngay cả Manulife Hong Kong cũng chào thua tôi vì HR Online của họ chỉ thuần túy là kho tham khảo lưu trữ các quy định, các chính sách, các thông tin, các biểu mẫu, mà không phải ngày nào, tuần nào, tháng nào, quý nào cũng có cái mới để mà cập nhật. Tất nhiên, khi tôi rời Manulife, toàn bộ sinh hoạt của “câu lạc bộ tiếng Anh” và “hoạt động xuất bản” cũng không còn. Sơ luận: Manulife đã có thời cực thịnh duy nhất về trí hóa tập thể khi một trong các lãnh đạo của nó là Hoàng Hữu Phước không phải “lạy lục xin xỏ” bất kỳ ai để “được phép” khuấy động hai phong trào trao giồi ngoại ngữ tiếng Anh và tạo nên văn hóa doanh nghiệp cấp cao.

Tại tất cả các trang mạng dù tôi có tham gia sinh hoạt mở tài khoản (như Yahoo!3600, LinkedIn, Emotino, Anphabe, WordPress, hay Twitter, v.v.) hay chỉ ghé tạt qua như dạ khách hành của dọc đường gió bụi, thì ngay từ khi đa số người Việt chỉ mới biết tò mò thích thú tạo tài khoản để viết email và gởi email khi cái xa lộ thông tin còn như đường làng cho xe thổ mộ thậm chí chưa kịp rải đá dăm cho ra hồn và chưa hề ở đẳng cấp đường cao tốc, tôi đã hùng hổ sấn sổ hiếu chiến đốp chát bằng tiếng Anh triệt hạ tất cả các lập luận lời lẽ xúc xiểm lãnh tụ Hồ Chí Minh, chế độ Cộng Sản, và lãnh đạo nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mà bọn viết toàn không dám dùng tên thật và không thể viết tiếng Anh đẳng cấp cao, bất kể kẻ viết là người Mỹ,Việt Kiều, hay “củ kiệu”. Sơ luận: Việt Nam đã được một công dân của mình là Hoàng Hữu Phước nhờ không phải “lạy lục xin xỏ” bất kỳ ai ở “web chùa” để “được phép” khuấy động đại cuộc tâm lý chiến, quần chúng chiến, chống chống-cộng-chiến, và bút chiến bảo vệ chính nghĩa Việt Nam, đi tiên phong tạo khai phá tuyến đường tâm lý chiến, quần chúng chiến, chống chống-cộng-chiến, và bút chiến cho các cơ quan Nhà Nước Việt Nam cũng như từ đó tạo đà cho sự xuất hiện của vô số chiến sĩ an ninh trên mặt trận tâm lý chiến, quần chúng chiến, chống chống-cộng-chiến, và bút chiến trên xa lộ cao tốc thông tin hiện nay.

Tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tôi là nhà lập hiến, nhà lập pháp – mà nói gộp lại là nhà chính trị (không phải “chính khách”) đầu tiên và duy nhất sinh hoạt viết blog thường xuyên. Sơ luận: Quốc Hội Việt Nam nay có quyền tự hào đã có một nghị sĩ của mình là Nghị sĩ Khóa XIII Hoàng Hữu Phước nhờ không phải “lạy lục xin xỏ” bất kỳ ai ở Quốc Hội Việt Nam nên thuộc đẳng cấp nghị sĩ Âu Mỹ khi tham gia tích cực trên Twitter đối với các vấn đề quốc tế và Việt Nam.

Tổng luận: Với tất cả các sự thật trên, tôi cho rằng tôi có quyền và có khả năng điểm báo – tức kiểm điểm báo chí – nên nhân đầu năm 2019 xin rón rén rụt rè rút rát cho ra các nhận xét rời rạc và góp ý rôm rả sau, bất kể nhiều nội dung đã luôn được tôi lập đi lập lại rủng ra rủng rỉnh và bất kể tất cả các nội dung rầy rà ấy luôn gặp phải sự ngó lơ của tầng lớp lãnh đạo lãnh địa thông tấn báo chí truyền thông vốn mang chứng bịnh rừng rú chung là cho rằng ta đây miễn nhiễm trước mọi thứ sai sót một khi trước ngực treo lủng la lủng lẳng tòoon ta tòoon teeng tờ chứng nhận đã chủng ngừa vắc-xin xịn tức đã học xong khóa “cao cấp lý luận chính trị” của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nghị sĩ Thạc Sĩ “Nhà Báo” Hoàng Hữu Phước Khẩn Thiết Kêu Gọi Báo Chí Việt Nam Hãy Chấm Dứt

1) Sự tùy tiện Sử Học khi gọi “quân Pol Pot” chứ không dám gọi “quân Kampuchea”; trong khi đó lại gọi “quân Trung Quốc” chứ không dám gọi “quân Đặng Tiểu Bình”. Hãy thống nhất hoặc dùng cách gọi “bọn Pol Pot” và “bọn Đặng Tiểu Bình”, hoặc “quân Kampuchea” và “quân Trung Quốc”, không được trộn lẫn để lú nhô chìa ra cái cốt sợ hãi không dám động đến tên một thằng nhóc ngoại bang do có thể mạnh miệng nêu tên Pol Pot vì đã tiêu diệt được nó trong khi mềm hóa chiếc lưỡi của mình do đã thất bại không thể truy đuổi buộc Đặng Tiểu Bình phải tỵ nạn chính trị ở Mông Cổ chăng?

2) Sự tùy tiện Ngôn Ngữ Việt khi lạm quyềnđặt tên tiếng Việt cho những tên riêng tiếng Trung Quốc mà hoàn toàn không có bất kỳ hệ thống quy định chi tiết nào cho biết hễ tên Tàu viết tiếng Anh ra sao thì phải ghi tiếng Việt thế nào, và cách dùng tiếng Việt để gọi như vậy có đã được sự cho phép của những người Tàu đó ở Trung Quốc hay chưa.

Thầy giáo Anh văn Hoàng Hữu Phước đã nhiều chục năm nay dạy rằng khi đã là tên riêng thì chỉ được phép áp dụng một trong các cách sau:

(a) Dùng y như vậy nếu ngôn ngữ gốc có chữ viết tương tự bảng mẫu tự alphabet tiếng Anh sau khi loại trừ các đặc điểm cá biệt của ngôn ngữ gốc – nếu có – thí dụ Hồ Chí Minh chuyển thành Ho Chi Minh, Nguyễn Phú Trọng chuyển thành Nguyen Phu Trong, Sài Gòn chuyển thành Saigon, Nha Trang chuyển thành Nha Trang, v.v.

(b) Nếu ngôn ngữ gốc không có chữ viết tương tự bảng mẫu tự alphabet tiếng Anh thí dụ các ngôn ngữ như Hoa, Hàn, Nhật, Thái, Khmer, Lào, Ấn, Nga, v.v., hãy dùng tên riêng theo bảng mẫu tự alphabet tiếng Anh mà thế giới hàn lâm quốc tế đang sử dụng và định hình cho báo chí thế giới sử dụng chung, thí dụ Hong Kong, Jeju, Nagasaki, Chiang Mai, Phnom Penh, Vientiane, Hyderabad, Vladivostok, Xi Jinping, v.v. Sẽ hoàn toàn sai nếu tự tiện gọi Vientiane là Vạn Tượng, Vladivostok là Hải Sâm Uy và Xi Jinping là Tập Cận Bình.

(c) Có thể dùng tên riêng đang sử dụng “tại chỗ” do lịch sử để lại để thay cho ngôn ngữ gốc, thí dụ như Quảng Đông, Bắc Kinh, Luân Đôn, Anh, Mỹ, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ, v.v.

(d) Ngoài ra, chỉ áp dụng kiểu Việt Hóa Phiên Âm Tên Tiếng Nước Ngoài nếu có dã tâm ám chỉ rằng Việt Nam có dân trí thấp.

Sự tùy tiện đặt tên tiếng Việt cho những tên riêng tiếng Trung Quốc không có văn bản quy định hướng dẫn cấp Nhà Nước hay tài liệu giáo khoa bài bản chính thức chính quy đương nhiên sẽ dấy lên sự quan ngại sâu sắc từ giới hàn lâm thực thụ trong đó có thạc sĩ Hoàng Hữu Phước rằng phải chăng vì đã và đang có ách khống chế áp đặt ngẫu hứng của ai đó/những ai đó thuộc tầng lớp “tinh hoa thức giả” (trí thức giả tạo) tại Việt Nam mà trên báo chí Việt Nam bị ép cho xuất hiện nhan nhản các cái tên

Mạnh Vãn Chu của Tập Đoàn Huawei (thay vì phải là Meng Wanzhou theo mẫu tự Anh được báo chí cả thế giới áp dụng hoặc Mèn Quán Du theo các chiêu thức tạm bợ khác),

– Thường Vạn Toàn của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc (thay vì phải là Chang Wanquan theo mẫu tự Anh được báo chí cả thế giới áp dụng hoặc Chẳng Vận Quần hoặc Chẳng Mặc Quần theo các chiêu thức tạm bợ khác),

– Tập Cận Bình của Trung Nam Hải (thay vi phải là Xi Jinping theo mẫu tự Anh được báo chí cả thế giới áp dụng hoặc Xì Dính Bình theo các chiêu thức tạm bợ khác),

– Hoa Xuân Oánh, Lục Khảng, Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc (thay vì phải là Hua Chunying, Lu Kang, Geng Shuang theo mẫu tự Anh được báo chí cả thế giới áp dụng hoặc Hứa Chùn Dinh, Lú CàngGhèn Xuẩn theo các chiêu thức tạm bợ khác),

v.v. cho bọn người Hoa này, trong khi do chẳng được giới tinh hoa thức giả (trí thức giả tạo) cung cấp bí quyết hay cẩm nang Tên Riêng Hán-Việt nên lại buộc phải sử dụng cách viết theo bảng mẫu tự alphabet tiếng Anh cho đám người Hoa khác như dẫn chứng ở các nội dung dưới đây về Wang Xing, Dai Wei, Liu Yu, Hu Weiwei mà độc giả người Việt có thể liên tưởng đến Quáng Xình, Dái Quê hoặc Đái Quấy, Líu Du, Hù Quậy Quậy nếu do thiếu quyển bí kíp bí mật quốc gia của giới thức giả mà áp dụng các chiêu thức tạm bợ khác:

Còn trong bài báo dưới đây, “Ông Tập” tức Tập Cận Bình, trong khi Ni Lexiong vẫn cứ là Ni Lexiong, dù cả hai ông này đều là người Tàu đang sống trên đất Tàu và có tên được ghi ra theo bảng mẫu tự alphabet tiếng Anh cho toàn nhân loại dùng; song, chỉ có “Ông Tập” là được Việt Nam đặt cho một cái tên viết bằng mẫu tự alphabet tiếng Việt mà thôi.

3) Sự lạm dụng kiểu “dịch thuật” tên riêng tiếng nước ngoài. Cần nhớ rằng vẫn có thể dùng “dịch thuật” nhưng phải hạn chế tối đa do quy luật thế giới hàn lâm đối với tên riêng là không bao giờ được dịch, thí dụ người Việt được phép gọi South AfricaNam Phi với lý do “Phi” không là dịch từ “Africa” mà là chữ thuộc c đã nêu ở trên (lịch sử để lại) tức do người Việt tự chế ra để gọi Africa mà bản thân nước South Africa không phản đối gì. Từ quan điểm này, có thể thấy:

a– Cách dịch hoàn toàn ra tiếng Việt của Ivory Coast = Bờ Biển Ngà là hoàn toàn sai.

b– Sự chấp nhận đối với việc sử dụng tương tự “Nam Phi” với chỉ có mỗi một chữ “Phi” là do người Việt tự chế (tức là không phải do dịch thuật) và sử dụng theo lịch sử để lại nên chữ còn lại vẫn có thể được dịch như trường hợp North Korea = Bắc Hàn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng toàn nhân loại không bao giờ được gọi Việt NamViet South  hay South Viet vì phần còn lại của nhân loại không hề có kiểu xằng bậy dịch tên riêng nước khác ra tiếng nước mình và vì Việt Nam sẽ phản đối cách dịch tùy tiện như vậy.

4) Sự tùy tiện phiên âm tiếng Việt cho tên riêng tiếng nước ngoài: Kính mời xem bài Cu Dơ Nhét Xốp.

5) Sự tùy tiện diễn giải ý nghĩa của “Thần Vệ Nữ” hay “Yêu Râu Xanh” v.v. Kính mời xem Mục IX-Thẩm Mỹ Thân Thể Người Vợ trong bài Hoàng Hữu Phước và Đời Sống Tình Dục – Phần 2.

6) Sự tùy tiện sử dụng từ ngữ trong dấu ngoặc kép, như thí dụ dưới đây với “động thủ” khi chỉ là sự giằng co không chịu buông một tấm khăn đẫm mồ hôi của một cầu thủ tennis ném cho, “đấu súng” khi chỉ là trận đánh tennis hạng xoàng, hoặc “ngựa ô” để chỉ cầu thủ Tsisipas là người đã hạ hàng loạt các tên tuổi lớn chứ nào phải là hạng gây bất ngờ, còn “ngựa thồ” thấp lùn bụng ỏng của Việt Nam chỉ làm công tác cửu vạn để ví von tầm phào về vận tải cơ uy lực khổng lồ chở các trang thiết bị cùng đoàn xe và trực thăng cho Tổng Thống Mỹ Donald Trump, v.v.

7) Sự tùy tiện sử dụng từ ngữ tiếng lóng tức slang vốn thuộc tầng lớp ít học hoặc thất học, giới tội phạm, trẻ con trẻ nít trẻ dại đua đòi, hoặc chỉ được người lớn sử dụng khi có dụng ý, ác ý, hoặc tà ý nhằm bỡn cợt nhạo báng xúc xiểm chê bai ai.

Như đã luôn nêu ra trong rất rất nhiều bài viết trước đây, tác sĩ bài viết này rất khinh thường tiếng lóng và khinh rẻ facebook nên chẳng bao giờ tìm hiểu xem Federer đang làm cái trò gì trong mẫu tin dưới đây

dù tác sĩ biết rõ mười mươi tiếng lóng dưới đây ám chỉ cái giới gì vì đã biết rõ cái sai của những đờn ông Việt Nam nào hay lập đi lập lại các ví von của bọn đờn ông Tàu như đã nêu tại Mục IX-Thẩm Mỹ Thân Thể Người Vợ trong bài Hoàng Hữu Phước và Đời Sống Tình Dục – Phần 2:

8) Sự tùy tiện sử dụng từ ngữ phóng đại quá thường xuyên, từ ngữ không phù hợp với ngữ cảnh và thực tế. Thí dụ dưới đây từ báo mạng trên internet cho thấy căn bịnh sính phóng đại (như: đòn đau chủ quan, vùi dập đối thủ, uy lực vũ bảo, hủy diệt đối thủ, nghẹt thở, v.v.,) và sai thực tế (vì đọc cả bài báo chả thấy “gáo nước lạnh” liên quan đến sự việc quỷ quái gì), v.v. 

9) Sự tùy tiện sử dụng từ ngữ trong dấu ngoặc kép mà không chịu hiểu cho rõ cái dấu ấy dùng cho mục đích gì trong thuật viết lách. Cứ tưởng sẽ đạt yêu cầu “giật tít câu view” (lại sử dụng ngoặc kép cơ đấy!) nên cứ thoải mái sử dụng dấu ngoặc kép, khiến độc giả nước khác biết tiếng Việt ngỡ đâu các nhà báo Việt Nam có nghĩa vụ được Đảng giao phó phải làm người đọc Việt Nam phải lưu ý vì cái trong dấu ngoặc kép có nghĩa: “nói vậy chớ không phải vậy”, hoặc “loa loa loa loa hãy để ý cái chữ đặc biệt này”, hoặc “có ai biết chữ này là gì không thì xin giúp bổn báo với”, hoặc “loa loa loa loa cái gì đây ta quên mẹ nó rồi”, v.v.

10) Sự tùy tiện sử dụng từ ngữ mà theo Phân Tâm Học vạch rõ sự bộc lộ vấn đề thần kinh dưới áp lực của sự dồn nén tình dục của người viết. Các từ ngữ như mỹ nhân, quá đẹp, gây náo loạn, bỏng mắt, chân dài, đường cong, ảnh nóng, v.v. khiến “nhà báo” bị cho là vừa có (a) dồn nén tình dục do không có khả năng thỏa mãn dục tình, vừa (b) xúc phạm nữ giới Âu Mỹ do đem họ ra làm đích ngắm cho kẻ bị dồn nén tình dục, vừa (c) xúc phạm các fan phái nam nhất là các fan thuộc tầng lớp thượng lưu quý tộc đại gia khi biến họ thành những kẻ đến sân vận động để gây “náo loạn” chỉ vì một “mỹ nhân” nào đó xuất hiện trên sân mà lẽ nào những người hâm mộ tennis như họ lại chưa từng biết đến, vừa (d) làm tin tức thể dục thể thao của tờ báo biến thành phân biệt đối xử do chỉ tập trung vào cơ thể nữ vận động viên nào gợi dục và qua đó gián tiếp xúc phạm nữ vận động viên nào “không có thể hình”, (e) biến cả tờ báo thành đối tượng cho sự kích bác của báo chí Âu Mỹ nếu họ hiểu biết tiếng Việt:

11) Sự tùy tiện sử dụng nội dung tập trung vào vấn đề tình dục, biến tờ báo thành loại lá cải rẻ tiền mà bậc làm cha mẹ không muốn con trẻ của mình đọc thấy:

“Nhà báo” nào “nín thở” khi ngắm thân hình các phụ nữ mặc bikini thì chắc chắn sẽ xuất tinh bịnh lý khi các bikini biến mất để lộ thân thể lõa lồ của phụ nữ như có nêu trong bài Hoàng Hữu Phước và Đời Sống Tình Dục – Phần 1

“Nhà báo” nào viết như sau ắt mỗi khi nhìn thấy phụ nữ như vậy sẽ nuốt nước bọt ừng ực, mắt trợn trừng, như phường bịnh hoạn tà dâm (bịnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng) để rồi hoặc thủ dâm hoặc trở thành kẻ phạm tội hiếp dâm:

12) Sự tùy tiện lăng mạ nước khác bằng thông tin sai bậy. Chẳng có nước Úc nào “phẫn nộ” vì Maria Sharapova đi “thải phẩn” quá lâu cả như thông tin dưới đây:

Nếu trong túc cầu (bóng đá) có những cầu thủ tận dụng luật để nằm lăn lộn diễn trò đớn đau nhằm câu giờ thì trong tennis có những cầu thủ tận dụng luật để được chăm sóc trên sân mà thực chất là để nghỉ ngơi hoặc đi vệ sinh nhằm làm giảm nhuệ khí của đối phương đang trên đà hưng phấn. Việc la ó càu nhàu – nếu có – của khán giả thuộc nhóm fan hâm mộ của đội bóng nhà đang thua khi sắp hết giờ hoặc nhóm fan hâm mộ của cầu thủ lẽ ra đã có thể sớm kết thúc trận đấu nay lại phải bực dọc ngồi chờ đối phương đi vệ sinh, là phản ứng bình thường và tầm thường, không bao giờ ở thế cao trọng gì để mà có thể bị đồng hóa thành sự “phẫn nộ” của cả một quốc gia Úc cả. Những vi phạm luật đều bị trừng phạt. Maria Sharapova không hề bị trừng phạt tại giải Úc Mở Rộng 2019. Nói “Nước Úc phẫn nộ” vì Maria Sharapova đi thả phẩn của cô trong toilet là một sự xúc phạm Nước Úc. PhẫnPhẩn không chỉ khác nhau ở dấu ngã dấu hỏi mà còn ở ý nghĩa của chúng. Các nhà báo phải cẩn trọng trong “giật tít câu view”.

13) Sự bẽn lẽn rụt rè. Thay vì mạnh mẽ viết “Paris tan hoang sau bạo loạn và cơn ác mộng của Macron” hoặc “Bạo loạn tại Pháp: cơ hội của những kẻ vô lại” hoặc “Đây là những kẻ cơ hội, lưu manh, vô lại” khi nói về các cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp cách nay một tháng

sẽ tốt hơn biết bao nếu có nhà báo dũng cảm khẳng khái trung thực nào đó dám mạnh mẽ mạnh dạn viết rằng

Cách nay gần một thập niên Nghị sĩ Khóa XIII Hoàng Hữu Phước đã chống đối Luật Biểu Tình vì Ông luôn biết lo trước cái lo của thiên hạ. Ông cho rằng bất kỳ xã hội nào ở bất kỳ quốc gia nào thuộc bất kỳ đẳng cấp văn minh tiến bộ học thức trí hóa cao nào cũng luôn có sự tồn tại của những kẻ cơ hội, những kẻ lưu manh, những tên vô lại lăm le lợi dụng biểu tình để đốt phá, hôi của, cướp bóc, gây họa cho lương dân, làm nhục quốc thể, mà cả nền kinh tế quốc gia có giàu mạnh đến đâu chăng nữa cũng không thể cứu vãn được. Xin cảm ơn Ông, Nghị sĩ Hoàng Hữu Phước, vì đã luôn vì Đảng, vì Nước, vì Dân”.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú: tất cả các ảnh chụp những thông tin báo chí đăng kèm trong bài viết trên đều có nguồn từ internet.

Tham khảo:

Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Nói Về “Luật Biểu Tình” Bài 2: Vấn Đề Pháp Luật. 14-4-2015

Ai Đẻ Ra “Tập Cận Bình”  25-7-2014

Việt Hóa Phiên Âm Tên Tiếng Nước Ngoài: Chủ Tịch – Già – Cu Dơ Nhét Xốp  02-9-2015

Thần Vệ Nữ & Yêu Râu Xanh: Mục IX-Thẩm Mỹ Thân Thể Người Vợ trong bài Hoàng Hữu Phước và Đời Sống Tình Dục – Phần 2  01-02-2019

Xuất Tinh Bệnh Lý: Mục IV.B Những Hiểu Biết Tầm Bậy Về “Xuất Tinh Sớm” Trong Giao Cấu Vợ Chồng trong bài Hoàng Hữu Phước và Đời Sống Tình Dục – Phần 1 11-01-2019

Both comments and trackbacks are currently closed.