Sagarmatha

Bài Thơ Tản Văn Gieo Vận Sonnet (Sonnet-Rhymed Prose Poem) tặng Lại Thu Trúc

Hoàng Hữu Phước, MIB

23-02-2017

screen-shot-02-21-17-at-01-59-pm

Văn nhân thi sĩ Việt hay gọi thơ là Nàng Thơ cứ như thể có một mặc định bất dịch di nào đó rằng thơ ca mang bản chất giới tính nữ thuần, khiến thơ ca cứ bị lạc lầm như mang thiên hướng cố định về hoa về lá về cảnh đẹp mông lung về cảm tình nàn nồng mướt sướt gió gió mây mây lãng đãng bốn mùa, bất kể thơ ca còn có bao thiên anh hùng ca hoặc những vần thơ dũng mãnh gươm khua lẻng kẻng hòa quyện tiếng lạc vó câu chiến mã vút vun vụt vùn.

Văn nhân thi sĩ Việt cũng hay dùng ngọn núi như biểu tượng chứa chất một mặc định bất dịch di nào đó rằng núi non mang bản chất giới tính thuần nam, khiến thơ ca cứ bị lạc lầm như mang thiên hướng cố định về ý chí hào hùng trang nam tử “phải có danh gì với núi sông”.

Tất nhiên, thi nhân Việt Nam có khi tự suy tự diễn rằng núi non có ngọn như Phú Sĩ Sơn Fuji đẹp như thơ, rồi thi vị hóa nó, tự phán rằng ngọn núi tuyệt mỹ ấy là nguồn thi hứng cho thi sĩ văn nhân sáng tác nên những vần thơ hoa lá cành cảnh đẹp mông lung nàn nồng mướt sướt gió gió mây mây lãng đãng bốn mùa, mà không biết rằng đa số nhân loại vẫn không cho Phú Sĩ Sơn ở Nhật đẹp sánh bằng các ngọn Kilimanjaro, Assiniboine, Castle, Matterhorn, Bora Bora, Dhaulagiri, Alpamayo, Eiger, hay Machabuchare, v.v., đơn giản vì chỉ những ngọn núi này mới mang vẽ đẹp cực kỳ uy nghi, cực kỳ uy dũng, cực kỳ uy nghiêm ung dung tự tại sững sừng giữa một không gian chung quanh cũng đẹp uy nghi uy dũng sững sừng tương tự, hình thành từ kiến tạo địa tầng thuần túy, không ẩn tàng trong nó hiểm họa cho nhân sinh – trong khi đó, Phú Sĩ Sơn là ngọn hỏa sơn đang ngủ yên nghĩa là đã từng tàn phá và ắt sẽ có ngày phá tàn tất cả sau ngàn năm yên ngủ.

Nếu nói về của cải thiên nhiên Việt Nam thì những hình ảnh trên internet về dãy Hoàng Liên Sơn cho thấy đó thực sự là một dãy núi thực sự tuyệt đẹp với những đỉnh non cao thực sự đẹp tuyệt. Tuy nhiên, về vẽ đẹp nên thơ của Hoàng Liên Sơn thì chưa từng có một kiệt tác hay những kiệt tác nào của bất kỳ một thi bá hay những thi bá nào ngay của Việt Nam xưng tụng ngợi ca trong toàn bộ nền văn học sử Việt Nam hay thế giới. Đồng thời, cũng tuy nhiên, cái vẽ đẹp uy nghi hùng dũng sững sừng của Hoàng Liên Sơn thì cũng chưa từng được bất kỳ nhà leo núi lừng danh hay tổ chức thám hiểm non cao uy tín nào trên toàn thế giới xưng tụng ngợi ca trong toàn bộ các chương trình thám hiểm chinh phục hùng sơn của họ. Đó là lý do rặng Hoàng Liên Sơn hay ngọn Fansipan khi chưa được người Việt biết đến – trừ cái tên – thì khó thể được sử dụng làm hình tượng cho một von ví bất kỳ bằng công cụ thơ ca.

Đó là những sự thật.

Một sự thật khác là: nhân thế chưa từng có ai lấy cái đẹp của một ngọn núi uy nghi uy dũng sững sừng để xưng tụng nét đẹp của một nữ nhân, mặc cho hai sự thật là (a) tuyệt đại đa số các ngọn mỹ sơn đẹp nhất trên thế giới đều sừng sững uy nghi tượng trưng cho sự kiên trì kiên trung vững vàng vững dạ vững bền trước bao thử thách của thiên nhiên và con người, và (b) sự kiên trì kiên trung vững vàng vững dạ vững bền trước bao thử thách của cuộc sống là đức tính đáng ngợi ca không bao giờ được mặc định chỉ tồn tại nơi nam giới.

Bài thơ bằng tiềng Anh dưới đây, do đó, đã như một phá cách của tác giả bài viết này khi sáng tác để ngợi ca sự trung hậu, lòng trung tín, chí trung thành vững bền theo năm tháng mà Cô Lại Thu Trúc đã luôn dành cho tác giả, cũng như xưng tụng nét đẹp cao trọng cao vời cao thượng của Cô, theo thủ pháp quyện hòa đầu tiên về ý nghĩa của những mỹ sơn khi ngọn hùng sơn đồng thời là đỉnh thi sơn.

Ngọn hùng sơn Sagarmatha có thể là tột đỉnh của nóc nhà thế giới. Nhưng ngọn hùng sơn ấy vẫn dễ dàng nằm gọn một cách đầy kiêu hãnh trong chu vi nhỏ bé một con tem bưu chính của một quốc gia không phải siêu cường.

Đỉnh thi sơn có thể là ngự điểm của các bậc thi bá thơ vương. Nhưng đỉnh thi sơn ấy vẫn có thể nằm gọn một cách đầy tráng lệ trong bài sonnet nhỏ gọn chỉ có 14 dòng của một blogger không phải lừng danh để tả miêu sự cao vời vợi nơi một cô gái bé nhỏ không phải siêu mẫu.

Những xưng tụng kỳ vĩ về đỉnh về ngọn thường là về những lớn lao luôn có nơi những con người rất lớn lao. Nhưng những xưng tụng kỳ vĩ về đỉnh về ngọn ấy cũng có thể là về những điều quý trọng thuần đạo đức giản đơn cùng ý chí nơi một người con gái bé nhỏ không thuộc danh sách những người khổng lồ.

Bài thơ tản văn gieo vận kiểu sonnet dưới đây, do đó, là món quà Tết 2017 thay cho hai ngàn không trăm mười bảy lời khen tặng cảm ơn mà tác giả đã gởi đến Cô Lại Thu Trúc ngày Mùng Một Tết Đinh Dậu này, đem ngọn Sagarmatha để ví về Cô, để từ nay cho đến Ngày Tận Thế thì cái tên gọi Sagarmatha sẽ luôn và chỉ thuộc về Cô.

Kính đăng lại như sau để tất cả những người bạn tốt khác trên không gian mạng cùng thưởng lãm.

sagarmatha-post-3sagarmatha-postsagarmatha-post-1screen-shot-02-23-17-at-01-54-pm

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo:

Thơ:

Tôi và Giải Thưởng Thơ Ca Quốc Tế Hoa Kỳ December 12, 2014

Thông Giáng Sinh và Formal English January 2, 2015

15 năm ngoảnh nhìn August 16, 2016

Khúc Tự Tình Thời Thơ Ấu – A Ballade of Childhood September 13, 2016

The Wondrous Mirror – Khai Thần Bút  February 19, 2017

Lại Thu Trúc:

Lại Thu Trúc December 22, 2015

Both comments and trackbacks are currently closed.