Nhà Hát Thủ Thiêm

Hoàng Hữu Phước, Thạc Sĩ Kinh Doanh Quốc Tế Thực Thụ

30-10-2018

HHPGreat

Bài này có tựa đề gốc (original) là Niệm Khúc Cuối Cho Nhà Hát Thủ Thiêm.

Bài có hình thức phá cách: phần ý chính của tiêu đề được nói đến sau rốt.

Bài được viết nên bởi một thạc sĩ kinh doanh quốc tế thực thụ.

Mới đây trên Googletienlang2014.blogspot.com có bài viết về việc Chu Hảo Vô Lò. Chao thì phải đựng trong Hủ. đương nhiên rồi, bởi vậy người ở Miền Nam mới gọi là Chao Hủ, chớ ai gọi là Chao Hộp, Chao Chén, Chao Chai, Chao Bịch, v.v., bao giờ. Và mọi vật dụng đều có vị trí riêng của nó, thế cho nên đặt Chao Hủ vô lò cũng là cách đặt để một món vật vào một nơi cất ủ thích hợp cho sự lên men sản xuất chao cúng Phật.

Tuy nhiên, một nhà hàn lâm có học vị thạc sĩ thứ thiệt như tôi lại muốn nói về một khía cạnh khác: bài viết trên Googletienlang2014.blogspot.com đã hoàn toàn đúng đối với sự thật rằng đã là tiến sĩ mà không có công trình nghiên cứu nào thì đó vẫn còn là đứa học trò chứ chưa thể là nhà trí thức.

Xưa kia, khi còn là thầy giáo, tôi đã bảo với sinh viên rằng (a) các em có những lợi thế trời ban khi được cho giáng hạ phàm trần làm người Việt, vì các em chỉ cần lấy được cái bằng Tiến Sĩ là các em coi như được làm Tiến Sĩ trọn đời, trong khi ở các cường quốc văn hóa văn minh thì những ai có bằng cấp tiến sĩ phải liên tục viết lách, nghiên cứu, công bố nghiên cứu, mới duy trì được cái danh tiến sĩ ấy; và rằng (b) đó là lý do của một kết quả và một hậu quả khi đời sống hàn lâm khoa học ở nước họ tiến như vũ bão chiếm lĩnh các giải Nobel mà cũng đồng thời xuất hiện các đại công trình nghiên cứu như chế ra công thức khác nhau để đo diện tích chính xác bề mặt lớp da của một con voi đực và một con voi cái trưởng thành để chiếm đoạt tất cả các giải Ig Nobel đầy vinh diệu.

Cũng vì lòng tự trọng cao hơn ngọn Sagarmatha (mà tôi đã dùng làm tên cho bài thơ  tiếng Anh “Em Là Đỉnh Non Caođể ngợi ca và cảm ơn Cô Lại Thu Trúc đã làm người chứng của chân lý tận tụy tận trung tận tín với tôi) mà tất cả những bậc trí thức hàn lâm thứ thiệt bằng cấp thực thụ đều đồng lòng thể hiện: tất cả đều không bao giờ ngừng thi thố năng lực chí ít để chứng minh bản thân đã thực sự có đam mê học tập và thực sự đã kinh qua vô số các sinh hoạt hàn lâm như tranh biện qua khẩu ngữ (thuyết trình và khẩu chiến luận) cũng như qua phương tiện hàn lâm (trình bày bằng ngôn ngữ viết các nghiên cứu và bút chiến luận) nên đã hình thành thói quen liên tục ứng khẩu thành thơ hạ bút thành văn. Nghĩa là một khi bị là một trong 3 hạng người sau – gồm:

(a) người có học vị cao nhưng do không những ở ngoài Đảng mà lại còn mang thân phận không phải con-ông-cháu-cha, không có quyền năng kêu tài xế tỉnh bơ kéo hết va li này đến va li kia mỗi va li chục tỷ đồng về nhà hoặc đưa nhiều triệu đô-la Mỹ cho một thằng đồng nát bán nhôm mà chẳng cần nhớ lý do tại sao phải đưa nó tiền đi thu mua phế liệu nhôm (trong khi chỉ cần nói đại là để giúp nó khỏi phải “chà đồ nhôm” là xong mà cũng không nói nên lời), nên không thể tiếp tục học lên cao hơn để đất nước này có thêm một nhà giáo lương thiện xuất chúng tài ba;

(b) người có học vị cao nhưng tại quá xui xẻo nên bị Đảng và Nhà Nước cưỡng bách ấn vào các chiếc ghế ngôi cao định sẵn để làm lãnh đạo các Đại Học, lãnh đạo các Viện này Viện nọ, các lãnh đạo chính trị đó chính trị kia, chứ bản thân chỉ thèm muốn phục vụ nhân dân, khuông phò xã tắc, tránh xa lợi ích nhóm

(c) người có học vị cao nhờ tại quá “xui xẻo” bị Đảng và Nhà Nước cưỡng bách đi học bằng tiền thuế của dân chứ bản thân ngu muội cứ học một tỷ điều thì biết đến phân nửa của một góc tư điều;

thì hạng ‘a’ ở trên sẽ gồm những người không ngừng viết lách hàn lâm nghiên cứu đa ngành đa lĩnh vực trên mạng chùa (tức internet) từ văn thơ, ngôn ngữ, chính trị, quân sự, giáo dục, tôn giáo, …bói toán (tức thấu thị), đến…biểu tình, v.v., mà đại diện cho nhóm này là một vị ẩn sĩ nghe đâu đã viết nên bài thơ … “Em Là Đỉnh Non Cao”;

trong khi đó hạng ‘b’ gồm những người 2 Có 3 Không, gồm có bằng cấp thạc sĩ/tiến sĩ, có ghế vinh diệu, không tham gia giảng dạy thực thụ, không viết lách nghiên cứu gì dù là viết bằng tiếng Việt hay ngoại ngữ trên báo/tạp chí hải ngoại hay lô-can (nội địa) hay thậm chí viết trên blog chùa để thực hiện tác phong duy nhất đúng của đẳng cấp thạc sĩ/tiến sĩ là thường xuyên phô trương kiến thức đầy tự hào và kết quả hành trạng tư duy chuyên môn chuyên ngành chuyên chú để tham gia đại cuộc vừa mở mang trí hóa cho cộng đồng vừa bảo vệ quốc gia, và không có thần kinh ổn định khi tuổi cao thì đột nhiên ú ớ nói láp giáp về cái đồng bóng hoàn toàn thình lình trên trời rơi xuống như nhân quyền/dân chủ/đa đảng/lương tâm/xã hội dân sự/ký tên bầy đàn bọ xít cho các vấn đề như bô-xít, hoặc công bố cái tầm phào vớ vẩn tự “nổ” rằng sau 40 hay 50 năm dày công nghiên cứu từ thủa zero-chấm-không đến bốn-chấm-không (như các gã gì gì đó tên Hồ Ngọc gì gì đó và Bùi gì gì đó);  mà đám đại diện cho nhóm này thì vô thiên lủng không sao đếm xuể; và

cái nhóm ‘c’ gồm những người thuộc đẳng cấp…lưỡng đảng Huê Kỳ tức na ná giống nhóm ‘b” ở chỗ “xui xẻo”, nhưng khác ở chỗ trong khi nhóm ‘b’ được ban cho bọt xà phòng phun ra tạo nên hình chữ trí thức của Đảng thì nhóm ‘c’ toàn là bọn hề rẻ tiền, mà đại diện là chủ tiệm bán chao loại Chao Hủ.

Do là một thạc sĩ kinh doanh quốc tế thực thụ, tác giả muốn vặn vẹo nhà cầm quyền Thành Phố Hồ Chí Minh – và cả cái vị Phó Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Khóa XIV của Thành Phố Hồ Chí Minh, người khét tiếng trước khi xui xẻo bị Đảng và Nhà Nước cưỡng bách ấn vào chiếc ghế ngôi cao định sẵn để làm Phó Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhanh tay ký ngay các quyết định bổ nhiệm cho phe nhóm dù đã không còn thực quyền ký tên đóng dấu, với sự kính trọng dành cho các vị cũng là những người có “học vị” hẵn hoi 5 vấn đề như sau về cái Nhà Hát Thủ Thiêm của quý vị – không phải của…”cử tri”:

1) Nếu bảo rằng ngân sách đã có sẵn từ lâu, vậy tại sao đã không xây cái nhà hát ấy? Nếu không lạm dụng ngân sách thì vậy tiền cột bó chất đống tại Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh hay Thành Ủy Thành Phố Hồ Chí Minh? Nếu tiền gởi ngân hàng thì nay số tiền lãi có đã được chia chác giữa những ai hay đã gộp chung vào con số mà quý vị báo cáo với “cử tri”?

2) Các vị đâu phải trẻ nít thiếu học chờ đợi Thầy Hoàng Hữu Phước đến dạy cho mới nhớ rằng tất cả các dự án công trình đầu tư của Thành Phố Hồ Chí Minh đều luôn luôn đội vốn ít nhất là gấp ba lần. Vậy khi xây Nhà Hát Thủ Thiêm, quý vị phải chăng đã âm thầm có kế hoạch sẽ bán luôn số 2bis Lê Duẩn (Văn Phòng Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Thành Phố Hồ Chí Minh), 59-61 Lý Tự Trọng (“Dinh Thượng Thơ”), và 324 Hòa Hưng (Khám Chí Hòa) để bổ sung tiền cho cái đội vốn của Nhà Hát Thủ Thiêm ấy; mà kế hoạch dự phòng ấy có đã được phép Quốc Hội và Chính Phủ hay chưa, và đã tính toán cộng trừ nhơn chia ra sao để bổ sung vào danh sách trên các địa chỉ khác nếu đội vốn quá cao – chưa kể chi phí bảo quản duy tu công trình luôn cao ngất – và liệu khu đất kim cương 86 Lê Thánh Tôn (trụ sở Hội Đồng Nhân Dân-Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh) có sẽ được rao bán luôn không, vì quý vị thay vì chỉ có “quyền giữ đất” cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì lại nhanh nhanh lẹ lẹ thực thi chăm bẳm vào cái “quyền bán đất” ? Nếu không bán thêm gì cả vì bị Trung Ương mắng chưởi, thì phải chăng kế hoạch vĩ đại của quý vị là đòi lại tiền đã lỡ ưu ái đưa cho Rác Đa Phước?

3) Quý vị lãi nhãi hoài về bốn-chấm-không, vậy vợ của tôi mê nhạc giao hưởng nên thường nhờ tôi kiếm tìm mua dĩa giao hưởng/hoa tấu/thính phòng Âu Châu cổ điển rồi thao tác hoán đổi giữa WAV và MP3 để chép vào phone của nàng các kiệt tác giao hưởng chứ không bao giờ phí thời gian để chèo ghe hoặc đi xuồng máy đuôi tôm bì bỏm rẽ nước từ Phú Nhuận đến Nhà Hát Thủ Thiêm chuyên giao hưởng, còn tôi mê nhạc đồng quê Mỹ và Rock nên thường tự kiếm tìm mua dĩa ngoại rồi thao tác hoán đổi giữa WAV và MP3 để chép vào phone của tôi các kiệt tác ấy chứ không bao giờ phí thời gian kêu GrabGhe hay GrabXuồng hay GrabThuyền hoặc GrabCa-nôGrabTắcRáng để bì bỏm từ Phú Nhuận đến Nhà Hát Thiểm Thu chuyên nhạc đồng quê Mỹ và Rock mà tôi biết chắc chắn sẽ được quý vị sẽ bán nốt cái gì đó để đầu tư xây dựng tiếp, mà nếu không lội sình tới cái Nhà Hát Thủ Thiêm quỷ quái của quý vị (không phải của “cử tri”) thì sẽ không được quý vị công nhận vợ chồng tôi biết cảm thụ nghệ thuật hàn lâm ư?

4) Tất cả các ca sĩ “hàn lâm” (opera) có thực tài và các ban nhạc “hàn lâm” (giao hưởng) có thực tài trên thế giới đã hòa chung nhịp sống sôi động của âm nhạc nói chung bằng cách cũng phát hành những album nhạc “hàn lâm” ra toàn thế giới, và họ đã chủ động tạo nên danh tiếng cùng tài lực kinh tế vững mạnh tự thân. Các ban nhạc “hàn lâm” Việt Nam mà quý vị đang nỉ non kêu gọi lòng trắc ẩn cảm thương của bá tánh khi nêu lên tình trạng nhạc cụ đắt tiền (mà quý vị mua cho ban nhạc?) phải gởi ở tầng hầm nơi này nơi nọ thì đã vang danh bốn bể chưa, mà nếu đã chưa vang danh thì chẳng có album dĩa để bán nên chẳng ai biết đến, vậy mà quý vị cho rằng sẽ có du khách nước ngoài nước trong sẽ tấp nập đến thưởng lãm ư? Các văn bằng quản trj kinh doanh và kinh doanh quốc tế của các vị hoặc các nhân sự cấp cao như các vị chẳng lẽ đã vất sọt rác ngay sau khi được cấp cho các vị hay sao?

5) Cứ mở miệng là nói đến kinh tế thị trường, đến hội nhập, đến bốn-chấm-không, vậy mà quý vị lại hành xử một cách tuyệt đối bao cấp. Ban nhạc giao hưởng gì gì đó là của Nhà Nước (tức của Thành Phố Hồ Chí Minh), vậy họ là công chức mà tiền thuế của dân sẽ được dùng để trả lương/phúc lợi/bảo hiểm cho họ. Là bên sử dụng lao động, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ biết xây nhà hát cho ban nhạc, mua sắm nhạc cụ cho ban nhạc, trả lương cho ban nhạc, đặt ra các chức danh lãnh đạo cho nhà hát, sẽ hào phóng mua sắm công (các ô tô cho các lãnh đạo, trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị ánh sáng âm thanh) cho nhà hát và ban nhạc, v.v., mà tất cả là từ tiền thuế của dân. Là bên sử dụng lao động và tất nhiên là chủ đầu tư cho một cơ ngơi khổng lồ, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh lại xem như đó là công việc từ thiện nuôi sống một “đơn vị quốc doanh” hay sao mà lại nói “Không” với hiệu quả đầu tư, nói “Không” với hiệu quả kinh doanh, nghĩa là đầu tư bất kể có hay không có sinh lời thực chất thực tế tangible, chỉ biết ăn nói hò hét ồn ào về cái sinh lời trừu tượng intangible về “hưởng thụ nghệ thuật nhạc giao hưởng bất kể chất lượng”.  Chính quyền Thành Phố Hồ Chí Minh quả thực đã hành xử theo cách bao cấp tuyệt đối và theo thói quen kinh niên bịnh hoạn xài tiền như nước một cách vô tội vạ và phung phí như qua bao đời Bí Thư Thành Ủy và Chủ Tịch Thành Phố. Cách hành xử theo kiểu bao cấp tuyệt đối và theo thói quen kinh niên bịnh hoạn xài tiền như nước một cách vô tội vạ và phung phí ấy hoàn toàn không được phép tiếp diễn trong thời đại bốn-chấm-không này vì sẽ làm Thành Phố Hồ Chí Minh lụn bại suy đồi suy tàn suy kiệt suy vong.

Đó là lý do vì sao Hoàng Hữu Phước tôi đây trong bài Luật Đặc Khu – Phần 2 đã gọi bốn-chấm-không là thứ bùa chúchính quyền Thành Phố Hồ Chí Minh sử dụng lộn lạc lầm trong mê sảng để mê hoặc nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế Thực-thụ, T-lũy-thừa-7 (Thầy Tiên-tri Thấu-thị Thực-thụ)

Tham khảo:

Sagarmatha – Em Là Đỉnh Non Cao

Lại Thu Trúc

Người Chứng Của Chân Lý

Nhân Quyền

Dân Chủ

Việt Nam Cộng Hòa Có “Đa Đảng” Không? Mỹ Có “Đa Đảng” Không?

Hội Chứng Bầy Đàn – Vấn Đề Bô Xít Ở Việt Nam

Rác Đa Phước

Thấu Thị

Luật Đặc Khu – Phần 2

Đất Chóe Thủ Thiêm

Tất Thành Than

Báo Động Về Năng Lực Của Lãnh Đạo Thành Phố Hồ Chí Minh

Both comments and trackbacks are currently closed.