Cách Vượt Qua Nhà Hùng Biện Bất Khả Chiến Bại Hoàng Hữu Phước

Tiết Lộ Riêng Dành Cho Học Sinh-Sinh Viên Việt Nam

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Nhà Lập-Hiến & Lập-Pháp Nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam Khóa XIII, Nhà Tư-Tưởng Cộng-Sản Dân-Tộc Thiên Khổng, Nhà Hùng-Biện Chính Đạo, Nhà Tư-Vấn Sách-Lược Quốc-Trị

20-5-2019

Nhà Hùng Biện Bất Khả Chiến Bại Hoàng Hữu Phước, Đại Học Văn Khoa, Năm Thứ Ba 1978

     Mục Lục

A- Tỷ Lời Tâm Sự

B- Giải Thích Từ Ngữ

1) Học Từ Chương

2) Học Kỹ Thuật

3) 6 Thành Tố Của Học Sinh/Sinh Viên Thực Thụ

4) Bất Khả Chiến Bại

C- 6 Thành Tố Giúp Hoàng Hữu Phước Hùng Biện Bất Khả Chiến Bại

1) Gia Giáo Hiện Đại

2) Nhận Thức

3) Lý Tưởng

4) Môi Trường

5) Thọ Giáo

6) Háo Thắng Và Hiếu Chiến Tích Cực

D- Cẩm Nang 7 Cách Vượt Qua Nhà Hùng Biện Bất Khả Chiến Bại Hoàng Hữu Phước

E- Kết Luận

A- Tỷ Lời Tâm Sự

Bạn có thể cho mọi người biết bạn giỏi nhất và bất khả chiến bại về một năng lực, một khả năng, hay một điều cụ thể bất kỳ gì – với điều tiên quyết là những gì bạn sắp tiết lộ là cụ thể, không thể đão ngược, và có thể kiểm chứng được – không?

Đa số các bạn sẽ hoặc nói không; hoặc ra vẻ như có đức tính khiêm nhường nên không nói, dù các bạn một khi chưa đọc bài Khiêm Tốn của Hoàng Hữu Phước thì chắc chắn bạn chưa hiểu nghĩa đúng của “khiêm nhường” là gì đâu.

Nếu bạn nói có, bạn chỉ có thể là người có cả 4 điều gồm (a) thấm nhuần sâu sắc Tây học đúng nghĩa, (b) có kinh nghiệm làm việc đủ lâu tại các tập đoàn lớn của Âu Mỹ, nghĩa là (c) có thực tài,  và (d) có bản lãnh – tức là 4 điều không bao giờ hội tụ tại bất kỳ ai đang lãnh đạo hoặc làm việc tại bất kỳ tổng công ty hay cơ quan nào của toàn bộ hệ thống chính trị-kinh tế-tài chính ở Việt Nam.

Tây học đúng nghĩa là về tinh thần tinh túy chứ không là cái bằng cấp qua bên “Tây”học rồi nhận về. Tinh thần tinh túy “Tây học” có đặc điểm của độc lập, tự chủ, minh bạch, chuyên nghiệp, đạo đức, liêm chính, trách nhiệm, tài năng. Còn các đặc điểm của bọn đần độn “qua Tây học” là đòi biểu tình, đòi tự do ở truồng trên phim ảnh, đòi thay đổi chế độ Cộng Sản, đòi thả đứa này đứa nọ “lương tâm”, đòi trả Hoàng Sa, đòi đuổi nhà đầu tư Tàu, đòi phải cởi trói facebook. Nghĩa là “Tây học” làm đủ thứ để thể hiện cho bằng được mình trong đáp ứng các đòi hỏi của xã hội, quốc gia; còn “qua Tây học” để không làm gì cả trừ động tác múa may đòi này đòi nọ đòi đủ thứ cứ như con thú đòi lúc đói mà đói thì thường xuyên và đói thì ăn cả rác vì là thú.

Bạn có biết là tất cả các huấn luyện viên các đội tuyển túc cầu quốc gia tham dự các kỳ World Cup đều tuyên bố với lãnh đạo đội, đội, và đài truyền hình rằng họ sẽ đưa đội đến ngôi vô địch không? Nếu câu trả lời của bạn là “không”, thì bạn có thể tự hào bạn là người trưởng thành duy nhất của nhân loại không biết sự thật đó. Còn nếu bạn biết, thì bạn đương nhiên phải đồng ý với tôi ở bốn điều đối với vị huấn luyện viên đó rằng (a) không đại gia nào lại bỏ tiền ra thuê thứ vất đi; (b) người được thuê phải ở đẳng cấp cao nhất mà các tuyên bố đầy tự tin của anh ta/chị ta chính là phong cách đạo đức bậc nhất của nhà chuyên nghiệp Âu Mỹ; (c) người được thuê vào vị trí lãnh đạo phải sở hữu rất nhiều kỹ năng mềm mà một trong số đó là giỏi động viên, giỏi truyền cảm hứng, giỏi lèo lái theo hướng tích cực, và giỏi tạo niềm tin nơi cấp dưới vào chính họ; và (d) xuất sắc trong trổ thực tài cụ thể, không thể đão ngược, và có thể kiểm chứng được. Bạn cũng cần lưu ý rằng cúp vô địch World Cup chỉ có một, và do đó hàng chục vị huấn luyện viên trưởng các đội không đoạt cúp đều không bị bất kỳ ai bêu rếu là đã “nổ” hoặc đã “khoác lác”. Tất cả các vị đều xuất sắc, và đội đoạt cúp là nhờ có những cộng thêm, trong đó có sự thể hiện bùng nổ của cá nhân từng cầu thủ cùng sự xuất thần phối hợp của toàn đội thể hiện ra sao, đối thủ hùng mạnh tự nhiên gặp xui rủi thế nào, và đội đã hứng gọn trọn vẹn những may mắn hiếm hoi bất ngờ vụt đến nào trên sân cỏ. Việt Nam không thể đặt chân vào World Cup nếu các huấn luyện viên chỉ biết tuyên bố “đi là để học hỏi”, chẳng khác nào người đến xin việc tại một công ty đa quốc gia uy trấn toàn cầu khi bị hỏi tại sao chúng tôi nên chọn anh/chị, thì trả lời hùng hồn rằng “vì thế mạnh của tôi là ham học hỏi” vậy. Sân cỏ World Cup là đấu trường của các võ sĩ giác đấu chuyên nghiệp được nuôi để phân định thắng thua. Doanh nghiệp lớn là đấu trường của các tay chuyên nghiệp được trả lương để phân định thắng thua. Đó là nơi để học hỏi sao? Học chưa xong mà lại nhiều thèm muốn vào nơi uy danh lương cao đến thế sao?

Đối với tất cả các lớp ở Cao Đẳng Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, mỗi khi bắt đầu tiết dạy tại một lớp mới, tôi luôn không bao giờ không nói bằng tiếng Anh với các sinh viên nội dung sau đây:

Tất cả những người Việt Nam đã từng sống trên trái đất này thì không có bất kỳ ai giỏi bằng tôi. Còn những ai đang sống mà muốn giỏi hơn tôi thì phải học thêm tối thiểu 60 năm nữa mới may ra bằng tôi bây giờ. Nhưng chính các em sẽ giỏi hơn tôi. Vì sao ư? Tôi giỏi hơn các Thầy Cô của tôi như Cô Trương Tuyết Anh, Thầy Lê Văn Diệm, Cô Vũ Thị Thu, Cô Nguyễn Thị Dần, và Thầy Nguyễn Tiến Hùng ở Đại Học Văn Khoa và Đại Học Tổng Hợp. Tôi giỏi hơn các Thầy Cô ấy vì họ không những là các Thầy Cô kiệt xuất duy nhất của Việt Nam mà còn dạy học tận tụy tận tâm truyền hết các bí kíp cho tôi. Như vậy, tôi giỏi hơn từng Thầy Cô riêng rẽ vì tôi làm chủ tri thức tổng hợp của tập thể Thầy Diệm + Cô Thu + Cô Dần + Thầy Hùng + Cô Anh cộng thêm tri thức của riêng tôi. Nay tôi truyền hết cả sáu nguồn đó đang tập trung nơi tôi cho các em, vậy tại sao các em lại không thể giỏi hơn tôi khi các em là tổng hợp các tri thức mà tôi thu nhận từ Thầy Cô của tôi, của riêng tôi, cộng với của riêng các em, và của Cô Vũ Thị Liên là cái cô giáo dạy các em những môn ngôn ngữ mà tôi dốt đặc lùng bùng lổ tai như Linguistics, Phonemics, Morphology, và Phonology. Đúng không? Các em phải giỏi hơn tôi vì làm gì có chuyện học trò dở ẹc hơn Thầy, vì nếu vậy thì việc học lẽ ra đã tiêu tan từ lâu rồi, vì tôi dở hơn Thầy Cô của tôi, các em kém hơn tôi, và học trò các em sẽ kém thua xa các em sao? Kẻ học trò nào không giỏi hơn thầy cô tức là do hoặc không may gặp thầy cô dở ẹc, hoặc không may chính mình dở ẹc không thể học hành gì ra hồn, hoặc cả hai.

Tại Manulife, tôi thành công vượt bậc trong toàn bộ lịch sử hoạt động của Manulife tại Việt Nam trong động viên đại lý phát triển kinh doanh nhanh chóng hùng mạnh trong đạo đức, nhờ mỗi khi thăm mỗi chi nhánh mới thành lập để phát biểu khai giảng khóa đầu tiên trước hàng trăm học viên đại lý địa phương, tôi luôn không bao giờ không nói bằng tiếng Việt với họ nội dung sau đây:

Tất cả những người Việt Nam đã từng sống trên đời ở bất kỳ đâu trên thế giới thì không bất kỳ ai giỏi bằng tôi về tiếng Anh. Còn những ai đang sống tại Việt Nam mà muốn giỏi hơn tôi thì phải học thêm tối thiểu 60 năm nữa mới may ra bằng tôi bây giờ. Các bạn không bao giờ giỏi bằng tôi về tiếng Anh đâu, dù có dành ra 60 năm. Đó là điều dứt khoát. Nhưng các bạn có thể làm được một điều không những rất tốt lành đạo đức đem sự bảo vệ đến với cuộc sống của mọi người cùng những người thương yêu của họ trong xã hội qua đó vừa tạo nên dồi dào phước đức cho con cái của các bạn, mà còn trong thời gian chỉ sau vài năm chăm chỉ cật lực sẽ có thể trở thành tỷ phú, mà tôi có phấn đấu cắm đầu cắm cổ làm lãnh đạo tại công ty này hai cái 60 năm cũng chẳng thể nào làm được để ngoi lên được ngang bằng với các bạn. Đó là điều dứt khoát.”

Như vậy, đọc đến đây, ắt bạn đã có được tư thế và cung cách bậc đạt nhân để điềm tỉnh gật gù chịu tham khảo căn cơ nội dung sau phần “tỷ lời tâm sự” này nhé.

B-Giải Thich Từ Ngữ

Bài viết này dành riêng cho học sinh-sinh viên thực thụ của Việt Nam.

Bài này chỉ nói về việc học các chương trình học chính quy dài hạn theo hệ thống giáo dục pháp định quốc gia, không nói về các khóa ngắn hạn, các khóa đào tạo hay rèn luyện kỹ năng.

Việc học có ít nhất hai chủng loại category gồm (a) học từ chương, và (b) học kỹ thuật. Các category khác còn có học tại học viện quân sự như trường Sĩ Quan West Point Hoa Kỳ, hay tại chủng viện, v.v., nhưng không thuộc hai category vừa nêu.

Học từ chương không dính dáng gì đến ý nghĩa sơ khai của “từ chương” theo đó “từ chương” hoặc chi có nghĩa dè bỉu chê bai việc học không có hành, hoặc muốn tách bạch cũng với sự dè bỉu rằng Việt Nam không có ngành kỹ thuật mà chỉ có học chữ nghĩa. Những ngụ ý hoặc diễn giải của người xưa không những phiến diện trong quá khứ mà còn hoàn toàn sai trong thời hiện tại, vì ngày nay bất kỳ môn học hay ngành học nào cũng đều có phần thực hành, và những ngành phi kỹ thuật như quản trị, kinh tế, tài chính, nhân sự, v.v., lại đầy ắp các sử dụng biểu đồ, hàm số, công thức toán học để định tính, v.v. cho những nhu cầu cao cấp thậm chí cho một Giải Nobel mà ngay cả văn học cũng có vị trí cực kỳ vinh diệu. Chưa kể, việc quản trị quốc gia, xử lý công pháp, đối ngoại lân bang, quản lý ngân khố, lưu trữ kế toán, tình báo quân sự quốc gia, v.v., khi phò vua giúp nước của những vị quan toàn xuất thân học “từ chương” mà những kẻ mới ngữi thấy mùi Tây Học đã vội phán phê nước nhà “từ chương” và không nhìn nhận những công việc của quan lại phong kiến ấy là thuộc đẳng cấp chuyên gia cực cao thì rõ ràng những kẻ có lổ mũi hay hít hà ấy hoặc ngu muội, hoặc thơ ngây, hoặc phản quốc, hoặc gia nô, hoặc loạn trí, hoặc không có sự may mắn được đọc bài Thế Nào Là Từ Chương của Hoàng Hữu Phước, hoặc cả sáu, mà bài viết của danh nhân vĩ đại Trần Chung Ngọc mổ xẻ Nguyễn Trường Tộ là minh triết nhất.

Như vậy, ở đây nhà giáo Hoàng Hữu Phước tuyệt đối tin rằng trong thế kỷ XXI này những người Việt nào vẫn còn dè bỉu rằng Việt Nam thời không-chấm-không phong kiến “từ chương” nên thua Pháp, và rằng Việt Nam thời bốn-chấm-không ngày nay vẫn “từ chương” nên thua SingaporeNhựt Bổn, thi đó là những người bất khả tư nghị. Họ cố tình lờ đi sự thật rằng báo chí truyền thông, thứ vũ khí đầy uy lực của xã hội loài người, chính là được hình thành từ cái ngành học “từ chương” mà họ dè bỉu theo cái hiểu biết nông cạn của họ nhưng họ lại hùng hục húc đăng đàn viết lách “lương tâm” “chống Cộng” đầy khí thế.

Như vậy, ở đây nhà giáo Hoàng Hữu Phước sử dụng cụm từ học từ chương với ý nghĩa hiện đại tân kỳ tuyệt đối chính xác là việc học bất kỳ môn nào của bất kỳ ngành nào mà tư duy chủ đạo của người học sau khi kết thúc năm học lớp 12 trung học là nhắm đến phải có thêm tối thiểu 4 năm đại học cho một bằng cấp cử nhân “đại học” bất kể “học đại” hay “đại học gà rừng” để “có chút danh” hoặc để né được các nghề nghiệp phải đổ mồ hôi không được Đảng trân trọng gọi là “thầy, không được ăn mặc tươm tất ngồi ghế nệm xoay trong phòng ốc máy lạnh trong đại cuộc mưu sinh; và với hàm ý duy nhất chính xác này thì ngay cả ngành học computer ở Đại Học Bách Khoa chẳng hạn cũng được liệt vào danh mục học từ chương dù danh vị của người tốt nghiệp sẽ là kỹ sư.

Học kỹ thuật là theo tinh thần tôn vinh kiểu Nhật mà Việt Nam Cộng Hòa noi theo để dành cho các ngành học mà những nhân tài kỹ thuật có tư duy chủ đạo muốn sau khi kết thúc năm học lớp 8 trung học với thứ hạng từ khá đến giỏi là nhanh chóng theo đuổi ngành kỹ thuật để bảo đảm vừa học xong lớp 12 với bằng tú tài kỹ thuật toàn phần là đã có đủ trình độ văn hóa, ngoại ngữ, kỹ thuật để có ngay việc làm thu nhập tốt, chủ động, hợp sở thích đam mê kỹ thuật và có năng khiếu thiên bẩm về kỹ thuật, có nhận thức đúng đắn về sức mạnh của kỹ thuật trong toàn nền kinh tế quốc dân, cũng như tư duy độc lập muốn sớm gánh vác tài chính gia đình mà không phí phạm thêm 4 năm sau tú tài rất có thể làm vuột mất cơ hội việc làm, vì vậyđã đổ xô dự thi tuyển căng thẳng để dành lấy cho bằng được một chỗ học trong một trường kỹ thuật lừng danh như Trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng hay Trường Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ ở Sài Gòn trước 1975 vốn luôn là địa chỉ hấp dẫn các học sinh giỏi lớp 8, mà danh xưng cho học sinh tốt nghiệp sẽ là danh vị “cán sự” tại các nhà máy. Trường Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ của Việt Nam Cộng Hòa đã biến thành Trường Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Thành Phố Hồ Chí Minh, rồi đổi thành Trường Trung Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, để rồi tự dưng bị hạ cấp với danh xưng quái đản đầy giễu cợt Hán-Nôm-Na một cách ngu xuẩn thành Trường Cao Đẳng Nghề Nguyễn Trường Tộ. Nhà giáo Hoàng Hữu Phước trên tất cả các trang mạng từ nhiều chục năm trước đã luôn chỉ trích chê bai mắng mỏ và thấu thị hậu quả tệ hại khôn lường của cách dùng từ của Nhà Nước, và quả nhiên sự đông đúc đổ xô dự thi căng thẳng của các học sinh giỏi chen chúc vào Trường Kỹ Thuật của Việt Nam Cộng Hòa đã biến thành sự khan hiếm học sinh ở Trường Cao Đẳng Nghề của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khiến Nhà Nước luôn mồm than “thừa thầy thiếu thợ” mà ngay cả trong lời than thở cũng hoặc thơ ngây dùng từ miệt thị một cách vô thức, hoặc thơ ngây cho rằng danh nhân Tôn Đức Thắng xuất thân là thợthợ thuộc giai cấp công nhân vinh diệu cao vời bậc nhất của chủ nghĩa cộng sản nên chữ thợ sẽ tự nhiên đương nhiên hiển nhiên tự động vinh diệu ngát hương ôi bao nỗi tự hào chăng? Sao không bảo “thừa nhân viên bàn giấy thiếu chuyên viên kỹ thuật” cho văn hoa văn hóa văn vẻ văn minh? Nhân viên bàn giấy mà là “thầy” ư? Chuyên viên kỹ thuật mà là “thợ” ư? Nhà giáo Hoàng Hữu Phước thấy cần phân định rõ trên cơ sở rạch ròi của Việt Nam Cộng Hòa rằng cán sự là người tốt nghiệp một Trường Kỹ Thuật sau khi trúng tuyển vào trường ấy và học kỹ thuật từ lớp 9 đến đỗ Tú Tài, còn thợ là người có tay nghề nhưng không tốt nghiệp trương kỹ thuật và tất nhiên không ở đẳng cấp cao của cán sự. Từ phân định này đặt ra câu hỏi: Nhà nước hiện nay nói hoài về “thừa thầy thiếu thợ” vậy thợ của Nhà Nước là ai – sinh viên cao đẳng “nghề” của Nhà Nước hay người lao động giản đơn không có bằng cấp gì cả? Lời phán của nhà tư vấn chiến lược nhân lực quốc gia Hoàng Hữu Phước rất khúc chiết rõ ràng mang tính chân lý từ nhiều chục năm nay là: nếu không xem trọng nhận định của ông ta về cách dùng từ ngữ Hán-Việt hàn lâm mà cứ ngu xuẩn áp dụng sai cái thâm thúy của“giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” thì dứt khoát Việt Nam không bao giờ thoát khỏi vũng lầy “thừa thầy thiếu thợ” và không đời nào trở thành cường quốc công nghiệp.

Học sinh-sinh viên thực thụ là những học sinh-sinh viên đi học để chứng tỏ bản thân may mắn sở hữu một tổ hợp 6 thành tố gắn kết không bao giờ tách rời của (a) năng lực học tập đã được chứng minh thích hợp với việc học từ chương hoặc học kỹ thuật, (b) sự hiểu biết trước và rất rõ về con đường sẽ chọn sẽ đi cho việc học từ chương hoặc học kỹ thuật, (c) sự hiểu biết rõ nét nhất về lý do của sự lựa chọn giữa học từ chương hoặc học kỹ thuật, (d) sự tự hào về quyết định lựa chọn giữa học từ chương hoặc học kỹ thuật dù sự tự hào ấy là do tự tin tự thân chứ hoàn toàn không có sự tôn vinh của Nhà Nước và xã hội hiện nay qua tên gọi thụt lùi so với thời Việt Nam Cộng Hòa, (e) sự quyết tâm đã học phải đứng đầuhọc từ chương hoặc học kỹ thuật, và (f) sự tự chủ trong chuẩn bị những kỹ-năng-ngoài-giáo-trình để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng trong thị trường lao động. Đối nghịch với học sinh-sinh viên “thực thụ” là học sinh-sinh viên “ma quế” tức một thứ hồn ma bóng quế tự dưnghiện ra chốn học đường một cách ma mỵ dù bất tài vô hạnh, nhờ có các bùa chú của sự mua điểm của phụ huynh/theo con đường vạch sẵn bởi phụ huynh/có sự nghiệp xây sẵn bởi phụ huynh/chạy theo thời thượng bầy đàn khi chọn ngành học của các bạn đồng học/giết thời gian trong lúc chờ du học/nhằm hợp thức hóa một vị trí chính trị mà Đảng dồn tiền thuế của dân để xây dựng lực lượng “trí tuệ” đặt vào, v.v. và v.v.

Bất khả chiến bại là nói về năng lực bút chiến luận/khẩu chiến luận tức hùng biện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của Hoàng Hữu Phước về 40 chủ đề như đã được liệt kê rất rất nhiều lần trên blog này và các blogs trước đó ngay khi xuất hiện không gian mạng. Hoàng Hữu Phước đương nhiên chắc chắn 1.000% sẽ chiến bại từ chủ đề thứ 1.001 trở đi hoặc khi đối thủ là người nước ngoài vừa dốt tiếng Anh dù là dân Anh Mỹ vừa không biết tiếng Việt hoặc đối thủ là trẻ sơ sinh hay người cửu thập cửu cổ lai hy. Bất khả chiến bại còn để nói về (a) năng lực quản trị của Hoàng Hữu Phước trong chiến lược và chiến thuật giải cứu các tập đoàn đa quốc gia/tổng công ty/công ty lớn khỏi tình trạng tổ chức luộm thuộm ở Việt Nam, hoạt động trì trệ ở Việt Nam, lòng người phân tán ở Việt Nam; và (b) vị trí đứng đầu làm chủ ngôn ngữ Anh và Việt của Hoàng Hữu Phước đối với toàn bộ giới hàn lâm Việt Nam do Đảng và Nhà Nước đầu tư hay mời mọc từ trước đến nay và toàn bộ giới doanh nhân/chính trị gia nước ngoài ở Việt Nam hay ở đâu đó ngoài Việt Nam từ trước đến nay.

Bài này dành riêng cho học sinh/sinh viên thực thụ. Đơn giản vì chỉ có học sinh/sinh viên thực thụ mới có khả năng vượt qua Hoàng Hữu Phước, chứ học sinh/sinh viên ma quế dù có huy động bất kỳ lực lượng hỗ trợ bay đến từ bất kỳ đâu trong vũ trụ này hay bất kỳ vũ trụ nào cũng là thứ vất sọt rác và do đó đừng hòng mơ tới việc vượt qua Thạc sĩ Hoàng Hữu Phước về tri thức và diễn thức bằng tiếng Anh hay tiếng Việt.

C- 6 Thành Tố Giúp Hoàng Hữu Phước Hùng Biện Bất Khả Chiến Bại

Muốn thắng một đối thủ, tất nhiên nhất thiết phải tìm hiểu cặn kẽ thế mạnh của hắn ta hay ả ta nằm ở những đâu. Việc tìm hiểu có thể nhờ tin tình báo, cài cắm gián điệp, hoặc do đối thủ sơ xuất đánh rơi cẩm nang, hoặc do đối thủ bất ngờ huỵch toẹt tất tần tật – như trong bài viết này.

Về các lĩnh vực đã được giới hạn đến mức tối thiểu như đã nêu trên và với đối tượng rất giới hạn chỉ gồm học sinh-sinh viên thực thụ tức những người trưởng thành trước tuổi và nghiêm túc thực sự trong việc học với 6 thành tố đã nêu trên, Hoàng Hữu Phước nay hé lộ 6 lý do cho sự bất khả chiến bại của bản thân như sau:

1) Gia Giáo:

Xưa nay người ta nói đến “gia giáo” với ý nghĩa rất cổ, liên quan đến truyền thống mang nặng tính thủ cựu. Tôi dùng từ “gia giáo” với ý nghĩa hoàn toàn khác. Đó là sự tân thời trên nền vững chãi của truyền thống. Để rõ hơn, xin ví von thế này về chiếc ô tô Rolls-Royce, loại xe thương hiệu lừng danh hoàn vũ. Ở Việt Nam có thể có một chiếc Rolls-Royce từ trước thời Mỹ sắp đổ bộ vào Đà Nẵng bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam, và chiếc xe ấy đang nằm trơ xương khung rỉ sét ở một xó xỉnh nào đó hoặc đã hóa kiếp thành đồ đồng nát từ rất lâu rồi. Một chiếc Rolls-Royce cùng đời với chiếc trên nhưng lại đang là bảo vật của Hoàng Gia Vương Quốc Thống Nhất Đại Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, được dùng để đưa Nữ Hoàng duyệt binh, và chiếc xe cực kỳ cổ lổ sỉ này đã được bổ sung với kính chắn đạn, máy điều hòa không khí, máy sưởi, hệ thống định vị toàn cầu, và tất nhiên có hệ thống liên lạc vệ tinh hảo hạng, v.v. Như vậy, “gia giáo” trong gia đình tôi là thứ truyền thống cổ điển được hiện đại hóa, với Ba Má tôi vừa tôn trọng tôn kính tam cang ngũ thường, vừa tuyệt đối tôn vinh đạo hiếu, vừa tuyệt đối tôn sùng Phật Giáo, vừa uốn nắn đàn con theo các chuẩn mực đạo lý ấy qua gương sống tuyệt đối đạo đức đạo hạnh của chính mình, vừa cho con cái được tự do tuyệt đối trong lựa chọn ngành học, ngoại ngữ, tôn giáo, và ý trung nhân, v.v. , cũng như luôn tuyệt đối ủng hộ những gì con cái lựa chọn – tất nhiên luôn cho con những lời tư vấn nhưng tuyệt đối không bao giờ ép buộc con cái phải theo các tư vấn ấy, thậm chí nếu con cái quyết tâm lựa chọn để rồi sai lạc thì cũng tuyệt đối không đay nghiến trách móc mà thay vào đó tuyệt đối thương yêu hỗ trợ đứa con ấy nhiều hơn. Như vậy, tôi đã được may mắn có Ba Má nêu gương đạo đức đạo hạnh, được Ba Má hướng dẫn, được Ba Má ủng hộ, được Ba Má cho toàn quyền tự quyết hướng đi của cuộc đời, được Ba Má luôn theo sát động viên vỗ về khi vấp ngã, để từ đó phát triển lành mạnh, khỏe mạnh, hạnh phúc, không hề có “stress” về cuộc sống trong gia đình, ngay cả khi cả gia đình lâm cảnh túng thiếu vô cùng chật vật thời gian đầu Việt Nam thống nhất. “Giáo dục trong gia đình” tôi do đó không là những lời dạy giáo điều, những răn đe, những ép buộc đầy áp chế, những roi đòn mắng nhiếc, những trách móc thở than. “Giáo dục trong gia đình” tôi toàn là sự thể hiện cung cách sống đạo đức và làm việc đạo đức nêu gương sáng của Ba Má tôi, là việc để các con chứng kiến rồi cùng tham gia làm việc thiện giúp tha nhân, và qua việc cho các con nhận ra niềm vui lớn lao được cùng nhau tự do giành lấy cái quyền được tự do hy sinh cái lợi của bản thân để trở thành người hữu dụng cho nhân quần, xã hội, cộng đồng. Đây là lý do tôi – chúng tôi – có sức mạnh tinh thần vững chãi. Khi tôi vì nước vì dân phát biểu đả phá cái gọi là dự án “Luật Biểu Tình” và bị toàn bộ hệ thống truyền thông chính thống của Đảng tổng tấn công dẫn đến các đe dọa ném lựu đạn vào văn phòng tàn sát nhân viên của tôi nhằm làm mọi người sợ hãi ra đi để doanh nghiệp của tôi phá sản, thì tôi vẫn vui vẻ mạnh mẽ đương đầu, vẫn vì nước mà liên hệ với Giáo Hoàng Francis để hạch tội bọn giám mục Công Giáo Việt Nam phản loạn chống đối chế độ nước nhà hoặc mắng bọn sư sãi Chùa Ba Vàng mê muội làm vấy bẩn đạo pháp dân tâm. Tương tự, em gái út của tôi vui vẻ mạnh mẽ liên hệ Thủ Tướng Đức Helmut Kohl để hạch tội bọn đầu trọc Tân Quốc Xã dám đánh đập sát hại Việt Kiều Đức để rồi bị “giáo viên trưởng thượng đàn anh đàn chị” Khoa Đức Ngữ Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn ganh tài xử bức khiến phải vui vẻ mạnh mẽ bỏ nghề giáo, và để rồi sau đó lại bị đám nhân viên Việt Nam “con ông cháu cha” gởi gắm nhét vào tổ chức hiệp hội doanh thương Đức GBA ganh tài phá hoại bất hợp tác khiến phải vui vẻ mạnh mẻ từ nhiệm vị trí lãnh đạo văn phòng GBA mà ra đi, vất bỏ không thương tiếc cái năng lực thông thạo ngoại ngữ Anh-Pháp-Đức và cái tài năng lãnh đạo phát triển kinh doanh được người ngoài nước và nhân viên Việt Nam con-dân-cháu-dã kính phục tiếc nuối thương yêu, để về làm đứa con gái xinh tươi vui vẻ hý hước cực kỳ hiếu thảo với Ba Má và tiếp tục làm đứa em gái xinh đẹp vui tươi yêu đời hết lòng chăm sóc cho ông Anh Ba Hoàng Hữu Phước mà ông ấy cũng…xinh đẹp vui tươi yêu đời … y chang chứnào có kém gì. “Gia giáo” ở đại gia đình chúng tôi là như vậy đấy. “Gia giáo” hình thành một thể thống nhất tích cực thuận hòa hạnh phúc trượng ngãi khinh tài dù trong nghịch cảnh dài dài hay lúc hanh thông chút chút. Nếu bạn thuộc gia đình “gia giáo” mà bạn tự hào về điều đó, bạn đã có được một điều may mắn. Và nếu cái “gia giáo” ấy giúp bạn có sự vũng chắc bền lâu về tinh thần tích cực cùng lối sống tích cực, xem như bạn đã có sức mạnh tinh thần thép dùng nụ cười hào hùng sảng khoái san bằng các khó khăn trong việc học, việc làm, và đời sống, tức đã tiến lên một bước thật dài tiến gần hơn để đánh bại tôi.

2) Nhận Thức:

Từ tác động tích cực của “gia giáo”, tôi – chúng tôi – đã hoặc tự hoặc tự động hình thành nhận thức về chính bản thân rằng mình đang may mắn có Ba Má thiện lành trong một gia đình lành thiện, tiến đến nhận thức rằng để duy trì bảo vệ được cái tốt đẹp tuyệt diệu đó, dứt khoát bản thân phải gắng sức cả trong lao lung về sinh kế và trong tạo nên sự bừng sáng rộn tiếng cười vui ngay cả trong ngôi nhà nghèo khó không bao giờ nghèo khổ đó. Sự yêu đời giúp tôi mỗi chiều từ trường đại học về nhà vui vẻ vào bếp nấu cơm. Tôi nhào trộn bột mì với hành tỏi xắt nhỏ cùng tí bột cà ri tạo màu vàng và muối, rồi tráng kín mặt chiếc chảo đen sì, tất nhiên chảo có một muỗng mỡ heo thắng tráng trước trên toàn mặt chảo, để làm món “trứng chiên” vàng tròn trịa, bày ra trên dĩa lớn, cắt khéo léo thành chín miếng trứng chiên không-có-trứng hình tam giác to đùng cho chín nhân khẩu. Xong là đến màn làm thêm hai “món” ăn khác, đó là luộc rau muống lấy nước xanh làm tô canh có vắt chanh điểm xuyết hoa văn vài cọng rau muống bơi lã lơi tình tứ trong hồ thiên nga, còn rau muống luộc thì cho vào chảo tận dụng mỡ còn sót lại sau chiên “trứng” để xào rau bóng lưỡng như trộn dầu nhớt xe máy. Cuối cùng là chén nước chấm chế biến từ công thức bí truyền gồm một muỗng nước mắm trong chén nước lọc có thêm muối, đường, tỏi, ớt khuấy đều lên. Một mâm cơm thịnh soạn đầy mỹ thuật được dọn lên trước sự háo hức thưởng thức trầm trồ khen nức của một đại gia đình vui vẻ bảo đảm ăn no nê mà vẫn thon thả. Cần nói thêm là không phải má tôi hay chị tôi hoặc em gái lớn của tôi không chịu làm cơm, mà do tôi “nhận thức” rằng (a) đàn ông con trai dứt khoát phải đỡ đần công việc nội trợ để sau này còn phụ vợ chăm lo việc nhà, rằng (b) phụ nữ giỏi làm bếp nhưng bếp chẳng có gì để làm mà phải cần đến sự sáng tạo từ những nguyên liệu bất thường, rằng (c) không nên để những người phụ nữ đáng yêu trong nhà mình phải khổ tâm khi nhìn thấy chỉ có mỗi bó rau muống, và (d) rằng mình phải chứng tỏ tài tháo vác của một nhà mỹ thuật giành lấy việc bếp núc để bày ra mâm cơm sang trọng đẹp như một bức tranh gây ngạc nhiên thích thú cho người thân làm bữa cơm bừng sáng tiếng cười, vì rằng làm mọi người quanh mình vui tươi phấn chấn là năng lực luôn có nơi người có thiên tính lãnh đạo sở hữu “excellent sense of humor”.

Cũng với “nhận thức” tương lai mình là kỳ vọng của Ba Má, còn tương lai đàn em là kỳ vọng của chính mình, tôi đã học ngày không đủ tranh thủ học đêm.

Cũng với “nhận thức” rằng nghề nghiệp mình yêu quý là giáo sư Anh Văn, và rằng muốn là nhà giáo dứt khoát phải trên cả xuất sắc với kiến thức bao trùm, tôi từ lớp 7 trung học đã trở thành hội viên Thư Viện Anh The British Council trên đường Yên Đỗ – nay là Lý Chính Thắng, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh – và đến lớp 8 đã đọc mỗi tuần ít nhất ba quyển tiểu thuyết mượn tại đó (nay vẫn còn giữ ba quyển mượn cuối cùng vì lúc học xong lớp 12 chưa đến ngày trả thì đã giải phóng). Cũng với “nhận thức” nghề nghiệp nhà giáo như vậy, Chị Hai của tôi từ lớp 7 trung học đã trở thành hội viên Thư Viện Mỹ Abraham Lincoln tại Hội Việt Mỹ nay là đường Mạc Đĩnh Chi, và trở thành sinh viên Anh Văn cùng trúng tuyển vào học cùng lúc tại hai trường Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm Việt Nam Cộng Hòa. Tôi chẳng hề nói ra tâm tưởng của tôi, nhưng ý chí của tôi chỉ có một: tôi dứt khoát phải đứng đầu thiên hạ về tiếng Anh vì tôi thấy các Thầy Cô Anh Văn của mình đều là những vị hàn lâm xuất chúng nhất xã hội Việt Nam Cộng Hòa, từ đó hình thành “nhận thức” rằng không đứng đầu thiên hạ thì không thể có đủ tư cách làm nhà giáo.

Cũng với “nhận thức” rằng sự miệt thị khinh bỉ của toàn nhân loại thực sự văn minh và sự trừng trị của pháp luật của tất cả các quốc gia thực sự văn minh luôn dành cho kẻ bất lương, tham nhũng, gian manh, tôi – chúng tôi – vừa lánh xa chúng, vừa chống lại chúng, vừa phòng vệ tuyệt đối hữu hiệu bản thân. Nhờ vậy tôi không những không bao giờ bị nhúng chàm mà lại còn có khả năng hất đổ xô sập trừng trị chà đạp dưới đế giày tất cả những đế chế tiêu cực bất lương, tham những, gian manh nào muốn mưu hại tôi khi tôi không chịu vầy đoàn cùng họ. Những ai đã công tác tại Cao Đẳng Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Công Ty Dịch Vụ Cơ Quan Nước Ngoài FOSCO, Công Ty CIMMCO, Công Ty Manulife, v.v., đều biết tôi đã hất đổ xô sập bọn lãnh đạo bất lương, tham nhũng, gian manh như thế nào.

Cũng với “nhận thức” rằng “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, tôi tự nhận lấy trách nhiệm lên vai mình việc bảo vệ quốc gia, quốc thể;

Cũng với “nhận thức” rằng bản thân phải là một hiền tài, mà đã là “hiền tài” thì phải luôn trân trọng kính trọng kiếm tìm phát hiện phát triển người tài;

Tôi bảo vệ quốc gia quốc thể bằng cách làm sao cho quốc gia có nhiều “người tài” bằng cách suốt đời nêu gương tại tất cả những nơi tôi công tác, dẫn dắt nâng đỡ các thuộc cấp, và bằng cách viết bài này tiết lộ kinh nghiệm cho những bậc hiền tài tiềm năng trong số học sinh-sinh viên thực thụ của nước non nhà.  

3) Lý Tưởng:

Cũng với “nhận thức” rằng bản thân phải là một hiền tài, mà đã là “hiền tài” thì phải luôn nhớ bổn phận duy nhất của bậc hiền tài là phò vua giúp nước cứu dân, tôi đã luôn tâm niệm rằng phải sống theo lý tưởng phò vua giúp nước cứu dân ấy. Tất nhiên, “vua” thời hiện đại là “chính phủ”, mà “vua” phải là “minh quân thánh chúa”, nên “chính phủ” không được là “chính phủ tay sai ngoại bang” hay “chính phủ bù nhìn”. Với lý tưởng và nhận thức như vậy, tôi đã luôn khinh miệt tất cả các chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa. Với lý tưởng và nhận thức như vậy, tôi đã từ trung học dễ dàng thán phục Hồ Chí Minh, không trên cơ sở đã biết chút ít hay đầy đủ về Cộng Sản mà chỉ đơn giản trên cơ sở đã thấy nhiều/chứng kiến nhiều/hiểu nhiều về Nguyễn Văn Thiệu và Việt Nam Cộng Hòa. Với lý tưởng và nhận thức như vậy, tôi đã có định nghĩa mới về “vua” khi Việt Nam thống nhất: đó là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”. Với lý tưởng và nhận thức như vậy, tôi đã dễ dàng cống hiến trong tư thế một “hiền tài dân đen”: luôn bảo vệ chính nghĩa quốc gia, dân tộc, và quốc thể ngay từ ngày đầu sau giải phóng, thậm chí không bao giờ viện cớ xã hội thực sự có đầy dẫy tiêu cực để chống lại Đảng, chính quyền. Với lý tưởng và nhận thức như vậy, tôi đã luôn bật cười ha hả khi nghe ai đó tự phong hoặc mơ màng làm tổng thống Việt Nam. Và với lý tưởng và nhận thức như vậy, tôi đã luôn bật cười ha hả mỗi khi nhận được lời ca ngợi tôn vinh cá nhân tôi kèm lời mời tôi tham gia lãnh đạo mấy bô rác “nhân quyền”, “dân chủ”, “lương tâm”, “xã hội dân sự”.

Với lý tưởng và nhận thức như vậy, tôi viết bài này nhằm giúp gia tăng số nhân lực “hiền tài dân đen” cho nước nhà nhằm tiến đến giúp Đảng thay thế bọn “nhân tài quan đỏ” bất tài vô dụng chỉ giỏi miệng hót hành nghề ảo thuật làm trống phoọc két sắt cơ quan nhà xong là phân thân xuất hiện ngay trong lồng chim người.

4) Môi Trường:

Lúc tôi miệt mài học tập trên ghế nhà trường Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là vào thủa ngay cả điện thoại cố định (để bàn) còn vừa hiếm vừa khó nghe vì đường truyền cực yếu. Khi người yêu tôi muốn trò chuyện cùng tôi, nàng phải ra bưu điện Australia đăng ký, còn tôi sau đó cả tuần nhận được giấy của Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh ở khu Nhà Thờ Đức Bà mời đến vào mấy giờ của ngày nào để nhận cuộc gọi từ đâu gọi về. Thế là tôi đến theo lịch hẹn, ngồi chờ loa gọi tên vào buồng kính số mấy để được kết nối, chỉ để nghe tiếng nàng khóc nấc ở đầu dây bên kia thỏ thẻ nói nhớ thương tôi. Ngay cả nhiều năm sau, lúc tôi quản lý văn phòng CIMMCO International, mỗi khi tôi muốn nói chuyện khẩn cấp với lãnh đạo ở New Delhi, nhân viên của tôi phải phone đến tổng đài của bưu điện thành phố để đăng ký, cho họ biết tôi muốn gọi đến số nào. Và tôi có khi phải ngồi chờ trong văn phòng từ sáng đến trưa, nhân viên phải gọi nhà hàng Majestic Hotel đem đến phòng tôi phần ăn trưa do tôi vẫn không nhận được phone của bưu điện gọi tới do bưu điện vẫn chưa kết nối được với New Delhi.

Tình hình trên càng làm rõ sự thật rằng lúc ấy chưa có máy vi tính sử dụng cái gọi là internet, và văn phòng công ty nước ngoài cực kỳ hiện đại của tôi chỉ có một máy vi tính sử dụng dĩa mềm nhựa màu xanh nước biển tròn xoe bằng bàn tay xòe để thay cho máy đánh chữ, một máy telex đục lổ băng giấy cuộn do bưu điện cung cấp (tất nhiên muốn gởi một dãi băng giấy đục lổ thông tin cũng phải phone đăng ký kết nối với bưu điện), một máy photocopy, và hai số máy điện thoại cố định, chứ toàn quốc Việt Nam thủa ấy còn chưa nghe nói gì đến cái gọi là máy fax. Riêng tôi được cấp một máy nhắn tin pager thường được dùng để gởi tôi tin nhắn một số phone của khách hàng nào đó mà tôi nên ngó quanh kiếm nơi nào có phone công cộng thì đến đó gọi đi, hoặc để nhắc tôi sắp có cuộc họp nào lúc mấy giờ tại đâu. Như vậy, lúc tôi còn đi học trung học và đại học, tình hình tiện nghi thông tin liên lạc coi như hoàn toàn không có. Điện thoại di động ngu đần cũng chưa xuất hiện. Đó là vấn đề.

Vấn đề trên đã tạo cho tôi cơ hội sở hữu một thứ vũ khí mạnh mẽ vô song. Muốn tìm kiếm một thông tin, tôi phải đọc trọn nhiều quyển sách tài liệu tiếng Anh ở thư viện Đại Học Văn Khoa, mỗi quyển dày trung bình 500 trang, mà nếu may mắn rất có thể sẽ tìm được một hai câu gì đấy có liên quan đến chủ đề tôi cần tham khảo. Quy trình này đã làm tôi

a– Đọc nhiều khủng khiếp, nhờ vậy thí dụ như có khi sau khi đọc xong 5 hay 10 quyển sách dày phê bình cả rừng bài sonnet của Shakespeare rồi thở dài kết luận rằng thế giới hàn lâm chẳng ai viết gì về bài số 58 của ông ấy, tôi không nhận ra tôi đã vừa ngấu nghiến xong các phân tích phê bình sâu sắc của các nhà phê bình vĩ đại đối với hàng trăm bài sonnet khác của Shakespeare. Từ đó từ trong vô thức, mỗi khi thầy cô có bắt đầu giảng giải về một bài sonnet nào đó dù của Shakespeare hay của Spencer hay của bất kỳ thi hào nào, tôi đều ngạc nhiên sững sốt thấy mình đột nhiên phơi bày khả năng hùng biện phân tích bình giảng thậm chí dám chê bai rồi dám đề xuất các thay thế từ ngữ hoặc hình tượng cho hay hơn nguyên tác và niêm luật cho sát hơn dù chẳng có quyển sách nào tôi đã đọc lại nói tương tự như tôi bao giờ. Hóa ra cách nhìn vấn đề của các bậc thầy phê bình đã hình thành trong tôi cái thói quen nhận xét và cái năng lực phê bình chõi lại những phê bình của các vị ấy hoặc bổ sung hoàn thiện thêm những phê bình của họ vì tôi có tính ghét làm loài nhai lại, tức ghét “copy” của thiên hạ.

b– Đọc nhiều khủng khiếp, nhờ vậy nếu sau khi đọc xong 5 hay 10 quyển sách của một đề tài vẫn không tìm ra được bất kỳ thông tin nào để tham khảo, tôi buộc phải tự mình nghiền đi ngẫm lại cái đề tài ấy rồi hình thành nơi mình cái năng lực tự chủ độc lập từ đó viết về hay nói về đề tài đó theo cách rất riêng tức original.

c– Đọc nhiều khủng khiếp, nhờ vậy tri thức về các chủ đề đa dạng và vốn từ cho các lĩnh vực khác nhau trở nên phong phú, đáp ứng ngược trở lại khả năng diễn đạt của hùng biện.

d– Đọc nhiều khủng khiếp, và tích cực viết lách, nhờ vậy mà thành công vượt bậc trong hùng biện; từ đó, có đặc quyền tuyên bố – và đã luôn tuyên bố trong nhiều chục năm qua như vậy – rằng muốn giỏi Tiếng Anh phải đọc nhiều, phải viết nhiều, và việc đọc nhiều viết nhiều sẽ tác động sâu đậm vào năng lực nói, chứ lập luận của toàn thế giới là hoàn toàn sai khi chỉ đặt nặng trong tâm trước tiên vào nói do ví von đần độn rằng trẻ sơ sinh nói trước khi biết viết trong khi học sinh trung học không phải trẻ sơ sinh. Hiện trạng nhiều chục năm nay học sinh sinh viên Việt Nam không thể nói hùng biện tiếng Anh là do toàn bộ những người có trách nhiệm về phát triển Tiếng Anh tại Bộ Giáo Dục đã hoàn toàn sai, không biết gì cả do chưa từng đạt gì cả trong quá trình học tiếng Anh của họ ngay cả khi họ đã du học bằng tiền thuế của dân. Hoàng Hữu Phước sắn sàng thách đấu viết và nói hùng biện tiếng Anh với bất kỳ quan chức nào của Bộ Giáo Dục đã và đang giữ trọng trách phát triển giáo trình tiếng Anh và phát triển việc học tiếng Anh ở các hệ học chính quy của Việt Nam, và thách đấu với họ – kể cả các “chuyên gia” nước ngoài mà họ thuê mướn vào Việt Nam giúp họ soạn giáo trình và chương trình tiếng Anh –  theo bất kỳ chủ đề nào do họ chọn, và thậm chí chỉ thông báo cho Hoàng Hữu Phước biết chủ đề khi đến giờ bắt đầu thi thố. Việc thách thức và thách đấu chỉ để chứng mình chính Hoàng Hữu Phước mới có năng lực uốn nắn lại việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam đạt hiệu quả ngay từ trung học y như trình độ học sinh Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 để thoát cảnh thất bại triền miên từ 1975 đến tận ngày nay.

Môi trường học thuận lợi ngày nay cung cấp cho các bạn một thứ vũ khí lợi hại: chiếc điện thoại thông minh giúp các bạn liên kết ngay đến hàng triệu nguồn tham khảo đúng theo từ khóa bạn vừa nạp mà không phải mất quá nhiều thời gian tìm tòi. Còn môi trường học không thuận lợi của tôi ngày xưa đã cung cấp cho tôi một thứ vũ khí lợi hại khác: năng lực hùng biện giúp tôi luôn ở vị trí lãnh đạo ở tất cả các cơ quan tôi công tác cũng như năng lực hùng biện bảo vệ chính nghĩa quốc gia trên trường chính trị.

5) Thọ Giáo:

Người Việt có thói lập đi lập lại câu nói rẻ tiền của bọn Tàu rằng một chữ cũng “thầy”, nửa chữ cũng “thầy”. Đó là câu mà ngay từ thời đầu tiên xuất hiện mấy ngàn năm trước bên Tàu cũng đã sai bét, vì làm gì có chuyện một “thằng Thầy” giấu nghề nhá ra có nửa chữ tức chẳng biết toàn chữ sẽ mang nghĩa gì cả thế mà vẫn phải nhớ ơn giảng dạy của nó? Làm gì có chuyện “thầy” Hoàng Hữu Phước cắt chữ counterrevolutionary ra làm mấy phần nhỏ để “thí” cho học trò mỗi khúc terrev thì cũng phải được sinh viên te te rẹt rẹt tặng quà cáp hậu hỹ Ngày Nhà Giáo và Tết Tây, Tết Ta, Tết Khắp Cõi Ta Bà thống thiết kêu rằng nhớ ơn “Thầy” trọn kiếp? Mọi người đều làm công ăn lương để phục vụ chứ không để đi bố thí ban ơn dù đó là y tá, bác sĩ, vệ sinh tạp vụ hay giáo viên. Vì vậy, cái chính là người làm công ăn lương đó có làm tròn công việc với tay nghề cao nhất và với sự tận tụy cao nhất đem lại hiệu quả cao nhất hay không. Nếu thực sự đã làm việc với đạo đức nghề nghiệp như vậy thì nhân viên tạp vụ cơ quan, nhân viên vệ sinh đường phố, y tá, y công, giáo viên đều được đánh giá cao như nhau, được kính trọng ngang nhau, và được tôn vinh bằng nhau, không giới nào phải có “ngày” riêng. Đó là đạo lý duy nhất.

Tôi có may mắn có vũ khí thứ 5: được thọ giáo một số thầy-cô-thật-sự-là-thầy-cô tức là những người giỏi chuyên môn nhất, tận tụy với nghề “dạy học” nhất, và “dạy học” hiệu quả nhất qua bằng chứng cụ thể, không đão ngược, và có thể kiểm chứng được: tôi trở thành sinh viên xuất sắc. Tất nhiên, tôi phỉ nhổ vào mặt và thậm chí còn từng đứng ngoài cửa sổ mắng chưởi thành tiếng thành lời vào trong những phòng học mà những thằng “thầy” từng “dạy”các lớp tôi từ trung học đến đại học đứa thì làm nữ sinh lớp 10 có bầu, đứa ăn cắp tác quyền người khác, đứa tửng tửng chịu “dạy” để nhận khẩu phần bo bo hàng tháng nhưng toàn lang thang ngoài hành lang chứ không chịu vô lớp để rồi lên thuyền đào thoát khỏi quê hương, v.v. Với thực tế rằng Việt Nam ngày nay trừ tôi ra thì hoàn toàn không có bất kỳ thầy cô Anh Văn nào giỏi nhất, tận tụy nhất, dạy hiệu quả nhất, tôi sở hữu thứ vũ khí giúp tôi ít ra có thể khóa họng bất kỳ ai đã ôm biết bao của cải trở thành tỷ phú đô-la, đặt đít lên biết bao chiếc ghế quyền lực quốc gia, lại còn muốn đứng đầu về tiếng Anh hay “lãnh đạo” khảo thí/chính sách/giáo trình tiếng Anh mà không biết đó là vương quốc của riêng tôi.

Như vậy, cách để học giỏi Tiếng Anh – tôi không dám nói leo qua tiếng khác – thì tôi đã thố lộ hướng dẫn trên tất cả các blog của tôi và trên blog này. Các bạn học sinh-sinh viên thực thụ chỉ cân tìm kiếm trong danh mục các bài viết trên Blog này theo 40  Nhóm Chủ Đề. Chúc các bạn làm chủ được Tiếng Anh ngay tại Việt Nam để tôi trao lại quyền trượng vương quốc trên.

6) Háo Thắng và Hiếu Chiến:

Cuối cùng, vũ khí tuyệt diệu của tôi – chúng tôi – để tận dụng 5 lợi thế kể trên biến thành sức mạnh bất khả chiến bại là tinh thần háo thắng và hiếu chiến.

Háo thắng có hai dạng tích cực và tiêu cực.

Hiếu chiến có hai dạng tích cực và tiêu cực.

Háo thắng tiêu cực khi vô duyên sấn sổ tranh giành tranh đoạt để tranh đoạt ngôi vị đứng đầu. Là thành tố không thể thiếu của háo thắng, hiếu chiến tiêu cực khi chủ động gây hấn sẵn sàng làm điều gian trá bất kỳ chủ yếu bằng sức mạnh cơ bắp và tài chính để thực hiện mưu đồ thâu tóm thực lợi về tay mình.

Háo thắng tích cực khi đối diện với trở ngại khó khăn và quyết tâm phải đạp đổ chà đạp trở ngại khó khăn để vượt qua trở ngại khó khăn đó. Háo thắng tích cực khi đối diện với một đề luận văn khó, một bài toán lượng giác khó, một ngoại ngữ khó, v.v., và quyết phải làm chủ những cản trở ấy. Háo thắng trong trường hợp này không để trở thành ngôi sao hay chiếm lĩnh ngôi đầu; song, háo thắng tích cực có khi lại đưa người háo thắng loại này lên đỉnh cao ngay cả khi người ấy chưa từng muốn vậy. Tương tự, là thành tố không thể thiếu của háo thắng, hiếu chiến tích cực tạo nên phong cách xung phong gánh vác những trách nhiệm nặng nề khó khăn ai cũng né tránh để chiến thắng chủ yếu bằng sức mạnh tinh thần, trí tuệ, cơ mưu, để phục vụ lý tưởng.

Không háo thắng hiếu chiến tích cực, không thể lấp biển dời non, không thể học tập, không thể vượt qua khó khăn, không thể chiến thắng tiêu cực cám dỗ, và nói chung thì hoàn toàn vô nghĩa lý, vô tích sự. Trong cuộc sống luôn có háo thắng hiếu chiến tiêu cực trong xâm lăng lãnh thổ, xâm chiếm sự nghiệp, xâm lược doanh nghiệp, xâm hại tình dục; vì vậy, sẽ là điều kỳ quái nếu một quốc gia để mặc cho bị xâm lăng, một con người để mặc cho bị lấn chiếm công việc, một doanh nghiệp để mặc cho bị rơi vào tay người khác, và một cô gái để mặc cho bị hiếp dâm. Và sẽ là điều lành mạnh khi một con người đúng nghĩa luôn có tinh thần háo thắng hiếu chiến tích cực để làm đối trọng nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ sự nghiệp, bảo vệ cơ nghiệp, bảo vệ danh dự.

Để có thể thắng bằng háo thắng hiếu chiến tiêu cực, bạn cần có sự liều lĩnh, tiền bạc, thế lực, sự láu cá, sự rình rập ẩn núp, và chước quỷ mưu ma. Tất cả để làm cho đối thủ hay đối tượng của bạn bị diệt vong dưới tay bạn. Đối thủ hay đối tượng của bạn luôn chỉ là con người bất kể họ tốt lành hơn hay xấu xa như bạn.

Để có thể thắng bằng háo thắng hiếu chiến tích cực, bạn cần có lòng can đảm, sự thông tuệ tài trí hơn người, sự tài giỏi hơn người, đức hạnh hơn người, sự chường mặt ra ánh sáng, và chính nghĩa cao vời. Tất cả để dạy đối thủ của bạn một bài học rằng việc giỡ trò bức hại những gì tôn quý bạn đang bảo vệ sẽ chỉ rước lấy sự tự diệt vong cho chính họ bằng bàn tay của chính họ. Đối thủ hay đối tượng của bạn luôn là sự việc mang tính thử thách hoặc là con người gian tà, thế lực xấu xa.

Tôi – chúng tôi – đã luôn có tinh thần háo thắng hiếu chiến tích cực và tinh thần ấy ngày càng dâng cao đến độ nếu như các bạn bây giờ mới rèn cho có tinh thần đó thì e rằng đã quá muộn dù trễ còn hơn không trên con đường vượt qua tôi, Hoàng Hữu Phước.

D- Cẩm Nang 7 Cách Vượt Qua Nhà Hùng Biện Bất Khả Chiến Bại Hoàng Hữu Phước

Đối với học sinh-sinh viên thực thụ, việc vươn lên cao nhất về trí tuệ thực thụ để qua mặt Hoàng Hữu Phước, dìm đầu ông ta xuống chiếu dưới, khóa cái mõm tự mãn của ông ta lại, cực kỳ đơn giản và dễ dàng, chỉ cần thực hiện 7 điều rất rất ư là nhỏ tức infinitesimal sau:

1) Chấm dứt tất cả các sinh hoạt trên Facebook hoặc các mạng xã hội tương đương, trừ phi bạn còn trẻ mà đã là người có năng lực viết chính đạo và thường xuyên đăng bài chính đạo mà không bao giờ quan tâm đến việc trang của bạn có bao nhiêu người follow và có những bình phẩm chê bai nào và ra sao – cần nhớ ở đây “chính đạo” là theo luân thường đạo lý truyền thống Việt chứ không theo ý riêng của bạn hay ý của “bầy đàn” trên mạng theo các chủ đề vớ va vớ vẩn như “nhân quyền”, “dân chủ”, “xã hội dân sự”, “lương tâm”, “celebrity”, “chống Cộng”;

2) Chấm dứt tất cả các “tham khảo” các thông tin vớ va vớ vẩn lếu láo trên mạng của bọn “nhân quyền”, “dân chủ”, “xã hội dân sự”, “lương tâm”, “khiêu dâm”, “chống Cộng” , v.v. ngay cả trên Yahoo! hay BBC, v.v., bằng tiếng Việt hay tiếng nước khác;

Từ hai chấm dứt trên bạn sẽ không bị suy kiệt thể chất trí hóa trí tuệ và nhờ vậy không bị u mê và bạn sẽ có dôi ra chút ít thời gian lành mạnh cho việc chăm lo cho cha mẹ gia đình, và đặc biệt là

3) Tận dụng Google Search để làm giàu kiến thức bằng cách tìm đọc càng nhiều càng tốt các bài viết – tốt nhất là tiếng Anh (hay ngoại ngữ khác mà bạn chọn làm ngoại ngữ chính) vì thông tin đứng đắn bằng tiếng Việt trên Google Search hay Wikipedia đa số vừa nghèo vừa hẻo vừa cheo leo tức sai kiến thức – có liên quan đến các môn học/bài học đang học đến các môn học/bài học sẽ học cùng các môn học/bài học bạn có quan tâm lớn dù không thuộc môn học/bài học đang hay sẽ học (hãy chú ý: chữ được dùng và được in đậm nghĩa là sự gắn kết cộng thêm bắt buộc, chứ không là chữ hoặc vì chữ hoặc sẽ cho các bạn cái quyền tự do tùy chọn một trong hai);

4) Thực tập chủ động viết và nói ngoại ngữ mà không nhất thiết phải tại lớp học thêm hay tại buổi sinh hoạt nhóm/câu lạc bộ ngoại ngữ (cần nhớ rằng sinh hoạt nhóm hay lớp đều hoàn toàn vô dụng ở Việt Nam trong thực thụ làm chủ ngoại ngữ vì việc làm chủ này tùy thuộc vào lượng tri thức và lượng từ thu gặt được từ việc đọc thật nhiều sách vở/tài liệu/báo chí nghiêm túc đẳng cấp cao của nước ngoài chứ không tùy vào số giờ dành cho tụ tập học nhóm vốn không cùng chung đẳng cấp tri thức/nhận thức cùng tư cách nghiêm túc và năng lực) với lưu ý viết và nói chứ không phải nói và viết vì chính viết ngoại ngữ mới đưa bạn lên vị trí cao ngay cả khi bạn không hề có tham vọng muốn thế;

5) Đọc nhiều sách vở, tài liệu, báo chí tiếng Anh (hay ngoại ngữ khác) nghiêm túc đẳng cấp cao, tức tập trung cho chủng loại Non-Fiction tức các khảo luận và sách/tạp chí nghiên cứu đa ngành đa lĩnh vực nhằm làm dồi dào kiến thức và lượng từ formal cùng cách hành văn formal (chỉ khi cần giải trí mới đọc sách loại Fiction tức tiểu thuyết); tương tự, nên xem các phim tài liệu trên các kênh National GeographicDiscovery (nói tiếng Anh có phụ đề Việt Ngữ);

6) Tìm đọc các bài viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của Hoàng Hữu Phước tại https://hoanghuuphuocvietnam.WordPress.com để lấy kiến thức từ các thông tin chính đạo, chính xác, và chính thống, cùng các tranh biện mới lạ đáng tham khảo, chưa kể để quen dần với văn phong formal; ngoài ra

7) Tìm đọc các bài viết bằng tiếng Việt có hoặc không có nguồn trích dẫn tiếng Anh của các blogger nổi tiếng như tại vài địa chỉ sau (xếp theo thứ tự mẫu tự alphabet của Tên) để luôn có thông tin chính đạo hỗ trợ phát triển trí huệ chính đạo tiến đến hùng biện chính đạo:

Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa:   https://cunom.blogspot.com

Lê Hương Lan : https://googletienlang2014.blogspot.com, với khẩu hiệu Mang Sự Thật Đến Công Chúng

Hoàng Thị Nhật Lệ: http://hoangthinhatle.com/, với khẩu hiệu Diễn Đàn Dân Chủ

Meo Meo : https://dontbullshit.blogspot.com/

Trần Chung Ngọc : https://sachhiem.net/TCN/Ndir.php

Sân Đình : http://www.sandinhblog.com/

Lê Ngọc Thống: https://ngocthongqb.blogspot.com/, với khẩu hiệu Góc Nhìn Của Lính

Lại Thu Trúc : https://laithutruc.wordpress.com/

Xin lưu ý: theo các định nghĩa của giởi công nghệ thông tin thì các trang ở https an toàn hơn http. Tôi đọc tất cả các địa chỉ nêu trên, bất luận là http hay https.

Hiện có rất nhiều blogs chính đạo tạo nên thế trận biển blog hùng hậu, nhưng do tôi có ít thời gian nên chỉ đọc các blog trên.

E- Kết Luận

Đối với học sinh-sinh viên thực thụ, việc vượt qua Hoàng Hữu Phước, dìm đầu ông ta xuống chiếu dưới, rất đơn giản và dễ dàng, chỉ cần làm theo các tiết lộ ở trên với cường độ cao hơn và tần suất dày hơn để sớm hơn… 60 năm.

Chúc các bạn nhanh chóng thành công.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Nhà Lập-Hiến & Lập-Pháp Nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam Khóa XIII, Nhà Tư-Tưởng Cộng-Sản Dân-Tộc Thiên Khổng, Nhà Hùng-Biện Chính Đạo, Thi-Nhân Bảo-Giang (Bảo-vệ Giang-san), Văn-Nhân Lăng-Tần (Ca-lăng-tần-già), Thi-Bá Tannhäuser Beowulf Thor, Nhà Chính Nghiên, Nhà Sử Nghiên, Nhà Biểu-Tình Học, Khắc-Tinh Của Báo-Chí Chính-Thống Việt-Nam Phản Đảng, Khắc-Tinh Của Báo-Chí Chính-Thống Thế-Giới “Chống Việt”, Nhà Châm-Biếm Satirist, Nhà Thấu-Thị Man of Vision, Nhà Tư-Vấn Sách-Lược Quốc-Trị

Tham khảo các bài viết của Hoàng Hữu Phước có liên quan, theo thứ tự xuất hiện trước-sau trong bài trên:

Khiêm Tốn: Khiêm Tốn  22-02-2015

Vũ Thị Liên: Nhật Ký Tình Yêu Của Cô Giáo Vũ Thị Liên  26-01-2018

Từ Chương: Thế Nào Là “Từ Chương”  25-11- 2015

Trần Chung Ngọc: https://sachhiem.net/TCN/Ndir.php

Singapore: Để Việt Nam Trở Thành Cường Quốc: Hão Huyền Singapore  23-02-2016

Nhựt Bổn: Để Việt Nam Trở Thành Cường Quốc: Hão Huyền Nhật Bản  28-02-2016

Đại Học: Đại Học 04-11-2015                       

Đại Học Gà Rừng: Bằng Giả – Đại Học Gà Rừng  28-9-2010

Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt: Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt-Anh Và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt . Tham Luận của Hoàng Hữu Phước tại Hội Thảo Khoa Học Toàn Quốc ngày 18-6-2010

40 Chủ Đề: Tổng Các Bài Viết Trên Blog Này Tính Đến Ngày 12-4-2019 Theo 39 Nhóm Chủ Đề

Hạch Tội Bọn Giám Mục Công Giáo Phản Loạn: Thư Gửi Đức Giáo Hoàng Francis 01-8-2017

Hạch Tội Bọn Sư Chùa Ba Vàng: Cô Gái Giao Gà  25-3-2019

Đứa Em Gái: Em Gái Út Của Tôi và Thủ Tướng Đức Helmut Kohl  28-4-2019

Ông Anh Ba: Hình Ảnh Theo Giòng Năm Tháng 19-4-2019

Trượng Ngãi Khinh Tài: Anh Hùng  29-11-2018

Gia Giáo: Hoàng Hữu Phước và Những Đứa Em Gái  06-02-2018

Humour: Thế Nào Là “Khôi Hài” – Người Việt Chưa Hiểu Về “Sense of Humor” 30-11-2015

Điều Kiện Trở Thành Nhà Giáo: Cựu Nhà Giáo Hoàng Hữu Phước Viết Bức Tâm Thư Gởi Nhà Giáo Hiện Tại Và Tương Lai  09-4-2015

Nhà Giáo: Nhà Giáo  25-11-2017

Nhận Lấy Trách Nhiệm Về Quốc Gia Quốc Thể: Trách Nhiệm Đối Với Sinh Mạng Người Dân – Tầm Nhìn Và Sự Chính Trực Của Một Nhà Ái Quốc   05-5-2017

Bản Thân Là Hiền Tài: Nguyễn Văn Thiệu Trong Tương Quan Với Những Nhân Vật Lừng Danh Tại Việt Nam Và Trên Thế Giới  01-5-2019

Người Tài: Nhân Tài Ư? Thật Hỡi Ơi! 20-4-2014

Nhân Quyền: Hoàng Hữu Phước Đã Gián Tiếp Dìm Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc Xuống Bùn Nhơ Vạn Đại  20-6-2018

Dân Chủ: Thế Nào là Tự Do – Dân Chủ 24-3-2014

Chống Cộng: Chống Cộng 21-10-2015

BBC: Nguyễn Phú Trọng: Tổng Thống Việt Nam Ở Đâu Rồi ?  05-5-2019

Fiction & Non-Fiction: Cái Sai Của Văn Học Hiện Thực Phê Phán 23-11-2015

Formal & Informal:Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt-Anh Và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt. Tham luận của Hoàng Hữu Phước tại Hội Thảo Khoa Học Toàn Quốc tại Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 18-6-2010 (https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2016/02/05/giao-thoa-ngon-ngu-viet-anh-va-thuc-chat-van-de-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet/)

Thọ Giáo:

Tôi Và Thầy Nguyễn Quang Tô February 22, 2015

Tôi Và Cô Trương Tuyết Anh February 22, 2015

Tôi Và Thầy Lê Văn Diệm February 22, 2015

Tôi Và Cô Vũ Thị Thu May 7, 2018

Tôi Và Thầy Nguyễn Tiến Hùng 26-12-2015

Làm Chủ Ngôn Ngữ Anh:

A- Lý Thuyết Tiếng Anh:

Vấn Nạn Yếu Kém Tiếng Anh Ở Việt Nam 10-01-2016

B- Vấn Đề & Vấn Nạn Tiếng Anh:

Người Việt Tên Tiếng Anh: Tại Sao Không?  18-9-2015

Hoa Hậu Nói Tiếng Anh  20-9-2016

Tiếng Anh Trong Bức Thư Của Tổng Thống Donald Trump  30-5-2018

C- Thực Hành Tiếng Anh:

A Ballade of Childhood – Khúc Tự Tình Thời Thơ Ấu  1980

Tips for Learners of English   1996

How to Overwhelm the Un-Overwhelmed  2000 (https://www.youtube.com/watch?v=6-P93U7t79I&feature=youtu.be)

Thông Giáng Sinh và Formal English  12-2000

VIETNAM: My Beloved Nation, the Up-Surging Phoenix from the Scorching Day of 30 April 1975  (Bản Tiếng Việt: VIỆT NAM: Đất Nước Kính Yêu Của Tôi – Cánh Phượng Hoàng Vút Bay Cao Từ Ngày 30/4/1975 Rực Lửa)  01-8-2006

On Advertisement Impact in Vietnam (Bản Tiếng Việt: Luận Về Tác Động Của Quảng Cáo Tại Việt Nam  08-2006

Apropos of a National Branding for Vietnam: National Branding: Vietnam, the Campus of the World  05-11-2007 (Bản Tiếng Việt: Đề Xuất Một Thương Hiệu Quốc Gia Cho Việt Nam (Song Ngữ: Bilingual writing: Vietnamese & English-)

Tôi và Giải Thưởng Thơ Ca Quốc Tế Hoa Kỳ  23-12-2011

To Lie or Not To Lie: It’s an HR Question  (Bản Tiếng Việt: Hoàng Hữu Phước nói về Công Tác Nhân Sự)   27-8-2014

The Wondrous Mirror  19-02-2017 (Bản tiếng Việt: Nhị Hoa  14-4-2017)

Sagarmatha – Em Là Đỉnh Non Cao  23-02-2017

Letter to His Holiness Pope Francis 01-8-2017 (Bản Tiếng Việt: Thư Gửi Đức Giáo Hoàng Francis 01-8-2017)

Both comments and trackbacks are currently closed.